Vẻ đẹp của Bonsai.

thaivanthien

Thành Viên Danh Dự
Khi bàn về vẻ đẹp của Bonsai, nhiều người chơi cây tưởng rằng mình cảm thụ được nó, tuy nhiên đây là chuyện thường nỗ ra các tranh luận khó có hồi kết!
Để giải quyết chuyện này, chúng ta cùng xem xét lại những hiểu biết về Bonsai và tự thân cũng phần nào thấy được mình nhận định vấn đề này như thế nào?

Bonsai là tên gọi của loại hình cây cảnh, xét khái quát nó gồm có 2 thành phần: Cây và chậu.

+Cây gồm có các thuộc tính:
-Cổ thụ.
-Kích thước thu nhỏ.
-Hình ảnh và tính chất của cây như một cổ thụ có thật ngoài tự nhiên.
+Chậu có các tính chất:
-Cạn.
-Kích thước và hình dáng tương hợp với kích thước cây.
-Màu sắc và họa tiết hài hòa với cây.

Như vậy, khi nói về một tác phẩm Bonsai là nói về một tập hợp gồm có 2 phần tử: Cây và Chậu, cùng với các mối quan hệ giữa chúng với nhau.

Nói rộng hơn, Bonsai là một nghệ thuật biểu đạt ấn tượng.
Khi thưởng ngoạn Bonsai, người xem như cảm thấy một hình ảnh có thật của một cổ thụ, nhưng được thu nhỏ trong chậu.

Sự khác biệt giữa loại hình Bonsai và một số loại hình Cây cảnh khác nằm ở một số tính chất: sự thu nhỏ, tính tỷ lệ, hình ảnh và tính chất của cây biểu đạt hình ảnh của tự nhiên.

Cây cảnh nói chung mà chúng ta thường gặp, các tính chất như: cổ thụ, thu gọn, chậu nhỏ đều có, nhưng trong mỗi tính chất có sự sai biệt so với các tính chất của Bonsai, nếu chúng ta xem xét thêm các nội hàm mà nó mang, càng thấy rõ sự khác biệt.

*Có những tính chất mà chúng ta cũng cần phải hiểu sâu hơn nữa, để thấy rõ đặc điểm của Bonsai:

+ Thế nào là "Cổ thụ"?

Nếu hiểu giản đơn là cây già, lâu năm, thì chưa cảm nhận được giá trị của tác phẩm.
Tính cổ thụ còn là hình ảnh mà cây thể hiện được, thông qua tài nghệ của nghệ nhân.
Tuổi thực tế của cây có thể còn nhỏ, nhưng hình ảnh của nó thể hiện lại làm cho người xem như thấy trước mắt một cây lâu năm, đây chính là tuổi nghệ thuật. Vẻ đẹp của thời gian tính trong nghệ thuật Bonsai còn phải xem xét kỹ ở vấn đề này. Người chơi cây có tay nghề cao luôn trân trọng điều này.
Không cứ phải một cây có tuổi thực tế cao, là đã giải quyết bài toán về thời gian tính của nghệ thuật bonsai!
Trong giới chơi cây cảnh còn nhiều người mơ hồ về điều này, dẫn đến tạo ra những giá trị sai.

+Thế nào là " Tự nhiên"?

Đây là vấn đề mà các nghệ nhân thường tranh luận với nhau! và từ xưa giờ vẫn vậy thôi!!! nghệ thuật là thế.
Trong Bonsai khi tạo tác cây, cần chú ý là hình ảnh mà cây biểu đạt, cùng với tính chất của nó phải thật đúng và gần gũi với thế giới tự nhiên, tránh bị xa rời thực tế.
Sai lầm này thường do lạm dụng kỹ thuật quá mức, hoặc do cảm nhận về khối không gian, đường nét, hình thể chưa tốt.
Khó nói điều này thật cô đọng ở đây, tôi xin mượn hình ảnh: cây của chúng ta được sửa như không sửa, giống như một diễn viên giỏi trên sân khấu, diễn như thật, diễn như không diễn.
Tất cả chỉ là trình độ tay nghề, kỹ năng của nghệ nhân thể hiện ở mức nào!!! mà điều này phụ thuộc vào vốn sống, khả năng cảm thụ riêng của mỗi người.
Tính "Tự nhiên" ở đây được xem xét dưới lăng kính của nghệ thuật.

+ Thế nào là "Thu nhỏ"?

