Vẻ đẹp của Bonsai.

culanluasg

Super Moderator
Một vài kiểu thân xấu:
-Thân cong như cánh cung.
-Thân uốn lượn dích dắc đều đặn.
-Thân uốn lượn như lò xo.
-Thân có bộ gốc bị teo nhỏ.
-Thân hình ống thuôn đều…..
Chào anh Thái Văn Thiện trước hết xin cảm ơn anh về những điều đã chia sẻ với anh em
- ý nữa có điều xin hỏi anh ,tại sao theo anh những loại thân như trên lại bị xem là xấu ,xấu theo cảm quan ??? về hình thái ,hay xấu là theo nội dung thể hiện hay là vì lý do gì hay chỉ là do sách vở đời trước quy chuẩn là xấu và những cái được coi là xấu này có thể cải tạo không ??? bằng cách nào hay phải tuyệt đối tránh xa ??? và vì sao lại phải tránh xa
- và có khi nào trong thời gian tới những kiểu trên lại có thể được xem là phá cách là hiện đại chăng ???
 

centimet

Quản lý mới
hihi...hôm nay Cent em mới sang đây học tập tiếp , bắt gặp bài của các tiên sinh....thú vị và bao đều học hỏi
Cent em sẻ nghiên cứu thêm!

chân thành
Centimet
 

centimet

Quản lý mới
Trước tiên,xin được cám ơn a Thiện rất nhiều cho những chia xẻ quý báu !

Trở lại vấn đề chính,với hình ảnh mà Cent demo,theo cảm nhân riêng e thì thấy Cent đã cố gượng ép cây theo mong muốn cá nhân mình. Một cái thân nối gần như hướng lên đột ngột từ một thân chính đổ gục thẳng xuống,đã làm cho người xem có cảm giác bất bình thường sao đó.

Thêm nữa,ngay bên dưới thân nối đột ngột hướng lên, là một bộ tàn với đầy đủ ngọn - như là một cây riêng biệt - kết hợp với một ngọn chính hướng thẳng lên như ngọn Thông. Điều này làm cho bố cục tổng thể có cảm giác không thống nhất,hài hoà,bổ sung cùng nhau trong một tác phẩm - điều rất nên tránh .

Đó là chưa kể đến với việc thiết kế như Cent,khi hoàn thiện và nếu không thật sự đủ giỏi,thì tác phẩm sẽ tạo cho người xem cảm giác như bị cắt ra từng đoạn,do sự che khuất giữa các đoạn thân lẫn nhau.

Theo thiển ý riêng của e,ngay đoạn bắt đầù nuôi nối thân từ đoạn thân đổ thẳng xuống,chỉ cần một cái co gập-lắc léo rồi đưa thân nối hướng lơi ngang dần và ra xa thân chính một chút - như a Thiện đã nói - rồi thiết kế một ngọn,một cành phóng nhẹ theo hướng thân. Đơn giản,dễ xây dựng,dành công sức và thời gian cho việc chăm chút thật kỹ chi tiết cành. Tác phẩm nhẹ nhàng,đồng nhất và tự nhiên,cũng như không thể xấu.

Mỗi tác phẩm thực thụ thì đều có vẻ đẹp riêng của nó,nếu biết khai thác tối đa khả năng tiềm ẩn vốn có trong nó. Và vẻ đẹp riêng đó là vô cùng hữu ích !

Ít ý riêng chia xẻ,mong a Thiện chỉnh sửa và bổ sung thêm giúp,cám ơn a !
Cent em sẻ cố gẳng thể hiện dc ý tưởng của Xích ka...vi vọng sẻ cảm giác tuyệt vời.

thanks Xích ka..@};-
cung kính
centimet
 

e-bonsai

Thành viên tích cực

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
Qua những chia xẻ từ a,dù chỉ mới gói gọn trong 02 bài viết.Xích e tìm thấy không chỉ những hình ảnh về Bonsai,mà còn là hình ảnh lớn hơn - Bonsai trong đời sống của một người thực sự đam mê nó.

Việc xưng hô "Thầy" của Xích chỉ nhằm bày tỏ sự tôn trọng đến a,cho những đóng góp nhất định về lãnh vực Bonsai,mà a đã và đang làm. :D

Chúc a luôn vui-khoẻ !
==================================


Không biết lý giải ra sao,nhưng Xích thích quá 02 cjpg[/urlây trên. Thích nhất là cây số 01.
http://farm8.staticflickr.com/7358/9416001698_85c6e283a6_z.jpg
http://farm8.staticflickr.com/7379/9416002426_5148a5b2bd_z.jpg

cây số 1 rất ấn tượng dù nó không tuân thủ theo 1 tỷ lệ cây và chậu.... Cây số 2,3,4 là vật chứng. Theo Mình hiểu ý của anh Thiện có phải là muốn gửi gấm cho người xem thấy được điều anh Thiện đả nói :
Theo em hiểu là vậy không biết có sai lệch, thiếu sót điều gì mong anh Thiện và anh 2 Nhơn chỉ dẫn tiếp. Xin chân thành cảm ơn 2Anh đả làm điều hữu ích cho DĐCC, và rất nhiều anh chi em đang xin được tiếp tục học hỏi ạ.
 

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
Gửi các bạn xem vài ảnh và thử xem các phong cách có gì khác không?










cây số 1 rất ấn tượng dù nó không tuân thủ theo 1 tỷ lệ cây và chậu mà tác giả biết phá cách độc đáo nhưng vẫn hài hòa tổng thể.... Cây số 2,3,4 là vật chứng. Theo em hiểu ý của anh Thiện có phải là muốn gửi gấm cho người xem thấy được điều anh Thiện đả nói :
Trích từ trang 1 bài của anh Thiện

"Cũng thật là khó, khi nêu lên chi tiết này với những người chưa thật sự cảm nhận về sự tinh tế của mối tương hợp giữa cây và chậu!

Trên đây, mới chỉ là một số vấn đề rất khái quát về vẻ đẹp của Bonsai, chưa thực sự đi sâu vào chi tiết cụ thể.

Nhưng hiểu rõ được các tính chất và các mối quan hệ giữa cây và chậu, cũng giúp cho người chơi bớt đi phần nào sự sai lệch trong cách nhìn, cách đánh giá, bớt đi những tranh luận chệch hướng về cái đẹp của Bonsai.

