Tự làm vòi Tưới

dongnpvp

Thành viên
Chào ace, thấy mấy anh Nhật Bản và Đài Loan có vòi tưới cây mịn và mượt quá, không lẽ mình cứ cầm đầu vòi nước mà tưới cây mãi sao (bóp mãi cũng đau tay quá rồi). Tức mình ngẫm nghĩ rồi tự làm cái vòi tưới bằng nhựa này, vòi tưới có van khóa đóng mở khá tiện dụng.

Hôm nay định đi ra ngoài lùng mua ít đồ cho hệ thống tưới tự động của mình nhưng lại thôi, ngồi chia sẻ về cái vòi tưới này cho đỡ chán. Đây là hàng giới thiệu - chia sẻ, không có mục đích đăng bán. Các vật liệu mình tận dụng từ mớ vật tư của những lần sửa chữa hệ thống nước nôi ở nhà.

Có chụp vài bức ảnh vòi tưới này, mời ace xem qua. Nếu ace quan tâm mình sẽ giới thiệu chi tiết hơn sau:



 

canhnghean

Thành viên tích cực
Trả lời: Tự làm vòi vưới

anh tiếp tục hình ảnh các khâu tiếp theo đi, để cho anh em hộc hỏi
 

dongnpvp

Thành viên
Trả lời: Tự làm vòi vưới

anh tiếp tục hình ảnh các khâu tiếp theo đi, để cho anh em hộc hỏi
Mình làm 1 mạch, quên mất không chụp chi tiết quá trình làm rồi. Để bữa nào rảnh rỗi mình chụp chi tiết hơn sau vậy. Cảm ơn bạn.

Để làm được sản phẩm này cũng hơi khó, yêu cầu ace phải có 1 mũi khoan đủ nhỏ (như mũi mình chế nhỏ hơn cây kim khâu 1 chút) và 1 cái máy khoan (tốt nhất là máy khoan bàn để đảm bảo các lỗ khoan thẳng đứng, nếu lỗ khoan xiên sẽ khiến các tia nước xiên và dính vào nhau, hỏng chuyện).
 

zinzin

Thành viên mới
Mình cũng nghĩ vậy tại sao mình k dùng luôn vái vòi sen phòng tắm nhỉ? Hay vòi sen lỗ vẫn chưa đủ nhỏ, nước chưa đủ mịn để tưới cây?
 

binh_map

Thành viên
1 cái rắc co sống + 1 cái giảm + 1 cái lơi + 1 cái van ( nếu loại tốt )+ công cắt dán tổng thiệt hại cũng = cái vòi sen ..................thích thì cứ chế thôi
 

dongnpvp

Thành viên
Mua luôn cái vòi sen nhà tắm cho mau a Đông ơi! :)
Mình cũng nghĩ vậy tại sao mình k dùng luôn vái vòi sen phòng tắm nhỉ? Hay vòi sen lỗ vẫn chưa đủ nhỏ, nước chưa đủ mịn để tưới cây?
Hì, vòi sen thì ít lỗ và lỗ hơi to nên phun mạnh quá, không ổn lắm. Hơn nữa mình chế có luôn cái van khóa cho tiện dùng.
Nhìn đẹp, thú vị. Phun thế nào anh?
Thanks
Phun cũng ngon lắm bạn ạ, để bữa nào mình chụp ảnh đang phun giới thiệu ace xem.
1 cái rắc co sống + 1 cái giảm + 1 cái lơi + 1 cái van ( nếu loại tốt )+ công cắt dán tổng thiệt hại cũng = cái vòi sen ..................thích thì cứ chế thôi
Cái này hơi mất công ở công đoạn mài rỗng cái rắc co để lấy phần ren chụp ngoài cái giảm và khó ở công đoạn khoan lỗ cho đầu phun thôi, còn lại thì rất đơn giản anh ạ. Mày mò tự chế 1 cái cho thỏa chí ấy mà anh.
 

Vô Danh

Thành viên
Cháu tháo cái cụm vòi ra chụp hình lại xem các chi tiết bên trong nó như thế nào, chắc anh em cũng sẽ hiểu để làm được.

Cảm ơn đã chia sẻ!
 

dongnpvp

Thành viên
Cháu tháo cái cụm vòi ra chụp hình lại xem các chi tiết bên trong nó như thế nào, chắc anh em cũng sẽ hiểu để làm được.

