Thắc măc về độ -ph- trong cây cảnh

thichcaycanh1

Thành viên
Chào toàn thể anh em trên diễn đàn .tôi thấy một số bài của các nghệ nhân hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cảnh cho mọi người.ngoài đất nước phân bón...v.v thỉnh thoảng lại nhắc đên cây nầy ưa độ ph 4-5 cây khác ưa độ ph 7-8 .điều này được hiểu: nếu ph thay đổi thì cây cũng kém phát triển ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị của cây
Vậy độ ph là gì ? làm sao biết được độ ph, đơn vị đo ph tính bằng gì, cách thay đổi ph Thế nào cho phù hợp với một số loại cây khó tính cần có độ ph riêng .như cây đỗ quyên cây trang cây mai chiếu thủy ......v.v
RẤT mong anh em trên diễn đàn ai biết thì trả lời tHắc mắc hộ tôi .mong là mọi người đừng cười vì khả năng có hạn.trân trọng cảm ơn vì anh em đã quan tâm!
 

longga

Thành viên tích cực
pH là độ axit hay độ chua của nước. Độ pH có ảnh hưởng tới điều kiện sống bình thường của cây. Sự thay đổi pH thường liên quan tới sự có mặt của các hoá chất axit hoặc kiềm, sự phân huỷ chất hữu cơ, sự hoà tan của một số anion SO-24, NO-3, v.v...
Độ pH có thể xác định bằng phương pháp điện hoá, chuẩn độ hoặc các loại thuốc thử khác nhau.
Các loại cây trồng khác nhau có nhu cầu khác nhau đối với điều kiện ngoại cảnh và chế độ bón phân. Các điều kiện ngoại cảnh quan trọng nhất có liên quan đến chế độ phân bón là hàm lượng dinh dưỡng trong đất và phản ứng môi trường đất (tức độ chua hay pH đất). Ta có thể chia các cây trồng thông thường ở Việt Nam làm các nhóm như sau, tùy theo mức độ chịu chua của cây đối với đất:
Nhóm cây trồng rất mẫn cảm với độ chua (tức ưa đất từ trung tính đến hơi kiềm):
2) Nhóm cây trồng mẫn cảm với độ chua (tức ưa đất từ ít chua đến trung tính)
(3) Nhóm cây trồng mẫn cảm vừa với độ chua (tức có thể chịu đựng với đất chua vừa)

(4) Nhóm cây trồng ít mẫn cảm với độ chua:
(5) Nhóm cây trồng ưa chua:





==================================
vì vậy người ta thường sử dụng phân bón tùy theo tính chất đất
Tính chất đất, trong đó nổi bật là tính chất hóa học đất, có liên quan rất nhiều đến cách sử dụng phân bón. Ta có thể tạm chia đất thành 3 loại theo tính chất hóa học đất (hay độ phì nhiêu) như sau:
1) Đất tốt: Đất tốt, hiểu theo nghĩa ứng dụng trong kỹ thuật bón phân, là đất có các tính chất hóa học tốt. Các loại đất này thường không chua hoặc ít chua, giàu các nguyên tố Canxi, Magie và các nguyên tố dinh dưỡng khác. Đất thường có Độ No Bazơ trên 60%, hàm lượng Canxi trao đổi trên 5 mili đương lượng/ 100 g đất. Các loại đất này thường là đất phù sa mới của các con sông, đất đen, đất nâu đỏ phát triển trên đá Bazan, đá vôi …
2) Đất trung bình:Loại này thường bao gồm các loại đất đã bị chua hóa trung bình, có hàm lượng Canxi, Magie và cả các nguyên tố dinh dưỡng khác ở mức trung bình. Đất thường có Độ No Bazơ 40 – 60%, hàm lượng Canxi trao đổi 2 – 5 mili đương lượng/ 100 g đất. Các loại đất này thường là đất phù sa cũ, đất đỏ nâu trên Bazan, đất xám xẫm màu …
3) Đất xấu:Bao gồm các loại đất đã bị chua nhiều, có hàm lượng Canxi, Manhe và các nguyên tố dinh dưỡng khác ở mức nghèo. Đất thường có Độ No Bazơ nhỏ hơn 40%, hàm lượng Canxi trao đổi thường nhỏ hơn 2 mili đương lượng/ 100 g đất. Các loại đất này thường là đất phù sa cổ, đất đỏ lợt màu trên Bazan, đất xám bạc màu …
Tuy nhiên còn một số loại “đất xấu” khác nhưng không phổ biến ở nước ta như đất mặn, mặn kiềm, đất phèn v.v.. nhưng chúng xấu theo một nguyên lý khác, không đặc trưng cho loại đất rửa trôi mạnh ở vùng nhiệt đới ẩm như Việt Nam .
Ơ các loại đất tốt thì việc bón phân cũng ít quan trọng và thường cũng chỉ cần chú ý bón các loại phân chính yếu là các nguyên tố NPK. Ơ các loại đất này nông dân thường "bóc lột" độ phì tự nhiên của đất bằng cách không bón phân hoặc chỉ bón phân đạm Urea là đủ.
Ngược lại, ở đất trung bình, nhất là ở đất xấu thì việc bón phân vô cùng quan trọng. Bón phân cho các loại đất này, ngoài việc phải bón đầy đủ phân NPK, người ta còn phải quan tâm nhiều đến các nguyên tố phụ như Canxi, Magie, Lưu huỳnh. Không những thế, trên các loại đất xấu, nhất là đất xám bạc màu, người ta còn phải bón các loại phân có chứa đầy đủ cả các nguyên tố vi lượng nữa. Việc bón phân cho đậu phọng trên đất xám là một ví dụ. Ơ đây ngoài việc phải bón đầy đủ phân NPK người ta bắt buộc phải bón thêm “tro dừa”. Không phải chỉ trên cây đậu phọng, mà các cây trồng khác trên đất xám cũng rất cần được bón các loại phân dạng “tro dừa” đó. Chúng ta phải hiểu rằng “tro dừa” ở đây có nghĩa là loại phân tổng hợp, trong đó chủ yếu cung cấp các nguyên tố thứ yếu như Canxi, Manhe, Kali và các nguyên tố vi lượng khác nữa. Hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện một số loại phân bón có thể thay thế được tro dừa cho vùng đất xám.

