Từ abc, phần 6 : ĐẤT TRỒNG BONSAI - Bản đăng lại

dungvan

Moderator
LỜI MỞ ĐẦU

Thưa anh chị em, chủ đề Từ abc, phần 6 : ĐẤT TRỒNG BONSAI đã được chú Vũ Hưng (hqvuhototbung) mở trước đây, sau sự cố của Server, chủ đề này cũng đã bị mất. Tôi có lưu lại chủ đề này, cũng đã có dự định tải lại chủ đề này lên Diễn Đàn để chia sẻ và cũng là để chúng ta cùng nhau thảo luận tiếp, nhưng đợt vừa rồi, do lấn cấn về việc tải ảnh nên cứ lần chần mãi, giờ được chú Vũ Hưng cổ vũ:

Nếu bạn Dungvan còn lưu giữ được phần Đất trồng Bonsai thì hay quá.
Vậy là mình chả phải viết lại .
Bạn cứ việc từ từ tải lên.
Hễ đoạn nào khó khăn thì thông báo để mình phụ một tay.
…………..
.
Vậy tôi sẽ từ từ tải chủ đề này trở lại Diễn Đàn.
--------------------------

Do chủ đề này rất dài, khối lượng hình ảnh rất lớn nên việc tải lại cũng cần khoảng thời gian khá khá nên cũng mong chú Hưng và anh chị em thông cảm.
Trong quá trình tải lại, chắc chắn sẽ phải nhờ đến chú Hưng và GioNui (QL chuyên mục này) phụ một tay. Cháu xin cảm ơn chú Hưng và cảm ơn GioNui trước.

Chú Hưng: Chú xem và thấy chỗ nào cần hiệu đính thì chú cứ giúp cháu nhé. Cảm ơn chú nhiều.
 

dungvan

Moderator
Từ abc, phần 6 : ĐẤT TRỒNG BONSAI​

hqvuhototbung:

Chào các bạn.
Sau 4 phần về Rễ Thân Cành Lá và phần về Chậu, chúng ta cùng nhau bàn về phần Đất Trồng Bonsai.
Hẳn các bạn cũng dư biết, đây là phần nhiều tranh cãi nhất trong thú chơi bonsai. Nhiều tranh cãi bởi vô vàn lý do. Chính yếu có thể là do "bị che khuất" trong chậu và "cùng một thứ đất trồng' nhưng áp dụng cho vùng này cây tốt, cho vùng kia cây ì ạch ? Đó là chưa nói tới chuyện mỗi giống, mỗi loại cây lại thích một thứ đất khác nhau.
Nên chi, chúng ta không thể dùng kiểu "tổng quát" đưa ra đây những "yếu tố cho đất bonsai" hoặc tệ hơn nữa, đưa ra một bảng danh sách "hỗn hợp đất trồng bonsai" gồm thứ này thứ kia.
Chuyện đưa ra danh sách như vậy thì vốn đã đầy rẫy trong lý thuyết, sách vở bonsai.

Có lẽ chúng ta nên chuyển hướng nhìn lại các " kiểu hỗn hợp đất trồng" cho từng giống cây ở từng vùng dưới một "góc nhìn khác".
Hy vọng qua những bàn luận căn bản, chúng ta có thể :
-Tự rút ra kết luận kiểu đất áp dụng cho từng loại cây chúng ta ưa thích.
-Xài được những thứ quanh vùng chúng ta sống để kiến tạo hỗn hợp đất trồng "tốt và rẻ".

Được như vậy, xét ra những bàn luận của chúng ta không vô bổ.Rất mong được các bạn đóng góp nhiều ý kiến cho vấn đề lắm góc cạnh này.

Tham khảo các phần đã có:

 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Nguyên văn bởi nguyenquanghung:
Việc đầu tiên nếu có thể,mong anh Hưng và ACE có thể liệt kê một số đất và chất trồng thông dụng tại VN,ưu nhược của từng loại.
Sau đó chúng ta có thể theo đó mà gia giảm,cải tạo hoặc phối trộn để dùng cho từng vùng hoặc từng loại cây.
Cám ơn nhiều.
Nguyên văn bởi caycanhphuongviet:
Con ưa bị lộn 2 từ đất trồng với chất trồng lắm đó chú.
Cảm ơn ý của hai bạn Nguyenquanghung và Caycanhphuongviet.
Việc liệt kê tên các loại đất trồng chắc rồi từ từ chúng ta sẽ làm. Tuy nhiên, cá nhân mình thì thấy lúc này chưa cần. Bởi vì nếu kê tên các loại đất ở mọi vùng miền Việt Nam để trồng cây lúc này
thì e các bạn mới chơi : đã rối càng thêm rối?
Thì cũng như những bạn dưới miền Tây hợp khẩu món "mắm ruột" mà liệt kê ra thì mấy bạn vùng "cực Bắc" chắc là đến chịu vì chưa hề thấy, chưa hề ăn nên cũng chả chắc đã ăn được. Còn chuyện thích thì càng khó.
Thế nên, qua kinh nghiệm, mình muốn mời các bạn khảo sát một số chuyện quanh rễ cây, đất đai rồi từ từ chúng ta nắm được một số yếu tố giống cây chúng ta thích chơi bonsai nó cần gì. Hoa chăng lúc đó chúng ta có thể tìm được những thứ quanh vùng ta sống thỏa cho đám cây đó chăng.

Còn thì thắc mắc lẫn lộn của bạn Caycanhphuongviet cũng chả có gì phải bận tâm. Muốn coi 2 thứ : đất trồng và chất trồng là 1 hay khác nhau cũng chả sao.
Bởi nhiều người muốn phân biệt : chất trồng là hỗn hợp các vật liệu nào đó nhét vào quanh rễ mà cây sống được. Như vậy chất trồng sẽ khác với đất ngoài vườn.
Trên thực tế thì khi chúng ta nói đất trồng bonsai là đã có nghĩa :hỗn hợp chất trồng rồi. Còn như trong hỗn hợp đó dùng thêm bao nhiêu đất vườn thì cũng tùy ý thích, kinh nghiệm hoặc tùy loài cây.

Để dễ dàng nhanh chóng bước vào chuyện bàn luận vấn đề vốn nhiêu khê như Đất trồng bonsai, mình tạm dàn ra đây một số chi tiết như sau.

1. Một số thắc mắc, câu hỏi về rễ và đất cần được trả lời.
2. Khái niệm rõ về vai trò đất trồng cho Bonsai.
3. Một số thiết kế kiểu đất trồng Bonsai.
4. Điểm qua một số "thế đất" ngoài thiên nhiên.
5. Liệt kê một số nguyên vật liệu đất trồng tại Việt Nam cho Bonsai.

Trong số 5 mục trên, cá nhân mình đề nghị chúng ta để ý kỹ vào mục 1 và 2. Từ hai mục căn bản này, những vấn đề khác về đất trồng bonsai , có lẽ, sẽ được tự "giải khai".

=====================
Mục 1 : Một số thắc mắc về rễ cây và đất trồng cần được trả lời

Không biết các bạn thấy sao, chứ riêng bản thân mình thì những thắc mắc về rễ và đất trồng còn nhiều vô kể. Cho nên, trong mục này, mình sẽ nêu ra một số câu hỏi, mong là các bạn cùng mình cố gắng tìm cách trả lời. Có thể là chưa hẳn thông suốt, nhưng chí ít thì cũng đánh động để các vị có khả năng chuyên môn cao có thể cho ý kiến.
Rồi từ những thắc mắc đó, nếu phần nào được giải tỏa, hy vọng việc chơi bonsai sẽ vui hơn vì cây cối phát triển đúng ý hơn.

Câu hỏi 1 : Tại sao lý thuyết và thực tế bảo : cây trong bonsai cần đất thông thoáng, nhưng khi người đặt cây trồng trên đá thì đắp quanh rễ đầy đất bùn (keto) mà cây vẫn sống?

