Vài góp ý về :nền bonsai cần gì để phát triển

dindinvui

Thành viên mới
cháu góp ý tí nhé ! mỗi ngươì trong chúng ta đều có khả năng tiềm ẩn ,bonsai vn sẽ phát triển rất mau nếu chúng ta không đi theo những cái bóng của những ngươì nổi tiếng ,mà ngươc lại hãy học hỏi những cái hay,tuân thủ qui luật tự nhiên và không ngừng sáng tạo !!!cháu tin rồi chúng ta sẽ làm được những tác phẩm đầy ấn tượng của riêng mình .
 

NguyenYenSon

Thành viên mới
Ngày hôm nay ngồi đọc hết 65 trang của topic này, muốn sỉu luôn...Nhưng phải công nhận là hay.
Rất nể phục kiến thức và tâm huyết của anh Vũ Hưng với quê hương.
 

duong lieu

Thành viên Mua Bán
Ngày hôm nay ngồi đọc hết 65 trang của topic này, muốn sỉu luôn...Nhưng phải công nhận là hay.
Rất nể phục kiến thức và tâm huyết của anh Vũ Hưng với quê hương.
Ố!
Có đọc nhiều topic của chú Hưng mới hiểu được chú Hưng như thế nào.
Chú Hưng có nhiều topic anh có thể tham khảo thêm.
 

GioNui

Moderator
Chất trồng vô cơ đã được thế giới xác nhận, vì ở đâu cũng thấy xử dụng nó cho bonsai. Ưu điểm đối với cây trồng chắc là đã được nói nhiều, nhưng có một ưu điểm ở tầm vĩ mô hơn, ảnh hưởng tới nhiều người hơn nhưng chưa thấy đề cập.

Đó là: chất trồng vô cơ mang lại thu nhập và công ăn việc làm cho nhiều người hơn.

Đất cát, đất thịt thì cứ xách cuốc ra vườn đào là được, chứ còn chất trồng vô cơ thì phải đi mua mới có.

Những nơi có nguồn nguyên liệu có thể đầu tư nhà máy sản xuất để tạo nên công ăn việc làm cho rất nhiều người.

Thử nghĩ xem, nếu như tất cả các chậu trồng cây ở Việt Nam hiện giờ mà đều sử dụng chất trồng vô cơ thì chuyện gì xảy ra... Chẳng phải bonsai lúc đó là một ngành kinh tế chứ đâu chỉ đơn giản là thú chơi lẻ tẻ cùa từng cá nhân. Diatomite, đá nham thạch, đất nung... là những thứ mà các nước khác đang xuất khẩu để thu về ngoại tệ đấy, Việt Nam cũng có nguồn nguyên liệu này sao còn chậm trễ chưa chịu thúc tiến để mang lại lợi nhuận nhỉ.

So với cây cối, nhà vườn bán chất trồng vô cơ thì chẳng phải tốn nước, tốn phân, tốn công chăm sóc, vận chuyển và giao hàng lại dễ dàng hơn nhiều, có thể bán hàng với số lượng lớn...

Hơn ai hết, nhà vườn là nơi được hưởng lợi đầu tiên từ việc bán chất trồng vô cơ. Vì vậy, không phải ai khác mà chính các nhà vườn phải là nơi tích cực thử nghiệm để tìm ra cách thức sử dụng tối ưu nhằm hướng dẫn cho dân tình. Khi nhà vườn đưa ra được những kết quả tốt thì dân chúng đua nhau mua ầm ầm, dần dần sẽ tạo thành thói quen sử dụng.