Nên xác định là thu nhỏ theo tỷ lệ, giống như phép đồng dạng, chứ không phải là làm cây lùn. Có một giai đoạn người ta cho rằng làm Bonsai là tạo ra cây lùn.
Điều quan trọng là tính tỷ lệ của lớn và nhỏ, được thực hiện khéo léo giữa các thành phần của tác phẩm.
Khi giải quyết tốt bài toán này, vẻ đẹp của cây bộc lộ rõ ràng. Chính sự thu nhỏ làm cho công việc tạo tác cần có sự lược giản các chi tiết thừa, chỉ giữ lại vừa đủ các chi tiết cần thiết, cho nên chúng ta thấy rằng các chi tiết thành phần của cây là sự đơn giản vừa đủ.



*Vế thứ hai trong mệnh đề Bonsai là chậu.

Nhiều người chơi cây còn chưa thực sự lưu tâm đến vấn đề này một cách thấu đáo!
Nên nhớ rằng chậu là một thành phần trong tổng thể của tác phẩm. Giữa cây và chậu, có tiếng nói chung thật hài hòa để tạo ra vẻ đẹp cho tác phẩm. Một nghệ nhân giỏi phải giải quyết tốt bài toán này!

Để hiểu sâu hơn về chậu của Bonsai cần chú ý các vấn đề sau:

+Kích thước: chậu phải có kích thước hài hòa với cây, không quá lớn cũng như quá nhỏ.
Kích thước của chậu còn là một phần chứng tỏ trình độ tay nghề kỹ thuật, trong kỹ thuật nuôi trồng của nghệ nhân.
Làm sao tính được kích thước của chậu hợp lý với cây?

Đơn giản nhất là chiều dài chậu bằng hay nhỏ hơn chiều cao cây một chút là được. Chiều rộng chậu sẽ là tỷ lệ ⅔ với chiều dài.
Bề dày chậu sẽ được tính bằng với đường kính gốc hoặc hơi nhỏ hơn một chút.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cây có đường kính gốc lớn, mà chiều cao thấp, thì cách tính này lại không đúng. Hoặc là nhóm thác đổ thì chậu thường sâu hơn, và nó còn là đối trọng cân bằng với dáng cây.
Đây chỉ là gợi ý về tính hài hòa giữa cây và chậu, chứ một nghệ nhân giỏi có thể phá vỡ quy tắc trên mà vẫn hài hòa và rất tự nhiên.

+Hình dáng: có rất nhiều hình dáng như vuông,tròn, chử nhật, elip ,đa giác, bất nghi thức....
Vấn đề là chọn hình dạng chậu nào cho cây đây???
Thông thường, mỗi dáng cây thường tương hợp với một số hình dạng chậu nhất định, điều này có thể rút ra được khi quan tâm thật kỹ dáng và phong thái của cây.

Giải quyết vấn đề này là tương đối trừu tượng, khó có công thức chung, nó là kinh nghiệm thẩm mỹ tự thân của từng nghệ nhân.

+Màu sắc: màu sắc chậu cũng ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của tác phẩm.
Sự tương phản gay gắt giữa màu sắc của chậu với màu lá, hoa, trái...làm giảm đi vẻ đẹp tinh tế của sự hài hòa giữa cây và chậu.
Có khi giữa chậu và cây vẫn có sự tương phản về màu, nhưng đó chỉ là sự tương phản nhẹ.

Giải pháp đơn giản nhất cho người không có cách chọn lựa màu sắc cho phù hợp là chọn những màu gần gũi với màu đất như: nâu đất, tím đất, vàng đất.... và không nên chọn màu nóng.

+Họa tiết: vì cây là chủ thể chính, cho nên chậu càng đơn giản càng tôn vẻ đẹp của cây.
Hoa văn, họa tiết của chậu nên chọn thật đơn giản, nhẹ nhàng, tránh sự rườm rà làm phân tán cái nhìn khi quan sát tác phẩm.

Cũng thật là khó, khi nêu lên chi tiết này với những người chưa thật sự cảm nhận về sự tinh tế của mối tương hợp giữa cây và chậu!

Trên đây, mới chỉ là một số vấn đề rất khái quát về vẻ đẹp của Bonsai, chưa thực sự đi sâu vào chi tiết cụ thể.

Nhưng hiểu rõ được các tính chất và các mối quan hệ giữa cây và chậu, cũng giúp cho người chơi bớt đi phần nào sự sai lệch trong cách nhìn, cách đánh giá, bớt đi những tranh luận chệch hướng về cái đẹp của Bonsai.