Câu hỏi 2 : tại sao cây MCT ngâm trong nước, rễ phát triển tốt và cây sống tốt. Thế nhưng trồng vào đất sũng nước, cây kém phát triển?
==================================

Với hai câu hỏi trên, các bạn nghĩ sao?
Vậy phải chăng, nếu trồng cây cho sống thì cần gì phải tốn công sức tìm thứ này thứ nọ trộn hỗn hợp đất làm chi. Trồng kiểu thủy canh (như cây MCT ) hay dùng đất thịt ở ruộng (Keto) là cây sống rồi.
Hình của bạn Lưu Vien Ngoại tại :
http://forum.caycanhvietnam.com/dien...ad.php?t=29828



Có vài bức hình chụp trong quyển Bonsai của tác giả Paul Lesniewicz về việc nhào đất thành như đất thịt bó vào rễ làm rừng bonsai, nhưng Photobucket đang "maintenance" nên sẽ đăng sau.
==================================

Tóm lại, với hai câu hỏi trên, coi như rễ cây ở 2 thái cực : không cần đất, chỉ cần nước; hoặc : đất đặc (như đất thịt) cũng vẫn giúp cây sống được.
Vậy cớ gì phải cần đất thông thoáng để trồng bonsai ?
Các bạn nghĩ sao ?
 

dungvan

Moderator
GioNui:

Nguyên văn bởi hqvuhototbung: Câu hỏi 2 : tại sao cây MCT ngâm trong nước, rễ phát triển tốt và cây sống tốt. Thế nhưng trồng vào đất sũng nước, cây kém phát triển?
Câu hỏi này đã được bàn luận, Gió núi không nhớ rõ là nằm trong chủ đề nào và ai nói nữa,
đại loại là Gió núi đồng tình với ý kiến này:
- Cây không chết vì môi trường đầy nước mà chết vì rễ bị ngộp, không thở được.

Cây trồng như dạng thủy canh, rễ ngập trong nước nhưng mặt nước thoáng nên rễ vẫn trao đổi oxy bình thường. Trong khi rễ cây trong chậu bị sũng nước thì lại bị tình trạng yếm khí gây thối rễ.

Và chú Hưng cũng có nói trong chủ đề nào đó về việc:
- Rễ không chết vì thiếu oxy mà chết vì ngộp CO2.

Câu 1: theo Gió núi thì cây trồng trên đá chủ yếu là tưới sương và giữ ẩm, không bao giờ để chất trồng khô kiệt, không tưới đẫm nước như cây trong chậu.
Nếu cứ áp dụng cách tưới cho cây trên đá giống như cây trong chậu thì trước sau gì cũng chết.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Ý kiến rôm rả quá ! Xin cứ đưa ý kiến. Mọi nhận xét của mỗi bạn đều có giá trị. Đừng ngại chuyện đúng sai.
Bởi vì , điều có thể nói chắc là mỗi trường hợp, mỗi loài cây, mỗi loại rễ ....đều có một khoảng "tự ứng đổi" nào đó cho phù hợp môi trường sống. Vấn đề là chúng ta tìm được khoảng giới hạn
những thay đổi này cho từng loài , từng độ tuổi.

Mình gửi tới các bạn thêm vài hình ảnh cho hai câu hỏi nêu trên.
(Pictures from The Complete Guide to Art and Technique BONSAI ,by Paul Lesniewics, 1984, London, page 25. For training purpose only)









----------------------------

Thêm ít hình ảnh vể rễ mọc hoặc trồng cây trên đất "Bùn" Keto ở đá.
Các hình ảnh dưới đây được trích từ Tạp chí Bonsai Today , các số 20, 24, 55, 77)
( Pictures from Bonsai Today n. 20,24,55,77 . For training purpose only)











Cứ như những hình ảnh chiết cho ra rễ ở trên, có phải : rễ ra thoải mái ở môi trường ẩm, tối
trong dớn trồng lan. Rõ ràng là một môi trường tối tăm, bó kín.
Vậy tại sao không trồng cây bonsai toàn bằng dớn trồng lan (green moss) cho khỏe ?
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Nguyên văn bởi khat_lp:
Bác Hưng có thể cho cháu thêm vài thông tin về đặc tính của hỗn hợp mùn và than bùn này được không ạ? ví dụ như tính ngậm nước, sự tan rã theo thời gian?
Chắc chắn là chúng ta sẽ tới chỗ chi tiết hóa về loại đất mùn, than bùn này. Có điều, để đề tài đi "ro ro" cho kịp, bạn chịu khó chờ đến đoạn phân tích các loại đất.
Nhớ nhắc chừng không thôi vui quá lại quên.
--------------------------------------

hqvuhototbung:

Cũng không ít bạn từng đề nghị : sao không dùng phương pháp Thủy canh (hydroponic) để trồng bonsai cho khỏe. Tức là trồng cây Bonsai như trồng cây rau cải : cứ tưới nước vào rễ , chả phải đất đai chi cho thêm cực?
( Hình ảnh trong Bonsai today No 77 )











 

dungvan

Moderator
caycanhphuongviet:

Nguyên văn bởi hqvuhototbung:
Cũng không ít bạn từng đề nghị : sao không dùng phương pháp Thủy canh (hydroponic) để trồng bonsai cho khỏe. ….
Thủy canh này con chưa thử qua,nhưng ưu thì có đó mà khuyết chắc nhiều hơn. Chổ con có trồng mấy cây mct lá lớn dưới nước cũng dc 7-8 năm rồi,vẫn sống khỏe mạnh,dc trồng từ lúc là 1 cành chiết,để mai con chụp cho mọi người xem.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Hoặc như mấy ông Nhật bổn trồng cây trên đất bùn như thế này(muck, Keto).



Cách tạo đất trồng :























Các bạn có thấy đất trồng toàn một thứ nhão đặc như đất thịt !
Như vậy cái cây Kim Tùng đang sống trên đá này rồi tương lai sẽ ra sao ?
 

dungvan

Moderator
tmt_arc:

Nguyên văn bởi caycanhphuongviet: Thủy canh này con chưa thử qua,nhưng ưu thì có đó mà khuyết chắc nhiều hơn. Chổ con có trồng mấy cây mct lá lớn dưới nước cũng dc 7-8 năm rồi,vẫn sống khỏe mạnh,dc trồng từ lúc là 1 cành chiết,để mai con chụp cho mọi người xem.
Dù có ưu nhiều đí chăng thì chắc tôi chỉ áp dụng cho khâu nhân giống.
Chứ chơi bonsai chỉ thấy phần trên, không thấy gốc, củng chẳng có đất cát thì thấy kỳ kỳ......

Mct hồi xưa nếu cây nào nằm chẹt đá buộc sắn ngang gốc ko có tí phần rễ nào thì về mình củng xài thủy canh. Bằng cách bỏ vào một cái xô, đổ nước vào, cho thêm tí bùn. Đợi một thời gian lên mầm hơi dài tí dem ra chậu trồng giữ ẫm, và tránh nắng. Khi nào cây khỏe thì cho ra nắng từ từ.
Củng khá lâu. Hồi xưa phải xài kiểu đó vì mình ko có thuốc kích thích ra rễ như bây giờ mà ngâm. Nhưng thấy khá ổn, nhưng mất công và thời gian.

=====================================

hqvuhototbung:

Chứ còn như ý của bạn BVDung và một số bạn cho rằng : đất bùn này chỉ để tạo vành chung quanh cây (rừng) , sau đó người ta đổ đất hạt (viên akadama) vào giữa vòng để làm chất trồng thì điều này không sai. Nhưng nếu như vậy thì có lẽ sẽ là chuyện bình thường, dễ hiểu.
---------------
mình rất mong các bạn xem thử ý nghĩ này ra sao :

-Rễ cây có khả năng "tự thay đổi" theo môi trường.
-Do đấy, hoặc ngập trong nước (một thời gian) hay ngập trong đất (bùn), rễ vẫn có khả năng sống và phát triển (nhanh chậm tùy loài, tùy tuổi cây).
-Tuy nhiên, những thay đổi để sống trong môi trường mới (ngấp nước, ngập đất) cũng chỉ có tính giai đoạn ( có thể vài tháng).
-Vậy thì, trong đường dài (suốt đời cây bonsai) rễ cây cần được trồng trong đất thông thoáng như thế nào đó mà không phải là "ngập nước" hoặc "đất thịt".

Theo bạn, liệu có cần phải xác định như vậy không?
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Mình đăng lại đây bài viết tiếng Anh về đất trồng Bonsai, trong trang Web: Bonsai For Me. (http://bonsai4me.com/)
Phần :http://bonsai4me.com/Basics/Basics_Soils.html

Mục đích đăng bài này không phải để các bạn theo những điều trong đó, nhưng thực sự chỉ nhằm giúp các bạn có một khái niệm về đất trồng bonsai đã được người Âu Mỹ họ hiểu thế nào, áp dụng , rồi thay đổi ra sao.
Từ đó, chúng ta sẽ đưa ra ý kiến nhận xét để rút ra những bài học riêng cho mỗi người chúng ta.

An Introduction to Bonsai Soils
Page 1 of 2: One of the most widely debated subjects for most bonsai enthusiasts is soil composition. Ready-mixed soils can be bought from bonsai nurseries and garden centres but these tend to be relatively expensive.
..................................
Page 2 of 2: Organic Soil Mixes and Components
In past decades, Western bonsai enthusiasts tended to use organic soil mixes, using a large proportion of peat, bark and leaf-litter mixed with grit to aid with drainage.
..........
Similarily, if you have bought a bonsai from anywhere other than a well-respected specialist bonsai nursery that will care about the quality of the trees it is selling, do not assume that the tree is planted in a good soil.

