Vườn của caycanhphuongviet

vuonkienganphuoc

Thành viên tích cực
Ban caycanhphuongviet có thể giới thiệu ảnh vườn của mình, dung nhan ra sao ?(ko biết là tôi đã gặp mặt chưa?)Thanks
 

caycanhphuongviet

Thành viên
Ban caycanhphuongviet có thể giới thiệu ảnh vườn của mình, dung nhan ra sao ?(ko biết là tôi đã gặp mặt chưa?)Thanks
Hình ảnh thì để từ từ sẽ up sau,còn gặp mặt thì đã gặp dc 1 lần ở Tao Đàn ,hôm triển lãm 30/4 /2013,cảm ơn chú đã quan tâm.
.
 

caycanhphuongviet

Thành viên
1/ Mct : .
2/ MCT :
.
3/ MCT : .
4/ LINH SAM :.
5/ LS : lá rí:
.
6/ LS : lá rí :.
Cảm ơn đã ghé xem.
==================================
1/ Mct : .
2/ MCT :
.
3/ MCT : .
4/ LINH SAM :.
5/ LS : lá rí:
.
6/ LS : lá rí :.
Cảm ơn đã ghé xem.
 

Proartree

Thành viên tích cực
Bộ đế 2 em này đẹp, thích mấy dáng đổ, nghiêng như mấy cây này nhìn rất duyên dáng.
Cá nhân tôi lại thích MCT lá to như loại này hơn mấy em lá rí.



 

caycanhphuongviet

Thành viên
Mct: ktm
.
Cảm ơn.
Bonsai là gì:là hình ảnh cây cổ thụ được thu nhỏ ,trồng = chậu cạn.
Như thế nào là bonsai đẹp:tùy vào mỗi mục đích,sẽ có những nét đẹp riêng của nó(vd : thời gian,không gian,tâm tình,văn hóa,phong trào.....).
-Thời gian: theo thời gian thì cái nhìn,cách nhìn sẽ thay đổi,mới chơi,chơi được thời gian ngắn,rồi đến thời gian dài....thời chiến,hòa bình,thời giàu,thời khổ....
-Không gian:khu triển lãm quốc tế,triển lãm quốc gia,thành phố,thị xã,cá nhân....
-Tâm tình:vui, buồn,yêu đời,chán đời,tình cảm cha,mẹ,anh,chị,em,con,cháu,vợ ,chồng,quê hưong,đất nước.....
-Văn hóa:mỗi 1 quốc gia,mỗi một khu vực...văn hóa khác nhau sẽ có những cái nhìn khác nhau,có chổ thích cầu kỳ,nơi thì thích tự do phóng thoáng,tâm linh tín ngưỡng....
-Phong trào:
 

caycanhphuongviet

Thành viên
Cây cỏ " phụ kiện " bon sai
Lời ngỏ đầu
Nếu chỉ dùng từ ngữ phụ kiện bonsai, các bạn cũng thấy ngay phụ kiện đó xuất hiện với rất nhiều dạng:
Đá (biểu tượng núi)
Tượng người hay muông thú
Cỏ (cây nhỏ thân thảo)
Dĩa nước, cát…

Tuy nhiên trong chủ đề này, phụ kiện chỉ giới hạn ở phần: cây cỏ.
Tức là những chậu nho nhỏ có trồng những cây thân thảo. Cây có hoa hay lá, hoặc dáng thân, màu lá…. là đều phụ thuộc vào ý muốn tỏ lộ của tác giả muốn phụ kiện cây cỏ này nhắn nhủ, nhắc nhở điều gì cho người xem đang ngắm cây chủ.
Bởi thế, nếu bạn dùng một cây bonsai mini đặt cạnh cây chủ thì có thể đó là một phụ kiện (accent) chứ không phải cây tùy tùng, cây đi kèm cây chủ chăng nữa, thì đó cũng không thuộc phần chủ đề này muốn nói tới.
Bởi mục đích là mình muốn giới thiệu tới các bạn những kiểu phụ kiện cây cỏ dạng “mì ăn liền” cho kịp thời vụ, nhưng vẫn trưng đủ ý nghĩa giúp tác phẩm chính thêm hay.
Nội dung:

Cây cỏ phụ kiện trong trưng bày tác phẩm bonsai là gì?

