Bắt đầu từ abc ,phần 4 : Lá cây bonsai

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Chuyện lá cây mở khí khổng ban ngày để lấy khí CO2 và lá và nhả O2
thì có lẽ ai cũng biết rồi. Và cũng có bạn đã từng đắt vấn đề : bón
cho cây bằng cách phun nước có phân vào lá.

Nhờ khí khổng mở, lá có thể một ít phân vào lá. Chuyện này thì chắc nhiều
bạn đã thử làm và thu được ít nhiều kết quả./
Dĩ nhiên , nếu lúc ban ngày ta bón phân mà lá không mở khí không thì
việc bón lá của chúng ta vô ích hoàn toàn phải không.

Vậy chứ đố các bạn có biết :
cây nào được chơi bonsai khá nhiều mà
không mở khí khổng ban ngày ?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Vậy chứ đố các bạn có biết :
cây nào được chơi bonsai khá nhiều mà
không mở khí khổng ban ngày ?


Xin lỗi các bạn , mình đã chậm trễ trả lời.
Thực sự thì câu hỏi trên không hoàn toàn đúng ý mình muốn hỏi.
(Đầu óc mình độ rầy coi bộ lạng quạng rồi đây!)

Tuy nhiên lỡ hỏi rồi thì ráng giải đáp cho các bạn.
Vốn là có hai chuyện các bạn nên để ý về khí khổng, nhất là
những bạn nào thích cái việc bón phân vi lượng cho cây qua đường lá .

1. Khi có ánh sáng, khí khổng mở để lấy CO2, thải H2O cho lá làm việc.
Nhưng ánh sáng mạnh quá (buổi trưa), khí khổng sẽ khép bớt, để bảo
tồn lượng nước trong lá.

2. Bình thường thì những cây lá bản có số khí khổng mặt dưới lá nhiều
hơn mặt trên.

Cho nên , nếu muốn tưới lá hoặc bón phân cho cây bằng đường khí
khổng của lá, bạn nên chọn lúc bình minh, hoặc xế chiều là tốt nhất.
Tránh đừng làm buổi trưa nắng mạnh. Đồng thời, nếu phun ở mặt
dưới của lá thì lượng phân vào lá sẽ nhanh hơn.

Từ những ý niệm trên, mình muốn gởi các bạn chút tin tức về cây Sanh.
Nhưng rất tiếc phần tài liệu lạc đâu mất tìm chưa ra. Mình chỉ còn nhớ
mang máng là : cây Sanh có khả năng làm việc hơi giống những cây
nhóm CAM . Tức là lá cây Sanh có khả năng nhận nhiều ánh sáng năng
lương nhưng cất đi (chuyển dạng thành axit malic)chờ đến lúc bớt nắng
mới đem ra dùng . Vì thế, gần như những lúc nắng nóng ban ngày, lá
cây Sanh đóng khí khổng. (Vấn đề này cần được các bạn xem kỹ lại).

Riêng về những cây nhóm CAM (Crassulent Acid Metabolism) tạo được
axit hữu cơ từ khí CO2 vào đêm nên chúng đóng khí khổng vào ban ngày.
(Nhóm xương rồng, Dứa , Thanh Long, Ngọc Bích....) Thành thử, khi chơi
bonsai, gặp những cây có lá dày, cứng, hoặc mọng nước, các bạn cần
tìm hiểu trước xem chúng có liên hệ gì với nhóm CAM không.

Đôi khi có những cây không hẳn là CAM, nhưng có kiểu biến đổi (nửa nạc nửa mỡ)
về cách chuyển đổi CO2 thành axit hữu cơ nên có thể làm chúng ta lúng túng
khi cố gắng giải quyết việc chăm sóc cây như một cây lá bản nhưng chúng
đã không đáp ứng nên dễ đi đến tử vong. Thí dụ : Thông , Tùng...

http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/editpost.php?do=editpost&p=1608224
 

GioNui

Moderator
2. Bình thường thì những cây lá bản có số khí khổng mặt dưới lá nhiều
hơn mặt trên.

