Tùng, bách, thông, sam - một số điều còn ít biết về cây lá kim Việt Nam

lydainghia

Thành viên tích cực
Xin lỗi, đúng là không để ý.
Thông đỏ Đà Lạt trồng ở TP HCM sống bình thường. Trồng vào đất hay trồng vào mùn đều được. Để chỗ tránh nắng. Bón tưới như cây thế khác. Tuy nhiên loại này mọc chậm nên cứ phải từ từ.
Vít cành Thông đỏ vào cát thì ít có khả năng ra rễ (không như sanh si). Muốn nhân giống thì cứ cắt cành mà giâm bình thường (xem trong sách hướng dẫn ở trong mục trên). Có điều phải giâm vào mùa đông thì mới ra rễ. Mùa xuân cây ra chồi thì không ra rễ được. Thời gian ra rễ rất lâu (3 tháng).
Đa tạ sư huynh.

Vậy thì năm sau Nghĩa mới đem dâm cành được rồi. Cây quý, chăm cho tốt nhé Nghĩa.
Dạ sẽ ráng chăm tốt và làm cây con để tặng anh em :D Có cây lạ lạ chiua sẻ mới sướng anh à
 

phuctruongcong

Thành viên
Xin lỗi, đúng là không để ý.
Thông đỏ Đà Lạt trồng ở TP HCM sống bình thường. Trồng vào đất hay trồng vào mùn đều được. Để chỗ tránh nắng. Bón tưới như cây thế khác. Tuy nhiên loại này mọc chậm nên cứ phải từ từ.
Vít cành Thông đỏ vào cát thì ít có khả năng ra rễ (không như sanh si). Muốn nhân giống thì cứ cắt cành mà giâm bình thường (xem trong sách hướng dẫn ở trong mục trên). Có điều phải giâm vào mùa đông thì mới ra rễ. Mùa xuân cây ra chồi thì không ra rễ được. Thời gian ra rễ rất lâu (3 tháng).

Cái chỗ đỏ đỏ bên trên là thích hợp với Lý Đại Nghĩa lắm rồi còn gì. Điều kiện tốt quá rồi, cố chăm cây quí nhen Nghĩa. Chúc em thành công.
 

ntt2007

Thành viên mới
mấy hôm nay theo dõi topic này của bác Minh Xuân, cháu thấy trong vùng mình sống có nhìu loại thông và hoàng đàng nên chụp hình post lên moi nguoi xem thử

hình thứ 2 này có cái bông màu hồng đậm bé tí xiu nữa nhưng nó héo nên lên hình ko thấy


2 loại cây này phát triển rất tốt ở Western Australia, (mùa hè nóng và khô, mùa đông lạnh + mưa nhưng ko có tuyết), những loại rau và hoa màu cháu đem từ đây về Việt nam trồng hầu hết đều sống va fat triển bình thường, ko bít mang những loại thông, tùng, hoàng đàng ở đây về có cơ hội sống cao ko vã những cây này thì ở Vn đã có trồng phổ biến chưa hay vẫn còn là cây rừng?
 

Le Manh Cuong

Moderator
Hình 2 là cây phi lao trong nam còn gọi là cây dương ở Việt Nam có rất nhiều và cũng rất nhiều người chơi.Hình 1 không biết là cây gì?Có lẽ cùng họ lá kim,cũng có thể sống và nhân giống được ở Việt Nam.
 

Minh Xuân

Quản lý
Cây đầu là Phi lao. Cây sau là một loài thuộc Hoàng đàn (Cupressus). Cả hai loài này đều không có trong rừng VN, nhưng có nhập về trồng rải rác khắp nơi.
 