Một số ý nghĩa gợi ý qua hình ảnh cây cỏ phụ kiện:
Định vị cao thấp, Hướng nhìn
Chỉ định mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Kéo dãn bố cục
Tính liên kết
Cân bằng bố cục cây chủ
Mục đích thực của việc trình bày Bonsai cùng với phụ kiện
Wabi-Sabi
Vũ trụ trong một hạt cát
Khoảng trống trong trình bày Bonsai
Ý niệm tinh giản
Phân cấp các mức trình bày

Các ý niệm về thị giác trong thiết kế mỹ thuật
Tỉ lệ vàng
Sức chuyển hướng
Hướng nhìn
Vùng trống
Hòa hợp
Gợi ý
Mức tồn đọng
Một số gợi ý vài cách thực hiện phụ kiện

Nào, các bạn đã nắm rõ: chúng ta chỉ bàn đến những chậu nho nhỏ hay dĩa nước đang có những cây cỏ sống trong đó, có thể đó là ít rêu xanh rì, vài cọng mạ non hoặc một cái lá súng bồng bềnh.
Người Nhật có một ngành chuyên về thực hiện những tác phẩm nho nhỏ như vầy đặng để chưng trong nhà cho cuộc sống thêm tươi với thiên nhiên.

Như hình bên: tô mì trên bàn ăn cạnh một “tô rêu” đang sống. Người ngồi ăn mì vẫn có thể ngắm rêu mọc như ngồi giữa thảm cỏ công viên.
Có sao đâu!
Họ gọi đó là Kusamono (đọc như tiếng Việt = Ku- sa- mô- nô) nghĩa cây cỏ bonsai (cây cỏ trồng trong chậu). Và Kusamono cũng nhằm phục vụ cho việc trưng bày Bonsai chính tông.
Bạn có thể xem thêm vài hình ảnh của Kusamono plants (thảo mộc cho Kusamono) ở đây.
https://www.google.com/search?q=kusa…rce=univ&sa=X&
Có điều: các bạn điều lẫn lộn giữa Kusamono với nghệ thuật cắm hoa. Một đàng là cây cỏ đang sống trong chậu và phát triển nhờ đất rễ. Một đàng là cắt cành cây, cành hoa cắm vô chậu.
mrkhongbiet
Không biết bác lo xa hay lo gần nữa. Có điều, bên nước ngoài không gian triển lãm tương đối, còn VN triển lãm thường đồng nhất với lễ Hội nên chỗ triển lãm phải cực rộng mới đủ chỗ cho mỗi cây kèm theo chậu cỏ nhỏ làm phụ kiện bên cạnh.
Mình chỉ làm nhiệm vụ giới thiệu. Còn thì các bạn có thực hiện hay không tùy hỉ.
Ngay như ở nhà những bạn có điều kiện: mỗi tuần đem 1 tác phẩm vô nhà chưng một hai ngày mà có phụ kiện bên cạnh thì trông vẫn hay hơn.
Cũng mong là nhiều bạn biết rành mà không xài, còn hơn là không biết.
Vả chăng, có một chuyện tâm lý hết sức tế nhị mà cánh đàn ông chơi Bonsai rất hay quên khiến thỉnh thoảng gặp trở ngại về phía các “vị phu nhân có đức ông chồng chơi Bonsai”. Đó là các ông không tạo điều kiện cho các bà tham gia.
Rất dễ dàng, chỉ cần bỏ ra 5 phút giải thích + hình ảnh để các bà thấy được sự quan trọng của những chậu cỏ phụ kiện nhỏ xinh. Thế là các bà sẽ rất hăng hái, vui vẻ tự tìm kiếm, mày mò tạo ra những chậy cây cỏ bé tí, có hoa xinh xinh… và các bà sẽ dễ dàng thực hiện + chăm sóc (để cạnh bếp), để phụ với chồng.
Khi triển lãm cổ thụ của quý ông lại có cây xinh xinh của quý bà bên cạnh. Thế là cả hai cùng vui. Cuộc chơi xuông sẻ, hay ho hơn. Chắc bạn Mrkhongbiet chả nghĩ đến chuyện này bao giờ ấy nhỉ.
Đến giờ này (dù năm ba phen trồi sụt) mà mình chưa bị cái cô nhà mình quở là cũng nhờ vậy.
 
Last edited:

caycanhphuongviet

Thành viên
Cây cỏ phụ kiện trong trưng bày tác phẩm bonsai là gì?
15th February, 2017


Nguồn: diễn đàn Cây Cảnh Việt Nam
Chủ đề: Cây cỏ “phụ kiện” Bonsai
Chủ biên: hqvuhototbung

Từ ngữ phụ kiện mình dùng ở đây là do gợi ý từ bạn Ratthichbonsai. Chứ thực sự thì mình vẫn chưa nghĩ ra danh từ nào hàn toàn đúng nghĩa với từ ngữ accent của phương Tây.
Nghĩa của chữ “Accent” chỉ là: nhấn mạnh.
Do đấy, các bạn vui lòng chấp nhận hộ diễn giải: chất liệu phụ kiện trong một “trình diễn tác phẩm bonsai” chỉ làm nhấn mạnh điều gì đó của tác phẩm này. Chỉ đơn giản như vậy.
Cho nên, xin các bạn cũng đừng lầm cây cỏ phụ kiện (accent) với “cây tháp tùng” hay “một Bonsai đi kèm” với tác phẩm bonsai chính.
Thí dụ như trong trưng bày dưới đây:


