Từ abc,phần 5 : CHẬU BONSAI

GioNui

Moderator
Vẫn chưa thấy được định nghĩa về CHẬU BONSAI?
.
.
.
Hình như anh em đang bàn đến việc tìm chậu để phù hợp với cây bonsai của mình?
À, anh MinhThang có ý hấp dẫn đây, chờ nghe ý kiến của anh.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Vẫn chưa thấy được định nghĩa về CHẬU BONSAI?

Hình như anh em đang bàn đến việc tìm chậu để phù hợp với cây bonsai của mình?
Cảm ơn bạn đã đăng hình hai chậu rất đẹp.
Nếu theo dõi thường xuyên và kỹ, chắc bạn thấy
chúng ta chưa xong phần định nghĩa CHẬU BONSAI.
 

MinhThang

Thành viên tích cực
À, anh MinhThang có ý hấp dẫn đây, chờ nghe ý kiến của anh.
Cảm ơn bạn đã đăng hình hai chậu rất đẹp.
Nếu theo dõi thường xuyên và kỹ, chắc bạn thấy
chúng ta chưa xong phần định nghĩa CHẬU BONSAI.
Ý gì đâu mà hấp dẫn em?
Theo anh để không tốn nhiều giấy mực thì chúng ta nên thảo luận đúng vấn đề đó là: Định nghĩa cho được chậu bonsai là gì?
Nếu chúng ta định nghĩa cái chậu để trồng cây bonsai thì nó sẽ khác với cái chậu đã có cây bonsai trồng vào đó rồi.
Mình lấy 1 ví dụ: Định nghĩa chậu bonsai (Chỉ cái chậu để trồng cây bonsai) Vậy ta thấy nó sẽ bao trùm tất cả các loại chậu, lớn bé, dày mỏng, tròn, méo, vuông, dẹp...đa dạng chủng loại để phù hợp cho từng loại cây.
Vậy người chơi cây khi mua chậu họ sẽ phải biết kiến thức chọn chậu để thỏa mãn các yếu tố cho 1 cây trồng vào đó...( Đây thuộc về kiến thức của người chơi cây).
Vậy nên chăng chúng ta tách những nội dung đó sang 1 phần "kỹ thuật chọn chậu cho phù hợp cây bonsai.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Qua câu hỏi của bạn Minh Thang, mình xin phép dài dòng trở lại
định nghĩa xác định CHẬU BONSAI.



Hình số 1 trên : chúng ta có một CHẬU BONSAI
bởi CHẬU đang có một cây BONSAI (cổ, kỳ, lão ) trong đó.



Hình số 2 trên: chúng ta đang có một cái CHẬU mà thôi.

Nếu chậu số 2 được trồng một cây (nho nhỏ) vào đó với mục đích tạo thêm
chi dăm, làm nhỏ lá, mập thân .... bởi vì cây chưa đạt mức (cổ , kỳ, lão ) như
ý muốn, thì lúc đó chúng ta gọi đó là CHẬU TRAINING BONSAI.

Như vậy, một CHẬU có thể có 3 tên gọi tùy nó có cây bonsai, hoặc cây
"sắp thành bonsai", hoặc không có cây :

-không có cây = cái chậu
-có cây "sắp thành bonsai" = chậu training bonsai
-có cây bonsai (cổ, kỳ, lão) = CHẬU BONSAI.
 

linhbaby

Thành viên tích cực
Nhân đây Bác Hưng cho cháu hỏi cây trực ( đế 24, là dạng cây nhìn tứ diện ), thì trồng vào chậu lục giác hay chậu chữ nhật dài hay loại chậu nào nhìn nó mới đẹp?!?! Cháu cảm ơn Bác nhiều, chúc Bác cùng gia đình luôn vui, khỏe và hạnh phúc!
 

Thanh Nhàn

Thành viên
Một chút lan man nhưng rất bổ ích.
"Lý do là loài Lạc diệp Tùng (Larix, LDT) vốn có bộ rễ rất mạnh, rất thô và
rất mềm mại. Bởi rễ con của LDT thường chỉ sống khoảng 1 năm tới 2 năm.
Những rễ này chỉ to cỡ cọng bún tới cỡ đầu đũa ăn cơm (3-5mm). Rễ mềm
mại, dẻo và có thể dài cả 100 cm trong chậu bonsai (quấn vòng vòng quanh
thành chậu). Vì thế, một cây LDT bonsai như trên thường phải có số rễ khá
nhiều, khá dài mới có thể giúp lá tươi đẹp như vậy.