Cho nên , nếu muốn tưới lá hoặc bón phân cho cây bằng đường khí
khổng của lá, bạn nên chọn lúc bình minh, hoặc xế chiều là tốt nhất.
Tránh đừng làm buổi trưa nắng mạnh. Đồng thời, nếu phun ở mặt
dưới của lá thì lượng phân vào lá sẽ nhanh hơn.
Chắc nhiều người xịt thuốc, bón phân chủ yếu là phun mặt trên của lá.
(trong đó có cháu...@-))
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Chuyện cuối về lá cây cho phần abc

Có lẽ những chuyện căn bản abc về lá cây đã tạm đủ.
Nếu không có câu hỏi nào của các bạn nêu về lá cây bonsai
để chúng ta cùng bàn bạc, mình sẽ củng các bạn nói chuyện
về lá rụng và lá đổi màu mùa Thu, sau đó chúng ta sẽ chấm
dứt phần lá cây abc để chuyển sang phần mới.

Chơi cây thì màu lá là một trong những hấp dẫn lớn để chùng
ta chọn loại cây chơi bonsai. Tuy rằng cơ chế rụng lá và lá đổi
màu vào Thu cũng khá đơn giản : gần như mọi cây lá bản ở xứ
ôn đới và hàn đới (gọi chung là vùng lạnh) đều có sự kiện
đổi màu trước khi rụng lá. Thế nhưng, điều đáng tiếc là chỉ có
một số cây lộ ra được màu đẹp gây bắt mắt người xem. Lại nữa,
các bạn ũng nên cẩn thận ở điểm : không phải tất cả mọi chủng loai
của một giống cây sẽ đều đổi màu như nhau.

Lấy thí dụ như cây Thích Nhật Bản (Acer palmatum). Nghe nói đến
cây Thích Nhật Bản (TNB) là chúng ta liên tưởng ngay đến loài cây có
lá xẻ thùy như bàn tay em bé và có lá đỏ au tuyệt đẹp. Chuyện không
phải như vậy. Nhờ lá tương đối mỏng, hàng trăm chủng loại của loài
TNB đều đổi màu lá trước khi rụng. Thế nhưng, trong số đó, nếu gọi
là đổi màu đồng bộ và màu sắc sáng (vàng, cam hoặc đỏ ) thì cũng
chỉ có vài chục chủng đượ coi là đổi màu đẹp.

Cho nên, khi tìm mua một cây TNB để chơi bonsai, nếu chủ đích muốn
ngắm cây đổi màu vào Thu , thì bạn nên tìm hiểu và chọn lựa trước
để có tên đúng chủng có khả năng đổi màu đẹp, sau đó hãy mua.

Có được chủng loại đổi màu đẹp trong tay rồi, bạn nuôi trồng sao cho
cây này đổi được màu lá vào Thu?
Đây lại là chuyện khác !
(Cũng tương tự như có cây DQ rồi nhưng trồng không khéo thì cây
chỉ cho hoa lác đác )
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trước khi bàn thêm chuyện màu lá cây, mời các bạn đọc bài báo
nói về chuyết màu sắc lá ,hoa ,do bạn Mrkhongbiet đăng ở bài
số 293 (trong chủ đề : Cây Thích (Nhật bản ): Ươm hạt và Nuôi trồng).

Re: Cây Thích (Nhật bản ) : ươm hạt và nuôi trồng


Thấy bác Xuân khoe cây chuyển màu lá, chợt nhớ tới mấy cây xanh cảnh quan TP đang trồng chỗ giải phân cách.
Có một loại cây lá nó đỏ tía lúc non, khi lớn lá mới xanh (giống kiểu lá mận).
Mò tìm nguyên nhân thì đọc đc bài sau, chia sẻ thử với các anh đọc chơi (nguồn):
(ah, đừng quote bài dài lê thê của e nha, nó loãng ^^
Trích dẫn:
Vì sao có loài thực vật mầm cây và lá non lại có màu đỏ