Tác phẩm chính là cây Lạc Diệp Tùng (dáng thác đổ) vì gần đỉnh núi, cây Thông bên trái được coi là “Bonsai đi kèm” vì mọc um tùm kiểu cây thông gần chân núi, và chậu cỏ là phụ kiện (accent) biểu tượng cho thảo nguyên chân núi.
Ở trường hợp này: cây cỏ phụ kiện chỉ làm nhiệm vụ phân định thế mọc cao thấp.
(Tuy rằng ngày xưa người ta còn phảng phất đưa vào ý niệm “quân tử tiểu nhân”, nhưng nay ý niệm đó gần như không còn tồn tại qua những xát nhập từ tư tưởng phương Tây).
Điểm nói trên mới chỉ nhắm: diễn giải ý nghĩa của cây cỏ “phụ kiện” bonsai qua việc nêu một trong rất nhiều vai trò của nó đối với vai chủ tác phẩm.
Điều này có nghĩa là cây cỏ phụ kiện còn ẩn trong nó rất nhiều nhiệm vụ khác nhau. Những nhiệm vụ này nhiều ít sẽ do ý tác giả muốn: nhấn mạnh chuyện gì ở tác phẩm.
Chúng ta sẽ xét qua một số vai trò của cây cỏ phụ kiện bằng cách tìm hiểu ý nghĩa của một số phụ kiện từng được thực hiện trong các cuộc trưng bày. Từ đó, tự các bạn sáng tạo cây cỏ phụ kiện dựa trên địa phương và ý nghĩa bạn muốn.
Một số ý nghĩa gợi ý
Trở lại với hình ảnh thí dụ ở trên:


Các bạn có thể thấy ngay: ngoài việc phân định cao thấp, phụ kiện chậu cỏ trong bố cục trình bày ở trên còn là “điểm tới hạn” cho cành đổ của cây chủ Lạc Diệp Tùng.
Ngắm cây chủ Lạc Diệp Tùng, mắt chúng ta thường dõi theo cành đổ. Nếu không có chậu cỏ dưới đất, mắt nhìn chạm đất sẽ có chút sững sờ rồi thôi. Thế là hết tác phẩm. Nhưng có chậu cỏ, mắt được thưởng ngoạn thêm một chút để rồi hướng bật sang trái với cay Thông. Và thường thì sau đó sẽ đáo trở lại qua cây Lạc Diệp Tùng lần nữa để có cái nhìn tổng thể toàn bộ “bộ ba”, trước khi chấm dứt.
Như vậy, ngoài nhiệm vụ phân định cao thấp (đỉnh núi, lưng núi, chân núi…), chậu cỏ còn thêm vai trò chỉ định đường đi cho hướng nhìn tác phẩm.
Trên đây mới chỉ là đôi lời mào đầu cho vai trò của cây cỏ phụ kiện. Chúng ta sẽ xét kỹ hơn một số những nhiệm vụ khác của cây cỏ phụ kiện:
Định vị cao thấp
Hướng nhìn
Chỉ mùa Xuân Hạ Thu Đông
Kéo dãn bố cục
Liên kết
Cân bằng bố cục cây chủ
….
Dĩ nhiên là mỗi cây cỏ phụ kiện không chỉ giới hạn một vài vai trò trong những nhiệm vụ nêu trên. Chúng có thể còn có rất nhiều nhiệm vụ nào khác do chính các bạn, người chủ tác phẩm, muốn “nhấn mạnh điều gì trong ý nghĩa tác phẩm khi trưng bày”.
Điều nêu trên hệt như khi bạn có một bức ảnh và bạn chứa thêm ghi chú đặng giúp người xem ảnh dễ nắm rõ ý nghĩa vậy.
Chúng ta đã đề cập hai nhiệm vụ chính yếu thường thấy nhất ở cây cỏ phụ kiện:
Định vị cao thấp
Hướng nhìn
Mời các bạn xem nhiệm vụ kế của cây cỏ phụ kiện: chỉ định mùa – Xuân, Hạ, Thu, Đông.
 
