Cà-phê ,bonsai, cà phê chồn

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Con nghe người ta nói cafe chồn ngon không phải vì con chồn làm nó ngon mà do con chồn lựa trái ngon mà ăn, do đó cafe chồn ngon, còn khi mình thu hoạch thì mình thu toàn bộ, trái thì chín quá trái thì sắp chín, trái ngon trái dở.
Trồng ra cafe ngon thì tốt rồi nhưng mà được mấy em chồn lựa lại thì phải nói là đỉnh của đỉnh
Hóng hớt cho đỡ buồn chứ con biết tý tẹo gì cafe đâu=P~
==================================

:D Tuyển sinh viên bán cafe không chú?
(Tới khi chú về Sài Gòn chắc con hết tuổi sinh viên rồi)
Có lẽ quanse4 tuyển cả nam lẫn nữ bán cà-phê.
Diều kiện là phải biết giải thích cho khách nam nữ về cà-phê và bonsai .
Khách có lời bình hay ho về bonsai sẽ được uống Free ?

con chồn rất kén ăn,chỉ ăn quả chín,nên lượng cà phê chồn rất ít,chủ yếu treo đầu chó bán thịt dê,giá 1 kg cà phê chôn khô,còn nguyên vỏ lụa,lụa ở đây là.1 lớp vỏ màu trắng sau đó rồi mới tới nhân.vỏ cà phê gồm 3 lớp,vỏ quả,vỏ lụa,vỏ lụa xanh rất mỏng rồi tới nhân,thường thì dân cà phê hay làm là khi hái cà phê dùng máy chà vỡ quả cà phê làm hai rồi phơi cho mau khô,kiểi công nghiệp này nhanh ,đỡ tốn nhân công nhưng võ lụa xanh mất hết,độ ngon giảm,nên giá cả bán ra thế giới cũng kém.cách 2 phơi nguyên quả,phơi lâu lắm các bác.nắng tây nguyên cả 10 ngày.khi chà xát ra cà phê có màu xanh nhẹ như màu vỏ đậu xanh.giá bán cao hơn loại kia 1 chút,nhưng uống thì ngon hơn gấp bội.
==================================
mà cà phê em tự tay rang uống có màu nâu cách gián chứ không có đen xì,đậm đặc như ỡ quán đâu
==================================
còn cà phê có liên quan tới bon sai không thì chỉ có quán cà phê bon sai ,ngồi nhâm ly ,ly cà phê mà ngắm cây thì tuyệt vời rồi
Cảm ơn bạn Dauta82m với những chi tiết thực tế hết sức lý thú.
 

baolam

Thành viên mới
Bác hqvuhototbung chỉ giúp cháu cách pha cà phê ngon với ạ. Cháu thích uống nhưng lại chẳng biết cách pha thế nào cho ngon và thơm. Mỗi lần pha mà đưa cho vợ uống thử xem thế nào là y như rằng cô ấy bảo...à...ừ....cũng được. Cố gắng kiếm lời khen từ vợ mà chưa được lần nào ạ.
Kính mong bác chia sẻ. Cháu cảm ơn bác.!
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn bạn Baolam.
Mình quả là không ngờ chủ đề này đã 2 năm rồi, thế mà bạn vẫn để tâm.

Để bạn đỡ thất vọng, mình nêu ra đây vài chuyện về pha cà-phê.

Bạn hỏi "cách pha cà phê sao cho ngon ?".
Với cá nhân mình thì chả khó khăn gì. Bởi là tự pha cà phê từ bé, thuở 10 tuổi đã
bắt đầu pha cà phê cho chú Ba của mình (lúc ông ấy làm thày giáo ở trường Châu
Văn Tiếp, Bà Rịa). Thế là mình pha cho mình luôn. Cách pha thì ông chú bảo sao,
mình cứ làm y vây. Chắc là pha đúng ý ông chú, thành thử chả thấy ông ấy chê
bao giợ Dĩ nhiên là pha cho chú và một thày giáo bạn ông chú, mỗi người 1 phin,
thì mình cũng làm cho mình một phin (chứ sợ gì không pha ?).