Tôi muốn nhấn mạnh điều này: trong một tác phẩm Bonsai thì tất cả các yếu tố - Gốc - Thân - Cành - Lá - Chậu và Sự trình bày đều có giá trị nhất định để góp phần xây dựng nên vẻ đẹp chung của tác phẩm.
Khi đánh giá, cần có cái nhìn toàn diện về các yếu tố để làm cơ sở."

Theo em hiểu là vậy không biết có sai lệch, thiếu sót điều gì mong anh Thiện và anh 2 Nhơn chỉ dẫn tiếp. Xin chân thành cảm ơn 2Anh đả làm điều hữu ích cho DĐCC, và rất nhiều anh chi em đang xin được tiếp tục học hỏi ạ.
 

thaivanthien

Thành Viên Danh Dự
Chào anh Thái Văn Thiện trước hết xin cảm ơn anh về những điều đã chia sẻ với anh em
- ý nữa có điều xin hỏi anh ,tại sao theo anh những loại thân như trên lại bị xem là xấu ,xấu theo cảm quan ??? về hình thái ,hay xấu là theo nội dung thể hiện hay là vì lý do gì hay chỉ là do sách vở đời trước quy chuẩn là xấu và những cái được coi là xấu này có thể cải tạo không ??? bằng cách nào hay phải tuyệt đối tránh xa ??? và vì sao lại phải tránh xa
- và có khi nào trong thời gian tới những kiểu trên lại có thể được xem là phá cách là hiện đại chăng ???
Chào bạn culanluasg!
Những cây có hình ảnh như lò xo, dích dắc đều, uốn cong đều như hình chử C là xấu về hình thái, về cảm quan chứ chẳng phải do nội dung hay là do đời trước quy định gì cả. Hình ảnh đó trông khiên cưỡng, tính nhân tạo lộ rõ thế thôi.
Còn thân có gốc bị teo nhỏ, hình thuôn đều cảm giác cổ thụ như là không có, chỉ không đẹp mắt.

Theo thời gian bạn có thể cải tạo cái hình ảnh xấu đó được chứ, nếu bạn thật kiên trì trong việc nuôi trồng và biết cách xữ lý tạo hình cái thân xấu đó.
Chẳng cần phải tránh xa, hay tuyệt đối tránh xa làm gì, hãy cảm nhận thật tốt tính cổ thụ và tính tự nhiên của cây để giải quyết vấn đề của bạn.
Và ý sau cùng thì tôi có thể mạnh dạn mà nói với bạn rằng, những kiểu thân xấu như trên mà về sau này được coi là phá cách, là hiện đại thì cái đẹp của Bonsai sẽ bị xóa sổ!!!!
Chúc bạn vui và có nhiều tác phẩm đẹp!

Nhân tiện đề tài này, mình gởi tới 1 cây tương tự được thiên nhiên nối ngọn sẵn để có thêm 1 phương án sinh động mọi người tham khảo. Cảm ơn.


Chào bạn e- bonsai!
Cám ơn bạn có quan tâm đến vấn đề cái đẹp của thân.
Thú thật với bạn, nhìn tới nhìn lui cái hình bạn gửi lên tôi chẳng phân biệt nỗi đâu là gốc đâu là ngọn, chẳng rõ thiên nhiên nối ngọn sẵn ở chổ nào, hình ảnh của một thân cây không rõ ràng, làm sao mà chọn ra được phương án thật sinh động, để cùng nhau trao đổi!!!
Chúc vui.


Chào bsvuhongbvdkhb!
Cám ơn anh đã quan tâm nhiều đến nội dung cái đẹp của Bonsai.
Khi nào hiểu rõ hết được các mối quan hệ của các chi tiết trong một tổng thể, lúc đó ta sẽ có những nhận định và đánh giá đúng đắn về cái đẹp của tác phẩm, sẽ không có cái nhìn phiến diện trong việc cảm thụ và đánh giá.
Chúc anh có nhiều niềm vui trong việc sáng tạo Bonsai.
 

thaivanthien

Thành Viên Danh Dự
Vẻ đẹp của bộ cành.

Bộ cành là bộ phận trên cây thể hiện rõ nét nhất dấu ấn của mỗi nghệ nhân về sự cảm nhận, về sự khéo léo và trình độ tay nghề. Sự tinh tế, hay là sự khô cứng của hình ảnh bộ cành được thể hiện tùy vào sự cảm thụ riêng, đây chính là kinh nghiệm thẩm mỹ tự thân, rất khó lý giải.

Bố cục, hình ảnh của bộ cành được thiết kế hợp lý với dáng cây sẽ tạo nên phong thái đặc trưng cho cây.

Vấn đề quan trọng trước khi bắt tay vào việc thiết kế bộ cành, chính là sự cảm nhận tốt về hình ảnh, tính chất và phong cách của cây.
Khi xác định rõ điều này, thì việc thiết kế bộ cành sẽ tương đối dễ dàng.
Ấn tượng về vẻ đẹp của cây phần nào phụ thuộc vào việc thiết kế bộ cành có hợp lý hay không.

Việc xây dựng bộ cành là một vấn đề mà các nghệ nhân thường hay tranh luận và hay có những quan điểm trái chiều nhau.

Nhưng dù muốn phát triển bộ cành theo cách nào đi chăng nữa, thì cũng cần phải có những am hiểu nhất định về quy luật phát triển của bộ cành trong thiên nhiên, về cái tính “tự nhiên” trong nghệ thuật (tính thẩm mỹ), để từ đó xây dựng bộ cành cho thật hài hòa và hợp lý.

Điều quan trọng là khi xây dựng bộ cành, cần chú ý đến hình ảnh mà bộ cành biểu đạt, cùng với tính chất của nó phải thật đúng và gần gũi với thế giới tự nhiên, tránh bị xa rời thực tế.

Những sai lầm trong thiết kế bộ cành, thường là do sự cảm nhận chưa tốt về hình khối không gian, đường nét, hình thể..., hoặc là do quá lạm dụng kỹ thuật cá nhân, phô diễn thái quá, dẫn tới hình ảnh, cấu trúc bộ cành thể hiện bất hợp lý và phi tự nhiên.

Một bộ cành đẹp là bộ cành phải thỏa mãn quy luật thẩm mỹ và cũng phù hợp với quy luật tự nhiên.