==================================
và sử dụng phân bón tùy theo điều kiện thời tiết

Tùy theo điều kiện thời tiết từng mùa mà việc sử dụng phân bón cũng phải thay đổi cho phù hợp. Nếu bón phân mà không quan tâm đến thời tiết mùa vụ thì rất dễ bị thất bại do không sử dụng được lợi thế của phân bón theo mùa, hoặc do bón qúa nhiều so với khả năng đồng hóa của cây trong mùa đó mà gây ra lốp, đổ giảm năng suất, chất lượng sản phẩm.
· Trong điều kiện thời tiết nắng nhiều nhưng đủ nước tưới:Ở điều kiện này cây sử dụng phân rất có hiệu quả và có thể tăng lượng phân bón mà không sợ lốp đổ. Ngược lại nếu biết tăng lượng phân bón một cách hợp lý khi trời nắng nhiều và có đủ nước thì năng suất và hiệu quả kinh tế sẽ được tăng lên rất rõ. Đây cũng là thời cơ đạt được sản lượng mùa màng cao.
· Trong điều kiện nắng nhiều nhưng không đủ nước tưới: Nắng nhiều là thời cơ rất tốt cho cây quang hợp và cho năng suất cao, tuy nhiên nếu không đủ nước tưới thì cây cũng không sử dụng được phân bón và cũng không quang hợp tốt được. Ngược lại nếu cây bị hạn lúc trời nắng nóng thì bón phân lại rất nguy hiểm. Phân bón lúc này có thể gây cho cây càng bị hạn thêm, đễ bị héo, cháy lá v.v..
· Trong điều kiện mưa nhiều, âm u, ít nắng: Trong điều kiện này mặc dù cây đủ nước, thuận lợi cho các qúa trình đồng hóa và chuyển hóa dinh dưỡng trong cây, nhưng do thiếu nắng nên cây quang hợp yếu, không tạo ra được đầy đủ các vật chất hữu cơ ban đầu nên không có khả năng sử dụng phân bón được nhiều. Lượng phân bón lúc này cần phải rút lại so với khi thời tiết nắng ráo. Ví dụ, lúa mùa (được trồng trong mùa mưa, ít nắng) luôn luôn phải bón ít phân hơn lúa xuân (được trồng trong mùa khô, nắng nhiều), nhất là phân đạm. Ngược lại lúc trời âm u, ít nắng ngoài việc cần giảm lượng phân bón, nhất là phân đạm, thì lại cần bón thêm cho cây 1 lượng Kali nhất định để giúp cây cứng cáp hơn, ít bị đổ ngã hơn.
 

thichcaycanh1

Thành viên
Chào longga rất cảm ơn bạn.chúc bạn và gia đình dồi dào sức khoẻ,hạnh phúc và tràn đầy niềm vui.
vậy là một lần nữa mình được bạn giúp đỡ..bài viết của bạn đã cho mình hiểu thêm rất nhiều điều lý thú và bổ ích về độ ph
bạn có thể nói kĩ hơn cho mình biết cách xác định độ ph bằng cách trực quan hay cách đo độ ph bằng thuốc thử được không ?thuốc thử này có thể mua ở đâu?
trong bài viết bạn có nói:< pH là độ axit hay độ chua của nước > còn những con số đứng đằng sau ph , ý ngĩa của nó theo mình hiểu thì con số đó nhỏ thì độ acit nhỏ, số lớn thì độ acit trong nước càng lớn. hiểu như vậy có đúng không?
bạn giúp mình nha!
 