Thế nên, đến nay tính ra đã hơn 50 năm pha cà phê phin uống mỗi sáng mỗi chiều,
mà chả ngán bao giờ. Ấy vậy nhưng thỉnh thoảng cũng "mắc lỗi" pha phin cà phê
chả ra gì. Tức là cũng nhỏ giọt cà phê đấy, nhưng uống nhạt nhẽo, loãng xè, dù
cũng bằng đấy cà phê, đường với nước sôi ?

Bởi vậy, mình có vài chuyện thấy cần nhắn bạn trước.

Thế nào là tách cà phê ngon ?
Chuyện này là khó nhất. Mỗi người mỗi ý.
Vấn đề chính yếu là : nếu bạn kho6ngquen uống một loại cà phê nào đó từ thuở nhỏ
(như mình), thì việc bảo thế nào là tách cà phê ngon sẽ khó vô cùng. Bởi chung quy
thì "ngon miệng" vốn do thói quen là chính yếu.

Thế nên, trước khi bạn Baolam muốn pha cho được một tách cà phê ngon, mình đề nghị
bạn nên đi uống cà phê nhiều nơi (nhà bạn bè) xem ở đâu pha cà phê mà bạn thấy ngon
trước đã. Tức là bạn nắm chắc được "kiểu cà phê ngon của vị giác bạn". Sau đó thì mới
tính tiếp được.

Chả là có vài loại cây cà phê khác nhau (Arabica, Cherry, Robusta ). Mỗi loại có mức hương
vị, độ đậm (về cafeine) khác nhau. Thành thử, mỗi thương hiệu họ trộn thành phần tỉ lệ
khác nhau. Đã thế, kiểu rang khác nhau cũng tạo mùi vị khác nhau (không bàn chuyện pha
trộn phụ gia, hương liệu ở đây).

Tóm lại, sau khi tự xác định "tách cà phê ngon là thế nào", xem như bạn đã biết là nên dùng
loại cà phê nào để pha.
Còn như bạn chả sao làm được chuyện này thì thử liên lạc với bạn dautam14786
và nhờ bạn ấy bán cho vài ký cà phê "dơi". Thế là bạn chắc chắn có cà phê nguyên chất cái đã.

Giả như bạn có cà phê hạt đã rang đúng ý, bạn nên chọn mức xay nhuyễn vừa phải.
Vậy là bạn có thể sẵn sàng để pha một tách cà phê phin thật ngon.

Mình thì vẫn pha như thế này.
(còn tiếp)
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
(tiếp chuyện pha cà phê)

Hồi nhỏ thì mình vẫn dùng loại cà phê J.Martin thượng hạng, hoặc thi thoảng có ông bạn
của Bố mình ở Di-linh cho ít cà phê chồn thì cũng là thưởng thức thêm. Sang tới Hoa kỳ
thì chả còn mấy thứ đó, thành ra vài chục năm nay cứ là dùng loại cà phê Pháp để
pha. Loại này họ trộn hạt cà phê với ít hạt Chicory, uống thấy dịu, dễ chịu , nên riết rồi
quen luôn. Hạt rau Chicory giúp dịu vị đắng chát của cà phê.

https://www.google.com/?gws_rd=ssl#q=chicory+beans+coffee
https://en.wikipedia.org/wiki/Chicory



Lon cà phê và độ nhuyễn họ xay sẵn.

Với mình, mức cà phê đổ vào phin cho vừa uống một tách sẽ là chuyện quan trong.
Ít quá, cà phê xuống nhanh quá, không đủ đậm .
Nhiều quá, cà phê xuống chậm quá, nước trong phin nguội, không "rút" ra được mức cà phê.
Thành thử mình cứ bỏ cà phê vào phin sao cho đặt cái lược vào mặt bột cà phê là
đỉnh cái lược (tay bặn) nằm ngang miệng phin (để còn đậy nắp phin được).