Last edited:

caycanhphuongviet

Thành viên
1/
Phụ kiện chỉ định mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
16th February, 2017



Nguồn: diễn đàn Cây Cảnh Việt Nam
Chủ đề: Cây cỏ “phụ kiện” Bonsai
Chủ biên: hqvuhototbung
Cùng với các ý kiến trích dẫn từ: GioNui, RatThichBonsai, thienhai

Song hành với hai mục đích thường thấy nhất về cao thấp và hướng nhìn (hay: đường nhìn của người xem), chúng ta cũng thường bắt gặp nhiệm vụ chỉ định mùa của cây cỏ phụ kiện.
Đương nhiên là mỗi bạn ráng tự suy nghĩ để tạo ra “hình ảnh nói lên mùa Xuân, hay Hạ hoặc Thu hay Đông của chậu cây cỏ phụ kiện”. Ở đây, mình chỉ gợi ý đến các bạn một số. Tổng quát thì các bạn cứ nhớ:
Mai Lan Cúc Trúc sẽ tương ứng với 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông.
Cây cỏ phụ kiện chỉ mùa Xuân
Rõ ràng là ai cũng biết: hoa Mai là chỉ mùa Xuân tại Việt Nam. Ngoài hoa Mai, gần như các loài hoa khác ở phụ kiện cũng thường là đưa đến cảm giác mùa Xuân cho người xem khi họ đứng trước một tác phẩm.
Giả như đứng nhìn tác phẩm dưới đây:


Chúng ta thấy ngay lập tức hai ý nghĩa:
Cây Tùng già cỗi trên núi cao.
Cỏ chân núi đang mùa Xuân với hoa nở (dù chả cần biết là hoa gì!)
Tổng quát ý chỉ mùa Xuân ở cây cỏ là hoa.
Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý vài điểm: có khá nhiều loại hoa không thuộc mùa Xuân chính thức.
Hoa Cúc = mùa Hạ
Hoa Hải Đường (Geranium) mùa Hạ
Và đặc biệt: Hoa Đào.
Với Việt Nam thì hoa Đào là ý chỉ mùa Xuân. Nhưng với những người vùng ôn đới thì hoa Đào là ý chỉ cuối đông = Lập Xuân. Vì vậy các bạn cần lưu ý.
Không chỉ là cây cỏ có hoa, các bạn có rất nhiều hình ảnh khác giúp người thưởng lãm thấy được vẻ tươi tốt của mùa Xuân. Tỉ như một “tô” phụ kiện đầy rêu xanh mướt: tượng trưng cho một thảm cỏ vùng bình nguyên hay dốc núi thoai thoải.


Thế nhưng các bạn cũng phải coi chừng. Nếu bạn đặt chậu cỏ có một vài đọt nhọn chĩa lổm chổm như sắp ra bông dưới đây, và chậu cỏ được đặt trên miếng ván dạng hồ nước, thì đó lại thường là hình ảnh của cỏ lau bên bờ hồ cuối Xuân hay đầu Hạ.


Hoặc là nếu bạn đưa một phụ kiện với lá kiểu Dương Xỉ như dưới đây thì thường ra nó là ý nghĩa: xanh muôn niên (evergreen) cho đám Tùng Bách vùng núi. (Thứ Dương Xỉ ngắn này thường xuất hiện ở vùng núi có suối, thác = nhiều ẩm).


Thế còn mùa Hạ?
Chúng ta đã xem qua một số hình ảnh thông báo mùa Xuân của cây cỏ. Sang qua mùa Hè, có lẽ cũng chả thiếu. Với căn bản Mai Lan Cúc Trúc, các bạn có thể đưa ngay mọi thứ Lan ngắn nhỏ vào phụ kiện.
Dĩ nhiên là những thứ Lan mà lá nhỏ ngắn, hoa bằng hạt đậu là đủ.
Ngoài Lan ra, những cây có hoa, có trái như Lựu kiểng vốn là một trong những thứ báo hiệu mùa hè thường được nhắc tới.
Còn như nghĩ không ra thứ nào đặc biệt thì sẵn bây giờ đang cuối mùa Hạ, bạn ra quanh nhà chỗ bờ cỏ ngắm xem có thứ cây cỏ nho nhỏ nào “sáng giá” thì lủm vài em về trồng sẵn trong chậu con con là được.
Ngay như những bạn ở vùng cỏ (như Đà Lạt) lên đồi nhổ vài cây Bồ Công Anh về trồng sẵn. Đến tháng 6 cây ra hoa vàng chói cũng đẹp chán: Dendelion (Taraxacum officional).

Cái tên Dendelion này cũng khá thú vị. Vốn là từ tiếng Tây (Pháp) họ gọi là cây hoa Dent-de-lion = Răng của con Sư Tử. Tại vì hoa nó khi thụ phấn, “quả chín” sẽ phát tán hàng trăm cái “dù” li ti bám chặt vào váy mấy bà đầm.

