Chia sẻ thêm về cây Lá Phong

Dương Thịnh

Thành viên tích cực
Các loài phong chủ yếu là cây gỗ cao tới 10–40 m (30–130 ft). Các loài khác là cây bụi thấp hơn 10 m với thân cây chia nhánh nhỏ ngay từ mặt đất. Phần lớn các loài có lá sớm rụng, nhưng một số ít loài tại khu vực miền nam châu Á và khu vực Địa Trung Hải là cây thường xanh.
Các loài phong dễ phân biệt bởi sự sắp xếp lá theo kiểu mọc đối. Lá ở phần lớn các loài có dạng gân và thùy hình chân vịt, với 3-9 gân dẫn tới mỗi thùy, một trong các thùy đó ở chính giữa. Một lượng nhỏ các loài lại khác biệt ở chỗ chúng có lá kép chân vịt hay lông chim, với gân lông chim hay không thùy.
Một số loài, bao gồm phong vỏ giấy (Acer griseum), phong Mãn Châu (Acer mandshuricum), phong Nikko (Acer maximowiczianum) và phong ba hoa (Acer triflorum), có lá dạng ba lá chét. Một loài, thích Manitoba (Acer negundo), có lá kép lông chim có thể là dạng ba hoặc năm, bảy hay đôi khi là chín lá chét đơn. Một loài phong khác, phong trăn (Acer carpinifolium), có các lá đơn gân lông chim trông tương tự như ở các loài trăn.


Hoa của các loài phong thuộc dạng cân đối, mẫu năm, mọc thành các cành, ngù hay tán hoa. Chúng có 5 lá đài, 5 cánh hoa dài khoảng 1–6 mm, 12 nhị hoa dài khoảng 6–10 mm mọc thành hai vòng, mỗi vòng 6 nhị, cùng 2 nhụy hoa hoặc 1 nhụy với 2 vòi nhụy. Bầu nhụy lớn có 2 lá noãn, các cánh của chúng làm thon dài hoa, điều này làm cho người ta rất dễ phân biệt hoa nào là hoa cái. Thích ra hoa vào cuối mùa đông hay đầu mùa xuân, ở phần lớn các loài chúng xuất hiện cùng với lá hoặc muộn hơn một chút, nhưng ở một số loài thì hoa lại xuất hiện trước khi ra lá.
Hoa phong có màu lục, vàng, da cam hay đỏ, tùy theo loài. Mặc dù từng hoa riêng lẻ thì nhỏ, nhưng hiệu ứng chung của cả cây khi ra hoa lại khá sặc sỡ ở một số loài. Một số loài phong là nguồn phấn hoa và mật hoa vào đầu mùa xuân cho các loài ong.
Quả của các loài phong là loại quả cánh. Các hạt này xuất hiện trong các cặp khác biệt, mỗi cặp chứa một hạt được bao bọc trong "quả hạch" nhỏ gắn với các cánh phẳng bao gồm các mô dạng sợi, mỏng như giấy. Chúng có hình dạng như thế để có thể lộn vòng khi rụng nhằm đưa hạt đi đủ xa theo gió. Sự phát triển đầy đủ của hạt diễn ra khoảng từ vài tuần đến 6 tháng kể từ khi ra hoa, với sự phát tán hạt rất nhanh sau khi chín. Phần lớn các loài đòi hỏi phải có xử lý hạt nhằm đảm bảo cho việc nảy mầm, và một số hạt có thể duy trì trạng thái ngủ trong đất trong thời gian vài năm trước khi nảy mầm[1].


Giới thiệu 1 số loại phong:

Lá cây phong đá

Phong răng lớn 2 màu

Phong Na-Uy
 

Shinpaku

Thành viên
Ai từng đọc truyện Kiều chắc còn nhớ câu thơ cụ Nguyễn Du tả cảnh mùa Thu với những cây Phong chuyển màu nhuộm cả một góc trời "Người lên ngựa, kẻ chia bào - Rừng Phong Thu đã nhuốm màu quan san"
Chúng ta vẫn hay được ngắm nhìn cảnh mùa Thu ở nước ngoài tuyệt đẹp với màu lá Phong vàng hoặc đỏ rực nhưng có lẽ không nhiều người biết ở Việt Nam cũng có một số loài Phong mọc trong tự nhiên.
 

myvuong

Thành viên mới
xin mạo muội được hỏi ở Việt Nam nơi nào có rừng cây lá Phong vậy bạn!!
...(Ai từng đọc truyện Kiều chắc còn nhớ câu thơ cụ Nguyễn Du tả cảnh mùa Thu với những cây Phong chuyển màu nhuộm cả một góc trời "Người lên ngựa, kẻ chia bào - Rừng Phong Thu đã nhuốm màu quan san")
 

nguyendang87

Thành viên
Việt Nam là cây thích, cùng họ thôi.Phân bố dọc dãy Trường Sơn. đã có một số anh em nhập về chơi rồi đó.còn muốn kinh tế thì bạn nên chơi Thích.
 

