Vài góp ý về :nền bonsai cần gì để phát triển

thienhai

Thành viên tích cực
Anh em dùng cách này để nung đá thử xem:

Kiếm ít cát rang cho khô, sau đó bỏ cục đá vào nồi, đổ cát lên cho cát trùm hết đá. Đốt chừng 2 tiếng, sau đó đem cái nồi xuống rồi trùm bao bố ủ lại thì 6 tiếng sau mở ra chắc còn phỏng tay. Nhờ có cát, khi nung nóng, nhiệt sẽ phủ đều cục đá tất cả các hướng, thay vì chỉ có một mặt tiếp xúc với lửa như khi nướng.

Sử dụng cát để rang là cách làm thông thường khi người ta muốn rang bắp, hạt dẻ cho nhanh đều và ít bị cháy. Để ý mấy người bán dạo rang hạt dẻ trên đường phố Sài Gòn thì biết.
kiểu này thì mang theo ít đậu phộng, khõi mang con gà:))
 

mrkhongbiet

Thành viên tích cực
Để ý thấy anh PhongNguyen nung thành nhiều đợt chứ ko phải 1, chắc có vụ đảo mẻ
E nghĩ những pro như chú Bình thì chuyên nung rồi, có lẽ sẽ có nhiều mẹo
Nung bằng cát như anh Gió thì ko thể làm với quy mô lớn đc.

Bác Hưng cho cháu hỏi là ngâm nc bao nhiêu lâu nó ko rã thì thành công ạ?
 

dblongthanh

Thành viên Danh Dự
Để ý thấy anh PhongNguyen nung thành nhiều đợt chứ ko phải 1, chắc có vụ đảo mẻ
E nghĩ những pro như chú Bình thì chuyên nung rồi, có lẽ sẽ có nhiều mẹo
Nung bằng cát như anh Gió thì ko thể làm với quy mô lớn đc.

Bác Hưng cho cháu hỏi là ngâm nc bao nhiêu lâu nó ko rã thì thành công ạ?
Nếu có nhiều thì chỉ còn 1 cách : đục cái thùng phuy rồi đốt.
 

GioNui

Moderator
Để ý thấy anh PhongNguyen nung thành nhiều đợt chứ ko phải 1, chắc có vụ đảo mẻ
E nghĩ những pro như chú Bình thì chuyên nung rồi, có lẽ sẽ có nhiều mẹo
Nung bằng cát như anh Gió thì ko thể làm với quy mô lớn đc.
Đâu có, mình thấy anh PhongNguyen chỉ nung có một lần chớ mấy. Cũng đốt mấy tiếng rồi sau đó tắt lửa đậy kín và ủ mấy tiếng nữa.

Ở đây anh em đang thí nghiệm xem nung nóng rồi thì đá có cứng hơn hay không, nên mình mới xúi lấy cát làm thử. Còn mà đã thành công rồi quyết định sản xuất nhiều thì làm luôn cái lò như anh PhongNguyen là tốt nhất, và cũng đâu có mắc tiền. Anh ấy khéo tay một chút với đầy đủ đồ nghề là đã làm được rồi. Làm lò nó có cái lợi là có đồng hồ theo dõi nhiệt độ. Nung ở nhiệt độ và thời gian khác nhau sẽ cho ra các loại đá với độ cứng khác nhau. Phục vụ cho nhiều mục đích, nhiều loại cây trồng khác nhau. Lợi đủ điều.

Còn mà không kiếm ra được thợ sắt chịu làm thì cứ liên hệ Gió núi. Ở Long Khánh có nơi làm lò nấm chuyên nghiệp, dư sức làm giống như anh PhongNguyen với quy mô lớn hơn.

Cái lò nấu củi như thế này mà một tay thợ sắt chẳng qua trường lớp đào tạo bài bản nào cả cũng làm được. Ghớm thiệt! :-S,



Để ý bên trên có đồng hồ theo dõi nhiệt độ, và có van áp suất an toàn. Trường hợp vì lý do gì đó lò quá nóng thì van sẽ bung ra, tránh nổ lò.



Đầu đốt củi:

 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Để ý thấy anh PhongNguyen nung thành nhiều đợt chứ ko phải 1, chắc có vụ đảo mẻ
E nghĩ những pro như chú Bình thì chuyên nung rồi, có lẽ sẽ có nhiều mẹo
Nung bằng cát như anh Gió thì ko thể làm với quy mô lớn đc.