Vấn đề cần quan tâm ở bộ cành:
-Bộ cành cũng phải thể hiện tính chất cổ thụ.
-Bố cục của bộ cành hợp quy luật tự nhiên, cũng như hợp quy luậtthẩm mỹ.
-Tránh sự nhân tạo thái quá trong nghệ thuật tạo tác.
-Luôn chú ý hình ảnh của bộ cành trong tổng thể được biểu đạt như thế nào?

Xét về tính cổ thụ:

Quan sát ngoài tự nhiên, khi cây già đi, chiều cao cây sẽ không vươn lên cao nữa. Ngọn cây hơi tròn đầu. Các cành thường có xu hướng dài ra, phương của cành thường nằm ngang hoặc hơi nghiêng xuống thấp.

Do đó, khi thiết kế hình ảnh: bộ cành vươn ra, nằm ngang hay hơi nghiêng xuống, tạo cảm giác là cây rất già, dù tuổi thực tế của cây còn rất non. Cảm giác cổ thụ ở đây là cổ thụ của nghệ thuật.
Bộ cành có góc cành hoặc chi tiết cành có xu hướng vươn lên, tạo cảm giác là cây còn non trẻ, mặc dù tuổi thực tế là cây rất già.

Xét về tính tự nhiên:

Trong tự nhiên, do mọc trên các địa hình khác nhau, do tác động của các yếu tố như ánh sáng, áp lực của gió, mặt nước, vật cản… mà cấu trúc, hình ảnh của tán cây có sự sai khác trong từng điều kiện cụ thể. Cần có những quan sát và cảm nhận tinh tế về những vấn đề này, mới thể hiện đúng tính chất của cây khi thiết kế.

Bộ cành ở ngoài tự nhiên thường phát triển rất tự do, các cành có thể mọc rất lộn xộn, không theo một trật tự nào cả. Vị trí, số lượng, khoảng cách, chi tiết của cành là rất ngẫu nhiên.

Nhưng bộ cành ở Bonsai khi thiết kế, cần có sự chắt lọc và chọn lựa vừa đủ để biểu đạt, chứ không phải là coppy nguyên bản các hình ảnh đó của tự nhiên.

Tính “tự nhiên” thể hiện ở bộ cành là sự thuận nhiên trong thiết kế, chứ không phải là một bộ cành thuần nhiên.

Vì tác phẩm Bonsai được quan sát rất gần, cho nên bộ cành cần được thiết kế đơn giản và hợp lý, tránh sự rườm rà, rối rắm, giúp cho người xem cảm nhận vẻ đẹp tốt hơn.

Cách thiết kế cơ bản một bộ cành:

Bộ cành được quan sát và cảm nhận ở không gian ba chiều, do đó khi thiết kế cần quan tâm ở 3 chiều: trái-phải, trên-dưới, trước-sau.

Cành thứ nhất có thể mọc hướng về phía trái hay phải so với thân cây, điều này phụ thuộc vào hướng lượn của dáng thân trong không gian. Theo quy luật tự nhiên nó sẽ là cành lớn nhất.

Cành thứ hai mọc theo hướng ngược lại so với cành thứ nhất, để tạo thế quân bằng, tạo nét đối trọng trong bố cục của tán cây.

Cành thứ ba mọc hướng ra phía sau, cành này sẽ tạo ra chiều sâu cho tán cây.

Các cành khác phía trên sẽ tiếp tục sắp xếp luân phiên, xen kẻ lên đến ngọn. Càng lên đến ngọn cành càng nhỏ dần về kích thước, và khoảng cách của các cành cũng được xếp lại gần hơn.

Nhìn chung, về bố cục bộ cành được sắp xếp theo khối tam diện, các cành được bố trí theo đường xoáy trôn ốc từ gốc lên ngọn, và hướng ra các phía của không gian khác nhau.

Việc sắp xếp bộ cành như thế nhằm giải quyết việc thiết kế hình khối của tán cây một cách hợp lý và gần gũi với tự nhiên.

Nếu xét về không gian của khối tán cây, thì các cành sẽ không che chắn lẫn nhau trong trường nhìn (phương ngang), cũng như việc các cành sẽ không che chắn ánh sáng lẫn nhau trong không gian (phương dọc), giúp cho từng tán lá đều quang hợp tốt, không có sự cạnh tranh lẫn nhau.

Bộ cành được sắp đặt như thế, chẳng những hợp quy luật thẩm mỹ mà còn hợp quy luật tự nhiên trong sự phát triển của cây.

Khi thiết kế bộ cành nên chú ý các quy ước thẩm mỹ sau:

-Cành không nên mọc đối xứng nhau qua trục thân.
-Cành dưới thấp không nên mọc hướng ra phía trước, làm hạn chế tầm nhìn.
-Cành không nên mọc vòng qua thân chính (mượn cành).
-Cành không nên mọc ở chổ lõm của thân ( cành mọc âm).
-Các cành không nên che chắn ánh sáng lẫn nhau, cũng như che chắn nhau trong trường nhìn.
-Bộ cành cũng không nên để quá nhiều sẽ gây ra cảm giác rườm rà, nhưng cũng không nên để quá ít sẽ gây ra cảm giác trơ trọi.

Những cành xấu, cành lỗi nếu không có khả năng sửa chửa được, thì nên loại bỏ sớm, không nên giữ lại. Nếu không dám cắt bỏ những cành sai, cành không hợp lý thì khó mà có một tác phẩm Bonsai đẹp.

Gửi vài hình ảnh cho các bạn cảm nhận về cách thể hiện bộ cành qua từng tác giả.









 

trungduart

Administrator
Với góc nhìn của em, hình số 3 là cây đẹp nhất, nhưng nếu vài năm nữa cây này sẽ là cây rất đẹp.