Mùa xuân về mặt đất sôi động hẳn lên

Cánh đồng trải một màu xanh mới, cỏ cây hoa lá đâm chồi nảy lộc

Nếu chúng ta chú ý một chút tới sự hình thành của màu xanh này sẽ thấy một điều hết sức thú vị là: hãy nhìn những cây liễu ven bờ sông, trên vô số những cành liễu, trước tiên thây nhú lên những chấm nhỏ, rồi những mầm lá non, chỉ vài ngày sau, đã phủ một màu xanh; cây tường vi leo lên giàn hoa, mọc ra những cành non màu tím lấp lánh như san hô, nhưng chỉ ít lâu sau, màu san hô biến thành màu xanh ngọc. Ngay cả khi ta cúi xuống nhìn vô số các loài cỏ dại mà ta chẳng hề biết tên chúng, trong thảm xanh mênh mông đó cũng có thể phát hiện ra những mầm non hồng hồng, như đang e lệ cúi đầu

Rất nhiều loài cây cỏ khác, trước khi chúng “mặc” bộ quần áo xanh thì mầm cây hay lá non cũng ít nhiều mang một chút sắc đỏ

Chúng ta biết rằng, sở dĩ thực vật có màu xanh là do chúng có chất diệp lục. Thế nhưng chất diệp lục này không sinh ra đồng thời khi cây nảy mầm mà thường là chậm hơn, vì bản thân chất diệp lục cũng là do nhiều nguyên tố phức tạp hình thành nên.

Mầm và cây non của thực vật cũng giống như những đứa trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh phải dựa vào sữa mẹ để nuôi dưỡng mới lớn lên được. Cành non và mầm cây cũng phải dựa vào các bộ phận khác của cây cung cấp dưỡng chất. Đứa trẻ đến một giai đoạn nhất định cũng sẽ mọc răng, dần dần có thể ăn các loại thức ăn. Và cành to và mầm cây cũng như vậy, đến một giai đoạn nhất định chất diệp lục mới được sản sinh, tự chúng mới có thể sản xuất ra chất dinh dưỡng, cũng không cần phải dựa vào sự cung cấp chất dinh dưỡng của các bộ phận khác

Nhưng sự sinh sản chất diệp lục trong cành non và mầm non ở các loài cây lại khác nhau, có loài sinh ra sớm hơn thì cành non và mầm sẽ xanh nhanh hơn và ngược lại

Vì sao trước khi sinh ra chất diệp lục, chúng lại không màu mà cứ mang màu đỏ như vậy?

Đó chính là vì bản thân cây đã chứa một loại chất gọi là chất quỳ, chất này vốn đã có sẵn trước khi chất diệp lục được sinh ra. Vô số các màu sắc rực rỡ của hoa về cơ bản cũng là do chất này tạo nên. Chất này chẳng những làm cho hoa biến thành rất nhiều màu mà làm cho cành non và mầm cây cũng mang màu đỏ. Thực ra cành non và mầm cây không chỉ có màu đỏ mà nó còn có màu tím, xanh nhạt hoặc vàng
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự


Màu đỏ của lá ửng lên nhiều khi tăng cường phân có P-K

Rất cảm ơn bạn VuonkiengAnphuoc.
Quả là một chia xẻ kinh nghiệm rất quý.
 

mrkhongbiet

Thành viên tích cực
Một số nhà vườn có khái niệm bón xyz cho cây để hoa nó đổi màu,
Như đọc ở đâu đó câu chuyện về hoa cẩm tú cầu
Chôn sắt dưới gốc cây cho màu khác, chôn đồng cho hoa màu khác...
=> nếu nói về đổi màu lá bằng dinh dưỡng,
ta cũng cần lưu ý nó đổi cả màu thân, hoa, trái... ^_^?
 