Bác Hưng cho cháu hỏi là ngâm nc bao nhiêu lâu nó ko rã thì thành công ạ?
.................ngâm 15-20 phút.
Bạn lấy tay bóp mà nó không bể vụn như bột là OK.
==================================
Ý Gió Núi quá đúng.

Đâu có, mình thấy anh PhongNguyen chỉ nung có một lần chớ mấy.
Cũng đốt mấy tiếng rồi sau đó tắt lửa đậy kín và ủ mấy tiếng nữa.



Vấn đề là nung xong rồi ủ nóng 6-12 tiếng (qua đêm ).
Thành thư nung 2-3 tiếng ở 250 độ C là đủ rồi (Mình nghiệm qua việc
bạn Phongnuyen.

Để cục đá trên lửa tốn nhiều thời gian hơn thể trong lò nung nhiềụ
 

Hinoki

Thành viên tích cực
Đâu có, mình thấy anh PhongNguyen chỉ nung có một lần chớ mấy. Cũng đốt mấy tiếng rồi sau đó tắt lửa đậy kín và ủ mấy tiếng nữa.

Ở đây anh em đang thí nghiệm xem nung nóng rồi thì đá có cứng hơn hay không, nên mình mới xúi lấy cát làm thử. Còn mà đã thành công rồi quyết định sản xuất nhiều thì làm luôn cái lò như anh PhongNguyen là tốt nhất, và cũng đâu có mắc tiền. Anh ấy khéo tay một chút với đầy đủ đồ nghề là đã làm được rồi. Làm lò nó có cái lợi là có đồng hồ theo dõi nhiệt độ. Nung ở nhiệt độ và thời gian khác nhau sẽ cho ra các loại đá với độ cứng khác nhau. Phục vụ cho nhiều mục đích, nhiều loại cây trồng khác nhau. Lợi đủ điều.

Còn mà không kiếm ra được thợ sắt chịu làm thì cứ liên hệ Gió núi. Ở Long Khánh có nơi làm lò nấm chuyên nghiệp, dư sức làm giống như anh PhongNguyen với quy mô lớn hơn.

Cái lò nấu củi như thế này mà một tay thợ sắt chẳng qua trường lớp đào tạo bài bản nào cả cũng làm được. Ghớm thiệt! :-S,



Để ý bên trên có đồng hồ theo dõi nhiệt độ, và có van áp suất an toàn. Trường hợp vì lý do gì đó lò quá nóng thì van sẽ bung ra, tránh nổ lò.



Đầu đốt củi:
Hinoki xin phép đính chính tí:
Đây là boiler steam. Lò đốt nước thành hơi nóng dùng cho sản xuất công nghiệp, không dùng để nung gạch, đá, đít tô mít được ạ. Mấy cái đồng hồ đo áp suất hơi nước, và cái kia là pressure release-van xả áp tự động :-*
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Hinoki xin phép đính chính tí:
Đây là boiler steam. Lò đốt nước thành hơi nóng dùng cho sản xuất công nghiệp, không dùng để nung gạch, đá, đít tô mít được ạ. Mấy cái đồng hồ đo áp suất hơi nước, và cái kia là pressure release-van xả áp tự động :-*

Cảm ơn bạn Hinoki .Rất chính xác .

Mình nghĩ nung đá thì khá dễ dàng , vì vật liệu chỉ cần khô cứng .
Không lo chuyện hình dạng .
Do đó có thể xay trước rồi nung cũng vẫn được .
Vấn đề là kích cỡ đá thô như thế nào .

Do đó , nếu nung đá ở dạng hạt cỡ quả trứng cút , nung chắc dễ hơn.
Nung xong để nguội xay bể cỡ 1/4 hay 1/8 trứng cút là tốt.

Vấn đề nung chắc tương tự: làm than , nướng bánh mì , lò gốm ....
 

GioNui

Moderator
Hinoki xin phép đính chính tí:
Đây là boiler steam. Lò đốt nước thành hơi nóng dùng cho sản xuất công nghiệp, không dùng để nung gạch, đá, đít tô mít được ạ. Mấy cái đồng hồ đo áp suất hơi nước, và cái kia là pressure release-van xả áp tự động :-*
Hoàn toàn chính xác.