 

vincentvo1975

Thành viên tích cực
cảm ơn anh Thiện đã viết một bài rất chi tiết về vẽ đẹp cuả bộ cành

trong những ý niệm về cách nhìn của anh, nên là sao cho có được một bộ cành đẹp thì em hoàng toàn đồng ý với anh là
chúng ta làm sao cho cái cây của chúng nhìn thuận nhiên chứ không phải thuần nhiên câu này em rất thích

thuận nhiên ở đây em nghỉ là có tác động cuả con người nhưng thuận theo tự nhiên không đi ngược lại với tự nhiên

còn thuần nhiên có nghỉa là thuần tí là tư nhiên không có sự tá động cuả con người , không biết em hiểu như vậy có đúng không ạ?

và có một vấn đề mà em cảm thấy chưa rỏ lấm mong anh giải thích thêm

trong bài viết anh có đề cập đến những cành sai

ở chổ này em thực sự chưa hiểu được ý của anh tại sao lại gọi là cành sai ? mà như thế naò thì gọi là sai ?

nếu có sai thì phải có đúng , vậy anh có thể chỉ ra cho mõi người biết những cành mọc như thế naò là sai và như thế naò là đúng không ạ

như phần ở trên anh có đề nghị nên lấy một số vị trí cành như là, phải trái. trước sao, trên dưới và tỉ lệ dưới lớn, trên nhỏ thì thuận nhiên hơn và cũng tạo ra cái nhìn đẹp hơn cho cây về mặt mỹ thuật

ở phần này anh chỉ đề nghị là nên hay không nên chứ không có xác định là đúng hy không đúng , em hoàng toàn đồng ý

nhưng đọc đến phần sao thì anh lại xác định là những cành sai cho nên giửa 2 cái này em thấy có chúc mâu thuẩn với nhau

nếu được xin anh giải thích thêm là nếu như có sự hiện hữu cuả đúng và sai ở đây thì mình sẽ dựa vaò cái gì để xác định là cành đó sai hay đúng ?

theo như cảm nhận cá nhân của em thì sẽ không có sự đúng sai ở đây .
mà chỉ có thể nó́i là khi chúng ta định hình cho cái cây cuả mình thì chúng ta cần lựa chọn, sàn lọc và nên giử lại những cành naò nằm ở những vị trí mà chúng ta cảm thấy nó thuận với tự nhiên mà không làm mất đi vẽ đẹp về mặt thẩm mỹ cuả cây là được

chứ nói theo kiểu cành âm là sai , cành trên to hơn cành dưới là sai thì em cho là không có sự thiết phục .vì em đã thấy có rất nhiều tác phẩm đã sử dụng cành âm và cành trên to hơn cành dưới mà những tác phẩm đó vẫn đẹp như thường . thâm trí ngoài thiên nhiên cũng không thiếu những chủng cây có lối mọc như trên

đây là những thắc mắt và ý kiến cá nhân cuả em . hy vọng là sẽ được anh giải thích cặng kẻ hơn ,hầu có thể nấm vững được phần cơ bản trong việc nhận thưć thế naò là một bộ cành đẹp

xin cảm ơn anh rất nhiều
 

thaivanthien

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Re: Vẻ đẹp của Bonsai.

cảm ơn anh Thiện đã viết một bài rất chi tiết về vẽ đẹp cuả bộ cành

trong những ý niệm về cách nhìn của anh, nên là sao cho có được một bộ cành đẹp thì em hoàng toàn đồng ý với anh là
chúng ta làm sao cho cái cây của chúng nhìn thuận nhiên chứ không phải thuần nhiên câu này em rất thích

thuận nhiên ở đây em nghỉ là có tác động cuả con người nhưng thuận theo tự nhiên không đi ngược lại với tự nhiên

còn thuần nhiên có nghỉa là thuần tí là tư nhiên không có sự tá động cuả con người , không biết em hiểu như vậy có đúng không ạ?

và có một vấn đề mà em cảm thấy chưa rỏ lấm mong anh giải thích thêm

trong bài viết anh có đề cập đến những cành sai

ở chổ này em thực sự chưa hiểu được ý của anh tại sao lại gọi là cành sai ? mà như thế naò thì gọi là sai ?

nếu có sai thì phải có đúng , vậy anh có thể chỉ ra cho mõi người biết những cành mọc như thế naò là sai và như thế naò là đúng không ạ

như phần ở trên anh có đề nghị nên lấy một số vị trí cành như là, phải trái. trước sao, trên dưới và tỉ lệ dưới lớn, trên nhỏ thì thuận nhiên hơn và cũng tạo ra cái nhìn đẹp hơn cho cây về mặt mỹ thuật

ở phần này anh chỉ đề nghị là nên hay không nên chứ không có xác định là đúng hy không đúng , em hoàng toàn đồng ý

nhưng đọc đến phần sao thì anh lại xác định là những cành sai cho nên giửa 2 cái này em thấy có chúc mâu thuẩn với nhau

nếu được xin anh giải thích thêm là nếu như có sự hiện hữu cuả đúng và sai ở đây thì mình sẽ dựa vaò cái gì để xác định là cành đó sai hay đúng ?

theo như cảm nhận cá nhân của em thì sẽ không có sự đúng sai ở đây .
mà chỉ có thể nó́i là khi chúng ta định hình cho cái cây cuả mình thì chúng ta cần lựa chọn, sàn lọc và nên giử lại những cành naò nằm ở những vị trí mà chúng ta cảm thấy nó thuận với tự nhiên mà không làm mất đi vẽ đẹp về mặt thẩm mỹ cuả cây là được

chứ nói theo kiểu cành âm là sai , cành trên to hơn cành dưới là sai thì em cho là không có sự thiết phục .vì em đã thấy có rất nhiều tác phẩm đã sử dụng cành âm và cành trên to hơn cành dưới mà những tác phẩm đó vẫn đẹp như thường . thâm trí ngoài thiên nhiên cũng không thiếu những chủng cây có lối mọc như trên

đây là những thắc mắt và ý kiến cá nhân cuả em . hy vọng là sẽ được anh giải thích cặng kẻ hơn ,hầu có thể nấm vững được phần cơ bản trong việc nhận thưć thế naò là một bộ cành đẹp

xin cảm ơn anh rất nhiều
Cám ơn bạn vincentvo đã có những trao đổi rất thú vị.

Mình trả lời một số ý của bạn thế này:
- Cành đúng, sai ở đây là xét về mặt thẩm mỹ thôi, chứ thiên nhiên là phát triển tự do không theo một khuôn khổ nào hết.
Nhiệm vụ của người tạo hình là biết giữ lại cành nào và loại bỏ cành nào, dựa vào sự phân tích và nhận định không gian của khối tán cây sẽ biểu đạt như thế nào?

Cành mà gọi là đúng thực ra cũng là dựa vào sự chọn lựa hợp lý, vừa đủ, xét về mặt thẩm mỹ, để thể hiện khối, không gian, của tán cây như trong tự nhiên. Chứ tự nhiên làm gì có các ước lệ đó, thiên nhiên không có đúng hay sai!