H.T.T

Thành viên
Ai từng đọc truyện Kiều chắc còn nhớ câu thơ cụ Nguyễn Du tả cảnh mùa Thu với những cây Phong chuyển màu nhuộm cả một góc trời "Người lên ngựa, kẻ chia bào - Rừng Phong Thu đã nhuốm màu quan san"
Chúng ta vẫn hay được ngắm nhìn cảnh mùa Thu ở nước ngoài tuyệt đẹp với màu lá Phong vàng hoặc đỏ rực nhưng có lẽ không nhiều người biết ở Việt Nam cũng có một số loài Phong mọc trong tự nhiên.
Cụ Nguyễn Du nhà ta mượn cốt truyện Đoạn trường tân thanh của Thanh Tâm Tài Nhân bên Trung Quốc. Nên rừng Phong đó là Made in china.
 

xuantruongbaoloc

Thành viên
cây phong ở rừng bảo lộc vẫn có.nó cũng giống như cây phong nhật vì cùng họ.nhưng lá to không đổi màu,lá xấu không đc đẹp như phong nhật,lá non có màu đỏ,rồi chuyển màu xanh và màu lá giữ mãi màu xanh cho tới khi rụng.đây cũng là giống quý để ghép phong nhật.hình như trung tâm nông nghiệp thành phố bảo lộc đang nhân giống.nghe mấy đứa bạn nói thế không biết có chính sác không.nhưng những người đi đà lạt chơi hay mua nhầm vì cứ tưởng là phong nhật.
 

Shinpaku

Thành viên
xin mạo muội được hỏi ở Việt Nam nơi nào có rừng cây lá Phong vậy bạn!!
...(Ai từng đọc truyện Kiều chắc còn nhớ câu thơ cụ Nguyễn Du tả cảnh mùa Thu với những cây Phong chuyển màu nhuộm cả một góc trời "Người lên ngựa, kẻ chia bào - Rừng Phong Thu đã nhuốm màu quan san")
http://mobile.vietgle.vn/detail.aspx?pid=NzhDRjBCMEEwNg&key=Chi+Acer&type=A0

Bạn có thể tham khảo tại trang này hoặc vào Google gõ cụm từ "cây phong việt nam" để tìm hiểu thêm. Ít nhất thì tôi đã biết khu vực Yên Tử-Quảng Ninh, Sapa-Lào Cai có Phong mọc trong rừng tự nhiên. Tại Điện Biên tôi cũng đã gặp một cây mọc trong rừng. Đang tính vài hôm nữa trời se lạnh quay lại xem lá cây có chuyển màu không đây.
 

RatThichBonsai

Thành viên Danh Dự
Sao những tài liệu trên đây không thấy đề cập đến tên Acer palmatum (là loại phong Nhật) mà sách bonsai nào củng dùng tên khoa học này.
 

Shinpaku

Thành viên
Sao những tài liệu trên đây không thấy đề cập đến tên Acer palmatum (là loại phong Nhật) mà sách bonsai nào củng dùng tên khoa học này.
Bác chịu khó đọc kỹ thông tin. Đó là tài liệu chuyên nghành, tổng hợp thông tin về 14 loài Phong (còn gọi là Thích) có mặt tại Việt Nam (Cây bản địa mọc trong rừng tự nhiên) chứ không bao gồm tất cả các loài Phong trên thế giới. Acer palmatum (Japanese Maple) là loài chỉ phân bố tại Nhật, bán đảo Triều Tiên, một vài nơi ở Trung Quốc và miền Nam nước Nga nên chắc chắn không được đề cập đến rồi.
 

TienanhLS

Thành viên mới
Sao những tài liệu trên đây không thấy đề cập đến tên Acer palmatum (là loại phong Nhật) mà sách bonsai nào củng dùng tên khoa học này.