Mình không có ý định nói cái lò đó để nung đá. Ý của mình là thợ sắt ở VN dư sức làm được những việc như vậy, không cần phải đặt hàng ở những nơi cao cấp, công nghiệp nặng, khó với tới đối với anh em mình.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Hoàn toàn chính xác.

Mình không có ý định nói cái lò đó để nung đá. Ý của mình là thợ sắt ở VN dư sức làm được những việc như vậy, không cần phải đặt hàng ở những nơi cao cấp, công nghiệp nặng, khó với tới đối với anh em mình.

Mình quên một chuyện :Đá diatomite cần phài đọc cho đúng, kk
hông thôi người nước ngoài không hiểu bạn nói cái gì .

Nếu ở Việt Nam các bạn gọi là Diatomite thì đọc : Đài -á --(tồ )-mái-tờ (âm tồ gần như nuốt , không phát ).
Nhưng nói cho người nước ngoài ( Mỹ ) thì lại phải nói chữ khác một chút:

Diatomaceous Earth = Đai-à -(tồ)--xê-uột ...Ợt -thờ ( âm thờ nhớ thè lưỡi ,xịt gió )
Chữ Earth đọc chậm sẽ là Ơ-rờ -thờ
(Nghĩa là Đất trầm tích Tảo nâu nước ngọt )
 

Thích Đủ Thứ

Thành viên tích cực
Kính chào chú Hưng!

Cháu không theo dõi thường xuyên nhưng rất đầy đủ các bài viết tâm huyết của chú. Tự đáy lòng mình, cháu xin thay mặt những người có cùng cảm nhận nói lời cảm ơn đến chú về những gì chú đã chia sẻ trong thời gian qua. Dù đọc bài này, cháu có cảm giác hơi buồn nhưng cháu xin nhắn nhủ cũng như trả lời câu hỏi chú đặt ra trong tiêu đề topic này: cần có 1 tấm lòng! Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã từng nói: để gió cuốn đi ...

Cháu cũng đã có những bài viết rất tâm huyết nhưng đó là khi cháu mới tìm hiểu về cây cảnh, chưa va chạm với những góc khuất nên hăng máu đăng đàn. Sau đó vì mối lo cơm áo gạo tiền thường nhật cộng với ảnh hưởng xấu từ những góc khuất của cuộc chơi nên cháu ít tham gia hơn, chỉ dành thời gian chiêm nghiệm, tranh thủ học hỏi các kiến thức trước khi nó bị mai một và chuyển kiến thức thành kinh nghiệm. Cháu thực sự xúc động trước những điều chú đã làm, đã chia sẻ và cháu cũng muốn bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề chú đặt ra để góp phần tri ân những gì chú đã làm cho chúng cháu.

Vấn đề chú đặt ra: nền bonsai (cây cảnh) cần gì để phát triển, cháu xin mạn phép gọi là cây cảnh và quy về nền cây cảnh Việt Nam chứ về nền cây cảnh các nước khác cháu chưa có thời gian và tâm huyết để quan tâm :D Theo cháu cần xem xét trên 4 khía cạnh: tự nhiên, văn hoá, kinh tế và con người. Chúng ta hãy cùng đánh giá lần lượt từng vấn đề:

1. Tự nhiên:

Tự nhiên là yếu tố rất quan trọng. Nó không chỉ quyết định giống loài bản địa, điều kiện và chi phí chăm sóc mà còn ảnh hưởng mạnh đến môi trường sống, văn hoá và thói quen của con người. Phải nói Việt Nam có điều kiện tự nhiên chơi cây khá thuận lợi do có điều kiện tự nhiên, khí hậu môi trường khá phong phú nhưng quy về 3 vùng chính: nhiệt đới gió mùa ở miền Nam, cận nhiệt đới ở miền Bắc và ôn đới ở khu vực Tây Nguyên và miền núi phía Bắc. Với đặc thù này, số lượng giống loài bản địa rất phong phú và khả năng thích nghi cũng rất cao.

Nói về ảnh hưởng của tự nhiên đến con người và nhu cầu cây cảnh, rõ ràng ở xứ nhiệt đới như Việt Nam thì nhu cầu có cây xanh để cải tạo tiểu khí hậu là vô cùng cần thiết. Điều này đã được đúc rút từ xưa chứ không chỉ ngày nay mới có. Các cụ xưa đã dùng cây làm rào, dậu, tiểu cảnh, non bộ, cây thế. Nó không chỉ giúp tạo cảnh quan xanh tươi mà còn đóng vai trò quan trọng trong cải tạo tiểu khí hậu, tạo môi trường mát mẻ, trong lành.