Trên tán cây nếu cứ để cành phát triển tự nhiên quá, những cành như mọc đan cài, mọc chụm tại một vị trí, cành mọc song song cùng phương rất gần nhau, cành thừa, cành rối, cành vượt..... là những cành bất hợp lý, mà mình gọi là cành sai ( có lẽ gọi là sai thì không chính xác, dễ hiểu nhầm! hay là mình gọi là cành lỗi vậy).

Gần đây quan sát thực tế trên một số cây của nhiều người, mình nhìn thấy rất nhiều cây xuất hiện lối để cành tự do,thoải mái như thế, chỉ e rằng có người lại cho rằng đó mới là tự nhiên, là đẹp thì sẽ không biết sẽ như thế nào nữa!!!

Còn cành âm (ngoài tự nhiên cành âm là chuyện rất bình thường, không ai buộc nó cả), còn ở trong Bonsai tùy vào trường hợp mà xét.

Nhiều cây có cành âm thì hình ảnh của nó không có gì là xấu, mà lại hợp lý. Theo mình hãy thử đặt câu hỏi ngược lại, nếu không có cành đó, thì khối không gian của bộ cành cây đó sẽ như thế nào?
Nếu phân tích sâu hơn nữa sẽ thấy, những cành âm hợp lý đó thường ở trên những cây mà đường nét thân có xu thế chung là cong mềm về một hướng, do đó cành âm lúc này rất phù hợp (xét trên khía cạnh thẩm mỹ).

Nếu là một cây có trục thẳng, hoặc hơi nghiêng, trên thân có một vài đường cong đẹp, mà vị trí này lại để một cành mọc ra, nó sẽ làm cho đường cong đó bị hẹp lại, bị chia hai nhìn rất khó chịu! không đẹp mắt thế thôi.

Còn trường hợp có khi cành trên lớn hơn cành dưới là có. Nhưng đó là trường hợp mà cây có xu hướng động mạnh về phía đó, cho nên hướng đó cành phát triển mạnh, chứ một cây phát triển cân bằng mà kích thước cành như thế là không ổn, không hợp tự nhiên cũng như quy ước thẩm mỹ.

Cây trồng trong chậu thường xuất hiện lỗi này, do ưu thế ngọn, cho nên cành dưới thường chậm phát triển và mất ưu thế so với các cành non ở trên.

Ràng buộc này còn là một phần minh chứng cho trình độ tay nghề kỹ thuật của nghệ nhân! Chứ không phải xếp đặt đủ bộ cành cho tán cây là được rồi!
Theo thời gian, càng chăm sóc tốt cành trên càng lớn, và cành dưới lụi tàn dần!
Theo tôi, nếu không hiểu rõ về kỹ thuật nuôi trồng, sinh lý cây nuôi trồng trong chậu, thì chuyện ràng buộc cành dưới lớn hơn cành trên là chuyện làm khó cho nghệ nhân, theo tôi giá trị (kinh tế, thẩm mỹ) của một bonsai còn phụ thuộc vào yếu tố này rất lớn!

Chúc bạn vui vẻ. Thân!
 

honolulu

Thành viên
Chào anh Thiện. Em rất thích cây dáng thác đổ, rất vui nếu được Anh chia sẻ vài hình ảnh minh họa cây dáng thác đổ có rễ đẹp, thân đẹp. Cảm ơn Anh rất nhiều.
 

thaivanthien

Thành Viên Danh Dự
(tiếp theo)

Một cành đẹp hình ảnh của nó gần như một cây đẹp.


Một cành đẹp cần phải có trục cành chính, cành phụ thứ cấp, mạng xương cành dày, nhiều chi tiết, các đốt cành khúc khuỷu tự nhiên. Điều quan trọng, là hình ảnh của các cấp độ cành đó được nhìn thấy và cảm thụ tốt trong không gian của tán cây, khi quan sát từ trường nhìn.

Để đạt được điều đó, nên thiết kế sao cho hình ảnh của bộ cành thể hiện được tính chất ba chiều trong tầm nhìn, cũng phải có trước-sau, trên-dưới, trái-phải, xa-gần, ẩn hiện…

Đa số bộ cành cây của chúng ta thường thấy mắc lỗi là hình ảnh của nó cứng nhắc, khô khan, không tự nhiên.
Nếu quan sát kỹ từ trường nhìn chính diện, chỉ thấy tán lá được cắt sửa hợp thành một phiến mỏng, phẳng, một khối dày đặc, các chi tiết của các cấp độ cành không phô diễn rõ ràng trong không gian. Tính chất không gian ba chiều trong một cành thể hiện không được rõ(giống như tán lá của cây thế).

Sự cảm nhận về không gian của tán lá trông như là chỉ có một lớp, do đó nó sẽ làm cho người xem không cảm nhận được cái phối cảnh trước sau, xa gần, trên dưới...

Mặc dù chi tiết bên trong cành cũng được tỉa tót rất công phu, nhưng vì không gian của tán lá chỉ có một lớp, không có nhịp điệu, không có tiết tấu... dẫn tới cảm giác tán lá trông rất là... không tự nhiên!

Không gian của từng tán lá nên được xây dựng thành nhiều lớp, có nhịp điệu, ở cả ba chiều. Nếu giải quyết tốt điều này thì không gian của cành, chi tiết của cành sẽ được cảm nhận tốt về mặt hình khối và sẽ gần gũi với tự nhiên hơn.

Thêm điều nữa, hình dạng của từng tán lá trên cây được cắt tỉa gần như theo một khuôn dạng giống nhau (cứ tròn tròn, đều đều), mà cái hình ảnh giống nhau cứ đều đều lập lại trên một tác phẩm dể đưa tới cảm giác đơn điệu nhàm chán và như là không tự nhiên! tính nhân tạo lộ ra quá rõ.

Nên tránh xây dựng cái hình ảnh những cành cây giống nhau như thế! Hãy xây dựng hình ảnh của mỗi cành là riêng biệt, độc nhất, nhưng hài hòa với tổng thể.

Bên cạnh đó, sự phân chia khoảng cách giữa các cành từ dưới lên trên của cây, được phân bổ đều đều, nhìn như gần như bằng nhau...thì cảm giác nhân tạo, xa rời tự nhiên lại càng hiển hiện!

Khi thiết kế nên lưu ý các cành bên dưới có khoảng cách rộng, càng lên cao đến ngọn khoảng cách của cành càng nhỏ dần, như thế sẽ hợp tự nhiên hơn.