vuonkienganphuoc

Thành viên tích cực
Một số nhà vườn có khái niệm bón xyz cho cây để hoa nó đổi màu,
Như đọc ở đâu đó câu chuyện về hoa cẩm tú cầu
Chôn sắt dưới gốc cây cho màu khác, chôn đồng cho hoa màu khác...
=> nếu nói về đổi màu lá bằng dinh dưỡng,
ta cũng cần lưu ý nó đổi cả màu thân, hoa, trái... ^_^?
Hình ảnh cây Keo lá trắng CẨM THẠCH Thái lan với nguồn phân Dynamide Bounce Back => lá ngọn trắng có màu phớt hồng ko ấn tượng.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Một số nhà vườn có khái niệm bón xyz cho cây để hoa nó đổi màu,
Như đọc ở đâu đó câu chuyện về hoa cẩm tú cầu
Chôn sắt dưới gốc cây cho màu khác, chôn đồng cho hoa màu khác.
..
=> nếu nói về đổi màu lá bằng dinh dưỡng,
ta cũng cần lưu ý nó đổi cả màu thân, hoa, trái... ^_^?
Không hiểu là bạn Mrkhongbiet có lộn không .
Phần mình thì nhớ chuyện phân bón khiến Cẩm Tú Cầu đổi màu
lại có hơi khác chút :

_đất trồng có pH <7 (đất chua, axit ) thì hoa có màu sắc đỏ.
-đất trồng có pH>7 thì hoa có màu sắc xanh (da trời).
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Qua những ý trên của các bạn Vuonkienganphuoc, Mrkhongbiet,
hẳn các bạn đã thấy một sự thực hiển nhiên : trong lá đã sẵn có
rất nhiều màu sắc:vàng, đỏ ,tím,xanh lá cây...

Cho nên thực sự lá cây đổi màu là do một số ức chế nào đó tác
động gây cho một màu mạnh nhất nổi lên khiến cho những màu khác
chìm xuống.

Thí dụ : khi cây có lá đang làm việc tốt ở ầm độ, nhiệt độ, ánh sáng
hơi yếu thì lá đưa toàn bộ lục diệp tố lên mặt để tiếp nhận ánh sáng.
Thế là lá có màu xanh đậm. Với những điều kiện tương tự nhưng ánh
sáng mạnh hơn, lượng Diệp lục tố hiện lên mặt giảm bớt , thế là lá lợt
màu xanh.

Một tình trạng khá tương tự xảy ra cho lá bản vào mùa Thu tại các
vùng lạnh : lá đổi màu trước khi rụng.

Đây là một sự kiện được các nhà khoa học bỏ công quan sát và nghiên
cứu từ rất lâu rồi. Nguyên tắc căn bản thì tương đối dễ hiểu, tuy nhiên,
vẫn còn khá nhiều chi tiết vẫn chưa được hiểu thật rõ. Tỉ như vai trò tác
dụng của carotenoids trong lá cây chưa thực sự được hiểu tường tận.

Thế nên, chúng ta chơi bonsai thì thiết tưởng cũng chỉ cần nắm một vài
nguyên tắc tổng quát giúp lá đổi màu. Còn những chi tiết, xin để cho các nhà
khoa học Thực vật nghiên cứu tìm giúp. Mà hễ đã tổng quát thì có khi cây
này chúng ta áp dụng có thể giúp no biến màu, nhưng sang cây khác thì lại không
thu được kết quả như ý.

Vì thế, với phương cách tổng quát được nêu về chuyển đổi màu lá, nếu các bạn
định áp dụng, vui lòng tự thử nghiệm để tìm ra cách hay nhất cho loài cây bạn muốn
ứng dụng.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trở lại với chuyện lá đổi màu đề cập ở trên, điều mình muốn trình bày
với các bạn : Đa số những màu trong lá đã ít nhiều có sẵn. Chỉ là ở mỗi
giai đoạn sinh trưởng, một loại màu nào đó xyuất hiện nhiều (mạnh) sẽ
lấn áp những màu khác.

Riêng trường hợp màu trắng ở lá của những cây như Me Keo, Bông Giấy,
Thích Nhật Bản, Sanh , Si... được giới khoa học gọi là trường hợp lá cây
nhiễm một thứ Virus nào đó khiến việc định hình Dục Liệp Tố trong lá
bị lấn áp.