Mặt khác, điều kiện tự nhiên của Việt Nam đều tạo điều kiện cho các loài thực vật nhiệt đới và ôn đới phát triển rất mạnh, điều này cực kỳ thuận lợi cho cây cảnh. Vậy ưu thế này dẫn đến ta có thể lựa chọn mảng cung cấp cây phôi, cây nguyên liệu nhờ ưu thế về chủng loại cây nguyên liệu và tốc độ sinh trưởng của cây nguyên liệu.

2. Văn hoá

Nền văn hoá Việt Nam có chung nguồn gốc với văn hoá Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Xét riêng trên giác độ cây cảnh, truyền thống Việt Nam có 2 điều khác biệt:

- Dù có quan niệm "vua chơi lan, quan chơi trà" nhưng cây cảnh không chỉ là đặc quyền của giới quý tộc mà đi về tận ngõ ngách thôn quê với hàng chè mạn hảo, dâm bụt, khóm trúc, bụi quỳnh giao ...;

- Cây cảnh không chỉ mang tư tưởng (thiền) như bonsai hay chủ đề như penjing mà còn mang nội dung giáo dục. Những tư tưởng "tam tòng tứ đức", "Tam cương ngũ thường" ... bày trong từ đường hoặc sân nhà, hàng ngày người già chăm sóc chẳng phải là việc giữ "lề", "nếp" cho con cái noi theo hay sao?

Với 2 điểm khác biệt này, cây cảnh Việt Nam hoàn toàn có điều kiện phát triển và có sức lan toả mạnh trong điều kiện thế giới sau khi "đối thoại giữa các nền văn minh" đã quay trở lại đề cao giá trị gia đình. Nếu xét về bonsai thì người Việt Nam mới chơi được khoảng 20 năm nay, nhưng truyền thống chơi cây cảnh có từ xa xưa với tỷ lệ gia đình có cây cảnh bày quanh nhà hoặc chơi cây cảnh vào hàng lớn nhất thế giới. Đó có thể là 1 trào lưu với những ẩn hoạ nhưng không thể phủ nhận nó là tiềm năng rất lớn về thị trường và nguồn cung nếu biết khai thác chính xác.

Bên cạnh truyền thống chơi cây, nghề thủ công cũng có bề dày truyền thống với những làng gốm Bát Tràng, Thổ Hà, Phủ Lãng, Chu Đậu, Lái Thiêu ... Đây là cơ sở quan trọng để có thể làm ra đôn, chậu, các phụ kiện trang trí trưng bày ... mà hiện nay phần lớn ta vẫn phải nhập từ TQ. Tạo được cú hích, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động nguồn vật tư này.

Tuy nhiên, có 1 hạn chế là các dụng cụ làm cây cảnh chúng ta không có truyền thống. Những làng nghề rèn chỉ quen tạo ra những dụng cụ làm nông nghiệp và dụng cụ đục đẽo chạm khắc. Công nghệ luyện kim của chúng ta còn quá lạc hậu để có thể chế tác các sản phẩm dao kéo gia dụng cũng như các sản phẩm phục vụ chế tác cây cảnh. Các dụng cụ làm cây cảnh chúng ta chưa có truyền thống và không nắm được bí quyết làm. Thời gian vừa qua có 1 số cơ sở sản xuất thử các dụng cụ như: kéo cắt tỉa, kìm chẻ thân, kềm cạp, cảo ... nhưng thành công còn rất hạn chế.

3. Kinh tế

Các cụ có câu: phú quý sinh lễ nghĩa. Điều này rất rõ ràng ở lĩnh vực cây cảnh. Nhìn lại 30-50 năm trước, mấy gia đình có chơi cây cảnh, non bộ? Khi kinh tế khá dần lên thì cũng là lúc các thú chơi nở rộ, đặc biệt là cây cảnh. Mỗi gia đình đều cố gắng có vài chậu cây bày nhà hoặc giỏ hoa treo ban công, vừa tạo màu xanh cải tạo tiểu khí hậu, vừa tạo vẻ đẹp mỹ thuật cảnh quan. Đó là kinh tế Việt Nam mới tăng trưởng khoảng 20 năm, với thu nhập bình quân đầu người tăng từ $200/người lên $1.000/người. Hãy thử tưởng tượng nếu thu nhập đầu người tăng lên hàng vài chục ngàn USD/người thì thị trường cây cảnh còn tăng trưởng đến mức nào?