Nếu khoảng cách của hai cành là quá lớn, nên hạ góc cành trên xuống, hoặc tách tán, phân bổ các nhánh rời ra không cùng mặt phẳng, để xữ lý không gian, và cũng chính những chi tiết này làm cho tính chất khối, không gian, nhịp điệu của tán cây thể hiện rõ ràng hơn.

Góc của cành cũng ảnh hưởng đến sự cảm nhận tính chất của cây rất rõ, cần chú ý đến vấn đề này.

Góc cành vươn lên tạo cảm giác cây còn trẻ, mạnh mẽ, vươn lên.
Góc cành nằm ngang, hoặc hơi thấp xuống tạo cảm giác là cây đã già.

Một số cây hiện nay khi quan sát chúng ta thấy rằng, có nhiều cây cứ hạ góc cành xuống thấp một cách vô tư, thái quá, mà không cần biết là nó có phù hợp với tính chất của cây hay không! có lẽ muốn thể hiện là cây già chăng?
Nếu để tâm quan sát kỹ, sẽ thấy có gì đó gượng ép, khiên cưỡng, không phù hợp. Một lần nữa tính tự nhiên lại xa rời thêm!

Để giúp chúng ta quyết định được tính chất của cành, góc của cành như thế nào? các bạn hãy xác định thật rõ tính chất của bộ rễ và thân, từ đó sẽ nghiệm thấy rằng góc cành như thế nào? sẽ là phù hợp!

Chú ý thêm khi thiết kế nên lấy góc của cành chính làm chuẩn, các cành khác trên cây nên thiết kế có góc gần tương đồng với gốc cành chính, tính đồng bộ và hợp lý sẽ rõ ràng hơn.

Nhưng nếu trên một cây, góc của các cành lại cứ đều đặn như nhau cũng gây cảm giác đơn điệu nhàm chán, nên chú ý làm cho các góc cành có ít nhiều biến động, thì sẽ bắt mắt hơn, nhưng cũng không nên quá lạm dụng hoặc thái quá.

Về kích thước của cành cũng là một vấn đề tạo ra giá trị riêng cho cây.
Hình ảnh và kích thước của bộ cành đẹp cũng phải thể hiện rõ ràng tính cổ thụ và tính tự nhiên. Người chơi cây có nghề luôn đánh giá cao vấn đề này.

Cành cũng có hình ảnh đầu voi đuôi chuột.

Tỷ lệ lý tưởng về kích thước của một cành là: chân cành nên có kích thước khoảng ⅓ so với kích thước của thân, tại vị trí của cành đó mọc ra.
Cành thứ nhất có thể lớn hơn tỷ lệ đó một chút, nhưng cũng không nên quá lớn gần bằng kích thước thân.
Kích thước của cành lớn quá, sẽ mất cân đối với kích thước thân, trong trường hợp này nên thay đổi hình ảnh và kiểu dáng của cây.

Tuy nhiên, cũng có khi cành trên lại có kích thước hơi lớn hơn cành bên dưới. Điều này cũng tự nhiên thôi, vì hướng phát triển mạnh (hướng động) của cây là hướng đó. Nhưng những cành ở trên cao gần ngọn thì nên có kích thước nhỏ dần.

Đường nét của cành tạo cảm giác đẹp mắt, tạo ấn tượng cho người xem. Một cành đẹp nên có những đường nét theo tự nhiên, gần tự nhiên, không quá nhân tạo.
Chi tiết bộ cành đẹp là kết quả của công phu cắt tỉa lâu dài.

Để xây dựng được một cành có chi tiết đẹp, cần có những cảm thụ tốt về nét như lớn-nhỏ, mạnh-yếu, thẳng-cong, dài-ngắn, cứng-mềm…. Một cành đẹp, thì đường nét của nó phải thể hiện được các tính chất đối lập đó trên hình ảnh. Chính hình ảnh ngẫu nhiên, bất kỳ đó sẽ làm cho tính tự nhiên của cành hiện ra dễ dàng!

Lối quấn dây để tạo đường nét, định hướng cho bộ cành thường bị vướng phải một lỗi rất khó chịu, đó là kiểu uốn lượn hình sin đều đặn! Thêm nữa là, những đường lượn đó chỉ phô diễn ở một phương ngang, do đó cái tính chất ngẫu nhiên, bất kỳ của đường nét trên cành càng không thể hiện được một cách rõ ràng.

Đây chính là điểm yếu trong việc uốn sửa tạo chi tiết cho bộ cành của nhiều người. Không phải cứ quấn dây uốn sửa thật chi tiết, là sẽ đạt được những đường nét như tự nhiên. Điều quan trọng, là sự cảm nhận tinh tế các chi tiết của đường nét tự nhiên vốn có trên cành, và tận dụng nó một cách tốt nhất, đừng quá áp đặt và cho rằng cứ uốn lượn tỉ mĩ là sẽ có một bộ cành đẹp như tự nhiên!

Để đạt được điều này, về mặt kỹ thuật là do sự kết hợp giữa việc cắt và uốn định dạng cành rất lâu dài.

Chính những chổ cắt chuyển về lâu dài sẽ tạo nên những góc cành khúc khuỷu ấn tượng và rất tự nhiên, nếu chỉ việc quấn dây đơn thuần thì sẽ rất khó lòng mà có được hình ảnh này.

Khi thiết kế bộ cành cũng cần chú ý đến hướng của các cành một chút. Nhiều cây khi định hướng trục cành trong không gian rất có vấn đề! rất cứng nhắc!

Quan sát thực tế nhiều cây có lối thiết kế quá đều đặn về hướng của bộ cành, cứ như là xếp ngay ngắn thẳng hàng theo trục đông tây, nam bắc!!! việc định hướng trục của bộ cành như thế càng làm cho sự chết cứng, đơn điệu, thô thiển càng lộ ra, và làm cho tính nhân tạo càng có chổ hiện hữu!

Hãy xữ lý linh hoạt và uyển chuyển các hướng của bộ cành một cách mềm mại, hãy cảm nhận không gian và xu thế chuyển động của cây mà xác định hướng của cành cho thật hợp lý.

Ấn tượng về tính tự nhiên của bộ cành chính là ở chổ giải quyết được những vấn đề này.


Chúc mọi người vui vẻ!