(Vì lý do bản quyền, mình không được phép đăng toàn bài. Mời các bạn đọc nguyên bản tiếng Anh trong trang web ghi trên)
Từ từ mình sẽ lược dịch gởi tới các bạn.
---------------------
Lược dịch
Trang 1

Một trong những chủ đề dược những bạn yêu Bonsai bàn thảo là chuyện đất trồng Bonsai. Những loại Hỗn hợp Đất trồng Bonsai trộn sẵn, bán nhiều ở các vườn ươm cây có vẻ như khá đắt. Thành thử, những bạn nào có hơn 3,4 cây bonsai cần thay đất mỗi năm (vào Xuân) thì thường là tự học lấy cách trộn hỗn hợp đất trồng.

Vốn là có vô số nguyên vật liệu để tạo thành hỗn hợp đất trồng bonsai; thế là mỗi người chơi cây có một cách trộn riêng. Dĩ nhiên là mức độ thành công mỗi người mỗi khác. Riêng với những bạn mới chơi bonsai thì quả thật : chọn loại đất trồng sao cho phù hợp với cây bonsai đang có , quả là một "ác mộng".

Chủ đề này chỉ nhắm giới thiệu về Đất trồng Bonsai, chứ chả phải là thảo luận về từng loại vật liệu, mà cũng chả phải là nói về này đang có bán , hỗn hợp kia có thể trộn. Dĩ nhiên là chủ đề cũng chả xác định với bạn rằng "hỗn hợp như vầy mới là nhất hạng"!

Chỉ là mỗi bạn,dựa trên ngày tháng kinh nghiệm chăm sóc những cây Bonsai bạn đang có, để rồi cũng chính bạn sẽ tự đưa ra câu trả lời về loại đất trồng bonsai.
-------------
Đất trồng Bonsai cần gì

Một cây bonsai vốn là lệ thuộc trực tiếp vào nhúm đất nhỏ xíu suốt năm trong chậu trồng. Cái cây cũng chỉ là lấy được nước và các dưỡng chất, kể cả dưỡng khí từ nhúm đất ấy. Bởi vậy, cây bonsai cần trồng trong đất có phẩm chất tốt.

Phẩm chất đất dùng cho cây có hiệu quả trực tiếp đến sự khỏe mạnh và sức phát triển của cây.
Cá nhân tôi (người viết bài này) nghiệm thấy rằng những cây yếu ớt, kém phát triển thường do trồng trong loại đất kém phẩm chất (như đất đầy chất hữu cơ).

Những phẩm chất dưới đây là yêu cầu để có loại hỗn hợp đất trồng tốt.
Mức giữ nước : Đất trồng cần có có khả năng giữ và nhả ra lượng nước nào đỏ đủ để vùng rễ của cây có "ẩm độ tối thiểu" suốt khoảng thời gian giữa 2 lần tưới .
Mức thoát nước : Nước tưới dư cần được thoát khỏi đất trồng ngay lập tức. Đất trồng thoát nước yếu làm cho : mức giữ nước cao, thiếu thoáng khí, thế là đọng nhiều muối kim loại.
Mức thông thoáng : Độ lớn của các hạt vật liệu dùng trong đất trồng bonsai cần đủ to để có những khe hở li ti (giữa những hạt đất), khe hở đó cũng chính là không khí cho rễ. Rễ mạnh khỏe
là khi chúng có đủ dưỡng khí (Oxygen).

Những nguyên vật liệu vô cơ vốn ở dạng hạt thô; điều này giúp cho nước tưới thoát nhanh
và không khí vào đất trồng dễ dàng.
Trong khi đó, những loại "đất hữu cơ" vốn là đất mịn (không ở dạng hạt thô được) nên gây dẽ đất : chậm thoát nước, bí không khí. Thế là dẫn đến việc rễ yếu, bệnh. Đương nhiên là cây yếu theo và thối rễ.

Những kiểu hỗn hợp đất khác nhau để thích ứng với các loài cây khác biệt

Vốn là cây Bonsai nào cũng cần đất trồng thoát nước tốt , nhưng giữ đủ ẩm. Nhưng mỗi loại cây lại cần mức ẩm và mức dưỡng chất khác nhau, thành thử điều này phản ánh rằng đất trồng cho chúng cũng cần khác biệt. Tỉ như loài Thông và Tùng Juniper vốn cần ít nước hơn những loài cây khác, thế nên đất trông Tùng Thông không đòi hỏi phải có mức giữ nước cao.

Theo đó, những loài cây chủ về hoa và quả cần mức nước cao hơn nên thường có khuynh hướng được trồng trong loại đất có mức giữ nước nhiều hơn.

Khi trộn một hỗn hợp đất trồng bonsai : tỉ lệ giữa loại vật liệu giữ nước với loại vật liệu thoát nước cần được lưu ý. Thường thì người ta hay dùng thêm đá sạn để tăng mức thoát nước.

Khi tăng thêm tỉ lệ đá sạn cho hỗn hợp, dĩ nhiên là đất trồng thoát nước nhanh hơn; ngược lại, tăng thêm vật liệu thấm nước trong hỗn hợp, đất trồng tăng thêm khối lượng nước trong đất trồng.
-------------
Đất trồng Hữu cơ và Vô cơ

Loại đất trồng chúng ta đang bàn đến ở đây có thể là nguyên liệu vô cơ hoặc hữu cơ.

Hữu cơ : những thừ nguồn gốc từ cây cối chết , tỉ như lá khô, than bùn (rong khô) hoặc vỏ cây.

Vô cơ : Hỗn hợp đất trồng được gọi là vô cơ khi có tỉ lệ hữu cơ rất nhỏ hoặc không có tí ti hữu cơ nào. Vô cơ là những thứ như : đá nham thạch, đất sét nung.
Những thứ đá vô cơ này có vẻ như hơi khó kiếm, tuy nhiên, nếu bạn cứ vào hỏi ở những vườn ươm cây hay nơi bán Dụng cụ, vật liệu bonsai thường sẽ có. Vài loại vô cơ như đá sạn có thể mua ở hàng vật liệu xây dựng.


Còn tiếp
 

dungvan

Moderator
le-petit:

Sự phát triển của rễ sẽ thích nghi môi trường, thủy canh hay sử dụng chất trồng quá nhẹ như dớn, tro, trấu... ko giữ cây đứng vững nên ta phải tác động để giúp cây đứng nên bộ rễ chỉ làm nhiệm vụ trao đổi sinh-dinh dưỡng nên có xu hướng tạo chùm rễ nhỏ chứ rễ ko phất triển to phân nhánh kiểu chân gà . trong bonsai mà như vậy là mất bộ đế.
Hầu hết các loài cây đều phát triển tốt hơn khi trồng ở đất trồng thông thoáng miễn được cung cấp đủ nước theo yêu cầu của loài đó, nên có thể trồng nhiều loài cây trên một loại đất đều phát triển tốt nhưng phải có chế độ tưới và chăm sóc phù hợp với từng loài. Mà điều đó thì cực hơn là trồng chúng trên các loại chất trồng thích hợp và chăm tưới tương đối giống nhau.
===============================

GioNui:

Nguyên văn bởi hqvuhototbung:
Vậy tại sao không trồng cây bonsai toàn bằng dớn trồng lan (green moss) cho khỏe ?
Gió núi nghĩ có nhiều lý do nhưng vấn đề chủ yếu là dớn trồng lan hay đất mùn là quá mềm và lạnh.
- Mềm: khiến rễ cứ thế mà len lỏi, không phân nhánh => ít chóp rễ.
- Lạnh: nên rễ cứ mọc dài ra xa gốc. Điều đó gây khó khăn cho cây trồng chậu cạn sau này.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

tiếp:

Cơ cấu đất trồng hữu cơ

Hàng chục năm trước, dân Âu Mỹ mê bonsai có khuynh hướng dùng hỗn hợp đất trồng hữu cơ. Họ dùng một tỉ lệ rất cao những thứ : lá mục, rêu khô,vỏ cây rồi trộn với ít đá sạn nhắm giúp thoát nước.

Thời gian qua, những kiến thức về bonsai tích lũy dần, thế là dân Âu Mỹ mới hiểu ra rằng : đất trồng hữu cơ chả sao giúp cho cây khỏe khoắn và phát triển mạnh được.

Than bùn (rêu khô) cùng những thứ hữu cơ khác đã có rất nhiều bất lợi cho cây cối. Chính vì chất hữu cơ giữ được nhiều nước, thế là đất trồng ứ nước, nhất là vào dịp mưa nhiều mùa Thu, mùa Đông và cả Xuân.