Nền kinh tế thế giới cũng có sự tăng trưởng liên tục. Với những thay đổi về nhận thức về năng lượng xanh và bảo vệ môi trường thì nhu cầu cây cảnh cảnh quan và trang trí tại các khu đô thị là cực lớn. Với ưu thế về tự nhiên của mình, chúng ta hoàn toàn có thể trở thành 1 đầu mối cung cấp quan trọng, miễn là theo được tiêu chuẩn của họ.

4. Con người

Con người là yếu tố quyết định của mọi vấn đề. Nền cây cảnh Việt Nam có phát triển được hay không thì yếu tố con người cũng mang tính chất quyết định với 2 đặc điểm:

- Được sinh ra và lớn lên trong môi trường tự nhiên, văn hóa rất gần gũi thiên nhiên;

- Khéo tay, cần cù, ham học hỏi;

Nếu như bonsai mới được du nhập khoảng 20 năm nay thì cây cảnh đã có truyền thống hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm. Việc chuyển "gu" có lẽ không khó nhưng cái quan trọng là đừng đánh mất những gì ta đã có:

- Lối chơi, triết lý khác biệt với bonsai và penjing;

- Cây bản địa phong phú, đa dạng, sức chống chịu tốt;

- Tay nghề uốn tỉa cây với những cung, co điệu đà ấn tượng...

Có 1 điều mà muốn phát triển, những người liên quan phải có thay đổi căn bản:

- Người làm cây phải được đào tạo cơ bản về tạo hình và triết lý tạo hình cây cảnh;

- Người chơi cây phải được đào tạo cơ bản về sinh lý và chăm sóc cây cảnh;

- Tạo lập thị trường giao dịch cây cảnh minh bạch (cái này quá khó);

- Có chiến lược quảng bá và tiếp cận bài bản, khoa học.

Tại sao lại cần phải tạo lập bản sắc riêng?

- Vì thực sự chúng ta có bản sắc riêng cần phát huy;

- Vì chúng ta có đủ năng lực tạo bản sắc riêng, từ tự nhiên, văn hoá, kinh tế, con người;

- Vì tạo thương hiệu và khai thác những thị trường ngách dễ dàng hơn nhiều việc cạnh tranh với những thương hiệu truyền thống.

Rõ ràng là nếu chúng ta cạnh tranh về chậu, làm sao chúng ta có nguồn đất và truyền thống vẽ tranh thủy mặc mà cạnh tranh với hàng tử sa cao cấp của Trung Quốc? Nếu cạnh tranh về dụng cụ bonsai thì làm sao cạnh tranh với thương hiệu của Nhật, truyền thống với kiếm samurai còn hiện đại thì ngành luyện kim và các sản phẩm dân dụng Nhật liệu chúng ta có đủ sức cạnh tranh? Phân khúc hàng giá rẻ liệu có cạnh tranh được với hàng TQ?

Thách thức lớn nhất cho chúng ta trong quá trình tạo lập bản sắc riêng để làm cơ sở thâm nhập thị trường thế giới, đó là phải cân đối giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung. Các nghệ nhân cần cân đối giữa việc tạo thương hiệu cá nhân với xây dựng thương hiệu chung. Quan trọng không kém là cũng cần mở rộng đào tạo, truyền bá kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ cho người làm cây cũng như người chơi cây. Để làm được điều đó, cần lắm mỗi nghệ nhân có 1 tấm lòng. 1 tấm lòng để bớt đi những góc khuất làm nản lòng những người tâm huyết, người mới chơi như những gì đã, đang và có lẽ là vẫn sẽ xảy ra.

Cần phải nói thêm rằng, việc tạo lập bản sắc riêng là cực kỳ khó khăn. Hãy nhìn ngoài TQ và Nhật Bản, quốc gia nào có bản sắc chơi cây cảnh riêng? Dù đã tiếp cận vài chục năm, phương Tây thì mỗi quốc gia cũng chỉ có vài nghệ nhân nổi tiếng, làm cây theo lối bonsai. Pha trộn giữa Penjing và bonsai là Đài Loan, nhưng thực tế Đài Loan được thừa hưởng rất nhiều từ TQ đại lục. Các quốc gia mà chúng ta hay ca tụng như Indo, Malay thì có gì ngoài vài nghệ nhân nổi tiếng?

