Chữa bệnh với cây Trầm Hương(cây Gió,Kỳ Nam)

sky_vn99

Banned
Trầm hương - Dược liệu quý
Tên khoa học Aquilaria agallocha Roxb. (A. crassna Pierre).

Thuộc họ Trầm Thymelacaceae.
Trầm hương (Lignum Aquilariae) là gỗ có nhiều điểm nhựa của cây trầm hương. Vì vị thuốc có mùi thơm, thả xuống nước chìm xuống, do đó có tên gọi như vậy (trầm là chìm).
Trầm hương không chỉ là nguyên liệu chất thơm, quý hiếm mà còn là vị thuốc đặc sản của Việt Nam (chữa đau bụng, đau ngực, nấc, nôn mửa, hen suyễn, thận hư, khí nghịch suyễn cấp, bí tiểu tiện, nam giới tính lạnh)… Ngày dùng 1,5 - 4,0g dưới dạng bột, ngâm rượu hoặc mài với nước, uống (không dùng dạng nước sắc, vị thuốc sẽ mất hết mùi thơm). Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như Nhục quế, Hoàng liên, Ô dược, Bạch đậu khấu. Có nơi người ta lấy gỗ Trầm nấu nước tắm hoặc xông chữa trẻ em sài giật, dùng cây Trầm non sao vàng sắc uống chữa ho và lá đắp chữa đau mắt đỏ.
Người âm suy, hoả vượng khi dùng Trầm hương phải cẩn thận. Không được dùng Trầm hương cho phụ nữ có thai.
Trong Đông y, người ta thường dùng trầm để làm thuốc hơn là kỳ, bởi kỳ quá hiếm và đắt tiền. Trầm có vị đắng, khí giáng xuống (chìm xuống). Còn kỳ thì có vị ngọt, khí bốc lên. Trầm giúp bổ nguyên dương, bổ thận khí, trợ sức cho công năng của tỳ thận. Ngoài ra, nó còn có tác dụng trợ tim, mạnh tim, lợi tiêu hóa, trị tiêu chảy, chống nôn; tác dụng rất hay trong trường hợp hen suyễn thở dốc. Người có chứng âm hư hỏa vượng (đang sốt, khô gầy) tuyệt đối không được dùng trầm.
Kỳ nam chữa tiểu không cầm được, giúp giao hợp được lâu, rất hay trong điều trị các bệnh tiêu hóa như: đau do hơi dồn tức trong bụng, đau bụng tiêu chảy thể tả. Thường không cho chung Kỳ nam với các vị thuốc khác, cũng như không qua đun nấu mà dùng bằng cách mài ra rồi uống. Người ta còn dùng Kỳ nam trích tinh dầu để pha chế các loại nước hoa; làm vòng đeo tay, hạt chuỗi vừa để trang sức (hương thơm lưu giữ hằng mấy chục năm) vừa có công dụng trị gió, tránh được cảm mạo.
Một số bài thuốc:
Chữa nôn mửa, đau bụng, đau dạ dày: Trầm hương 10g, Nhục quế 10g, Bạch đậu khấu 8g, Hoàng liên 8g, Đinh hương 10g. Tất cả tán nhỏ thành bột. Ngày uống 3 - 4 lần, mỗi lần 1g bột, dùng nước nóng chiêu thuốc.
Chữa hen suyễn: Trầm hương 1,5g, lá Trắc bá 3,5g; nghiền thành bột mịn, uống trước khi đi ngủ.
Trị chứng xúc động mạnh gây khó thở:
Bột Trầm hương và Nhân sâm (mỗi thứ 2 chỉ), đem hãm với một chén nước sôi khoảng 10 phút, lấy nước để uống. Phương thuốc này rất hiệu nghiệm trong trường hợp bị xúc động mạnh, khí nghịch lên trên gây khó thở.
Trị chứng nấc, nôn ói:
Bột Trầm hương, Nhục đậu khấu, hạt Tía tô (mỗi thứ 2 chỉ). Cách chế biến cũng đem hãm như trên rồi lấy nước uống, có tác dụng trị chứng nấc, nôn ói do bị lạnh, khí nghịch.
Hỗ trợ nam giới=D>=D>@-):
Bột Trầm hương, Nhân sâm, Quế nhục, Ngũ vị tử và Chích thảo (Cam thảo đã sao) đem hãm với nước sôi để uống. Bài này dùng cho những trường hợp nam giới bị lạnh ở bụng dưới; tay, chân thường xuyên lạnh; khả năng sinh dục bị suy yếu.:bz:bz8->8->
 
Top