Có thể có bạn nghĩ đến một chậu đất (dĩa) chứa nước với chiếc lá súng chỉ to bằng bao quẹt và bảo: đó là mùa Hạ.
Có lẽ cũng không sai, nhưng giá có cái hoa súng hoặc vài cọng + và hoa của cây “hẹ nước” như vầy:


Còn kẹt quá, bạn trồng ít Thủy Trúc trong cái dĩa đựng nước mắm. Chừng vài tháng sau, bụi Thủy Trúc mọc đầy dĩa. Chỉ cần cắt ngang sát mặt chậu, vài tuần sau bạn sẽ có những cây Thủy trúc xinh xinh, ngắn ngủn tượng trưng mùa hạ bên hồ nước.
Điều lưu ý là nếu bạn có dĩa nước và lá Súng mà không hoa, coi chừng người ta liên tưởng đến “ao thu” (lạnh lẽo nước trong veo) thì hỏng to.
GioNui
Đàn cò trắng này chắc là mùa hạ đúng không chú Hưng?
Việt Nam gọi là Lan cò, tên khoa học: Habenaria radiata





(Originally posted on Crataegus Bonsai.)
Đúng như bạn Gionui nghĩ, dòng địa lan này phát hoa vào cuối tháng 7. Tức là giữ mùa Hạ là có hoa. Cho nên: đàn cò trắng bay mùa hè là rõ nét.
Hiện giờ bên Việt Nam thì không biết sao, chứ ngay như bên Mỹ muốn kiếm thứ Lan này cũng khó.
Tuy là cụ John Naka trong quyển Bonsai Techniques có đề cập thứ Địa Lan này cho phụ kiện nhưng mình kiếm vài lần không thấy nên bỏ.
Sau mới biết là thứ này khó sống. Sau khi phát hoa, cây chết rụi chỉ còn củ (như củ gừng). Sang năm vào xuân củ đâm tược phát chồi lá. Cây cần không khí mát lạnh và khô khi đi ngủ (dạng củ). Trước khi phát hoa, cây lại cần nắng ấm và mưa.
Vùng cây mọc là những trũng núi có cao độ hơn 500 mét.
Thứ Địa lan này chủ yếu có ở Nhật, Tàu và Đại Hàn.
Sẵn đây cũng nên lưu ý các bạn: cây cỏ phụ kiện chỉ cốt để tăng mỹ thuật cảnh quan cho cây chủ. Do đấy, chúng ta tránh không nên tạo những sắc thái quá đặc sắc ở cây cỏ phụ kiện. Bởi như thế, chúng sẽ làm giảm sức hấp dẫn của cây chủ.
Nói giả sử cũng như cô gái xinh đẹp với chuỗi hạt trai xinh xinh ở cổ để người ta ngắm cái cổ nõn nà thanh cao. Chứ mà đeo cái kiềng vàng to nặng với cục kim cương to bằng ngón tay nuốt hết cài cổ thì cô gái trở thành người mẫu để “quảng cáo viên kim cương bự”.
Cho nên cụ John Naka khi đề cập đến nét độc đáo của địa lan Habenaria radiata làm phụ kiện đã chỉ vẽ chậu Lan này với một vài hoa + cọng ngắn.

(From Bonsai Techniques II, John Naka, page 391.)
RatThichBonsai
Cây này hồi 2005 khi dự 5th World Bonsai Convention tôi có mua được 1 chậu nhưng vì không biết đặc tính của nó nên sau 2 mùa hoa rồi cũng ra đi. Sau này mấy lần đi shows gặp người lái đã bán cho tôi lần đó hỏi anh ta cũng mất giống.
Mùa Thu
Ai trong chúng ta yêu cây cối mà nghe đến mùa Thu là không ít thì nhiều sẽ nhớ lại hoặc tưởng tượng ngay ra cảnh lá chuyển màu.
Bởi vậy, những cây cỏ đang có hai sắc màu vàng đỏ trong phụ kiện thường dùng để chỉ mùa Thu. Riêng về hoa thì (như căn bản) hoa Cúc là biểu tượng mùa Thu.
Hoa Cúc thì bên Việt Nam mình chắc chả thiếu (Cúc = Chrysanthenum). Bên Mỹ họ gọi thân mật là Mum để gọi chung các loại Cúc.
Các bạn vào đây xem ít hình cho vui mắt.
https://www.google.com/search?q=mum+…
Quá sức là Cúc. Hiện nay họ phối ra cả ngàn loại.
Thế nhưng các bạn cũng nên lưu ý là chúng ta cần những bông Cúc thật nhỏ. Nhỏ hơn cả loài mà có thể có người gọi là “Kim cúc” (cho vào trà?) mới tốt.