Tôi muốn nhấn mạnh điều này: trong một tác phẩm Bonsai thì tất cả các yếu tố - Gốc - Thân - Cành - Lá - Chậu và Sự trình bày đều có giá trị nhất định để góp phần xây dựng nên vẻ đẹp chung của tác phẩm.
Khi đánh giá, cần có cái nhìn toàn diện về các yếu tố để làm cơ sở.

Và sẽ không bao giờ có một tác phẩm hoàn hảo cho tất cả mọi người!

Phần 2: http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showpost.php?p=1327895&postcount=50
 

ThôngXanh1

Thành viên tích cực
đã đc gặp và đc chia sẽ từ Thầy nhiều kiến thức, nhưng hôm nay lại đc học thêm nhiều kiến thức nữa từ thầy thực sự con rất vui, chúc Thầy cùng gđ sức khỏe , hạnh phúc và Thành đạt :)
 

Xichlosg

Thành viên tích cực
Ngoài những comment cổ vũ hoặc khích lệ sự hưng phấn đến Người viết. Rất mong các bạn của chúng ta sẽ tránh hỏi-đáp hoặc xa rời nội dung của Topic. Để Topic có thể liền mạch và xúc tích nhất có thể. Được thế,tất cả chúng ta đều có lợi,và mới có thể mong lấy hết được "ruột" của Thầy Thiện. Mong các bạn sẽ đồng cảm điều này. Cám ơn tất cả !
 

chien537

Thành viên
Khi bàn về vẻ đẹp của Bonsai, nhiều người chơi cây tưởng rằng mình cảm thụ được nó, tuy nhiên đây là chuyện thường nỗ ra các tranh luận khó có hồi kết!
Để giải quyết chuyện này, chúng ta cùng xem xét lại những hiểu biết về Bonsai và tự thân cũng phần nào thấy được mình nhận định vấn đề này như thế nào?

Bonsai là tên gọi của loại hình cây cảnh, xét khái quát nó gồm có 2 thành phần: Cây và chậu.

+Cây gồm có các thuộc tính:
-Cổ thụ.
-Kích thước thu nhỏ.
-Hình ảnh và tính chất của cây như một cổ thụ có thật ngoài tự nhiên.
+Chậu có các tính chất:
-Cạn.
-Kích thước và hình dáng tương hợp với kích thước cây.
-Màu sắc và họa tiết hài hòa với cây.

Như vậy, khi nói về một tác phẩm Bonsai là nói về một tập hợp gồm có 2 phần tử: Cây và Chậu, cùng với các mối quan hệ giữa chúng với nhau.

Nói rộng hơn, Bonsai là một nghệ thuật biểu đạt ấn tượng.
Khi thưởng ngoạn Bonsai, người xem như cảm thấy một hình ảnh có thật của một cổ thụ, nhưng được thu nhỏ trong chậu.

Sự khác biệt giữa loại hình Bonsai và một số loại hình Cây cảnh khác nằm ở một số tính chất: sự thu nhỏ, tính tỷ lệ, hình ảnh và tính chất của cây biểu đạt hình ảnh của tự nhiên.

Cây cảnh nói chung mà chúng ta thường gặp, các tính chất như: cổ thụ, thu gọn, chậu nhỏ đều có, nhưng trong mỗi tính chất có sự sai biệt so với các tính chất của Bonsai, nếu chúng ta xem xét thêm các nội hàm mà nó mang, càng thấy rõ sự khác biệt.

*Có những tính chất mà chúng ta cũng cần phải hiểu sâu hơn nữa, để thấy rõ đặc điểm của Bonsai:

+ Thế nào là "Cổ thụ"?

Nếu hiểu giản đơn là cây già, lâu năm, thì chưa cảm nhận được giá trị của tác phẩm.
Tính cổ thụ còn là hình ảnh mà cây thể hiện được, thông qua tài nghệ của nghệ nhân.
Tuổi thực tế của cây có thể còn nhỏ, nhưng hình ảnh của nó thể hiện lại làm cho người xem như thấy trước mắt một cây lâu năm, đây chính là tuổi nghệ thuật. Vẻ đẹp của thời gian tính trong nghệ thuật Bonsai còn phải xem xét kỹ ở vấn đề này. Người chơi cây có tay nghề cao luôn trân trọng điều này.
Không cứ phải một cây có tuổi thực tế cao, là đã giải quyết bài toán về thời gian tính của nghệ thuật bonsai!
Trong giới chơi cây cảnh còn nhiều người mơ hồ về điều này, dẫn đến tạo ra những giá trị sai.

