Thủy Tùng - Một loại cây quý sắp tuyệt chủng

satruky

Thành viên tích cực
Thủy Tùng - Một loại cây quý hiếm, nằm trong sách đỏ thế giới sắp tuyệt chủng tại Việt Nam. Có thành viên nào có cây Thủy tùng bonsai giới thiệu cho mọi người xem để mở rộng tầm mắt.

Mời các bạn đọc bài của Báo Tuổi trẻ.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=327714&ChannelID=89
Ngoài vẽ đẹp của gỗ ra, chỉ vì tin đồn cây có tác dụng trị bệnh ung thư mà người ta săn lùng triệt để về làm các đồ trang trí nội thất trong nhà.

 

Mai Quốc Khánh

Thành viên
những đồ gỗ này tôi thấy rất nhiều ở khu vực
Tây Nguyên, cụ thể là khách sạn Buôn Hồ (ngay ngã 3 Buôn Hồ). Nhờ Bác Satruky tôi mới biết đó là gỗ Thủy tùng chứ chưa biết cây đó như thế nào!!! Thú thực nhình những món đồ này tôi cũng thấy thích nhưng nhìn đồi núi Tây Nguyên bây giờ lâu lâu mới thấy "một cây rừng" mà lòng cũng thấy xốn xang. Bác nào có hình cây Thủy tùng cho em xem với.
 

Minh Xuân

Quản lý
Mọi người cứ quá đồn thổi về giá trị gỗ Thủy tùng thành một cái mốt nên giá gỗ mới đắt như thế. Thực ra so với gỗ Pơ mu thì gỗ Thủy tùng chẳng hơn gì. Gỗ Thông đỏ thì mới chữa được ung thư, còn gỗ Thủy tùng thì không.
Tuy nhiên hiện trạng Thủy tùng quí hiếm là đúng. Số cây ở Việt Nam còn khoảng hơn trăm cây, mọc sống dở chết dở ở 2 cái đầm lầy nhỏ ở Đắc Lắc. Nếu sang Lào thì có thể thấy nhiều cây hơn.







Thủy tùng có thể nhân giống tương đối dễ bằng cành hay bằng hạt. Bác nào có hứng thú trồng làm bon sai có thể tìm giống mà trồng.
Xin xem thêm về cây lá kim http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showpost.php?p=49548&postcount=83
 

Minh Xuân

Quản lý
thôi chết,cây này bữa còn ở Đăk nông em cũng có gặp vài cây ở một góc khuất rừng sình khu vực[***********]chỉ đoán là tùng không biết tùng quý,cây lớn nhất đk thân khoảng 35cm thôi
mong sao không có ai chú ý đến nó,muốn bảo vệ những cây này nếu còn thì liên hệ cơ quan nào
Bạn có thông tin rất hay. Thủy tùng ở Việt Nam chỉ mới biết ở 2 địa điểm ở Đắc Lắc. Tôi chưa từng nghe tiếng có ở Đắc Nông, nhưng khả năng có ở đó hoàn toàn đúng. Xin bạn cho biết thông tin cụ thể vì chính tôi là người làm về bảo tồn Thủy tùng (xin gửi địa điểm cụ thể nơi bạn thấy cây này qua PM và mô tả một chút về đầm lầy này: có khoảng bao nhiêu cây, khu vực rộng bao nhiêu, cây khỏe hay yếu ...). Xin cảm ơn trước. Bạn cứ tin là gửi thông tin đúng địa điểm cần gửi. Đây là việc nên làm nếu chúng ta không muốn thấy những cây Thủy tùng đó đội nón ra đi không trở lại.
Thêm một chút, loài Má đào mà tôi nói thuộc tông từ Indonesia gặp chính là ở trên đầm lầy Thủy tùng cổ. Vì rừng có cổ thì mới có Thủy tùng và mới còn những loài thực vật nguồn gốc xa xưa như Má đào. Và cũng vì thế bạn đã thấy Má đào ở Đắc Nông thì tôi tin cây bạn gặp trên đầm lầy là Thủy tùng.
Xin xem thêm về công việc của tôi làm về bảo tồn cây lá kim Việt Nam ở trang http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=5540&page=7
 