Như hình trên, các bạn có thể thấy những bông Cúc dại trong vườn nhà. Chúng thường mọc lẫn với đám Me đất có hoa màu hồng tím bên cạnh.
Mùa Đông
Với những tác phẩm bonsai trưng bày mô tả cây trong mùa Đông thì đa số là những cây rụng lá trơ cành (Thông Tùng rất ít được triển lãm ở mùa Đông vì màu lá thiếu sắc xanh tươi).
Bởi vậy cạnh những cây rụng lá chỉ còn chi cành các bạn bên nhà nghĩ là chúng ta sẽ đặt cây cỏ gì làm phụ kiện chỉ mùa Đông?
thienhai
Cây Thông Noen ạ.
Bạn Thienhai nói cây Thông Noel thì đúng mùa đông rồi. Nhưng làm sao “nhét “nó vào chậu phụ kiện đây? Bạn cũng đừng có nói là gieo mấy hạt Thông cho nó ra cây Thông con rồi bảo là mùa Đông nghe. Bởi vì chuyện này thì có người đã làm, và rất đẹp. Nhưng hạt vừa nảy ra cây con là gợi ý đầu Xuân.
Kể ra có một chậu bẹt đầy rêu xanh và khoảng chục cây Thông con, cái cụp cái xòe lá thì cũng vui mắt cho cảnh nảy mầm đầu Xuân. Mà nó lại là Accent cho cây Thông già nữa thì Tuyệt!
thienhai
Con không biết mùa đông có hoa cỏ gì nữa.
Hay là để 2 trái thông 1 đứng 1 nằm lên nền cát trắng, diễn tả trái thông rụng trên nền tuyết trắng đầu mùa. Thêm 1 cục đá nhỏ, rồi 1 chùm cỏ gì gì đó của mùa đông. Vùi 1 phần trái thông vào cát và rắt 1 ít cát lên mặt trái thông => ôi tuyết yêu thương!
Bạn có quyền thả sức tưởng tượng và thực hiện điều bạn nghĩ. Vấn đề chỉ là những người xem tác phẩm của bạn, họ có cảm được như vậy không? Đó là chuyện của bạn.
Thứ nữa, ở Việt Nam, hình ảnh mùa đông ở đa phần các nơi cũng chỉ phảng phất nhẹ nhàng với gió se lạnh. Nên chi, khách Việt mà tới xem tác phẩm của bạn thì mình chả nghĩ điều bạn tả như trên sẽ đưa ra được mùa Đông.
Có lẽ chúng ta đành phải quay về những hình ảnh mùa Đông căn bản tại Việt Nam trong thi ca vậy.
Chờ chưa thấy trả lời, mình đành đăng lên điều đã nêu tứ bài trước: chính bụi Tre Trúc là biểu tượng của mùa đông (Mai Lan Cúc Trúc – Xuân Hạ Thu Đông).
Trước kia, người Tây phương chưa hiểu được ý nghĩa của Tre Trúc trong đời sống các dân tộc Đông Nam Á. Nhưng nay, nhờ học tập bonsai qua người Nhật, người Tây phương đã khá thấm với những bức “liễn” (scroll) có hình ảnh Tre Trúc tượng trưng cho mùa Đông của dân vùng Đông Nam Á.
 
Last edited:

caycanhphuongviet

Thành viên
2/
Phụ kiện chỉ định mùa :xuân,hạ,thu,đông.
Mình đang cố tìm vài chậu Trúc con con gởi tới các bạn nhưng chưa thấy đâu. Chắc hẳn các bạn từng quen và thực hiện mấy chậu trúc nhỏ chả khó.
Tuy nhiên, mình xin nhắc: nếu dùng loại Trúc chỉ (thân như cọng nhang), bạn coi chừng có thể phản tác dụng. Loại Trúc chỉ vốn khó thấy thân. Cho nên toàn lá là lá sẽ khiến hình ảnh mùa xuân lá xanh thắm sẽ hiện lên trong mắt người xem.


Thực sự thì những trình diễn cây cối bonsai mô tả mùa Đông không nhiều (đa số những triển lãm về cây trút lá: Shilouette Bonsai được thực hiện vào cuối Thu), do đấy trong thực tế cũng như trong sách vở có rất ít hình ảnh accent.
Ngay như cây Trúc accent mô tả mùa Đông, tác giả cũng phải để cây Trúc có lá hơi xụ xuống. Chứ mà tươi tỉnh như trong bức hoành ở trên thì nó cũng chả có vẻ mùa Đông cho lắm.


Ngoài Tre Trúc, có lẽ những vùng như Việt Nam chỉ thấy còn những accent về các loại cỏ. Nhưng vì là Đông, chúng ta cần để cỏ có sắc độ hơi xảm đi bằng cách để cho đất trồng khô và nhổ bỏ mọi đọt non.
Kỹ thuật trưng bày với cỏ khô cũng hay được người Nhật dùng khi chậu cỏ nhỏ đặt cạnh những Thủy Thạch có dạng núi với chỏm tuyết.
Những trình bày về biểu tượng mùa của cây cỏ phụ kiện ở trên xét ra cũng đã tạm đủ, bởi điểm chính chỉ là gợi ý. Mời các bạn cùng mình duyệt qua một chút về kéo dãn bố cục.