Kế tiếp là chuyện quan trọng nhất : đổ nước sôi cho cà phê nở.
Chuyện khác nhau chính yếu để pha cà phê ngon dở (dù cùng loại cà phê) là điểm này.

Bạn nên dùng chiếc muỗng đặt vào trong lòng phin để giữ cho miếng chặn mắt cà phê
hơi bị ép xuống và rót nước thật sôi vào phin.
Thế nhưng, chỉ rót khoảng vài muỗng cà phê vào đó rồi ngưng.
Hoặc bạn ấn nhẹ cái chặn, hoặc cái muỗng đủ nặng, cà phê trong phi hơi bị ép nên ngấm
nước sôi hơi châm. Thế là tốt !
Bạn chờ 1 phút, khi thấy có 1, 2 giọt rớt xuống ly thì rót nước sôi tiếp vào phịn, Nhớ là
cái thìa giữ lược vẫn trong phin.
Đầy nước trong phin, bạn lấy muỗng ra và đậy nắp.








Trước khi đậy nắp, nếu bạn thấy nước trong phin trong veo (như hình trên), ấy là
chắc chắn bạn sẽ có một tách cà phê đầy hương vị thơm ngon và đậm đả dẻo quẹo.
Nhưng ngược lại, nếu bạn không dùng cái muỗng giữ yên cái lược, bột cà phê nỗi lên
trong lòng phin, thì chắc chắn là tách cà phê của bạn kém ngon nhiều lắm.

Đố bạn đoán được tại sao ?

(phần tiếp sẽ là : cách thêm đường, thêm nước sôi , cách uống !)
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
(Sao chả thấy ai đoán gì cả vậy ?
Chả lẽ các bạn pha cà phê phin lại chả bị bột cà phê nổi lên bao giờ ?)

Chuyện nước sôi trong phin cà phê trong vắt, có nghĩa là nước trong đó sẽ từ từ
ngấm vào bột cà phê và kéo theo mọi thứ hương vị cà phê xuống tách cho bạn.
Tức là tách cà phê sẽ chứa đủ thứ giúp nó ngon.

Bằng không, một khi bột cà phê có điều kiện nổi lên, hòa vào nước sôi trong phin
(thường là do đổ nước sôi nhanh và nhiều + cái lược chặn lỏng lẻo) thế là gần như
tất cả "chất dầu" của bột cà phê sẽ nổi hết lên trên. Mặc dầu, cuối cùng thì nước
sẽ qua bột cà phê để rơi xuống ly tách, thế nhưng một khi chất béo (dầu cà phê)
đã nổi lên trên, thì nó chả sao chui xuống để vào tách cà phê được. Thế là tách
cà phê ở trường hợp này sẽ thiếu chất béo, tức là thiếu hương cà phê (bởi vì hương
cà phê nó hòa tan tan trong chất béo này). Còn vị thì cũng giảm, bởi một số lượng
tinh chất cà phê (coffeine) tan trong chất béo này bị giữ lại trong phin. Dĩ nhiên
là nếu bạn uống tách cà phê như vậy sẽ thấy nó "bớt kẹo" vì thiếu chất dầu cà phê !

Đó là lý do tại sao chúng ta cần 1 phút nước sôi để cà phê nở đều, và cần giữ cho cái
lược phía trên hơi ép cà phê xuống cho nó không có điều kiện bung lên.