Ngược lại, khi tiết trời nóng nực, rêu khô khi đã bị khô kiệt rồi thì nó lại làm nước tưới trợt đi. Thế là đất trồng, sau khi tưới, cũng là chỗ ướt chỗ khô.

Có lẽ vấn đề tệ hại nhất của đất trồng hữu cơ là ở chuyện hạt độ. Dù rằng trước khi dùng, chúng cũng sàng xẩy để có đất ở mưa hạc độ nào đó (bỏ bụi), thế nhưng rồi ít bữa tưới nước là chúng nhão ra hết và kết lại với nhau. Mà đất đã kết lại với nhau thì làm gì còn thông thoáng và cũng chả thoát nước tốt được. Cái thứ đất mà đã ứ nước, rồi cũng chả có không khí trộn vào được, thì rễ sẽ èo uột. Tình trạng dẫn đến thối rễ và cây yếu cũng nhanh thôi.

Món hữu cơ duy nhất, đến nay, tôi vẫn còn khuyên các bạn yêu bonsai nên dùng là loại vỏ cây (đã được ủ mục, lên men). Dĩ nhiên ,trước khi dùng phải sàng bỏ mọi thứ lợn cợn nhỏ hơn 2 mm. Tuy là vỏ cây cũng hư nát, thế nhưng chúng mục rất chậm. Bởi thế, những miếng vỏ cây chả gây trở ngại gì cho việc thoát nước cũng như thông thoáng đất trồng.
 

dungvan

Moderator
le-petit:

Trong trường hợp trồng cây bằng đất bùn, cây chỉ sống và phát triển ở hai trường hợp:Khối bùn đó nằm hoàn toàn trên một đế cao như trường hợp trồng trên đá để với trọng trường, nước nhanh chóng thẩm thấu ra khỏi khối bùn hoặc khối bùn được đặt trong một hỗn hợp thoát nước tốt để tạo hiệu ứng tương tự hiện tượng mao dẫn giúp thoát nước khỏi khối bùn.
Giả sử bạn cho bùn vào chậu (lỗ thoát ở đáy như bt) tôi khẳng định cây trồng sẽ chết.
Chú ý bùn ở đây là bùn nhẹ, loại ở mặt ruộng có lẫn cấu tạo hữu cơ nên có độ xốp cao chứ bạn dùng bùn sét trồng cây theo ví dụ của chú Hưng cây chết chắc!
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Tiếp:

Cơ cấu đất trồng vô cơ

Ưu thế của đất trồng vô cơ là chúng giữ được cấu trúc hạt một thời gian dài, chứ không rã thành bột, bùn. Đất đá vô cơ giữ được ít nước chừng mực nào đó thôi còn thì lượng nước dư cứ thế trôi tuột xuống đáy chậu.
Quả thật là rất khó xảy ra tình trạng "tưới nước quá tay" cho một bonsai trồng trong loại đất vô cơ ngon lành.

Akadama là một loại đất sét nung, đặc biệt dùng cho bonsai và được nhập vào Âu Mỹ. Đây là loại thường chỉ có bán ở một số vườn ươm hoặc tiệm Dụng cụ vật liệu bonsai; thế nên nó cũng chả phải thứ dễ kiếm. Đất sét Akadama cũng có nhiều hạng. Tỉ như loại "Double Redline" (hai đường gạch song song ở góc miệng bao) giá cả có hơi cao hơn các hạng akadama thường, bởi đấy là loại phẩm chất hạng nhất và khó bị bở nát.

Akadama vốn rất thông dụng đối với các bậc Thày bonsai cũng như người chơi bonsai tại Nhật. Lý do dễ hiểu : chúng rất dễ mua và giá rẻ ở Nhật.

Thế nhưng, theo ý tôi, nếu nghĩ Akadama là đất trồng tốt cho bonsai, thì xem ra nó cũng chả tốt gì hơn với những thứ đất sét nung cứng (vốn bán ê hề, giá rẻ ) ở Âu Mỹ.

Hơn nữa, đất sét akadama vẫn có thể bị mủn thành bùn sau 1, 2 năm trồng. Thế nên đất akadama cũ cần được rửa sạch khỏi rễ mỗi năm (hoặc mỗi 2 năm). Vì lý do này, đất sét akadama không nên xài cho những thứ cây không ưa bị lột trần rễ , như các loài Thông chẳng hạn.
----------------

Seramis/Turface/Oil-Dri là tên những sản phẩm từ đất (đất sét) nung đang có bán tại các nước Âu-Mỹ . Nếu so ra với Akadama thì chúng rẻ hơn nhiều và dễ mua. Đất sét nung cứng (như gạch) vốn là chắc chắn hơn Akadama nhiều. Dĩ nhiên chúng chả bao giờ bị mủn vụn.

So với Akadama, đất sét nung cứng có thể dùng nhiều cách :
-chỉ dùng 100% đất sét nung cứng.
-có thể trộn thêm ít đá sạn để tăng mức thoát nước.
-hoặc trộn thêm khoảng 10-20% vỏ cây (mục) nếu đất trồng cần tăng mức giữ ẩm (trong khi vẫn duy trì được khả năng thoát nước cao của đất trồng).

Rất nhiều tên sản phẩm từ đất sét nung cứng hiện đang bán trên thị trường. Tôi đề nghị các bạn cứ chịu khó hỏi thăm bạn bè chơi bonsai quanh vùng bạn ở là biết thêm nhiều loại đất sét nung khác nhau đang có ở địa phương bạn.

Đất vệ sinh cho Mèo (Catlitter, còn được gọi đùa là "Đất Mèo con" Kittydama) đây là tên gọi của đá trầm tích Diatomaceuos Earth hay gọi tắt là Diatomite.
Với những bạn đang sống tại Anh quốc, tôi hết lòng khuyên bạn nên dùng loại : "Tescos Premium Lightweight Cat Litter" này.( Đây là loại dùng cho những con mèo nhà giàu). Loại "đất mèo vệ sinh được nung cứng này" được coi như "đất trồng bonsai hảo hạng".

Bản thân tôi từng dùng "loại đất vệ sinh cho mèo"này cho tất cả mọi cây bonsai của tôi hàng bao năm nay. Dĩ nhiên là tôi chả hề nghĩ tới việc phải đổi qua loại "đất" nào khác. Mà lại nữa, thứ đất vệ sinh cho mèo này giá cực rẻ và dân chúng Anh quốc cứ việc bước vài bước tới Siêu thị Tescos mua là có.


(lời người dịch : Siêu thị Âu Mỹ thường có bán thức ăn, đồ chơi và đồ vệ sinh chó mèo. Người ta đổ "đất vệ sinh cho mèo" vào thau, đặt ở chỗ khuất. Chó hay mèo sẽ tự đi tiêu tiểu vào đó. Đất này hút ẩm và khử mùi khai.)

Bạn nào cần thêm chi tiết về nguồn các loại đất đá vô cơ , vui lòng xem thêm ở chủ đề "đất vệ sinh cho mèo dùng làm đất trồng Bonsai" "Cat Litter as Bonsai Soil".

---------------

Sàng xẩy loại bỏ bụi đất

Nhiều bụi đất trong đất trồng làm nghẽn đường thoát nước và còn làm mất "bề mặt tiếp xúc của hạt đất". Để cấu trúc đất trổng được thoáng (bề mặt hạt đất), đương nhiên là chúng ta cần sàng xảy để loại bỏ bụi và những thứ lợn cợn.

Chuyển từ Hỗn hợp Hữu cơ sang Vô cơ
Khi chuyển những cây bonsai lá bản từ hỗn hợp đất trồng hữu cơ sang vô cơ, các bạn sẽ thấy loại cây này có thể thích ứng ngay lập tức. Thế nhưng với những loại Tùng Thông, các bạn nên lư lại một ít đất cũ để trộn vào đất mới. Bởi phần đất cũ vốn có các lồai khuẩn căn (mycorrhizae ) cần thiết sức khỏe của các loài cây Thông, Tùng.

Hỗn hợp đất trồng Bonsai hảo hạng
Chả có thứ hỗn hợp đất trồng nào được coi là hảo hạng trong việc canh tác cây bonsai. Những biến đổi về thời tiết, lượng mưa, chế độ tưới nước của từng người trồng, và ngay cả riêng từng cây bonsai đã là những yếu tố quan trọng khiến cho mỗi người mê bonsai cần quan tâm để thay đổi tỉ lệ trong hỗn hợp đất trồng.