Kéo dãn bố cục và liên kết
16th February, 2017


Nguồn: diễn đàn Cây Cảnh Việt Nam
Chủ đề: Cây cỏ “phụ kiện” Bonsai
Chủ biên: hqvuhototbung

Kéo dãn bố cục
Mới thoạt nhìn vào các xếp đặt cây chủ và phụ kiện, chúng ta thấy ngay bố cục của toàn cảnh tác phẩm trình diễn đã nới rộng. Việc nới rộng này đưa tới 3 kết quả hết sức cần thiết cho việc triển lãm:
Tỉ lệ sáng tối (vòm lá + thân cành đối với khoảng trống) của riêng cây chủ (nếu đứng một mình) được tăng thêm mức sáng (negative space) nhờ “khung tranh của toàn tác phẩm rộng ra”. Điều này khiến chủ thể nhẹ nhàng hơn.
Tính động của cây chủ được tăng cao khi phụ kiện được đặt vào điểm cần thiết để có “sự đối thoại” hoặc việc “ngắm nhau” của cây chủ và phụ kiện. (Do đấy, ở phần sau, các bạn sẽ thấy việc tìm đúng vị trí đặt accent là điều cần thiết; bởi không, sẽ không có chuyện “nhìn ngắm nhau” là hỏng).
Khoảng cách vì bức tranh từ cây chủ tới accent đã được nới rộng, người xem bắt buốc phải đứng hơi xa mới có thể “thâu” trọn toàn cảnh. Điều này có nghĩa lả người xem sẽ dễ thấy cây chủ đẹp hơn và nhiều ý nghĩa hơn.
Như vậy, bố cục của riêng cây chủ đã được kéo giãn ra thành bố cục tổng thể cây chủ + accent, điều này bắt buộc khiến người xem phải ngắm từ xa hơn dẫn đến việc thấy tác phẩm hay ho hơn.
Chúng ta xem một thí dụ dưới đây cho cây Tùng từng đoạt giải thưởng ở triển lãm SAKUFU tại Nhật.


Tác phẩm đoạt giải nhất do Thủ Tướng Nhật tặng ở Sakufu Bonsai Ten.
Tác giả Shinji Suzuki với cây Needle Juniper – Tùng lá kim.
Các bạn ngắm tác phẩm và thấy vẻ trầm trọng của cây lẫn chậu. Nếu tính toàn thể vòm lá + thân + chậu trong hình (không gian 2 chiều) bạn thấy cây và chậu chiếm hơn 65% diện tích (tức là tỉ lệ sáng tối = 35/65).
Ta có thể nói: trông nặng quá!
Thế nhưng, nếu đặt cây trong khu vực trình diễn với đủ accent và bức hoành, các bạn thấy ngay một khung cảnh hoàn toàn khác. Và mức nặng nề của cây chủ giảm ngay.


Tính liên kết
Chắc hẳn các bạn đã thấy được tính liên kết của cây cỏ phụ kiện với cây chủ và cả cây khách (nếu có). Nói như vậy không có nghĩa là bạn cứ có một cây chủ rồi cứ đặt một cây cỏ phụ kiện là nó sẽ có mối liên kết! Chắc chắn không phải như vậy. Vấn đề là: chúng ta phải tạo ra được mối liên kết giữa phụ kiện với cây chủ.
Mối liên kết nêu trên chỉ xảy ra khi:
Giữa cây chủ và phụ kiện có cùng một “khu vực ý nghĩa” nào đó dù rất nhỏ. Thí dụ: cây trên đỉnh núi cỏ dưới chân núi.
Cây chủ và phụ kiện phải hướng về nhau. Tức là biểu lộ sự “đối thoại”.
Bởi thế, việc cắt tỉa cây cỏ phụ kiện + việc chọn chậu phụ kiện hết sức quan trọng trong việc tạo tính liên hệ.


Hình ảnh do bạn Ratthichbonsai đưa lên, các bạn thấy ngay tính liên hệ giữa cây chủ và phụ kiện chỉ có nhờ cái lá Dương Xỉ “lả lơi”.
Như trên đã trình bày: không chỉ cành lá ngọn cỏ phụ kiện cần được tỉa sao cho có tính liên kết, mà ngay cả chậu dành cho phụ kiện cũng cần lưu ý sao cho tăng tính liên kết.
Trở lại hình do bạn Ratthichbonsai đăng ở trên, nếu nhìn kỹ chiếc chậu hình trăng khuyết, các bạn thấy “mỏm nhọn” của chậu đã hướng cành lơi của cây chủ cũng giúp tăng tính tiên kết ở toàn tác phẩm.
Tuy là diễn tả như trên, nhưng cũng rất có thể sẽ có bạn hiểu sai về ý nghĩa hướng nhìn trong trường hợp hai vật đặt với nhau sao cho có tính liên kết. Bởi vậy, chúng ta sẽ bàn rộng hơn về vấn đề góc cạnh của hai vật đối diện nhau tại phần “Xếp đặt triển lãm”.
Mời các bạn lướt qua điểm 6: Cân bằng bố cục cây chủ.
 