Minh Xuân

Quản lý
Cảm ơn thông tin của bạn.
Vấn đề là kể cả bạn có báo cho kiểm lâm họ cũng coi như không vì họ không đánh giá đúng tầm quan trọng của việc này. Và họ cũng chẳng tin bạn vì ngay cả họ cũng chưa biết mặt mũi cây Thủy tùng ra làm sao, lấy gì đảm bảo cây bạn nhìn thấy là Thủy tùng. Và các khu đầm lầy nói chung không được coi là rừng, tức là không được kiểm lâm bảo vệ nếu như ở đó không chứng minh được có gì quan trọng.
Ngược lại với những người làm nghiên cứu có hiểu biết về sinh thái rừng và phân bố loài thì nhiều khả năng cây bạn thấy là Thủy tùng. Thủy tùng là loài cây trong sách đỏ Việt Nam, tức là đối tượng bảo vệ ở mức quốc gia. Huyện và tỉnh không giải quyết được vấn đề này. Cần có chuyên gia trung ương (nếu không nói là chuyên gia quốc tế) xác định mẫu loài này trước khi kết luận. Sau đó mới có thể đưa khu vực này vào chương trình bảo vệ của ngành lâm nghiệp. Không có tiền của ngành thì kiểm lâm địa phương cũng chẳng bỏ công ra giữ đầm lầy làm gì.
Như vậy để bảo tồn được khu này trước hết phải xác định được đúng là Thủy tùng, sau đó tác động ở cấp trung ương thì mới được. Chẳng có ai tốt hơn tôi làm việc này vì tôi là thành viên của hội cây lá kim quốc tế và đồng thời là cán bộ của ngành lâm nghiệp.
Nếu có điều kiện bạn cho xem ảnh hay mẫu vật thì tốt. Xin giữ lại địa chỉ liên hệ của bạn ở đây, khi có dịp qua Đắc Nông mong bạn chỉ đường cho.
Xin hãy tin đây là quan tâm nghề nghiệp của một chuyên gia chứ gỗ Thủy tùng với tôi chẳng có nghĩa gì cả. Tôi nhắm mắt cũng có thể biết lấy ở đâu ra nhiều loại gỗ quí hơn nhiều như Thông đỏ, Bách vàng hay Hoàng đàn, chẳng phải mất công tìm gỗ Thủy tùng làm gì. Bạn xem trang về cây lá kim chắc cũng hiểu điều này.
 

Mai Quốc Khánh

Thành viên
Cảm ơn bạn đã cho xem hình ảnh cây thủy tùng. Theo bạn mô tả thì thủy tùng mọc dưới nước, vùng đầm lầy nhưng hình bạn chụp trong trang "cây lá kim" thì mọc giữa đồi, như vậy nó cũng có thể mọc được trên cao?
tôi cùng thường đi Đak Nông, Đaklak. Nếu thấy tôi sẽ thông tin cho bạn.

Sau khi xem hình của bạn, tôi nhớ là ở nhà thờ Hiển Linh phường Linh Xuân - Thủ Đức - Tp.HCM cững có một cây cao khoảng 10m. Để mai mốt tôi kiểm chứng lại nhé.
 

Minh Xuân

Quản lý
Cảm ơn bạn đã cho xem hình ảnh cây thủy tùng. Theo bạn mô tả thì thủy tùng mọc dưới nước, vùng đầm lầy nhưng hình bạn chụp trong trang "cây lá kim" thì mọc giữa đồi, như vậy nó cũng có thể mọc được trên cao?
tôi cùng thường đi Đak Nông, Đaklak. Nếu thấy tôi sẽ thông tin cho bạn.

Sau khi xem hình của bạn, tôi nhớ là ở nhà thờ Hiển Linh phường Linh Xuân - Thủ Đức - Tp.HCM cững có một cây cao khoảng 10m. Để mai mốt tôi kiểm chứng lại nhé.
Sinh cảnh của Thủy tùng là sình lầy ngập nước theo mùa. Chứ nếu ngập quanh năm thì cây chắc chết. Vì thế một trong nhưng đe dọa tới tồn vong của loài ở Đắc Lắc là gần khu có Thủy tùng người ta làm đập ngăn nước, đầm lầy thành hồ ao, do vậy cây ở đó mới sống ngoắc ngoải.
Cây trong thành phố chắc là loại Bụt mọc (Taxodium). Hai cây này gần giống nhau. Cũng vì thế mà nếu nói phát hiện Thủy tùng thì ít người tin, vì ai biết đó là Thủy tùng hay Bụt mọc. Cần có sự can thiệp của chuyên gia.
Hơn nữa Thủy tùng trong tự nhiên mới quí. Không phải quí bản thân cây Thủy tùng mà là quí cả một sinh cảnh rừng nguyên sinh cổ xưa còn lưu giữ được. Mà một ví dụ chính là cây Má đào tông lạ như nói trên. Thủy tùng trong nuôi trồng hoặc đã được di thực hóa từ tự nhiên ra gặp nhiều ở Trung Quốc. Trên thế giới người ta cũng trồng nhiều. Trong khi đó chỉ có ở Việt Nam và Lào mới xác thực là cây trong tự nhiên.
 
Top