(Các bạn chịu khó xem lại hình ảnh ba cây Sam, Mai chiếu thủy lần trước, để cảm nhận lối tạo tác bộ cành, các bạn có thấy sự rời rạc, khô cứng và mất tự nhiên không! và cũng nên quan sát thực tế nhiều để tự mình rút ra kinh nghiệm.)

==================================
Chào anh Thiện. Em rất thích cây dáng thác đổ, rất vui nếu được Anh chia sẻ vài hình ảnh minh họa cây dáng thác đổ có rễ đẹp, thân đẹp. Cảm ơn Anh rất nhiều.
Sẳn lòng bạn ạ! nhưng bạn vui lòng chờ, có dịp mình sẽ nói về kiểu hình này.
Chúc vui!
 

vincentvo1975

Thành viên tích cực
xin cảm ơn anh Thiện rất nhiều đã gỉi thích rất cặng kẻ .

ở đây em không có ý nói đến cách dùng từ ngữ naò cho nó đúng mà em cảm thấy nếu dùng từ cành bi lổi thì nghe có vẽ hay và nhẹ nhàn hơn là từ cành sai .

không hiểu sao khi em đọc tới chổ đó tự nhiên có một cảm giác gì đó hình như nó hơi gò bó mình một chúc

dĩ nhiên là em vẩn hiểu muốn taọ ra một cây bonsai thì sẻ có rất nhiều quy ướ́c về mặt thẫm mỹ cần phải tuân thủ , nếu không thì sẻ không thể có được một cây đẹp theo đúng nghỉa cuả nó .

ở bài viết về cốt cành ,chi thứ cấp phần tiếp theo cuả anh quả thiật là một viết rất hay . mà em ít thấy ai đề cập đến từng chi tiết như vậy

phải chi em đọc được bài viết này của anh từ lúc mới bướt vaò cái vòng đam mê này thì có lẻ sẻ giúp em định hướng tốt hơn cho những cái cây không ra hồn hiện giời cuả mình

xin cảm ơn anh lần nưả và chúc anh luôn vui khoẻ
 

bonsai_vietnam

Thành viên tích cực
Cảm ơn Anh thaivanthien , Anh có thể đăng 1 số hình ảnh sưu tầm cây Bonsai đẹp trong bài này mà Anh thích để AE tham khảo thêm không a ?
 

thaivanthien

Thành Viên Danh Dự
xin cảm ơn anh Thiện rất nhiều đã gỉi thích rất cặng kẻ .

ở đây em không có ý nói đến cách dùng từ ngữ naò cho nó đúng mà em cảm thấy nếu dùng từ cành bi lổi thì nghe có vẽ hay và nhẹ nhàn hơn là từ cành sai .

không hiểu sao khi em đọc tới chổ đó tự nhiên có một cảm giác gì đó hình như nó hơi gò bó mình một chúc

dĩ nhiên là em vẩn hiểu muốn taọ ra một cây bonsai thì sẻ có rất nhiều quy ướ́c về mặt thẫm mỹ cần phải tuân thủ , nếu không thì sẻ không thể có được một cây đẹp theo đúng nghỉa cuả nó .

ở bài viết về cốt cành ,chi thứ cấp phần tiếp theo cuả anh quả thiật là một viết rất hay . mà em ít thấy ai đề cập đến từng chi tiết như vậy

phải chi em đọc được bài viết này của anh từ lúc mới bướt vaò cái vòng đam mê này thì có lẻ sẻ giúp em định hướng tốt hơn cho những cái cây không ra hồn hiện giời cuả mình

xin cảm ơn anh lần nưả và chúc anh luôn vui khoẻ
Cám ơn bạn đã trao đổi.
Chúc bạn có nhiều cây đẹp!

Cảm ơn Anh thaivanthien , Anh có thể đăng 1 số hình ảnh sưu tầm cây Bonsai đẹp trong bài này mà Anh thích để AE tham khảo thêm không a ?
Chào bạn!
Mình chỉ có hình ảnh cây của anh em nhà mình thôi, mà không biết có hợp mắt mọi người không!
Từ từ sẽ đưa lên cho mọi người xe
 

vietphong9

Thành viên
Chào thầy,

cho em hỏi 1 cây làm theo phong cách gió thổi thì từ gốc đến thân chi cành ... phải làm như thế nào để đạt không vấp lỗi và hợp lý.

thầy có thể chỉ thêm để các em học hỏi được không ạ.

cảm ơn thầy

trích từ http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?p=1383004#post1383004

Nói thêm chuyện này nữa, nhiều bạn đã từng làm cây cho rằng: làm cây gió lùa tương đối dễ dàng, khi cây nào mà không còn cách chọn lựa nào nữa, thì tạo theo cách này là ổn thỏa, khỏi sợ cành sai hay đúng!!! thế nào cũng bắt mắt!

Nói là thế, chứ để bộc lộ cho được cái tính chất của gió trên cây, các bạn nên chú ý đến sự thể hiện của góc, khuỷu, và hướng cành cho hợp lý.
 

thaivanthien

Thành Viên Danh Dự
Vẻ đẹp của tán cây.

Tính tự nhiên của tán lá.

Ngoài tự nhiên tán lá phát triển rất tự do. Sự phát triển này nguyên nhân là do sự tác động của các yếu tố như: hướng nắng, hướng gió, địa hình, mặt nước…

Đôi khi các chi tiết trong tán lá của tự nhiên mọc lộn xộn, mọc vượt, rối rắm… nhưng do quan sát xa, ta vẫn thấy đó là hình ảnh đẹp. Tuy nhiên, hình ảnh tán lá ở Bonsai vì được ngắm nhìn gần, do đó cần phải có sự chắt lọc, để tạo ra những hình ảnh đơn giản gần giống tự nhiên, qua lăng kính của nghệ thuật.

Nhiều cành riêng biệt hợp lại tạo nên cấu trúc tán cây.
Số lượng cành đối với Bonsai không quan trọng là số chẳn hay là số lẻ, điều quan trọng là thể hiện tính vừa đủ của nghệ thuật!

Tán cây phát triển theo tác động của thiên nhiên, sự phát triển này là không đồng bộ về các hướng, nên đường biên bên ngoài của tán lá là rất không đều đặn.