Mức hay nhất chính là dựa trên kinh nghiệm riêng của bạn khi dùng từng kiểu hỗn hợp hoặc thay đổi một vài nguyên liệu khác nhau cho hỗn hợp. Từ đó, bạn có thể tự rút ra kết luận.
Mình khuyên bạn thế này thử trước thế này: Bạn nên khởi đầu bằng thứ hỗn hợp mà những ngươi chơi bonsai quanh bạn đang dùng. Rồi sau đó, tư bạn tìm tòi thêm sau.
Mình cũng khuyên bạn : hỗn hợp đất trồng vô cơ sẽ luôn là loại dễ giúp canh tác được những cây bonsai khỏe mạnh.

"Đất trồng Bonsai" bán ở vườn ươm cây và tiệm DC/VL Bonsai
Thú thật là mình rất buồn để nói thẳng với các bạn là : Hầu hết những bao "đất trồng bonsai" bán ở vườn ươm hay gian hàng DC/VL Bonsai chả xài gì được cho cây Bonsai. Thường thì các hỗn hợp đất trồng này cũng chỉ gồm ít rêu khô (than bùn), lá vụn, gỗ vụn pha trộn với cát thô hay đá sạn (như đã đề cập ở trên). Mà đất trồng như vậy thì : giữ nướvcc nhiều, không thông thoáng, và nói chung ra thì "chả giúp cây bonsai khỏe mạnh được".

Dĩ nhiên là cũng có bán đâu đó những loại đất trồng bonsai tốt, thế nhưng xem ra cũng khó kiếm. Chứ còn như bạn mua những bao đất trộn sẵn ở vườn ươm về xài thì có thể là trồng được cây sống trong chậu to đùng(cây cảnh sân vườn) chứ chả hẳn là đất ấy thích hợp cho việc trồng cây bonsai trong cái chậu nhỏ xíu.

Cũng thể, hễ bạn mua một cây bonsai ở một vườn nào đó mà chủ vườn không hẳn là một "chuyên viên bonsai", thì bạn cũng chớ có "chắc hẳn" rằng : đất trồng trong cái cây bonsai bạn mua ấy là đất trồng bonsai hảo hạng.


(hết phần lược dịch bài viết của Harry Harrington trong: http://bonsai4me.com/Basics/Basics_Soils.html )
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Hết sức cảm ơn các bạn đã đưa quá nhiều ý kiến cho hai câu hỏi :

Câu hỏi 1 : Tại sao lý thuyết và thực tế bảo : cây trong bonsai cần đất thông thoáng, nhưng khi người đặt cây trồng trên đá thì đắp quanh rễ đầy đất bùn(keto) cay vẫn sống?

Câu hỏi 2 : tại sao cây MCT ngâm trong nước, rễ phát triển tốt và cây sống tốt. Thế nhưng trồng vào đất sũng nước, cây kém phát triển?

Nếu đối đáp riêng với từng bạn, e dài dòng quá. Cho phép mình đưa ra ít ý kiến riêng như sau.

a. Ý của 2 câu hỏi trên (và cả ở phần rễ mọc mạnh trong dớn trồng lan khi bó chiết) là mình muốn nêu cho các bạn thấy: ở một số điều kiện "thích hợp nào đó" gồm : ẩm , ẩm, sạch và được kích thích, rễ sẽ được phát ra.

b. Ý niệm thông thoáng trong đất trồng cần được hiểu rõ hơn.
Thông thoáng không hẳn là phải có khoảng trống chứa dưỡng khí. Bằng chứng là rễ vẫn phát trong nước. Như vậy, nếu nước có đủ Oxygen, rễ vẫn có thể phát trong nước. Hoặc nghĩ rộng ra : nước luân chuyển dễ được trộn oxygen thời sẽ giúp phát rễ.

c. Sạch cũng là một điểm mấu chốt giúp tạo rễ. Ý niệm sạch ở đây không hẳn là "vô trùng"(như y khoa) nhưng thường mang ý : không để khuẩn gây thối phát triển. Muốn thế, cần 2 chuyện :

- Không có chất hữu cơ gây thối trong hỗn hợp trồng.
- Nước chứa nhiều dưỡng khí và Sạch. Nước chứa nhiều oxygen sẽ cho phép các khuẩn không gây thối phát triển mạnh. Những khuẩn này phát mạnh sẽ ức chế không cho khuẩn gây thối phát.

d. Bản thân Keto không phải là lớp bùn lỏng trên mặt ruộng. Nó thực sự là lớp đất thịt phía dưới lớp bùn lỏng. Cây trồng trong đất thịt Keto cũng không hẳn sống tốt. Tuy nhiên, với bonsai, người ta trộn vào keto một ít sợi "green moss".
Nó cũng y hệt như bạn trộn rơm rạ vào đất nhào nát đắp vách tường vậy. Green moss là rêu tươi (màu lục nên gọi là Green). Bởi thế rêu này vẫn sống dù sống chậm (vì bị để ráo gần khô). Khi bị trộn trong đất Keto ẩm, rêu xanh này sẽ nhả ra Oxygen. Chính vì cái Oxygen này mà rễ ra dễ dàng khi chiết cây bó bằng Green moss. Tương tự, rễ cây trong đất Keto trộn Green moss vẫn có thể "thở",nên sống được.

e. Một ý khác cũng khá quan trọng : Nếu đọc kỹ bài mình dịch phát biểu của anh chàng Harry Harrington ở trên, các bạn thấy anh ta đưa ra 2 ý song song nhau về cây : cây khỏe mạnh và cây phát triển tốt (healthy and vigorus). Thành thử, khi chơi bonsai, chúng ta cần xác định rõ :

- chúng ta cần dùng đất cho mục đích nào ở cây bonsai?
Như trường hợp Keto trên đá : mục đích là giữ cho cây Kim Tùng trên đá chỉ sống khỏe nhưng phát triển thật chậm ( bởi bản thân loại Tùng này vốn đã chậm phát. Thêm phần ngọn mà bị hủy mất thì có trồng suốt 10 năm, bạn sẽ thấy cái cây Kim tùng lá xanh dờn , nhưng thân cành không đổi!)
Cho nên đất bùn Keto trên đá có nhiệm vụ giúp rễ sống thôi, chứ nó không hề có nhiệm vụ giúp cây phát triển. Bởi vậy, vấn đề chất dịnh dưỡng cho cây sẽ được coi rất nhẹ. Chỉ những thứ vi lượng đã có sẵn trong nước , đất quanh rễ là đã đủ cho cây suốt nhiều năm.

-Tương tự : thủy canh là lối trồng giúp cây phát tối đa để có lá to , thân dài.
Đó là mục đích khi người ta muốn trồng rau ăn. Cây bonsai cần lá,thân,cành ngược lại : nhỏ quắt queo.
Ngay cả dùng Green moss làm chất trồng cũng vậy. Mình nhớ trong You Tube có tay nào chỉ người ta lấy Green moss làm chất trồng cây Tùng Juniper.
Chuyện dùng Green moss làm chất trồng giúp cây sống thì chả sai. Nhưng mục đích cho cây bonsai thì không hợp.

Vậy mục đích ở chất trồng bonsai là để nhắm chuyện gì nơi cây ?
-muốn cây khỏe mạnh?
-muốn cây phát triển nhanh ? Phát đọt nhiều ?
-muốn cây nhiều hoa trái ?
-muốn cây chóng mập thân,cành ?
-muốn vỏ chóng già, nứt nẻ ?....

Đây chính là điều mình rất muốn trình bày với các bạn. Các bạn thấy sao ?
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Khi mình đưa ra ý kiến như vầy :
Vậy mục đích ở chất trồng bonsai là để nhắm chuyện gì nơi cây ?
-muốn cây khỏe mạnh?
-muốn cây phát triển nhanh ? Phát đọt nhiều ?
-muốn cây nhiều hoa trái ?
-muốn cây chóng mập thân,cành ?
-muốn vỏ chóng già, nứt nẻ ?....

Cũng có nghĩa là : chúng ta nên xác định rõ chất trồng cho cây !

Tuy chủ đề đã nêu rõ là : chất trồng cây Bonsai. Thế nhưng mình đoán rằng : chả mấy bạn "cùng nghĩ chất trồng cây Bonsai giống mình".
-có bạn nghĩ đến chất trồng cho cây phôi mới mua.
-có bạn nghĩ đến chất trồng cho mấy cành mới giâm ra rễ
-có bạn nghĩ chất chất trồng cho những cây con con vài năm tuổi...
Dĩ nhiên, cũng có bạn nghĩ đến chất trồng cho những cây bonsai thành phẩm già cỗi.

Tóm lại, thực sự thì chủ đề đất trồng bonsai chỉ nên áp dụng đúng ra cho những cây bonsai thành phẩm. Tức là mục đích muốn đạt :
-cây khỏe mạnh
-phát triển vừa phải đến mức chậm phát triển.