Sự khác biệt về việc thêm nước vào phin cà phê
 

baoloc777

Thành viên Mua Bán
Hay quá, cháu thì toàn uống ngoài quán không ah, chưa biết có phải cà phê thật không nữa.
Thanks chú, chúc chú luôn mạnh khỏe và yêu đời.:D.~O)
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Sự khác biệt về việc thêm nước vào phin cà phê

Chuyện là vầy : có một sự khác biệt rất lớn về cách pha nước vào cà phê.
Ý là thế này :

-giả sử bạn có 1 phin bột cà phê, bạn dùng 30 ml nước sôi đổ vào phin.
Cuối cùng bạn thu được 25 ml nước cà phê đặc (chúng ta hay gọi là nước nhất).
Bạn pha thêm vào đó 25 ml nước sôi từ ấm nước sôi. Tổng cộng bạn có 50 ml
nước cà phê. Bạn uống thấy ngon ! (và nó kẹo, sánh).
Mình gọi là trường hợp a.

-sang trường hợp b. Bạn cũng pha hệt như trường hợp a để có tách 25 ml cà phê.
Nhưng tiếp đó, bạn thấy cà phê chảy từ phin ra còn đậm, thế là bạn đổ thêm 30ml
nước sôi vào phin để có "nước 2". Vậy là bạn có 25 ml nước nhất và 25 ml nước nhì.
Tổng cộng bạn cũng có 50 ml cà phê (nước nhất +nước nhì).

Nếu tinh ý, bạn sẽ thấy :

-trường hợp a : 25 ml nước nhất + 25 ml nước sôi = 50 ml : nước cà phê thơm ngon, sánh.
-trường hợp b : 25ml nước nhất + 25 ml nước nhì = 50ml : nước cà phê nhạt, hơi chua, không sánh.

Đáng lý ra thì trường hợp b là thêm cà phê thì phải đậm hơn, sánh hơn chứ nhỉ ?
Sao nó lại đi ngược : không sánh, hơi chua, nhạt vị ?

Bạn trả lời được không ?
 

NganHa

Thành viên mới
hồi giờ không uống cafe ngoài quán, toàn uống của nhà tự làm thủ công. Mấy đứa bạn hay hỏi làm sao phân biệt, mùi vị nó khác như thế nào thì potay, chỉ biết là nó ngon và rất đặc biệt, không miêu tả được :(. Nghe mấy cao nhân bàn chuyện thật là khâm phục quá xá :)
 

baolam

Thành viên mới
Cảm ơn bác đã chia sẻ nhiều điều bổ ích trong chuyện pha cà phê. Trước giờ khi pha cháu toàn để bị bột cà phê nổi lên trên, mỗi lần rửa phin đều thây lớp dầu dính bên trong, còn chuyện cho thêm nước thì toàn là làm theo trường hợp b. May mà vẫn chưa bị vợ chê ạ...! Việc thêm nước theo trường hợp b khiến cà phê bị chua cháu nghĩ là bột cà phê đã bị ngấm và ra theo hết trong nước thứ nhất rồi, còn nước thứ 2 chắc là có gì đó làm cho cà phê bị vậy, cụ thể là gì thì cháu...nhờ bác chỉ giáo thêm ạ.!
 

thanhtrucsg

Thành viên
Tranh thủ lúc anh V.Hưng đi ngủ, xin phép xí xọn tí!
Cafe thì theo thói quen mỗi người, em thì không nghiện nhưng toàn mua cafe nguyên hạt về tự xay, tự pha uống. Cách pha thì cũng giống như a Hưng, chỉ chưa để cái thìa đè lên cái lược lúc đổ nước vào phin. Nước cafe thì lúc nào cũng trong vắt màu cánh gián, mùi thơm rất thanh...

Em cũng từng được thằng bạn người Bolivia pha cho uống loại cà phê hạt Nam Mỹ (cafe Brazin) chính hiệu mang từ Bolivia sang. Cách pha giống kiểu cafe Ý, cho rất nhiều bột cafe vào túi vải rồi đun sôi ùng ục trên chục phút, rót ra cái ly 250ml uống xong tim đập thình thịch mà bạn còn hỏi có uống thêm nữa không !!!!! :))

Sài Gòn xưa thì có cafe kho, tất nhiên là sẽ có vị chát do bã cafe tiết ra giống như t/h (b) mà anh V.H đã viết ..
Trường hợp (b') cafe giảo, pha nước sôi lần 2 vào phin đã pha xong cũng hay được Mẹ em làm để uống ...