+Thế nào là " Tự nhiên"?

Đây là vấn đề mà các nghệ nhân thường tranh luận với nhau! và từ xưa giờ vẫn vậy thôi!!! nghệ thuật là thế.
Trong Bonsai khi tạo tác cây, cần chú ý là hình ảnh mà cây biểu đạt, cùng với tính chất của nó phải thật đúng và gần gũi với thế giới tự nhiên, tránh bị xa rời thực tế.
Sai lầm này thường do lạm dụng kỹ thuật quá mức, hoặc do cảm nhận về khối không gian, đường nét, hình thể chưa tốt.
Khó nói điều này thật cô đọng ở đây, tôi xin mượn hình ảnh: cây của chúng ta được sửa như không sửa, giống như một diễn viên giỏi trên sân khấu, diễn như thật, diễn như không diễn.
Tất cả chỉ là trình độ tay nghề, kỹ năng của nghệ nhân thể hiện ở mức nào!!! mà điều này phụ thuộc vào vốn sống, khả năng cảm thụ riêng của mỗi người.
Tính "Tự nhiên" ở đây được xem xét dưới lăng kính của nghệ thuật.

+ Thế nào là "Thu nhỏ"?

Nên xác định là thu nhỏ theo tỷ lệ, giống như phép đồng dạng, chứ không phải là làm cây lùn. Có một giai đoạn người ta cho rằng làm Bonsai là tạo ra cây lùn.
Điều quan trọng là tính tỷ lệ của lớn và nhỏ, được thực hiện khéo léo giữa các thành phần của tác phẩm.
Khi giải quyết tốt bài toán này, vẻ đẹp của cây bộc lộ rõ ràng. Chính sự thu nhỏ làm cho công việc tạo tác cần có sự lược giản các chi tiết thừa, chỉ giữ lại vừa đủ các chi tiết cần thiết, cho nên chúng ta thấy rằng các chi tiết thành phần của cây là sự đơn giản vừa đủ.

(còn tiếp)
Cảm ơn thầy Thiện đã chia sẽ. Viết tiếp đi thầy.
 

vuonkienganphuoc

Thành viên tích cực
Ngoài những comment cổ vũ hoặc khích lệ sự hưng phấn đến Người viết. Rất mong các bạn của chúng ta sẽ tránh hỏi-đáp hoặc xa rời nội dung của Topic. Để Topic có thể liền mạch và xúc tích nhất có thể. Được thế,tất cả chúng ta đều có lợi,và mới có thể mong lấy hết được "ruột" của Thầy Thiện. Mong các bạn sẽ đồng cảm điều này. Cám ơn tất cả !
ÁC nhơn cốc là chổ này!
 

nguyen tran

Thành viên tích cực
Ngoài những comment cổ vũ hoặc khích lệ sự hưng phấn đến Người viết. Rất mong các bạn của chúng ta sẽ tránh hỏi-đáp hoặc xa rời nội dung của Topic. Để Topic có thể liền mạch và xúc tích nhất có thể. Được thế,tất cả chúng ta đều có lợi,và mới có thể mong lấy hết được "ruột" của Thầy Thiện. Mong các bạn sẽ đồng cảm điều này. Cám ơn tất cả !
Đồng ý với anh Xích! Đã đọc cuốc sách của thấy rất nhiều lần. Cảm ơn Thầy Thiện rất nhiều!
 

vitnuong

Thành viên tích cực
ôi hay quá. Chú viết tiếp đi cho chúng cháu học hỏi. Đánh dấu để thao dõi thôi :D
 

binh79

Thành viên tích cực
Mừng Thầy Thiện đến với diễn đàn và chia sẽ những kinh nghiệm quý.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn Anh Thiện nhiều .
Thày giáo ra bài thật xúc tích .
Đọc đi đọc lại , như thời trai trẻ , vẫn thấy hay .

Cảm ơn .
 

chinhtv1970

Thành viên
Cảm ơn Thầy đã chia sẻ.
Chúc Thầy luôn tươi trẻ!
Và có nhiều sức khỏe!
Để dạy dỗ lớp trẻ,
Làm ra nhiều tác phẩm đẹp./.
 

mrhuynh482

Thành viên tích cực
cảm ơn chú!kinh nghiệm rất quí cho người mới tập chơi như cháu!chúc chú luôn mạnh khỏe!
 
Top