Như thế nếu bạn nào muốn đưa ý niệm Đất trồng bonsai này vào cây còn non, bạn muốn cây phát triển nhanh hơn, rõ ràng là bạn cần thay đổi cơ cấu đất trồng để đạt mục đích đó. Đấy là chưa nói đến chuyện khác biệt giống cây, vùng khí hậu, chỗ đặt cây....

Cho nên rốt lại thì chúng ta bàn chuyện đất trồng bonsai có lẽ sẽ đơn giản hơn nếu chốt lại vài điều như sau:
-phân loại đất đá vô cơ tạo độ thoát nước.
-phân loại đất đá vô cơ giữ ẩm độ đủ cho rễ cây.

Còn thì trộn thế nào, hạt độ lớn nhỏ ra sao sẽ từ từ bàn vì nó tùy thuộc hoàn toàn vào : loài cây(rễ to, rễ mịn, rễ ít , rễ nhiều), tuổi cây (cây đang phát triển, cây già chậm phát), mức tưới (cây cần ít hay nhiều nước)...
Vậy có bạn nào đặt câu hỏi : sao chả thấy nói gì đến chất dinh dưỡng ?
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Nguyên văn bởi tmt_arc: ……………..
Giai đoạn thành bonsai cần:
-muốn cây khỏe mạnh?
-muốn cây nhiều hoa trái ?
-muốn vỏ chóng già, nứt nẻ ?....
........
Riêng phần muốn vỏ chóng già, nứt nẻ ?.... chắc ko thể nào cho cây ăn uống dư thừa được,
vì làm vậy thì cây sẽ phát triển như trai tráng thì vỏ cây sao mà già, nứt nẻ được.
Chuyện nứt vỏ thì để sẵn đây mình nói luôn không thôi không có dịp. Có thể là bạn tmc_arc chưa có cây nào nứt vỏ nên chưa rõ chuyện.
Cây càng phát mạnh, vỏ càng nứt bạo nếu thỏa một số điều kiện:
1.Cây thuộc chủng loại có vỏ sần sùi nứt nẻ.
2.Vỏ cây được hút đủ ẩm.
3.Vỏ cây được hưởng đủ nắng.


Để từ từ mình kiếm lại mấy tài liệu hình ảnh gời tới các bạn về các điều kiện trên. Bây giờ thì tạm giải thích thế này.

1. Đa số những loài cây chơi bonsai đều có những chũng loại nứt vỏ nhiều ít khác nhau, tuy cùng giống cùng loài.
Thí dụ như cây Thông đen NB(Japanese Black Pine).

(Pictures from Pines, Bonsai Today Masters' series. For training purpose only)



Hoặc như những chủng loại Du (Elmus), có chủng vỏ sần, có thứ vỏ láng. (Hình từ internet )



Bởi vậy, muốn vỏ nứt nẻ, việc đầu tiên là bạn phải chọn trồng loài vỏ sần nứt.
----------------
2.Vỏ cây hút đủ ẩm

Bạn sẽ thấy những cây có vỏ nứt mà vỏ khô thì chúng rất chậm bị tách ra. Thế nhưng nếu vỏ này thường xuyên bị ẩm (tức là những lớp tế bào chết ở vỏ hút đủ "nước" chúng sẽ nở to và mềm mại.
Nhờ vậy, vỏ dễ bong, phù. Do đó thân cây trông cũng to mập ra.



Mình quên tên một ông bên Anh quốc áp dụng kỹ thuật quấn Greenmoss quanh thân giúp vỏ phù nhanh. (Nhưng cũng coi chừng, thỉnh thỏang phải mở Greenmoss ra cho vỏ ráo với nắng, không thôi nó dễ phát rễ).

3.Vỏ đủ nắng rọi
Một trong những điều kiện ngược lại để vỏ cây "chóng chết khô" khiến nứt nẻ là thân cây hưởng nhiều nắng. Bạn có dịp quan sát những cây 5,7 tuổi trồng trên thảm cỏ sẽ chậm nứt vỏ hơn những cây tương tự trồng ở lề đường. Mặt đường hắt nắng và nóng hực sẽ khiến "vỏ chóng già" hơn.

Nếu chậu cây bonsai có những miếng "gạch bông" màu trắng để dưới chân chậu (mặt bàn), hơi nghiêng mặt về phía thân để phản chiếu (hắt nắng) vào thân, sẽ giúp vỏ chóng già, nứt nẻ.
----------------------------
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Nguyên văn bởi hoang_qtp:
Chất dinh dưỡng nuôi cây thì ta có thể cung cấp thông qua việc tưới hay bón phân, vì đang trong giai đoạn nói về trồng cây sao cho rễ cây được thông thoáng, nhận đủ ẩm và oxy nên Vđ dinh dưỡng là 1 vđ khác phải O chú.
Cảm ơn bạn hoang_qtp rất nhiều. Quả là một ý kiến hết sức đúng đắn.
Trên đây cũng chính là điều mình muốn gởi đến các bạn.
Chả là, theo kinh nghiệm cá nhân mình, đất trồng bonsai vô cơ chỉ làm mỗi một nhiệm vụ : tạo chỗ tối, ấm, ẩm, sạch cho rễ cây sống và phân nhánh.
Có lẽ đó cũng chính là tinh túy của đất trồng bonsai ?

Các bạn cứ nhớ lại hình ảnh đám rễ cây trong bàu chiết : chúng có cần gì ngoài ấm, ẩm , tối và sạch để sống đâu?



-----------------------------------

Vậy thì nếu các hạt sạn vô cơ trong hỗn hợp đất trồng tạo được đủ các điều kiện : tối, ẩm, ấm, sạch cho rễ sống và phân nhánh, hà cớ gì chúng ta phải trộn những thứ hữu cơ hoặc "thức ăn" dễ
gây thối vào trong đất.

Thế thì cây lấy chất dinh dưỡng thế nào để sống và phát triển?
Hết sức đúng đắn.
Cây phải ăn uống để sống và phát triển.

Chúng ta sẽ tưới nước, trong nước sẽ có ít phân (thức ăn) hòa trong đó. Bởi vì, các bạn xin đừng quên: rễ cây chỉ thu nhận được những gì hòa tan trong nước. Còn như bạn có dí "thỏi kẹo phân bón" vào chóp rễ thì nó cũng chỉ là giương mắt nhìn chứ không thể thu nhận.

Cho nên, tinh túy của đất trồng bonsai ở chỗ : bạn muốn ngắt nước, ngắt phân lúc nào là có hiệu quả ngay sau đó 24 giờ !

-Muốn đọt non đừng vươn dài, hay muốn lá non đừng phát to : bạn ngưng tưới !
Sau đó tưới thật cầm chừng chỉ đủ ẩm. Đến khi lá non đã chuyển màu xậm (trưởng thành) thì lúc ấy bạn có tưới xối xả, lá nó cũng chả to hơn.

-Muốn bón phân kha khá cho màu lá xanh đẹp hơn, bạn cứ việc đặt gấp đôi số "viên phân" trên mặt đất trồng. Sau đó thay vì tưới ngày 1 lần, bạn cứ việc tưới ngày 3 lần. Dĩ nhiên mỗi lần tưới là tối thiểu phải 3 nhịp. Nhịp đầu chỉ để ướt đất, phân ngấm nước. Nhịp 2 làm bở và tan phân vào nước tưới rồi trôi vào đất rễ. Nhịp 3 cũng giống nhịp 2 : làm tăng lượng nước và phân= rễ có thêm thời gian ăn uống.

-Đến lúc cần ngưng phân(hết giai đoạn tăng trưởng hoặc nạp năng lượng dự trữ để sửa soạn ra hoa), bạn chỉ việc lấy hết những "viên phân " trên mặt đất trồng ra. Sau đó tưới vài lần là đất trồng sạch sẽ !

Tóm lại :
đất trồng bonsai phải có cơ cấu giúp bạn kiểm soát được nước và phân, vào rễ, vào cây, càng chặt chẽ càng tốt.
Đó chính là sự khác biệt giữa đất trồng bonsai với các loại đất trồng trong chậu khác (như đất chậu kiểng....)
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Cách hay nhất có lẽ chúng ta ra vườn, rà xét lại một lược những cây bonsai. Xem thử đất trồng của chúng có gì "hợp với chuyện được nêu" trong chủ đề đất đai này không ? Hay là có gì không hợp ?
Có lẽ từ từ rồi chúng ta sẽ bàn luận thêm dựa trên những ý kiến của Harry Harrington ở trên, bên cạnh ý kiến của các bạn nhiều vùng miền khác.