Mỗi năm em mua 2kg cafe hạt từ người quen trên Bảo Lộc ... Bây giờ nhiều gia đình có vườn diện tích nhỏ trồng cafe rồi tự thu hái, chế biến bán cho bạn bè, người thân ... không tẩm sấy hóa chất, phụ gia hóa học, nhưng thường là có phun vào tí bơ khi rang xong!

Hình cái máy chuyên dùng xay hạt cafe và bịch cafe hạt.
 

tieungoc12

Thành viên mới
sao anh không up lên vài hình bon sai để anh em tham khảo với ạ.
em yêu thích bonsai mới tham gia forum mong học hỏi anh chị.
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Sự khác biệt về việc thêm nước vào phin cà phê

Chuyện là vầy : có một sự khác biệt rất lớn về cách pha nước vào cà phê.
Ý là thế này :

-giả sử bạn có 1 phin bột cà phê, bạn dùng 30 ml nước sôi đổ vào phin.
Cuối cùng bạn thu được 25 ml nước cà phê đặc (chúng ta hay gọi là nước nhất).
Bạn pha thêm vào đó 25 ml nước sôi từ ấm nước sôi. Tổng cộng bạn có 50 ml
nước cà phê. Bạn uống thấy ngon ! (và nó kẹo, sánh).
Mình gọi là trường hợp a.

-sang trường hợp b. Bạn cũng pha hệt như trường hợp a để có tách 25 ml cà phê.
Nhưng tiếp đó, bạn thấy cà phê chảy từ phin ra còn đậm, thế là bạn đổ thêm 30ml
nước sôi vào phin để có "nước 2". Vậy là bạn có 25 ml nước nhất và 25 ml nước nhì.
Tổng cộng bạn cũng có 50 ml cà phê (nước nhất +nước nhì).

Nếu tinh ý, bạn sẽ thấy :

-trường hợp a : 25 ml nước nhất + 25 ml nước sôi = 50 ml : nước cà phê thơm ngon, sánh.
-trường hợp b : 25ml nước nhất + 25 ml nước nhì = 50ml : nước cà phê nhạt, hơi chua, không sánh.

Đáng lý ra thì trường hợp b là thêm cà phê thì phải đậm hơn, sánh hơn chứ nhỉ ?
Sao nó lại đi ngược : không sánh, hơi chua, nhạt vị ?

Bạn trả lời được không ?
Con củng thấy 2 trường hợp chú nêu đúng vậy, nhưng không biết giải thích.
Chỉ là đã gặp nên biết thế, còn hỏi thì chịu chết, không trả lời cho nổi,

Cố lắm thì con củng chỉ nghỉ thế này.
Ở trường hơp a: nước được pha thêm, dù cà phê có loãng ra so với ban đầu thì vẫn là nó + nước (xem như không có thứ khác)

Ở trường hợp b: nước pha thêm vào phin dù nóng, nhưng do bả cà phê ở trong phin đã có nước sẵn và nước này đã nguội (không còn nóng nhiều) nên khi nước dù có pha thêm nước nóng thì vẫn bị nguội khi chảy qua lớp bả cà phê,
Mà nước nguội thì không đủ nóng để ra nước ngon (dù chỉ còn lại chút đỉnh).
Nên do nước nguội làm cho bả cà phê không ra chất cà phê mà chỉ ra cái chua hòa vào đó.

Rồi nếu đem pha vào nước một thì chính các vị của nước 2 như chua, chát....vv tạm gọi là tạp chất.
Chính cái tạp chất đó nó hòa vào nước 1 nên làm nước 1 bị dỡ hơn là khi nước 1 chỉ đổ thêm nước sôi, vì nước sôi coi như nước trắng không có các tạp chất như chua, chát....vv
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn bạn Thanhtrucsg và bạn Tmt_arc.
Ý của cả hai bạn, đối với mình, quá là chính xác.
Sự việc xảy ra đúng như vậy : thêm nước nhì cà phê vào nước nhất
là nước cà phê trong tách sẽ loãng ra và thường hơi chua chát.