Cảm ơn đã chia sẻ!
Vâng, để tuần sau cháu chụp, cháu đang để ở nhà cho bố cháu tưới rau (nhân tiện nhờ ông tưới cây giúp, hihi).
 

dongnpvp

Thành viên
Hôm qua ngày Giỗ Tổ (10/3 âm lịch) được nghỉ, về quê. Lấy con điện thoại đồ cổ ra chụp tạm vài tấm hình cái vòi tưới cho ace cùng xem.

Vật tư làm bao gồm:
- ống D21 C2 dài 40cm
- 1 van khóa D21
- 1 chếch D21
- 1 chuyển 21-42
- 1 zắc co 34 (hình như vậy, không nhớ rõ lắm)
- 1 miếng săm xe máy (làm gioăng)
- 1 miếng nhôm
- 1 máy khoan và 1 mũi khoan thật nhỏ (nhỏ hơn cây kim khâu 1 chút)
- keo dán ống PVC

Chúng ta sẽ chỉ sử dụng 2 phần của zắc co như ghi chú trong ảnh:


Đặc biệt phần số 2 sẽ được mài bỏ phần đầu và lõi phía trong, chỉ giữ lại phần ren. Mài sao cho phần ren này vừa khít bên ngoài của chuyển 21-42. Đây là ảnh phần ren sau khi được gắn vào:



Phần khó và yêu cầu chính xác nhất là khoan lỗ cho tấm nhôm sao cho đều và thẳng góc. Nếu đường khoan xiên sẽ khiến tia nước đi qua lỗ bị xiên chéo và dính vào các tia nước khác. Tốt nhất ta nên sử dụng máy khoan bàn. Mũi khoan cần đủ nhỏ để đảm bảo tia nước thật mịn, tưới nước với áp lực nước cao, nếu lỗ khoan to thì tia nước sẽ rất mạnh, làm xối đất, gãy mầm non... Mũi này mình tự chế, trên thị trường mũi nhỏ nhất cũng khoản 1mm, quá to.

Chi tiết cấu tạo đầu phun, được đặt theo thứ tự như hình sau:


Ta có thể chế thêm 1 đầu phun chỉ có 1 lỗ cỡ đầu đũa để dùng khi ta muốn xả bầu đất của cây bằng tia nước, sẽ rất hữu dụng:


Ảnh thực tế tưới vườn rau bằng vòi này, cũng khá mịn, ta có thể chỉnh độ mạnh yếu - xa gần bằng cách thay đổi độ mở của van khóa:


Cảm ơn ace.
 

Quí Tài

Quản Lý Viên
Đơn giản mà hiệu quả. Thanks!
Hic không đơn giàn đâu anh.
Khâu quan trọng và khó nhất là tạo lổ kim như chủ topic có nói.
Người Nhật họ làm( làm tay nhé) số một thế giới cũng ở khâu này. Tưới mịn như lụa và nước bắn ra hẳn không bị rơi giọt giọt tại mép dưới vòi phun.
 

Vô Danh

Thành viên
Hic không đơn giàn đâu anh.
Khâu quan trọng và khó nhất là tạo lổ kim như chủ topic có nói.
Người Nhật họ làm( làm tay nhé) số một thế giới cũng ở khâu này. Tưới mịn như lụa và nước bắn ra hẳn không bị rơi giọt giọt tại mép dưới vòi phun.
Khó quá thì tớ sẽ xin cu dongnpvp cái miếng nhôm đục lỗ sẵn, về mua các phụ kiện còn lại gắn vô là xong!
 

dongnpvp

Thành viên
Hic không đơn giàn đâu anh.
Khâu quan trọng và khó nhất là tạo lổ kim như chủ topic có nói.
Người Nhật họ làm( làm tay nhé) số một thế giới cũng ở khâu này. Tưới mịn như lụa và nước bắn ra hẳn không bị rơi giọt giọt tại mép dưới vòi phun.
Vâng, đúng như anh Quí Tài nói. Hiện cái vòi tưới của em còn nhểu nước phía dưới khá nhiều, 1 phần do nước từ các lỗ phun không phun hết được thành tia, 1 phần do cái gioăng cao su chưa làm tròn nhiệm vụ, hic.
 

greenstar

Thành viên tích cực
Nước đọng thành giọt rơi xuống do roong hở hoặc do miếng nhôm đã khoan nhưng chưa mài nhẵn khiến nước bị mắc lại.
 
Top