Last edited:

caycanhphuongviet

Thành viên
Cân bằng bố cục cây chủ
16th February, 2017


Nguồn: diễn đàn Cây Cảnh Việt Nam
Chủ đề: Cây cỏ “phụ kiện” Bonsai
Chủ biên: hqvuhototbung

Vấn đề giúp cân bằng bố cục cây chủ ở phụ kiện vốn là chuyện thường được dùng. Tuy nhiên, đa phần đó lại ít thấy ở cây cỏ phụ kiện, nhưng ở phụ kiện loại khác: đá, tượng nhiều hơn. Dù sao đây cũng là điều chúng ta nên để ý phòng khi cần thì lôi ra áp dụng.
Xin các bạn lưu ý là cân bằng chứ không phải cân đối.
Cân bằng và cân đối đều là hiện tượng do trọng lực tác dụng.

Tuy nhiên, cân bằng (thường dùng từ thăng bằng để diễn tả) là tình trọng lực áp đặt lên một vật và có gây cho vật đó ngã đổ hay không.
Cân đối thường mang nghĩa so sánh mức trọng lực tác dụng vào 2 khối lượng đứng đối nhau.

Bởi vậy, có thể nói trong điểm này: phụ kiện giúp cây chủ đỡ ngã đổ.
Chính vì thế, đa phần là các bạn thấy ở những cây xiên, hoành hoặc có một cành bay trông có vẻ như sẵn sàng đổ nhào hay nghiêng về một bên. Chính những phụ kiện đặt ngay dưới thân cành hay vòm lá sẽ là những điểm đối lực (đẩy lên) so với trọng lực (kéo xuống).
Mời các bạn ngắm và tự phân tích:



Chắc các bạn sẽ cảm thấy ngay tác phẩm Lựu ở trên và Thông ở trên trông như sẵn sàng đổ nhào. Nhưng nếu ngay dưới vòm lá có một phụ kiện: núi, cây… thì vật khối đó sẽ tạo cho mắt người xem cảm giác thân, cành sắp đổ nhưng được chống đỡ: thế cân bằng được thiết lập.
Mời bạn xem vài thí dụ dưới đây:




Con ngựa, cái chòi… đã làm nhiệm vụ: “chống đỡ” cho cây chủ. Dĩ nhiên chúng còn mang một vài ý nghĩa khác.
Câu đố tự thưởng
Nếu bạn nào mà lướt mắt vào đây, vui lòng xem 3 bức hình dưới rồi tìm cách trả lời cho vui. Hễ cảm thấy bạn trả lời được thời cứ việc tự kiếm tiệm nào thích vào làm tô phở = tự thưởng.



Trong 3 tác phẩm ở trên, mỗi cây chủ có riêng một cách trình bày giúp cho cây hay cành “đỡ đổ” (mà không phải là phụ kiện đỡ dưới cành như chúng ta bàn ở trên). Tự mỗi bạn sẽ tìm thấy từng tác phẩm ở trên có một cách riêng.
Vậy: cách ấy là điểm nào ở cây chủ, hoặc ở cách trình bày?
dungvan



Ở hình này, cháu thấy 2 điểm chống đỡ làm cây trông cân bằng hơn:


Ngọn cây hướng lên.
Có cục đá hay cái gì đó chèn ở bên phải gốc, có tác dụng đỡ cho thân cây đổ.

Ở hình này, chính cái mành sậm mầu treo ngay đầu ngọn cây (hút mắt người xem) đã làm cho cậy đỡ đổ nhào, cái chòi nhỏ xíu ở xa tít không có tác dụng nhiều trong việc tạo cảm giác cân bằng.

Miếng gỗ chạy dài về phái trái theo hướng đổ của cây là điểm chính để tạo cảm giác cân bằng cho tác phẩm.

Mấy cành lá bên phải cũng ít nhiều có tác dụng thêm cho việc tạo cảm giác cân bằng.
Nhận xét của bạn Dungvan rất tinh và hoàn toàn giống ý mình nghĩ ở cả 3 hình. Riêng hình 1, có một ý cần thêm: không hẳn là ngọn cây hướng lên, nhưng chính những điểm nhọn của cả trăm ngọn lá đâm lên tua tủa là những lực tổng hợp kéo tàn cây khỏi trì xuống.
 
Last edited:
Top