Đối với việc tổ chức triển lãm vào năm tới, giờ không phải là sớm và cũng chưa phải là quá muộn để tổ chức 1 kỳ triển lãm thành công. Rất tiếc là những người có trách nhiệm không vào và tham khảo ý kiến ở đây nên thiết nghĩ có nói cũng chỉ hoài tâm huyết.

Cuối cùng, cháu xin chúc chú Hưng mạnh khoẻ để tiếp tục chia sẻ những niềm vui nho nhỏ với chúng cháu khi chúng cháu đạt được những kết quả tiến bộ trên con đường học hỏi chơi cây cũng như trong cuộc sống!

Trân trọng!
 
"Không còn Xuân và Hoa cũng rụng đến cái cuối cùng.Nhưng trước sân vẫn còn cành Mai..."
Rất nhiều người tìm đến cái mới quên mất nhiều cái Cha ông để lại mà thời gian sàn lọc đào thải...Chỉ còn lại những "tinh túy"...May mắn còn lại những người như TĐT giống cành Mai kia ...ở trước Sân"?"
-Mùa Xuân sau sẽ ĐẤT TRỜI ĐẦY hOA.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
"Không còn Xuân và Hoa cũng rụng đến cái cuối cùng.Nhưng trước sân vẫn còn cành Mai..."
...........
-Mùa Xuân sau sẽ ĐẤT TRỜI ĐẦY hOA.
Cảm ơn các bạn .
Thời gian trước đây hai năm thôi mình vẫn còn lắm năng động .
Chuyện gì cũng muốn thực hiện cho nhanh.

Nhưng rồi , cũng may , có giờ nhìn lại con người mình và đời sống
cây cối , mới nghiệm thấy rằng : đời sống cây cối không thể áp dụng
computer vào chúng được .

Đời sống điện tử có nhanh thế nào thì cây cối vẫn cứ là đến Xuân khai hoa,
vào Hạ kết trái . Thành thử , mọi mong ước của mình chắc cũng là sẽ đạt
nhưng cần thời gian cho rễ khỏe , cành chắc , rồi hoa trái sẽ xum xuê.

Phải không bạn ?
 
To VH: Mong rằng Chắc cây bên rể Hoa trái đầy Cành
Để cho Đời nhiều trái ngọt.(Với tôi Bác đã tặng cho rất nhiều người rất rất nhiều trái ngọt.Điều mà tôi cố hết sức nhưng chưa làm được)
Thời gian với người cao tuổi trôi nhanh quá bác ạ!Cố gắng sao cho "chắc Gốc ,bền rể. tốt cây" Bác nhé!Đó cũng là lời chúc và mong cho Bác cho Tôi.:)
 

duong lieu

Thành viên Mua Bán
Cảm ơn anh Thích Đủ Thứ.
Còn chú Hưng như thế nào thì ai xem những topit củ chú sẽ hiểu rõ..
Chúc chú Hưng thật nhiều sức khỏe.

Mong sao có được nhiều tấm lòng.
 

Stobeornottobe07

Thành viên
==================================
Phân tích của bạn T Đ T rất hay , mà gặp bạn khắp các nơi nhỉ (Nhiều chỗ ko vào đ nữa rồi ) ? Cả đến webtretho cũng gặp....
Chúng ta đã đi qua các yếu tố thuận lợi để phát triển rồi thì có nên phân tích những hạn chế cần khắc phục ko nhỉ?Rất mong các bạn cho ý kiến để tiếp tục thảo luận.
Tôi thử lấy vài ví dụ (theo quan điểm cá nhân và thực tế vài tỉnh MB tôi đã đi , gặp và biết):
+Số lượng ng chơi (mục 1 của bác HƯNG) đông nhưng chất lượng thấp:
- Ko tương xứng điều kiện kinh tế nên có tâm lý chơi ẩu , chơi lấy được...
- Số ng chơi có tỷ lệ cao nhất là những ng nhàn rỗi (hưu trí hoặc công, viên chức ) chơi cây giết thời gian , ko quan tâm đến gì khác ngoài cây sống và được cắt tỉa theo lối bắt chước hoàn toàn vô thức.
- Số tiếp là những ng bị cuốn vào cây như những ng khác bị cuốn vào bất động sản hay chứng khoán. Với số này giờ giữ cho cây còn là cây cảnh đã khó vì mong muốn duy nhất là tống khứ được hết đi với thiệt hại nhỏ nhất.
- Số còn lại ( rất nhỏ) là những ng yêu , chơi cây thực sự sẽ gặp hạn chế :
*Giáo dục mỹ thuật , nghệ thuật ..... rất yếu (cho đến nay ngoài thành phố vẫn gần như là số 0) nên khả năng quan sát , phân tích , cảm thụ (chưa nói sáng tạo )... hạn chế.
*Số đông chơi ẩu như phân tích trên nên chất lượng cây phong trào cũng như thị hiếu thị trường thấp dẫn đến tâm lý dễ thỏa mãn hoặc co vào nhóm nhỏ khó tiếp cận => chất lượng chung khó nâng lên.
(Thực tế tôi thấy 90% số ng chơi cây tôi gặp chưa bao giờ đọc một chữ nào về cây cảnh hay bon sai mà có ng đã qua tay hàng tỷ VND tiền cây)
 