Hồi xưa mình cũng ráng mở sách ra kiếm câu trả lời nhưng chả có.
Cuối cùng, qua bảng phân tích các chất trong cà phê ở quyển
Britanica Encyclopedia thì tự suy luận ra như sau.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_Cà_phê
http://www.coffeechemistry.com/chemistry/alkaloids/trigonelline-in-coffee
(bạn nhớ xem đoạn video ngắn ở website thứ nhì)

Có thể tóm tắt như sau :

-chất keo (alkaloit) chứa hoạt chất đắng và thơm, đồng thời là cho nước cà phê sánh (kẹo).
-chất chua (axit nicotinic, ngày xưa người ta gọi là axit cafeic thì phải) chứa hoạt chất kích thích.

Bình thường ra thì khi bạn lược lấy nước nhất (bằng phin, nước ở phin trong veo) là bạn sẽ
có nước cà phê trong tách chứa hầu hết lượng keo alkaloit của bột cà phê ( tức là hương thơm,
vị đắng). Dù bạn có pha thêm nước sôi, tách cà phê cũng vẫn còn chất keo và thơm ngon.

Ngược lại, khi bạn thêm nước sôi vào phin cà phê để lấy nước nhì, lúc đó nước đã ngấm "sâu"
vào "chất gỗ" của bột cà phê nên đã có thể hòa tan và lôi ra chất chua : axit nicotinic.
Chính chất chua này đã phá tan "thể keo" của alkaloit cà phê.
Đó là lý do nước nhì cà phê khiến toàn bộ tách cà phê trở nên loãng, chua.

Khác biệt giữa tách cà phê nước nhất và tách cà phê có thêm nước nhì
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Khác biệt giữa tách cà phê nước nhất và tách cà phê có thêm nước nhì

Vốn là có một sự khác biệt lớn giữa 2 tách cà phê do cùng một lượng cà phê pha phin.
Tách cà phê a : chỉ lấy 1 đợt nước (nước nhất), sau đó thêm nước sôi vào tách.
Tách cà phê b : lấy xong nước nhất, thêm nước sôi vào phin để có thêm nước nhì vào tách.

Như liệt kê ở bài trước :
-tách a chủ yếu là chất keo nên thơm ngon, kẹo, nhưng chỉ có hương vị là chính, ít chất kích thích !
-tách b chứa nhiều axit nicotinic nên : loãng, chua, kém hương vị , nhưng nhiều chất kích thích !

Vậy thì :
- tách a : uống cà phê đậm, ngon, kẹo, ắt sướng miệng nhưng vẫn dễ ngủ.
-tách b : uống cà phê sái (nước nhì) không ngon miệng, nhưng thức trắng mắt !

Đó là lý do tại sao "cà phê kho" kiểu Thổ nhĩ kỳ, uống xong thức trắng mắt. Vì toàn
bộ chất axit chứa kích thích tố được lôi ra nước cà phê hết trơn !

Thêm đường như thế nào thì ngon ?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
sao anh không up lên vài hình bon sai để anh em tham khảo với ạ.
em yêu thích bonsai mới tham gia forum mong học hỏi anh chị.
Rất tiếc là chủ đề này chỉ toàn nói chuyện cà phê (để thức ngắm bonsai), chứ không
chủ yếu về chuyện làm bonsai.
Bạn chịu khó chuyển sang mấy chủ đề bên kinh nghiệm nghệ nhân là thấy quá trời cây cối.
Bạn có thể click vào đây :

forum.caycanhvietnam.com/diendan/forumdisplay.php?f=41

Chúc bạn nhiều vui.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Thêm đường như thế nào thì ngon ?