Để mình nêu lên một chuyện xem thử các bạn có ý gì không :
- tất cả sách vở về Mỹ thuật Bonsai của ông Robert Steven không hề đề cập đến đất trồng.
-Ông Kimura cũng chả bao giờ thấy nói về đất trồng.
-Các vị viết sách bonsai cũng thực sự nói rất loáng thoáng về đất trồng bonsai.
Có vẻ như đa số những vị nổi tiếng hiện nay "có vẻ tránh " nói về đất trồng thì phải. Chả hiểu điều này có đúng như cá nhân mình nhận thấy hay không.

Chứ ngay như quyển sách từng được gọi là "Bonsai Toàn Thư" của Harry Tomlinson xuất bản đâu khoảng 1987 cũng không hề viết một chi tiết nào về đất trồng. Quyển sách này đã từng được dịch sang Việt ngữ bán tại Saigon những năm 1998.




--------------------------

Nguyên văn bởi caycanhdantri:
"tối, ẩm, ấm, sạch cho rễ sống và phân nhánh"
Còn tơi xốp (cho có oxygen) là nằm ở đâu trong bốn cái nêu trên ạ.
Cảm ơn bạn đã nhắc . Rễ cần Oxygen là đúng rồi.
Thực sự như đã trình bày ở phần trước. Sạch mà ẩm có nghĩa là đã đủ oxygen để rễ sống. Tương tự bó chiết rễ bằng dớn trồng lan, hay ngâm rễ trong nước.
Tức là (mình đã nhắc trước) chúng ta cần hiểu thông thoáng(đủ oxygen) theo khái niệm rộng hơn là sự thông thoáng.
Tuy vậy , chúng ta vẫn có thể để từ "thông thoáng" trong ngoặc đơn cạnh "tối, ấm, ẩm, sạch" cho khỏi quên.
-------------------
Mình thấy có lẽ cần giải thích thêm chút ý nêu ở bài số #75 ở trên (theo thắc mắc của bạn Caycanhdantri ở #73 :
"tối, ẩm, ấm, sạch cho rễ sống và phân nhánh"
Còn tơi xốp (cho có oxygen) là nằm ở đâu trong bốn cái nêu trên ạ.)


Các bạn lưu ý :
Mình nêu các điều kiện : "tối, ẩm, ấm, sạch cho rễ sống" là chuyện bản thân rễ cần.(trong đó, điều kiện ẩm và sạch ngầm chứa chuyện có đủ oxygen cho rễ, như trường hợp rễ ngâm trong nước sạch vẫn sống).
Trong khi đó, có lẽ bạn Caycanhdantri (và có thể nhiều bạn khác ) lại nghĩ về điều kiện đất trồng (chứ không phải điều kiện cho rễ sống).
Đây là 2 mặt khác nhau của vấn đề.

Khi nói là rễ cầm ẩm và sạch (= có oxygen = không bị thối= sạch) và chuyển ý sang chuyện đất trồng cần có cơ cấu sao cho rễ đạt chuyện sạch và ẩm này.

Một trong những yếu tố của cơ cấu đất trồng là thông thoáng, sẽ dễ tạo được điều kiện sạch cho rễ. Nhưng các bạn cũng thấy, chỉ thông thoáng thôi cũng chưa đủ.
Nếu trong đất trồng thông thoáng ấy, bạn bỏ ít phân hữu cơ hoặc tưới bằng "nước dễ thối" (nước từ ao tù, hồ sen...) thì đất trồng thoáng ấy chưa chắc đã sạch.

Cho nên, tóm lại, nếu khảo sát về đất trồng cần gì để tạo điều kiện sạch cho vùng rễ dễ sống, ngoài chuyện thông thoáng, nó còn cần thêm nhiều chuyện liên quan mà chúng ta sẽ từ từ bàn thảo sau.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Để các bạn sớm có nhiều ý kiến cho mục 2 : vai trò của đất trồng bonsai, mình sẽ làm tiếp đây 2 việc.
-Việc 1 : nêu ra một số ý kiến từ chủ đề Đất trồng cho Bonsai từng được nêu trên Diễn Đàn này từ năm 2009 do bạn Bonhe đăng.
-Việc 2 : lược dịch bài viết của tác giả John Naka ở phần " Sửa soạn hỗn hợp đất trồng Bonsai" từ trang 88 đến trang 95, trong quyển "Kỹ thuật Bonsai I" do Cụ viết và xuất bản lần đầu từ năm 1973.
---------------------

Việc 1 : nêu ra một số ý kiến từ chủ đề Đất trồng cho Bonsai từng được nêu trên Diễn Đàn này từ năm 2009 do bạn Bonhe đăng.
Mời các bạn chịu khó đọc lại khoảng chục trang tại chủ đề Đất trồng cho Bonsai từng được đăng từ tháng 8 năm 2009.
http://forum.caycanhvietnam.com/dien...ead.php?t=5163

Tại đây, mình xin phép được đăng lại một vài bài của chủ đề trên. Mục đích là để các bạn xem lại một số ý chính đã từng được rất nhiều bạn đã đề cập đến từ hơn 5 năm trước.

Lamcaycanh bài # 12
Chào các bạn trong diễn đàn !
đầu tiên xin lỗi với các bạn vì sự đường đột này, tôi tham gia diễn đàn này đã lâu, nhưng phần nhiều là để xem và học hỏi ở các bạn vì tôi khá bận với công việc nên ít trao đổi . Xin thứ lỗi ..... hè hè ....
Nhân đây được biết về đề tài đang tranh luận xin cho tôi thêm ý kiến một phen !!!
Theo tôi cơ bản về đất trồng - dù bất cứ dùng cho loại cây gì cũng phải đầy ***** các yếu tố sau :
- Đất tơi xốp nhằm hút và thoát nước nhanh
- Đất không có mầm mống sâu bệnh hoặc cỏ dại.
- Thành phần dinh dưỡng của đất chủ yếu từ phân mà thôi, đất chỉ là giá thể để bộ rể phát triển sinh sôi
Vì vậy việc bón phân gì , hàm lượng ra sao, thời gian nào, phương pháp bón, và với loại cây gì thì mới quan trọng phải không các bạn .
Chào các bạn !


Bonhe bài # 14
Đất trồng giúp ích gì cho cây trong chậu (bonsai) ? Nó giúp:
- Cho cây được cố định vững vàng trong chậu (rất quan trọng, vì nếu cây bị lay chuyển dễ dàng, thì bộ rễ sẽ không có khả năng hoàn thành chức năng của nó, dẫn đến cây sẽ bị suy yếu - Dĩ nhiên khi trồng cây vào chậu, chúng ta phải dùng dây kẽm hay là bất cứ thứ nào có thể được để giúp cho cây được đứng hay nằm vững vàng trong chậu)

- Cung cấp dưỡng chất cho cây (dưỡng chất ở đây muốn nói là: khí trời, nước và các yếu tố khác như N (đạm), P (phosphorus), K (potassium) và các chất như sắt, kẽm, đồng, Cobalt, v.v.). Tùy loại chất trồng, mà nó có thể cung cấp NPK và các chất kim loại khác cho cây; do đó không phải chỉ có phân bón mới cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

- Cung cấp độ ẩm cho bộ rễ. Độ ẩm cho bộ rễ rất là quan trọng. Nếu ẩm độ quá ít, sẽ làm bộ rễ khô đi. Ngược lại, nếu ẩm độ quá cao, thì khả năng rễ cây sẽ bị thúi. Đây là một điều quan trọng mà khi chọn đất cho bonsai phải nhớ (tùy loại cây mà sẽ chọn đất khác nhau, chứ không phải là một loại đất có thể dùng cho bất cứ cây nào cũng được)


Minh Xuân bài # 15
Đất trồng ngoài thành phân vô cơ (nước, không khí, NPK) còn có thành phần hữu cơ, cũng rất có ích cho cây. Đó là:
- Các chất mùn (chất màu đen). Thành phần và tỷ lệ mùn ảnh hưởng lớn đến lý tính của đất (khả năng hút ẩm, giữ ẩm, giữ chất dinh dưỡng, thoáng khí, ...)
- Vi sinh vật.
- Động vật đất (giun dế
- Cỏ dại (
Đối với cây bonsai những thành phần này có thể không quan trọng, nhưng đối với cây cảnh thân thảo và đối với cây con thì phần hữu cơ chiếm vai trò khá lớn. Ví dụ, đối với các loài thông vai trò của phần hữu cơ thể hiện ở nấm rễ cộng sinh.
Góp vui vài ý với bác bohne.