TienanhLS

Thành viên mới
Thêm ảnh một cây Thông năm lá nữa:
Xin cảm ơn bác Minh Xuân cùng các thành viên khác của diễn đàn đã thảo luận rất nhiệt tình cho chủ đề này, theo dõi chủ đề này đã đem lại cho tôi nhiều kiến thức rất bổ ích.
Ở Lạng Sơn quê tôi có một loại cây mà dân gian gọi là (Thông Tre), chỉ mọc ở núi đá; gọi là Thông Tre vì lá của loại cây này giống lá tre, thân giống cây thông bình thường. Gỗ của loại cây này rất tốt, không mối mọt, vân gỗ cũng đẹp như gỗ Pơmu nhưng sẫm mầu hơn do vậy thường được nhiều đại gia sử dụng để đóng đồ nội thất cao cấp nên Thông tre ở tự nhiên hiện giờ đã hết hoặc chỉ còn những cây nhỏ và rất khó tìm. Xin bác Minh Xuân cho hỏi giống cây đó có phải họ Thông hay không? Có cơ sở nào gây, nhân giống thành công hay chưa? nếu có thì cơ sở đó ở đâu? Xin cảm ơn nhiều.
 

mitcothu

Thành viên tích cực
Hôm nay em mới vào mục này và thật bái phục bác Xuân, nhân tiện bác cho em hỏi đã có cách nào nhân giống được Thủy Tùng (thông nước) hay chưa vì theo em được biết trước đây các nhà khoa học cũng đã nhân giống cây này nhưng chỉ thành công trong phòng thí nghiệm, khi đưa ra thực nghiệm thì thất bại trong khi ngoài tự nhiên, Thủy tùng gần như không tự phát triển cá thể moi?
Dưới đây là bài viết của em về thủy tùng đăng trên báo xuân 2010
http://dddn.com.vn/20100204114428498cat118/khu-rung-co-nhat-the-gioi-tai-viet-nam.htm
 

Minh Xuân

Quản lý
Xin cảm ơn bác Minh Xuân cùng các thành viên khác của diễn đàn đã thảo luận rất nhiệt tình cho chủ đề này, theo dõi chủ đề này đã đem lại cho tôi nhiều kiến thức rất bổ ích.
Ở Lạng Sơn quê tôi có một loại cây mà dân gian gọi là (Thông Tre), chỉ mọc ở núi đá; gọi là Thông Tre vì lá của loại cây này giống lá tre, thân giống cây thông bình thường. Gỗ của loại cây này rất tốt, không mối mọt, vân gỗ cũng đẹp như gỗ Pơmu nhưng sẫm mầu hơn do vậy thường được nhiều đại gia sử dụng để đóng đồ nội thất cao cấp nên Thông tre ở tự nhiên hiện giờ đã hết hoặc chỉ còn những cây nhỏ và rất khó tìm. Xin bác Minh Xuân cho hỏi giống cây đó có phải họ Thông hay không? Có cơ sở nào gây, nhân giống thành công hay chưa? nếu có thì cơ sở đó ở đâu? Xin cảm ơn nhiều.
Thông Tre là Thông (cây lá kim), chi Podocarpus. Ở Lạng Sơn có thể có ở một số núi cao (Mẫu Sơn).
Nhân giống và trồng thông tre không khó, tương tự như Tùng la hán hay Kim giao. Nếu muốn hỏi chỗ làm giống có thể tìm Công ty cổ phần giống lâm nghiệp vùng Đông Bắc, ở đường Trần Quang Khải - Lạng Sơn. Chịu khó tìm địa chỉ trên Internet sẽ thấy.
 