Còn trường hợp màu lá xanh lá cây cuối hạ chuyển dần sang vàng, cam hay đỏ vào
Thu thì có thể nói ngắn gọn : đó vì những kết quả biến đổi nhựa nguyên ra nhựa luyện
(chất đường) ở lá cây trong những ngày nắng nóng đầu Thu đã bị trở ngại không chuyển
hết về thân cây vì đêm nhiệt độ tụt xuống dưới 10 độ C. Những tích tụ này nếu kéo dài
hơn 5 ngày là khả năng làm việc của Diệp lục tố sẽ giảm rất nhanh vì thiếu nước. Việc
này sẽ khiến cho những chất đường chứa trong lá nổi màu : vàng, cam , đỏ.

Như vậy, ba yếu tố quan trọng cùng lúc tác dụng khiến lá đổi màu :

-đất khô, cây bước dần vào tình trạng kiệt nước.
-ngày nắng nóng trên 30 độ C.
-đêm nhiệt độ xuống dưới 10 độ C.

Nếu tình trạng trên liên tiếp xảy đến cho cây trên 5 ngày thì lá cây sẽ
bắt đầu chuyển màu.

Thế nên, những bạn nào muốn thử nghiệm chuyện đổi màu cho lá trên cây
bonsai cần lưu ý cả 3 yếu tố : ngày nắng, đêm lạnh, đất khô. Theo bà
Deborah R.Koreshoff thì chỉ cần một lúc nào trong 5 ngày đó mà có một
cơn mưa, hoặc lá được tưới sương, là lá sẽ đủ ẩm để chuyển nhựa luyện
về thân và sẽ không đổi màu.

(Bạn nào cần biết thêm chi tiết về hoạt động của vài chất chính trong lá
khi đổi màu có thể liên lạc với mình qua hộp thư . Hoặc tìm đọc trong quyển
"Bonsai, Its Art, Science, History and Philosophy" tác giả Deborah R. Koreshoff,
1984, Australia. Các trang từ 143 đến 148)
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Chào các bạn,

Thấm thoát mà đã hơn 6 tháng từ ngày bạn Trungdunggialai
mở chủ đề về "abc bonsai".

http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=106058
(22 tháng 9-2013)

Dự trù chúng ta chỉ thảo luận trrong 12 tuần là xong 12 chủ đề phụ:

-tuần 1 : rễ cây
-tuần 2 : thân ây
-tuần 3 : cành cây
-tuấn 4 : lá cây.
-tuần 5 : chậu trồng
-tuần 6 : đất trồng
-tuần 7 : phân bón
-tuần 8 : tưới nước
-tuần 9 : tạo dáng
-tuần 10 : cắt tỉa
-tuần 11 : phụ kiện
-tuần 12 : trưng bày

Dè đâu chúng ta cũng " quá nhiều chuyện" thành thử đã hơn 6 tháng (25 tuần)
mà cũng mới tạm xong chuyện lá cây.
Nói vậy chứ 4 phần đầu : Rễ, Thân, Cành, Lá vốn là chuyện cần thiết nhất nên
dài dòng là phải rồi.

Tiếp theo, mời các bạn cùng mình sang 8 đề mục còn lại.
Có lẽ 8 đề mục này là "chuyện bên lề cái cây",
nên sẽ không có gì phải dài dòng chăng?
 

timi

Thành viên mới
Theo cháu thì từ mục 5 đến 12 mới là chủ đề chính của ABC. Rất bổ ích cho những người mới bắt đầu, Xin cảm ơn!
 

GioNui

Moderator
Theo cháu thì từ mục 5 đến 12 mới là chủ đề chính của ABC. Rất bổ ích cho những người mới bắt đầu, Xin cảm ơn!
Gió núi cũng nghĩ như vậy, đặc biệt là phân bón, chất trồng, tưới nước.
 
Top