Honglong237 bài# 18,19,20.
Về đất trồng bonsai mọi người đều biết là phải tự chế ra một thứ đất riêng, tự pha trộng riêng những chất cần thiết, chứ không thể dùng loại đất có sẵn trong tự nhiên ngoài vườn, ngoài ruộng để trồng Bonsai được. Trong thiên nhiên, không thể tìm ra một loại đất lý tưởng nào để trồng Bonsai tươi tốt như ý cả!
Ở một số nước trên thế giới, như tại Nhật Bản chẳng hạn, có loại đất đặc chế cho Bonsai, vì nó bán rộng rãi ra ngoài thị trường. Tại nước ta, trong ngành hoa kiểng nói chung, nhà vườn đều có kinh nghiệm pha trộn đất theo cách riêng của từng người, và 1 số thường giấu nghề rất kỹ, không mấy ai chịu truyền kinh nghiệm này cho ai!
bây giờ thì quan niệm giấu nghề không còn nặng nề nữa,quan điểm hiện đại làm mọi người thoáng hơn ,cởi mở hơn
Nói chung, đất nào cũng có thể trồng được bonsai cả, ngoại trừ loại đất nhiễm phèn và nhiễm mặn. Có điều ta phải tăng cường chất bổ dưỡng cho hợp lý vào đất để cây trồng được sinh trưởng tốt hơn. Căn bản là đất phải đạt những đòi hỏi sau đây:
- đất phải có ***** chất dinh dưỡng.
- Đất không mang những mầm mống dịch hại cho cây trồng
- Đất không có tạp chất lẫn vào.
- Đất có khả năng giữ ẩm tốt.
- Đất phải tơi xốp để giúp bộ rễ hô hấp tốt.
- Đất có nhiều mùn và chất hữu cơ…
Theo các nhà chuyên môn thì loại đất nào cũng có thể trồng được Bonsai, miễn là ta biết cách trộn lẫn một số loại với nhau để có thứ đất lý tưởng nhất, phù hợp nhất là được.
Chẳng hạn chỉ với đất sét không thôi, hoặc đất cát không thôi thì Bonsai khó sống, nhưng nếu trộn chúng lại với nhau, thêm một phần đất thịt pha mùn thì lại là thứ đất tốt … Nói cách khác, với loại đất xấu không phù hợp với Bonsai, ta vẫn “ biến” chúng thành đất tốt để cho vào chậu được.
Các thứ đất sau đây ta nên dùng:
- Đất thịt, còn gọi là đất đen, thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhưng không nhiều màu, mặc dầu có khả năng giữ ẩm tốt. Nếu là đất thịt nhẹ thì cần trộn thêm phân hữu cơ. Còn nếu là đất thịt nặng nên trộn thêm đất bùn, và nếu cần thì thêm một tỷ lệ nào đó cát sông cho tơi xốp.
- Đất sét nhẹ hay đất sét pha có khả năng giữ ẩm tốt, nhưng tự nó không ***** chất bổ dưỡng để trồng cây trong chậu. Cần phải pha trộn một số phân hợp lý vào đất này.
- Đất bùn là đất được vét lên từ đáy ao hồ hay ruộng sâu. Đất chỉ trồng cây được sau khi trải mỏng ra phơi không nhiều nắng, sau đó đập nhuyễn để trộn chung với các loại đất xấu khác. Đất bùn được coi là một loại phân giúp cây phát triểu tốt.
- Đất mùn do lá cây lâu năm mục nát là loại đất nhiều màu, tơi xốp.
- Cát lấy lên từ sông suối vẫn có thể trồng cây được, sau khi đem trộn chung với đất (tỷ lệ nhỏ) sẽ tạo cho đất được thông thoáng, giúp nước tưới dễ dàng lưu thông khắp chậu, giúp rễ cây có dưỡng khí đầy ***** để sống …
Đất dù được gọi là tốt, nhưng tự nó chưa ***** chất dinh dưỡng để nuôi cây. Vì vậy, ta cần phải trộn thêm phân, ủ đống một thời gian ngắn cho thật hoai rồi mới cho vô chậu để trồng Bonsai được. Tốt hơn là được khi cho vô chậu, đất phải được sàng kỹ để loại bỏ giữ lại phần đất mịn, hột nhỏ có bề cạnh chừng 2->5 milimet mà thôi.


.......................

Trên đây là việc phân loại đất cơ bản cho bon sai
Dưới đây mình nói đôi điều về việc chọn đất:Ta chọn loại đất giầu khoáng chât có nhiều keo mùn ,keo sét...để khi trồng cây bon sai ta tưới nước,phân bón đất có thể giữ lại số chất dinh dưỡng tối đa và cung cấp dần cho cây. khi chọn đất cũng phải chú ý đến khả năng giữ ẩm của đất.phải giữ vừa phải ***** để hòa tan phải cung cấp chất cho cây toàn diện. chánh những đất có cấu trúc rời rạc như đất cát hoặc đất quá bết như là đất sét. Đất phù sa là loại đất tốt ,và có đầy ***** các đặc điểm giúp cây bonsai có thể sinh trưởng tốt. và có lẽ tốt nhất mà mình thấy có lẽ là đất mặt ruộng lúa được lấy lên phơi ải.rồi sử dụng

+ Khi việc chọn đất đã đâu vào đấy thì khâu sử lý đất cũng là 1 khâu không kém phần quan trọng. đất đem về ta cần "sát Trùng đất" đó là cần phơi ải là tăng độ háo khí của đất ,loại bỏ các vi sinh vật có hại,khí độc trong đất,một số mầm bệnh cũng bị tiêu diệt.khi đựoc phơi ải thế này thì các vi sinh vật có lợi cũng có cơ hội phát triển vì hầu hết các ví sinh có lợi là loại cần thoáng khí
+ Độ phèn cho đất: đối với cây thông thường thì độ phèn cứ từ 6 đến 7,5 là tốt nhất. để kiểm tra độ phèn các bạn dùng giấy quỳ tím ngâm vào cốc đựng đặc đất ẩm là có thể kiẻm tra được. về 1 số loại cây như trà thì lại cần đất có độ phèn thấp ( đất chua vừa phải) sẽ phát tiển tốt hơn nhưng đỗ quyên thì lại cần độ bazo cao....đó là 1 số cây đặc biệt thì chúng ta tự tìm hiểu chuyên sâu khi tìm trồng nó
__________________
+ Một số kinh nghiệm đơn giản mà mình thấy ở cấu trúc đất phù hợp cho bonsai nữa :
-cây lá kim thì cần ***** nước ,không được nhiều nứoc .cần trộn đất với nhiều cát để thoáng khí hơn,thoát nứoc tốt hơn. trong quá trình chăm sóc thì phải tưới nước đầy ***** thường xuyen tưới đẫm nhưng không bao giờ được ứ đọng nước quá lâu đối với bọn này;
-với cây hoa trái thì cần nhiều nứoc và nhiều chất dinh dưỡng nên cần loại đất giàu mùn ,có khả năng giữ được nước và thoáng.
-cây phôi cần hỗn hợp có cấu tượng khô,thoát khí,không nhiều hợp chất hữu cơ tạo điều kiện phát triển tốt cho bộ rễ nuôi cành lá
-cây hoàn thiện lâu năm nên trồng với loại đất đất giàu mùn để cây phát triền bền vững ổn định,mùn có tác dụng giữ lại khoáng chất rất tốt
-cây có sức khỏe không tốt ,nên trồng trong đất sạch ít hữu cơ nhiều hạt to sẽ giú cây phát triển rễ tốt hơn hồi phục sức khỏe
-không nên trộn quá nhiều các chất giữ ẩm như sơ dừa,xác rêu,làm đất quá ẩm sẽ thôi rễ,và nhiễm bệnh

+ tự tạo đất cho bonsai:
cái quan trọng nhất khi tạo hỗn hợp đất cho 1 cây là phải chú ý đến tình trngj thực tế của cây để tạo 1 hỗn hợp hợp lý.
-đất pha trộn tốt nhát hãy chọn đất mặt ruộng,đây là lớp đất canh tác rất màu mỡ
-nếu dùng đất núi hay đất sông thì cần chú ý sức khỏe trong các cây ở vùng đó
-cát vàng ( cát sây dựng) cấu trúc thô,thoát nứoc tốt nên thêm 1 tỷ lệ vừa phải vào.
chúng ta có thể pha trộn chung vào nhau và chú ý tình trạng cây mà chọn tỷ lệ phù hợp,nói chung là đảm bào sự thoáng khí,giàu khoáng,giữ ẩm. có thể thâm 1 số chất dộn như mùn cưa,trấu nhưng phải là loại đựoc đốt chưa hoàn toàn để tăng độ tơi cho đất
trước khi sử dụng nhớ phơi đất ,làm ải như vậy khi trồng sẽ tốt hơn
 
Top