Trên diễn đàn này mình thấy chỉ có một vài loại cây (Sanh, sy, đa, đề, sam, tùng và mai (các loại) được sử dụng nhiều để làm Bonsai. Mình chưa đi nhiều nhưng thấy ở các Ở mỗi địa phương trên đất nước của VN có những loại cây đặc hữu, có thể được sử dụng làm Bonsai rất đẹp nhưng chưa được phát huy, sử dụng làm Bonsai; đề nghị bác nào mở mục để thành viên trong cả nước giới thiệu đề cử các cây có thể làm bonsai của địa phương mình để các thành viên học hỏi, sưu tầm (vì sao lại phải sử dụng cây có xuát sứ ngoại nhập?); cũng là một cách để hình thành phong cách bonsai VN
 

Shinpaku

Thành viên
nếu thế sao phải nhập hạt phong ở châu âu về, chắc anh nhầm rùi :mad:)
Trên Sapa có bán cây Phong trồng làm cây cảnh quan đấy bạn ơi. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của tôi thì những loài Phong của Việt Nam đa phần có dạng lá to và không được đẹp lắm. Vì vậy chỉ thích hợp trồng làm cây cảnh quan chứ ko thích hợp làm Bonsai. Tặng bạn và anh em diễn đàn vài hình ảnh cây Phong do chính tay tôi chụp lại

Đầu tiên là tại Điện Biên





Lá này nhặt trong rừng ở Sơn La



Hai loại trên nhìn vào hình dạng lá các bạn biết chúng thuộc hai loài khác nhau. Thực ra còn rất nhiều loài khác mà chúng ta phải đi thì mới thấy hết được.
 

ngocthinhco

Thành viên
ngày xưa khoang năm 1998-1999 đà lạt đoạn đường Đinh Tiên Hoàng có hai cây
hồi đó hay lấy lá về ngâm mực
 

nemesis

Thành viên mới
Trên Sapa có bán cây Phong trồng làm cây cảnh quan đấy bạn ơi. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của tôi thì những loài Phong của Việt Nam đa phần có dạng lá to và không được đẹp lắm. Vì vậy chỉ thích hợp trồng làm cây cảnh quan chứ ko thích hợp làm Bonsai. Tặng bạn và anh em diễn đàn vài hình ảnh cây Phong do chính tay tôi chụp lại

Đầu tiên là tại Điện Biên




.
Cây nhỏ nhỏ màu xanh trông khá giống phong Nhật
 

TienanhLS

Thành viên mới
Mượn vài hình ảnh về rừng Phong (lá đỏ) còn sót lại ở VN của thành viên TTVN

http://ttvnol.com/f_233/1405882/page-4

Đi một ngày đàng - Học một sàng khôn!
Những hình ảnh này đúng là ở Lạng Sơn và dòng cây này còn rất, rất nhiều chứ không phải là "còn sót lại ở VN" như thành viên TTVN đã nêu. Rất đẹp nhưng theo mình biết những cây mà khi mùa thu về lá đỏ như trong ảnh không phải là cây Phong, cũng không phải họ nhà Phong nhé các bác [-X
Theo Wikipedia thì "Các loài phong dễ phân biệt bởi sự sắp xếp lá theo kiểu mọc đối. Lá ở phần lớn các loài có dạng gân và thùy hình chân vịt, với 3-9 gân dẫn tới mỗi thùy, một trong các thùy đó ở chính giữa. Một lượng nhỏ các loài lại khác biệt ở chỗ chúng có lá kép chân vịt hay lông chim, với gân lông chim hay không thùy".

Cây giống cây Phong ở Lạng Sơn khi mùa thu về cũng lá đỏ, có 3 thùy nhưng lá mọc theo không kiểu đối.

Khi lá non ở trên rừng

Rõ ràng là cành không mọc đối

Qua tìm hiểu tôi thấy trên Mạng, ở nước ngoài cũng có người sử dụng cây này là bonsai và cũng khá đẹp.

lá non của nó là một loại rau đặc sản của Lạng Sơn các bạn nhé, nhưng chỉ có trong thời gian khoảng 1 tháng trước, trong và sau dịp tết nguyên đán.

Quê mình và các tỉnh lân cận (như Bắc Giang, Quảng Ninh, Cao Bằng), cây phôi đẹp loại cây này quá nhiều, bạn nào muốn thì mình bứng cho một vài cây về nuôi thử (nhưng rễ cọc, khó đánh lắm; mình chưa đánh loại này về trồng bao giờ nên không biết trồng ở nhà có sống không nữa):-O
Tuy nhiên, mình cũng sưu tầm và đang nuôi thử mấy cây phôi cây Phong thật nhưng không biết loại gì
Khi cây ở rừng

Về nhà và đã sống

Các cành mọc đối

lá nó có 5 thùy


và có loại thì 7 thùy, loại này cành, lá khác nhiều so với loại 5 thùy các bạn nhé

Các anh, em cho bình luận nhé. Nhờ anh, em nào biết thì cho mình biết loại này là phong gì? Cám ơn rất nhiều.
 
Top