vĩnh biệt vua hoa đào tại đà lạt

pqm

Thành viên tích cực
Xin được tỏ lời chia xẻ với gia quyến của người đồng đam mê
 

mai vu duy

Thành viên
Mấy lần hẹn sẽ ra thăm ông (đã biết sức khỏe ông yếu) nhưng do bận nhiều việc nên chưa ra được. Nghe tin này tôi rất sốc, cách đây 3 tháng ông nói ông vẫn còn khỏe, ghép cây vẫn tốt. Ông từng nói với tôi ông mong muốn còn sức khỏe để cống hiến các tác phẩm của mình vào năm 2010 để trọn mười năm cống hiến cho Hội Hoa Xuân Tp HCM, nhưng cuối cùng không thực hiện được.
 

mai vu duy

Thành viên
Thật may mắn cho tôi là tôi giữ được kỷ niệm khi được chung hình vào dịp gần tết năm 2008.
Một chiều bên thung lũng đào hoa Mười Lời
(Thứ Tư, 05/03/2008 - 8:07 PM)

Lối vào thung lũng là một con hẻm nhỏ, lát xi măng, nếu chưa xuống tận nơi sẽ không nhìn thấy gì ngoài những hàng rào cây cối che khuất và những mái nhà san sát, nhưng khi xuống đến thung lũng, tất cả dần lộ ra như một bức tranh thủy mặc, như một “cõi thần tiên” với ong bướm bay lượn bên hàng ngàn cánh hoa thắm sắc, nắng chiều vàng rực chiếu rọi những trái bưởi, trái mận, cam óng vàng.

Tâm sự đầu tiên mà chủ nhân của thung lũng, nghệ nhân Bùi Văn Lời chia sẻ: “Được gần gũi, chan hòa với thiên nhiên, được cống hiến cho đời, cho người những cành hoa tươi đẹp, những quả thơm trái mùa, là một điều hạnh phúc tột cùng đối với tôi”.

Cây đào đã trở thành một niềm đam mê của nghệ nhân Mười Lời, từ lâu ông muốn gắn bó với cây đào nhưng không có cơ hội. Gia đình ông lên Đà Lạt năm 1958, khi ấy tất cả chỉ đang là con số 0, công việc chính của ông là đi làm thuê để nuôi sống gia đình. Một thời gian sau, ông có được một mảnh vườn nhỏ trồng rau, hoa ngắn ngày, cà phê để mưu sinh, dẫu thế cuộc sống vẫn rất chật vật, không ***** để lo cho con cái ăn học. “Mặc dù đã trải qua rất nhiều khó khăn, hết thất bại này đến thất bại khác, nhưng với sự ủng hộ của gia đình, cộng với niềm đam mê riêng, đến nay tôi đã thành công. Tạo cho Đà Lạt có thêm một điểm son mỗi độ xuân về, tăng thêm sản phẩn du lịch cho thành phố ngàn hoa. Bây giời cái mà tôi có được là một tài sản vô giá!”, ông Mười Lời tự hào. Quả vậy, trong khu vườn 6000m2, trước kia chỉ là một thung lũng sâu hun hút, cỏ dại, cây cối mọc um tùm. Từ khi có bàn tay của người “nông dân” Mười Lời, vùng đất hoang vu đó giờ đây đã trở thành một thung lũng hoa tuyệt đẹp, khiến du khách ai ai đến với thành phố ngàn hoa cũng phải ghé thăm dù chỉ một lần, không ít người đã không kiệm lời khi phong cho ông với những danh hiệu như: “phù thủy hoa” hay “nghệ nhân hoa”.

Thung lũng đào hoa có chừng 50 loài hoa, trong đó hoa của Trung Quốc, Anh, Úc, Nhật… có khoảng 10 loài cây ăn qủa đang mùa ra trái và cho thu hoạch. Hàng năm thung lũng của nghệ nhân Mười Lời cung ứng rất nhiều hoa cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận, nhất là hoa đào. Tết mậu tý 2008 vừa qua, để đáp ứng cho nhu cầu chơi xuân thì Ông đã bán ra 1.000 gốc hoa đào. Ông còn tham gia Hội Hoa Xuân tết Mậu Tý 2008 tại công viên Tao Đàn TP.HCM với gần 50 gốc đào. Nghệ nhân Mười Lời chỉ là một người chưa tốt nghiệp tú tài vậy mà ông đã rất thành công trong lĩnh vực khoa học về lai ghép vô tính nhiều giống hoa đào trên thế giới, nhiều giống đào mới lạ như: Đào Nhật Tân, nhất chi mai, đào đỏ, bích đào, hồng đào, liễu đào…. Những cành đào Nhật Tân đã được ông ghép với gốc đào Đà Lạt và cho ra hoa rất nhiều với màu sắc hồng tươi. Trong vườn đào nhà mình, Ông còn lai ghép thành công trên một gốc đào mà có tới 4 màu hoa (4 loài) cùng khoe sắc. Với cúp vàng do đã có đóng góp vì sự nghiệp xanh, ông đã được “khen”: “Nghệ nhân Bùi Văn Lời chiết ghép nhân vô tính loài hoa đào Hà Nội trên cây đào Đà Lạt, tạo thành một màu hoa đào mới để làm nhịp cầu nối giữa thủ đô Thăng Long với thành phố ngàn hoa Đà Lạt”. Bên cạnh đó mỗi năm vười đào của nghệ nhân Mười Lời đã đón nhận và huấn luyện cho trên 5000 sinh viên từ các trường đại học trên khắp đất nước.

Đến thăm vườn đào vào một ngày cuối năm, ông Huỳnh Đức Hòa chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã nói: “nếu ai đến Đà Lạt mà không ghé thăm vườn hoa đào của nghệ nhân Mười Lời, thì thật có lỗi với thành phố nhàn hoa”. Nghệ nhân “chân đất” này không những đã đóng góp với thành phố ngàn hoa Đà Lạt thêm một loài hoa đặc trưng, để làm cho TP.Đà Lạt thêm lung linh sắc màu, mà còn tạo cho Đà Lạt có thêm một địa chỉ thưởng lãm hoa hấp dẫn cho du khách gần xa.
http://baodulich.net.vn/printContent.aspx?ID=1126
 
Top