Những hình ảnh anh Phong Nguyễn cung cấp dưới đây có nhà vườn nào thấy ham không?

tiện chụp vài tấm hình nơi mix planting soil các loại và cung cấp những đại lý lẻ cho toàn CA,Nevada,Origan, tiếc là ko có qua tới TX. Đây là một đóng Pumice bán giá 60$ dollars 1 Cubic Yard< gần 1M khối>,Khi vào bao 1 cubic feet giá 7$ dollars 1 bao< 1 Cubic yard là 27 bao>

Đây là kích cở hạt Pumice từ 2-7 MM. Trồng 100% Pumice cho cây mới đảo ngoài hoang dã
 

mrkhongbiet

Thành viên tích cực
Nhe bác Hưng nói là diatomite nó có giá hơn pumice đó mí anh Phú Yên ui,
(Mà có hàng chơi cây thì cũng chia sẻ cho bà con nhé,
Nếu ko thì chỉ có 1 nhóm nhỏ có thui ạ^^)
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Nhe bác Hưng nói là diatomite nó có giá hơn pumice đó mí anh Phú Yên ui,
(Mà có hàng chơi cây thì cũng chia sẻ cho bà con nhé,
Nếu ko thì chỉ có 1 nhóm nhỏ có thui ạ^^)
Bớt mưa bã chưa bạn ?
Có bận bịu bán cháo lắm không ?
Độ rày thấy ắng hẳn vậy?

Trời vào Thu là vào mùa bão đây.
Chắc mọi dự kiến phải chờ tới đầu năm thôi.
 

vuonkienganphuoc

Thành viên tích cực
Bớt mưa bã chưa bạn ?
Có bận bịu bán cháo lắm không ?
Độ rày thấy ắng hẳn vậy?

Trời vào Thu là vào mùa bão đây.
Chắc mọi dự kiến phải chờ tới đầu năm thôi.
Anh Hưng cho hỏi :Nếu sau này VN sản xuất đá diatomite rộng rãi,thì cách thức pha trộn,sử dụng như thế nào?So sánh với đá nham thạch ?
Ngoài mỏ đa ở Phú yên thì,Lâm đồng cũng có và đang khai thác để sử dụng cho các đìa nuôi tôm và sử dụng cho giàn khoan?
Chưa có trong tay nên ko dám nói nhiều!
 

mrkhongbiet

Thành viên tích cực
Có tin đồn là đầu năm nay thì bọn petrovn nó nhập 1 đống đá này từ Úc để chuẩn bị cho tràn dầu.
Giá cao chót vót.

@bác Hưng: trời mưa mỗi ngày bác ơi, khóc thương bác Giáp mà.
Mấy cái đuôi của bão vừa rồi vẫn còn dài lắm ạ.

Nói chung là chỉ còn chờ "cháo múc" rồi mang cháo đi nướng,
phát cho bà con ăn thử cho biết thôi.
@bác Anphuoc: bác hỏi câu ngắn mà cháu thấy khó trả lời ghê.
Mỗi loại cây có nhu cầu riêng, nên có lẽ muốn hỏi về công thức chung chung thì thua.
=> có lẽ ta nên quan tâm đặc tính vật liệu, tìm hiểu đặc tính, nhu cầu cây trồng rồi đặt ra công thức thôi.

Cháu thấy ng ta khuyên 50 cái này 30 cái kia, 20 cái khác,
nhưng có ai nói đc con số đó ở đâu ra đâu=> những tỉ lệ ấy do ước lượng đặc tính cây mà ra,
Cây cần nhiều chỗ thở thì tăng hạt to, câu cần ẩm tăng chất giữ nước...
Tổng kết lại, cháu có đề nghị khi đề xuất chất trồng, mình chỉ nên đề xuất mức tối thiểu, tối đa để đúng với thực tế hơn.
Mong nhận đc nhận xét từ các tiền bối ạ.^^

Nếu muốn bik về đặc tính hay ho của diatomite thì mời quý zij đọc mấy trang cuối của topic thông đen trong mục kinh nghiệm nghệ nhân ạ.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Anh Hưng cho hỏi :Nếu sau này VN sản xuất đá diatomite rộng rãi,thì cách thức pha trộn,sử dụng như thế nào?So sánh với đá nham thạch ?
Ngoài mỏ đa ở Phú yên thì,Lâm đồng cũng có và đang khai thác để sử dụng cho các đìa nuôi tôm và sử dụng cho giàn khoan?
Chưa có trong tay nên ko dám nói nhiều!
Cũng tương tự như bạn Mrkhongbiet nói ở phần trên.
Tuy nhiên có mấy này , mình nghĩ bạn vuonkienganphuoc nên để tâm :