Minh Xuân

Quản lý
Hôm nay em mới vào mục này và thật bái phục bác Xuân, nhân tiện bác cho em hỏi đã có cách nào nhân giống được Thủy Tùng (thông nước) hay chưa vì theo em được biết trước đây các nhà khoa học cũng đã nhân giống cây này nhưng chỉ thành công trong phòng thí nghiệm, khi đưa ra thực nghiệm thì thất bại trong khi ngoài tự nhiên, Thủy tùng gần như không tự phát triển cá thể moi?
Dưới đây là bài viết của em về thủy tùng đăng trên báo xuân 2010
http://dddn.com.vn/20100204114428498cat118/khu-rung-co-nhat-the-gioi-tai-viet-nam.htm
Không có gì. Nhân giống Thủy tùng không khó. Cái khó là lội vào mấy khu đầm lầy Thông nước cổ, ngập đến thắt lưng, cây thì chỉ thỉnh thoảng mới có một cây, già cỗi, không có tái sinh ở Đắc Lắc. Nếu trước đây khu này còn nhiều cây và điều kiện tốt thì khả năng tái sinh của Thủy tùng không kém. Bằng chứng là Thủy tùng trước kia mọc thành rừng. Bây giờ cây ít nên khả năng tạo hạt thấp. Nhân giống bằng cành thì trước hết cần phục tráng giống, tương đối mất công. Địa điểm xa, sâu nên ít ai làm. Nhân giống trong phòng thí nghiệm đối với cây gỗ thì rất khó.
Thủy tùng có thể còn có ở Đắc Nông, khu vực giáp Căm Pu Chia và đã thấy ở Lào. Những chỗ đó rừng còn nhiều hơn ở Việt Nam, khả năng tái sinh vẫn có thể còn.
Trên thế giới (Trung Quốc chẳng hạn) người ta vẫn nhân giống Thủy tùng bình thường. Có điều cây của họ đã nuôi trồng lâu (không phải hoặc không rõ là rừng tự nhiên) nên dễ nhân hơn từ hạt hoặc từ cành.
 

demonsworld299

Thành viên mới
Sách này soạn ra để phát không chứ không bán:). Đây là sách dùng cho công tác khuyến lâm, dùng cho cán bộ chuyên ngành lâm nghiệp. Theo đường link trên (http://www.edinburgh.ceh.ac.uk/tropical/fullmanvn.pdf) các bạn download về, rồi in ra là thành quyển sách hoàn chỉnh, đi tìm mua ở đâu cho mệt. Tên sách ghi rõ ràng ở trong đó.
Bác Minh Xuân ơi, cháu vô link bác gửi để download sách của bác mà ko được, bác có thể sửa lại link hoặc mail cho cháu được không ạ!? cháu mới chơi cây, còn cần học hỏi nhiều ở các bác, các chú đi trước nhiều. cháu cảm ơn bác trước nha!!!
Mail của cháu là demonsworld299@gmail.com
Nguyễn Bình Thường
 

Minh Xuân

Quản lý
Bác Minh Xuân ơi, cháu vô link bác gửi để download sách của bác mà ko được, bác có thể sửa lại link hoặc mail cho cháu được không ạ!? cháu mới chơi cây, còn cần học hỏi nhiều ở các bác, các chú đi trước nhiều. cháu cảm ơn bác trước nha!!!
Mail của cháu là demonsworld299@gmail.com
Nguyễn Bình Thường
Quyển nhân giống này rất hay và có giá trị thực tế. Tiếc là link trên die rồi. Tôi sẽ gửi cho bạn qua e-mail. Nhưng không biết ban quản trị diễn đàn có chỗ nào để cho upload pdf file không? Cho vào mục thư viện chẳng hạn.
 

trinhnhulam

Thành viên mới
Trước hết xim cảm ơn bác Minh Xuân đã nêu ra một vấn đề rất hay và bổ ích! tôi nghĩ rằng mục đích của chúng tâ lên đây không chỉ tranh luận mà còn nêu ra những ý kiến, kinh nghiệm hay của từng cá nhân để từ đó anh em tham khảo và học hỏi lẫn nhau, em nói thế có dúng k các bác?..... từ đầu tới giờ đẫ nhiều người đưa ra ya kiến nhưng em thếy không hiểu lý do gi mà tới giờ bác Minh Xuân vẫn chưa gải quyết các vấn đề mà bác đã đặt ra" Xin đóng góp với các bạn một số hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân về tìm giống, nhân giống và nuôi trồng cây lá kim Việt Nam." vì thế em mạo muội đề nghị bác phổ biến cho anh em ít kinh nghiệm mà bác đã dày công nghiên cứu! em nói có gi chưa phải mong bác MInh Xuân và anh em lượng thứ.
 