Thưởng thức cà phê thì mỗi người mỗi kiểu. Tùy thích !
Vả chăng, ngay như việc chọn chủng loại cà phê, cách rang và chất phụ gia thêm
vào khi rang ( bơ, hạt cau,chikory...),hay thêm vào khi pha, đã là lắm chuyện khó nói.
Kiểu như thức ăn đưa ra bàn thì có người thích thêm tiêu, thêm ớt, hay loại rau rác
thường dung..hễ thiếu là thấy kém ngon. Đa phần do bởi thói quen hình thành sau
nhiều năm.

Bản thân mình thì chả uống cà phê sữa bao giờ. Thành thử không có ý kiến chuyện
sữa pha vào cà phê. Riêng với đường (cho cà phê đen) thì có ý kiến thế này.

Thường ra người ta vẫn dùng đường trắng tinh, tức là tinh chất đường, không mùi,
để hòa vào cà phê cho dịu bớt mức đắng. Chứ còn dùng đường mía (màu ngà) để
hòa vào cà phê thì hẳn là nhiều người không thích. Lý do chính là đường mía vàng
còn lẫn mùi mía chín (tuy nhiên, loại cà phê cappuchino của Italy mà pha ra xong,
không có chút bột Quế và đường mía ngà thì lại kém hương vị !).

Nếu một tách cà phê (nước nhất) được thêm nước sôi và cho vào một muỗng đường
cát trắng rồi khuấy và uống, thì thường là ổn rồi. Thế nhưng, nếu bạn muốn tách cà
phê đó có chút đặc biệt, mà khó ai bắt chước được, bạn nên để ý cách thêm đường
vào tách cà phê.

Đường cát trắng vốn chả có mùi, thế nhưng nếu đường được đưa lên nhiệt hơi cao thì nó
chảy ra và cháy. Khi ở giai đoạn vừa chảy ra, trước khi cháy, đường hơi thay đổi vị ngọt và
biến sang dạng "kẹo". Dạng này, mấy người làm bánh kẹo gọi là caramen.
Bên Việt Nam mình thì các Cụ thường chuyển Caramen sang dạng cháy lố một chút (đỏ cánh
gián đậm) gọi là "kẹo đắng" để kho cá !

Vậy nên nếu bạn cho chút đường dạng caramen vào tách cà phê, hẳn bạn sẽ có một tách
cà phê : kẹo hơn, thơm dịu hơn và hương vị đặc biệt của cà phê quyện với caramen.
Nhưng cũng nên lưu ý là : một tí tẹo caramen thôi!
Hễ lố là mất hay.

Bạn có thể làm vầy là nhanh nhất :



Bạn chỉ việc lấy chút đường cát trắng cho vào cái muỗng rồi hơ trên lửa.
Khi thấy rìa cạnh đường vừa chảy ra, bạn lấy ra khỏi lửa và khuấy ngay muỗng đường
chảy xém này vào tách cà phê. Thế là bạn đã có cà phê hòa đường caramen. Lưu ý là
đường caramen bám vào muỗng rất chắc, cần khuấy hơi lâu một chút.

Cách như trên là thơm ngon nhất. Bạn có thể hơ đường trên lửa từ trước vài ngày, rồi cất
muỗng caramen đó vào hộp đậy kín (có thể làm sẵn vài muỗng 1 lúc). Khi pha cà phê xong,
cho muỗng caramen vào tách cà phê rồi đổ thêm nước sôi và khuấy (có thể thêm đường
cát nếu cần).

Còn như không tiện hơ đường trên lửa, bạn có thể cho đường vào tách sẵn và chế nước
thật sôi vào đó. Đường trong nước thật sôi cũng "hơi hơi chín". Kế đó rót nước đường chín
này vào cà phê vừa pha. Cũng không mấy tệ.






Cà phê nổi bọt và cà phê không nổi bọt khác nhau chuyện gì ?

 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cà phê nổi bọt và cà phê không nổi bọt khác nhau chuyện gì ?