-diatomite quá nhẹ , dù đã chứa no nước , vì thế nó cần được trộn với loại
đá nặng kí hơn một chút như đá nham thạch.Ngoài vấn đề này ra , Diatomite
có tất cả những đặc tính cần cho bonsai : xốp , dễ hút nước và nhả nước
(vấn đề này tốt hơn akadama , vì akadama khó nhả nước cho rễ ).
-một đặc tính tối ưu của Diatomite : không cho phép một loại tuyến trùng
náo sống và phát triển trong diatomite (vì độ sắc bén của nó ) . Vì thế ,
đốt trồng bằng diatomite sạch 100% .
 

AIA LIU

Thành viên mới
bonsai Việt Nam sẽ thành công và có lối đi sáng tạo trên nền tạng hiện có của thế giới
chúc mọi người thành công chung tay ta sẽ thành công.
______________
Cuộc sống là sự trải nghiệm
 

phamnhan

Thành viên mới
thêm tin vui cho các con nghiện bonsai:đá diatomite không chỉ có ở miền trung. ở tri tôn an giang cũng có. thông tin này không biết có chính xác không? nhờ các thành viên diễn đàn kiểm chứng lại(thông tin này cháu tìm ở:NÚI DÀI-WIKI đó chú hưng)
Núi Dài còn nhiều loại gỗ quý như dầu, căm xe, lăng ổi, bời lời, quế, gõ mật, nính...và còn một số loại chim muông và thú rừng.
Tài nguyên ở núi Dài gồm: đá xây dựng, cát núi, đất sét cao-lanh (dùng làm sứ cách điện cao cấp) và nước khoáng thiên nhiên. Đặc biệt, diatomite được phát hiện ở xã Lê Trì, nằm cách mặt đất từ 1,8m - 2,2m. Bề dày bình quân khoảng 1,7m - 2m, trữ lượng dự báo khoảng từ 800.000 đến 1.000.000 tấn. Các loại diatomite có ở đây đều lẫn sắt hoặc chất hữu cơ rất cao, nên thường có màu xám đen hoặc vàng. Do vậy, màu trắng và tính ròng của diatomite núi Dài có thể sử dụng rộng rãi trong công nghiệp lọc hoạt tính, đặc biệt là lọc bia, rượu, dầu ăn...
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
thêm tin vui cho các con nghiện bonsai:đá diatomite không chỉ có ở miền trung. ở tri tôn an giang cũng có. thông tin này không biết có chính xác không? nhờ các thành viên diễn đàn kiểm chứng lại(thông tin này cháu tìm ở:NÚI DÀI-WIKI đó chú hưng)
Núi Dài còn nhiều loại gỗ quý như dầu, căm xe, lăng ổi, bời lời, quế, gõ mật, nính...và còn một số loại chim muông và thú rừng.
Tài nguyên ở núi Dài gồm: đá xây dựng, cát núi, đất sét cao-lanh (dùng làm sứ cách điện cao cấp) và nước khoáng thiên nhiên. Đặc biệt, diatomite được phát hiện ở xã Lê Trì, nằm cách mặt đất từ 1,8m - 2,2m. Bề dày bình quân khoảng 1,7m - 2m, trữ lượng dự báo khoảng từ 800.000 đến 1.000.000 tấn. Các loại diatomite có ở đây đều lẫn sắt hoặc chất hữu cơ rất cao, nên thường có màu xám đen hoặc vàng. Do vậy, màu trắng và tính ròng của diatomite núi Dài có thể sử dụng rộng rãi trong công nghiệp lọc hoạt tính, đặc biệt là lọc bia, rượu, dầu ăn...
Cảm ơn bạn rất nhiều !
Trời cho bao nhiêu thứ quý giá thế này mà không xài thỉ quả là uổng phải không bạn.
Mong các bạn sớm áp dụng vào bonsai.
 