Minh Xuân

Quản lý
Trước hết xim cảm ơn bác Minh Xuân đã nêu ra một vấn đề rất hay và bổ ích! tôi nghĩ rằng mục đích của chúng tâ lên đây không chỉ tranh luận mà còn nêu ra những ý kiến, kinh nghiệm hay của từng cá nhân để từ đó anh em tham khảo và học hỏi lẫn nhau, em nói thế có dúng k các bác?..... từ đầu tới giờ đẫ nhiều người đưa ra ya kiến nhưng em thếy không hiểu lý do gi mà tới giờ bác Minh Xuân vẫn chưa gải quyết các vấn đề mà bác đã đặt ra" Xin đóng góp với các bạn một số hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân về tìm giống, nhân giống và nuôi trồng cây lá kim Việt Nam." vì thế em mạo muội đề nghị bác phổ biến cho anh em ít kinh nghiệm mà bác đã dày công nghiên cứu! em nói có gi chưa phải mong bác MInh Xuân và anh em lượng thứ.
Cảm ơn ý kiến của bạn. Tôi hiểu bức xúc của nhiều người khi không biết phải bắt đầu từ đâu.
Việc chơi cây lá kim rừng là cả một quá trình nhận thức. Nếu các bạn thực sự chịu khó học hỏi và dám làm thì mới có thành công. Những vấn đề đưa ra phần nào đã trình bày rất nhiều trong các bài viết ở trên, nếu bạn nào có mong muốn thực sự thì sẽ tìm được những thông tin bổ ích.
Về tìm giống: trước hết không phải là đi mua giống mà phải nghĩ kỹ bạn định trồng cây gì. Cây đó có đáng trồng không? Cây đó liệu có phù hợp với điều kiện nuôi trồng của bạn không? Nếu bạn tin là bạn muốn thử trồng thì hãy tìm những địa chỉ cung cấp cây giống (cây rừng) ở gần nơi của bạn, gọi đến hỏi họ xem họ có giống hoặc có thể làm giống được không. Thời buổi thông tin bây giờ cứ lên mạng đánh "Công ty Giống lâm nghiệp" thì thế nào cũng ra rất nhiều địa chỉ. Còn nếu bạn muốn vào rừng lấy cây thì càng phải nghĩ nhiều hơn nữa: bạn có biết trong rừng còn lại bao nhiêu cây không? Bạn có đủ khả năng nhân giống từ cành không (vì hiển nhiên không thể đào cả cây được)? Tất cả những thông tin này đều đã có cho từng loài trong các bài viết của chủ đề.
Về nhân giống: Việc này khỏi nói vì tôi đã dẫn nguyên 1 quyển sách về nhân giống.
Về nuôi trồng: Trồng cây lá kim không khác gì trồng những cây thế khác.
 

yar

Thành viên mới
cháu cũng xin bác MinhXuan gửi một bản tài liệu qua email của cháu để cháu upload lên trang mới tiện chia sẽ cho những người chưa download được,email của cháu là o0bombi0o@yahoo.com,cảm ơn bác.
 

anhchuong.guitarbass

Thành viên tích cực
Nãy giờ tôi toàn thấy các bác hỏi như đố nhau về hình dáng và tên của các loài Thông nhiều hơn là việc nghe bác Minh Xuân truyền đạt kinh nghiêm. theo toi thì nói tóm lại tôi cung như anh Vinh muốn hỏi Bác xem cách bứng cây thông và chăm sóc như thế nào. và cả cây dương nữa nói chung là loài cây thuộc lá kim., rất mong Bác Minh Xuân vui lòng giúp đỡ. đây là vấn đề cốt lõi của bài viết. rất chân thành cảm ơn bác.
 

Minh Xuân

Quản lý
Bứng cây thì cứ lấy xẻng cuốc vào rừng mà đào:). Trong diễn đàn đã có mấy chủ đề về việc này, cần gì bàn ở đây.
Vấn đề ở đây là đi đâu mà đào cây và đào cây gì? Không nhận được mặt cây, không biết chỗ thì đào cái gì? Nhiều loài cây lá kim trong tự nhiên số lượng đếm được trên đầu ngón tay, ai cho phép đào mà đào. Nếu muốn chơi thì phải học nhân giống trước chứ không phải bứng cây.
 
Top