Chúng ta nên chú ý đến điều này khi thiết kế đường ven của tán cây. Hiện nay một số cây của anh em còn mắc phải lỗi này, đường biên của tán cây được cắt tỉa quá đều đặn theo khuôn hình tam giác, hay hình tán dù...làm cho hình ảnh chung của cái cây trông rất cứng nhắc, không tự nhiên!

Cấu trúc đường biên của tán lá không nên thiết kế quá đều đặn, quá cân xứng.
Hình dạng bên ngoài của tán lá nên có hình ảnh ngẫu nhiên bất kỳ, nếu xữ lý được như thế thì cảm giác cứng nhắc nặng nề sẽ bớt đi, tính tự nhiên của tán lá sẽ rất gần gũi!

Tán cây cũng thể hiện tính cổ thụ.

Tán cây mà có ngọn hình chóp nhọn, tạo ra cảm giác cây còn non.
Tán cây có ngọn hơi tròn, tạo cảm giác là cây đã già.

Một vài kiểu tán cây: hình bán nguyệt, hình tam giác, tán rũ, gió lùa, hình nấm…

Tán cây khi xây dựng nên chú ý đến sự hòa hợp với kiểu dáng của cây.

Cần phải nhận định đúng tính chất của thân, để làm cơ sở cho quyết định hình ảnh và tính chất của tán cây.
Cây có tính chất mạnh mẽ thì cấu trúc hình ảnh tán cây phải thể hiện tính mạnh mẽ, cây mềm mại uyển chuyển thì tán cây cũng nên mềm mại linh hoạt...

Kích thước của tán cây cũng nên chú ý, đừng quá mất cân bằng với cây.
Nên chú ý về độ lớn, độ dày của từng tán lá riêng biệt không quá mỏng cũng như quá dày, cũng đừng đều đều bằng nhau.

Khi tạo tác cũng nên chú ý đến hình dạng đường biên của từng tán lá, không nên cắt sửa quá là đều đặn và giống nhau như đúc khuôn, hãy xây dựng hình ảnh mỗi một tán lá là riêng biệt, là độc nhất trên cây.

Khoảng trống giữa các tán lá sẽ tạo ra không gian và chiều sâu cho tán cây.
Nhưng không phải là những khoảng trống đều đặn; mà làm sao cho có chổ dày-chổ thưa, chổ ẩn-chổ hiện, có thực-có hư…

Lỗi của hình ảnh tán lá trông không tự nhiên còn là chổ này.

Vấn đề cần quan tâm ở đây, là không gian của tán cây nên được thiết kế sao cho hình ảnh của nó phải đạt được cảm nhận không gian ba chiều trong trường nhìn và trông thật gần gũi với tự nhiên, chứ không phải là một tán cây hoàn toàn thuần nhiên hay ngược lại là lộ rõ tính nhân tạo!


Gửi vài hình ảnh để các bạn quan sát kỹ cách thể hiện hình ảnh của các tán cây!

1.


2.


3.


4.





==================================




Chào thầy,

cho em hỏi 1 cây làm theo phong cách gió thổi thì từ gốc đến thân chi cành ... phải làm như thế nào để đạt không vấp lỗi và hợp lý.

thầy có thể chỉ thêm để các em học hỏi được không ạ.

cảm ơn thầy
Chào bạn!

Một cây được thiết kế theo kiểu gió lùa.

Điều đầu tiên khẳng định với nhau đó chỉ là cái hình ảnh biểu đạt áp lực của gió tác động lên cái cây, nên nó cũng có tính ước lệ.

Khi gió gặp một vật cản (tán cây), một phần gió sẽ vượt lên cao, một phần sẽ len lỏi qua tán cây, một phần sẽ đi thẳng qua phần ở dưới tán cây.

Nếu gió thổi mạnh và liên tục, những cành phía bên bị hướng gió thổi thẳng vào, sẽ có xu hướng vươn nhẹ lên cao theo áp lực (sức hút) của gió, còn những cành phía bên kia chỉ rạp theo áp lực của luồng gió mà không bốc lên cao.

Như vậy, khi thiết kế bộ cành thì trục cành chính sẽ được uốn song song theo hướng gió, các cành phân chia, các nhánh dăm cũng định dạng theo hướng đó.
Nhưng chú ý, nên tạo nét cành phóng thẳng, có góc lớn nhỏ không đều nhau, lưu ý đừng uốn lượn thành hình sin đều, loăn xoăn, trông không hợp lý.

Nếu tạo được gốc của chân cành gấp khuỷu cùi chỏ, giật nhẹ về phía sau của thân một chút, cảm nhận về sức mạnh của gió sẽ càng mạnh mẽ hơn.

Thông thường, khi muốn thể hiện hình ảnh một cây gió lùa, ít khi nào người ta thể hiện ở trạng thái gió thổi nhẹ (vì chỉ có những cành dăm nhỏ phía bên ngoài, là có tác động, còn những cành lớn phía trong tán lá, vẫn không có ảnh hưởng gì lớn) hình ảnh của nó sẽ không rõ nét, ít tạo ra ấn tượng mạnh cho người xem!

Muốn thể hiện sức tác động của gió rõ nét, thì nên tạo hình ảnh cây như đang oằn mình chịu tác động của gió.

Do đó, khi thiết kế cây gió lùa, để diễn đạt rõ ràng và nhấn mạnh điều đó, đa số người ta thường chọn những cây mà thân cũng có đường nét phần nào thể hiện rõ ràng cái tác động của gió, thì sự cảm nhận sẽ tốt hơn nhiều!









Dĩ nhiên cây thẳng vẫn thể hiện được điều này, nhưng cần có những thiết kế thật tinh tế hơn, ví dụ các bạn tưởng tượng một cây thẳng bị chết một bên, có cành khô bị bẻ góc về phía bên kia của thân, ở phía bên kia là các cành bị gió cuốn dạt về một hướng, hình ảnh gió lùa sẽ rõ ràng và rất mạnh mẽ.








Và như thế, theo tôi cây nào cũng làm gió lùa được hết, cành mọc không cần theo quy ước nào cả, thậm chí cây mọc cành chỉ một bên!


Đây là lối sửa bất quy tắc, chỉ cần dựa trên cảm nhận tốt là đã có hình ảnh lạ và hay rồi!
 

thienhai

Thành viên tích cực
Cuối cùng cũng được anh honolulu giới thiệu 1 bài để ngồi đọc (chứ không ngồi viết lung tung).
Con cảm ơn thầy rất nhiều:)
 
Top