Khi nước cà phê có chất "keo" (alkaloit) hoặc một dạng chất đạm (liên kết ) nào đó
và nước ở nhiệt độ thường (30 độ C) thì khi khuấy sẽ có bọt nổi lên măt.
Cho nên : cà phê nổi bọt thường cho người uống cảm giác béo béo = ngon.

-Cà phê đen (nóng) thì bọt này tan ngay,
-nhưng cà phê đá mà có bọt thì bọt này sẽ giữ yên hơi lâu.

Cho nên, với người thích uống cà phê đen (nóng) hoặc đen đá, khi thấy bọt là người ta
hay liên tưởng tới sự "béo béo" của tách cà phê.
Dĩ nhiên, khi cà phê đen mà sánh như hình dưới đây (nước nhất từ phin mới nhỏ giọt xuống),
bạn có thể thấy nước cà phê đặc có ánh xanh ở thành tách. Nếu nhỏ một giọt ra dĩa, bạn sẽ
thấy màu đỏ cánh gián đậm.



(Một số nhà buôn pha chế cà phê bảo : pha thêm 10% bắp rang vào cà phê để
có độ kẹo (sánh). Chuyện như vậy nghe thì có vẻ có lý. Thực sự ra sao, mình
không rõ.)

Người uống cà phê đen nóng thì không cần (hoặc không thích) tách cà phê nổi bọt.
(Kiểu như nước trà nguội và cũ, rót ra nổi bọt mà đem mời khách là chết đòn !)
Thế nhưng những vị thích cà phê đen đá mà trông thấy bọt nổi trong ly cà phê đá
thì khoái chí lắm. Thế nên, hồi xưa ở Saigon có vài nơi họ cho nước cà phê+ đường
vào máy xay sinh tố đánh cho nổi đầy bọt rồi rót vào ly đá bào vụn cho khách.

Chả là nước cà phê có chất béo nào đó (thường là ngoài quán họ dùng loại cà phê
rẻ tiền có thêm phụ gia) khi đánh mạnh với đường, chúng quyện nhau tạo bot.
Bọt này cho người uống cảm giác béo béo.

Thế là ngày nay, không tiện có máy sinh tố, người ta dùng cái đánh trứng hoặc cái
vòng xoắn " múc mật ong" (như hình dưới đây) để đánh rổi bọt rồi thêm đá vụn vào giữ
bọt lâu "xẹp".




Chuyện cà phê thì có lẽ còn nhiều.
Nhưng tạm là có tách cà phê ngon thì thiết nghĩ cũng đã đủ.

(Còn như mấy bạn ở vùng trồng cà phê như Di Linh, Bảo Lôc, Dakklac, Buôn Mê Thuộc,
có hứng thú với việc làm bonsai bằng cây cà phê thì cứ thử xem. Chứ còn nhiều nơi
người ta cũng ráng làm bonssai với cây cà phê arabica, nhưng cách ra cành và lá to
nên cũng khó coi cho được.)

Chúc các bạn được hưởng thú nhâm nhi cà phê mỗi sáng.
 

hocchoimai

Thành viên
Có 1 hôm em về Sài Gòn ghé cà phê Trung Nguyên ở quận 1 ( gần chổ nhà Văn hóa thanh niên) gọi tách cà phê chồn ngồi nhấm nháp, 1 phục vụ vừa thoáng qua, em gọi lại hỏi thăm.
- Em ơi, cà phê chồn từ đâu mà có vậy?
Em ấy trả lời: Thưa chú do chồn ăn trái cà phê chín và ...ị...ra.
- Thế còn cà phê voi?
Em ấy mau miệng giải thích rằng: Cũng giống như cà phê chồn Chú ơi.
Mình mới hỏi tiếp:
- Thế còn cà phê Sinh viên thì sao nhỉ?
Không hiểu sao em ấy lại ấm a ấm úp không trả lời nhanh nhẩu như hồi nảy....
 
Top