dungvan

Moderator
......... mọi mong ước của mình chắc cũng là sẽ đạt
nhưng cần thời gian cho rễ khỏe , cành chắc , rồi hoa trái sẽ xum xuê.
.......................
Cháu thấy câu này chứa đựng nhiều ý nghĩa.
Bonsai VN cũng cần trải qua những giai đoạn này, hãy làm cho " rễ khoẻ, cành chắc " đã , rồi ắt sẽ có " hoa trái sum xuê thôi.
Cảm ơn chú.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn các bạn đã và đang góp ý cho một vấn đề lớn nhưng lại
mông lung nhạt nhòa .
Bây giờ mình đề nghị thế này .
Mỗi bạn cứ tưởng tượng trong tay đang có một nắm tiền (tức là tiền
bạc đầu tư nhiều ít không thành vấn đề ) , bạn hãy chọn bất kỳ một
mục nào trong số 9 mục mình nêu ra (hoặc bạn nghĩ thêm ra một mục
nào đó tùy bạn ) .

Bạn sẽ tự đặt câu hỏi thế này : Tôi muốn dùng tiền đầu tư vào mục .....X,Y, Z
(một mục thôi ) , vậy tôi sẽ lên kế hoạch thực hiện thế nào để giúp bonsai
Việt tốt hơn và trong tương lai giúp tôi có lời ?

Mỗi người mỗi ý . Giá mà có có trăm ý thì thể nào cũng có người có tiền có thế
thò tay vào làm cho coi.
Mong là vậy !
 

GioNui

Moderator
Mỗi bạn cứ tưởng tượng trong tay đang có một nắm tiền (tức là tiền
bạc đầu tư nhiều ít không thành vấn đề ) , bạn hãy chọn bất kỳ một
mục nào trong số 9 mục mình nêu ra (hoặc bạn nghĩ thêm ra một mục
nào đó tùy bạn ) .

Bạn sẽ tự đặt câu hỏi thế này : Tôi muốn dùng tiền đầu tư vào mục .....X,Y, Z
(một mục thôi ) , vậy tôi sẽ lên kế hoạch thực hiện thế nào để giúp bonsai
Việt tốt hơn và trong tương lai giúp tôi có lời ?

Mỗi người mỗi ý . Giá mà có có trăm ý thì thể nào cũng có người có tiền có thế
thò tay vào làm cho coi.
Trong đó ý kiến và thông tin cung cấp từ anh em ở nước ngoài là đặc biệt quan trọng. Nó mang đến nhiều ý mới mà anh em trong nước vì không có điều kiện tiếp xúc nên không biết.

Ví dụ như chuyện xử lý nước qua nam châm, hoặc chất trồng bằng diatomite của chú Hưng là đáng giá ngàn vàng.

Thông tin nhận được từ buổi offline Nha Trang là đã có nhiều anh em quan tâm thí nghiệm diatomite cho dù trước đó vài tháng chẳng ai biết nó là thứ gì. Bây giờ chỉ cần có người đưa ra kết quả tốt từ việc trồng cây bằng diatomite thì sản phẩm sẽ tràn ngập thị trường ngay.

Như cái chuyện đá nham thạch, hình ảnh trên thế giới thì đầy, nhưng từ khi diễn đàn trao đổi, thảo luận rôm rả về chất trồng vô cơ cho đến khi sản phẩm theo tiêu chuẩn trồng bonsai có mặt trên thị trường cũng mất vài năm.
 
Top