mrkhongbiet

Thành viên tích cực
Nếu tính làm thiệt, anh có thể lấy mẫu ở vài nơi, sau đó gửi mẫu đi kiểm tra là ok.
Về cái đá ni, em nói chuyện với mấy ông kỹ sư địa chất thì giải thích khác với trên đây mình đang bàn thảo, khác với thông tin công cộng của các công ty sản xuất đá => thật khó để thống nhất,
Cuối cùng, duy nhất dựa vào tên của khoáng vật được mọi ng thống nhất, hì!
 

phamnhan

Thành viên mới
Cảm ơn bạn rất nhiều !
Trời cho bao nhiêu thứ quý giá thế này mà không xài thỉ quả là uổng phải không bạn.
Mong các bạn sớm áp dụng vào bonsai.
một ít thông tin thì sao sánh được với khối kiến thức to lớn mà chú đã trãi lòng với anh em trên diễn đàn trong thời gian qua.chúc chú nhiều sức khỏe[-O<[-O<[-O<
 

GioNui

Moderator
Những nỗ lực trong việc thúc đẩy Bonsai Việt xài hàng Việt.



Anh Phong Nguyễn cũng có giai đoạn tìm hiểu về sản xuất chậu và cũng khá kinh nghiệm
trong việc đánh giá chất lượng chậu.

Nhìn đống chậu trên, đánh giá độ sắc sảo khá tốt, việc tiếp theo là anh Phong cầm lên và
gõ thử để lắng nghe âm thanh. Nghe xong chúc mừng chủ lò lia lịa.

Chất lượng tương đương với chậu loại 2 của Trung Quốc, là loại chậu phù hợp với đa số người
chơi bonsai. Chậu loại 1 giá thành rất cao, chẳng ai dám xài, có khi mua về chỉ để chưng chứ
không dám trồng cây vì quá mắc.

Anh Phong nói: chất lượng như thế này thì anh sẽ nhập hàng về bên Mỹ để xài và có thể giới
thiệu cho cả bạn bè bên đó. Trước kia anh chỉ mua chậu của Trung Quốc, mặc dù không thích
đồ Trung Quốc nhưng chẳng có lựa chọn nào khác.



Phía sau lưng là vô số khuôn chậu với các mẩu mã và kích cỡ khác nhau đang được thử nghiệm.
Các chậu đều có lỗ cột dây, với đầy đủ lỗ thoát nước chính và phụ.

Anh Bình không quên gởi anh Phong và anh Vinh một số chậu mang sang Mỹ để thử sức chịu đựng
cái giá lạnh dưới trời tuyết. Vì có trường hợp chậu gặp lạnh quá cũng nứt. Vui vẻ nhận chậu mang
đi nhưng anh Phong không quên thòng lại một câu:

- Chất lượng như thế này đảm bảo ok.
 

thienhai

Thành viên tích cực
khoái nhất là cái chậu bonsai cát:x
chất liệu đất nung nâu nâu như tử sa vậy, cứng và mịn lại có hoa văn trừu tượng
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
khoái nhất là cái chậu bonsai cát:x
chất liệu đất nung nâu nâu như tử sa vậy, cứng và mịn lại có hoa văn trừu tượng
Thấy bạn thích màu chậu nhã như vậy, mình cũng thấy vui vui.
Nhưng coi chừng?

Màu xám nhạt rất khó có cây hợp với màu chậu !
 

thienhai

Thành viên tích cực
Thấy bạn thích màu chậu nhã như vậy, mình cũng thấy vui vui.
Nhưng coi chừng?

Màu xám nhạt rất khó có cây hợp với màu chậu !
Con thích loại màu nâu đậm kìa, trong hình này không có loại đó thì phải.
Con thấy trên nhà chú dblongthanh, nhưng hình nhưng mới có 1 mẫu chậu tròn như cái chén
 
Top