longga

Thành viên tích cực
Độ PH chính là độ axit hay độ chua của nước.
+ Đối với nước cất pH = 7, nước trung tính.
+ Khi nước chứa nhiều ion H+, pH < 7, nước chua.
+Khi nước nhiều OH- (kiềm), pH > 7.nước có độ kiềm cao.
Khi nước có độ kiềm cao ta có thể khắc phục bằng cáchdùng axit H3PO4 liều lượng 2,5ml/100l, cách đơn giản hơn khi khó mua axit là dùng đường trắng tỷ lệ 1-2g/l sẽ làm giảm độ PH xuống.
Việc bón vôi để làm giảm độ chua, tăng độ pH giúp cải tạo đất là cần thiết nhưng làm thế nào để xác định được độ chua và loại đất một cách đơn giản nhất
- Cách lấy mẫu đất: Trên mảnh vườn lấy 5 mẫu đất ở 5 điểm (4 góc vườn và 1 điểm trung tâm). Ở mỗi điểm lấy mẫu, đào sâu một hố rộng 50x50x50cm, dùng mai xắn theo thành thẳng đứng để lấy một lớp đất mỏng theo chiều sâu từ trên lớp đất mặt cho tới độ sâu 40cm. Mỗi điểm lấy khoảng 0,5kg đất mẫu, đem trộn đều 5 mẫu với nhau, phơi khô, đập nhỏ và cân lấy 100g để đem thử độ chua (pH) của đất.

- Cách thử: Cho 100g đất mẫu đã được phơi khô, tán nhỏ, nhặt sạch rễ cây, rơm rạ, đá sỏi vào chai nhựa có dung tích khoảng 0,5 lít. Đổ nước vào khoảng 2/3 chai, lắc kỹ cho đất hòa tan với nước. Để lắng khoảng 30 phút rồi rót ra một ít nước trong chai để đo pH. Dùng giấy quì tím nhúng nhẹ vào nước rồi đem so với bảng màu để xác định độ pH của đất.
 

thichcaycanh1

Thành viên
Độ PH chính là độ axit hay độ chua của nước.
+ Đối với nước cất pH = 7, nước trung tính.
+ Khi nước chứa nhiều ion H+, pH < 7, nước chua.
+Khi nước nhiều OH- (kiềm), pH > 7.nước có độ kiềm


-Trời đất nếu không được bạn chỉ rõ.thì từ trước đến nay mình cứ nghĩ độ ph của nước =0 từ đấy suy ra độ ph của loại nước nào có độ ph >0 gọi là nước chua hay gọi là nước có chứa axit .bây giờ mới hiểu khi hướng dẫn mọi người trồng đỗ quyên bạn lại bảo lấy lớp đất bạc màu<đất phong hóa> ở phía trên cùng .
-Vậy là phần mình cũng tạm, xin mời anh em trên diễn đàn ai có ý kiến gì hay ta cùng trao đổi. nhằm mục đích học hỏi đúc rút kinh nghiệm bổ xung vào lỗ hổng kiến thức. xin mời các bạn cảm ơn longga.
 

longga

Thành viên tích cực
Độ PH chính là độ axit hay độ chua của nước.
+ Đối với nước cất pH = 7, nước trung tính.
+ Khi nước chứa nhiều ion H+, pH < 7, nước chua.
+Khi nước nhiều OH- (kiềm), pH > 7.nước có độ kiềm


-Trời đất nếu không được bạn chỉ rõ.thì từ trước đến nay mình cứ nghĩ độ ph của nước =0 từ đấy suy ra độ ph của loại nước nào có độ ph >0 gọi là nước chua hay gọi là nước có chứa axit .bây giờ mới hiểu khi hướng dẫn mọi người trồng đỗ quyên bạn lại bảo lấy lớp đất bạc màu<đất phong hóa> ở phía trên cùng .
-Vậy là phần mình cũng tạm, xin mời anh em trên diễn đàn ai có ý kiến gì hay ta cùng trao đổi. nhằm mục đích học hỏi đúc rút kinh nghiệm bổ xung vào lỗ hổng kiến thức. xin mời các bạn cảm ơn longga.
hy vọng sẽ có ích cho bạn là vui rùi, chúc bạn sức khỏe.
 

Stone_fman

Thành viên
Bán bánh mì dạo mà am hiểu và giải thích khoa học quá, chắc "Giáo sư bán bánh mì" :D
Thank anh, lôi lên cho người chưa biết đọc !
 
Top