Cho nên, tác giả đã rất sáng ý khi chọn loại chậu dài như trên. Chậu dài sẽ giúp
cho vấn đề xếp sắp đủ lượng rễ cho cây sống yên ổn rất dễ dàng."
Rất hay. Ngay từ lúc Gió núi đưa tác phẩm này lên cháu đã xem rất lâu và có cảm tưởng như cây này chưa hoàn thiện, có thể tác giả gặp khó khăn nào đó trong quá trình đảm bảo ý đồ thể hiện cây trong chậu bonsai (vì đặc tính của cây hay có thể vì tác giả còn muốn tạo hình thêm, không dừng lại ở tác phẩm như vậy).
Theo cháu nghĩ, chủ đề này là một chủ đề hết sức quan trọng. Không đơn giản chỉ là chọn chậu cho phù hợp với cây về mỹ thuật mà còn là một quy trình kỹ thuật phức tạp nhằm đảm bảo cây sống ổn định trong chậu, thành phần giá thể và chế độ chăm sóc, phân bón và nước tưới phù hợp với đặc tính cây bonsai trong không gian chậu.
Thực tế việc chọn chậu bon sai phải dựa trên rất nhiều nền tảng kỹ thuật khác mà đặc biệt quan trọng là sự am hiểu về tập tính cây trồng và giá thể trồng cây. Theo cháu, đây có thể nói là yếu điểm của bonsai việt nam hiện tai. Mong chú Hưng và các bậc tiền bối, ACE trên diễn đàn chỉ dạy thêm!
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Sở dĩ mình có ý kiến dài dòng ở trên về CHẬU BONSAI
cốt là để tránh đi cách xây dựng những tác phẩm bonsai giả tạo.
Tức là điều mà chúng ta thỉnh thoảng gặp ngay trong các buổi triển lãm
bonsai : đưa một cây non nớt vào một chiếc chậu "rộng rãi" đắt giá
và gọi đó là : tác phẩm bonsai.

Sau khi xác định rõ CHẬU BONSAI như trên, mình mời các bạn trở lại với
ý đóng góp của bạn Gionui vào định nghĩa cũa bạn Thanh Nhàn.

(Gionui)
Sửa lại thành: cân đối, hài hòa, phù hợp với mục đích tác phẩm, các bạn thấy sao?

Như vậy định nghĩa của bạn Thanh Nhàn có thể trở thành :

Chậu Bonsai là

a.vật chứa giá thể, chất trồng cây bonsai phù hợp mức phát triển chậm của một cây trưởng thành.

b.và đáp ứng được yêu cầu mỹ thuật trong ý đồ thể hiện cây bonsai:

-cân đối,
-hài hoà,
-phù hợp với mục đích tác phẩm.

Mình xin tạm chấp nhận định nghĩa này tại đây.

Sau khi trình bày thêm một vấn đề nữa, chúng ta có thể chốt lại
toàn bộ định nghĩa.

Trong 3 mục đích phụ : cân đối, hài hòa và phù hợp mục đích tác phẩm,
mình thấy mục đích hài hòa là chuyện rắc rối nhất.

Nếu xét về mặt cân đối giữa chậu và cây, chúng ta có thường liên tưởng
đến kích thước chậu và chiều cao, mức xòe tàn, mức phù rễ của cây .
Nhưng xét về mặt hài hòa thì có vẻ nhiêu khê hơn vì thường liên quan
đến đường nét (cong, gãy, thanh mảnh, trầm trọng, nặng nhẹ, màu sắc...)
giữ cây và chậu. Chuyện này thì chắc hẳn các bạn đã từng nghe nói, hoặc
từng thấy đề cập trong sách kỹ thuật bonsai.

Riêng một điểm nhỏ về hài hòa rất hiếm thấy đề cập, nhưng nếu được để ý
sẽ giúp nét mỹ thuật của tác phẩm hoàn hảo : tuổi của chậu.

==================================
Nhân đây Bác Hưng cho cháu hỏi cây trực ( đế 24, là dạng cây nhìn tứ diện ), thì trồng vào chậu lục giác hay chậu chữ nhật dài hay loại chậu nào nhìn nó mới đẹp?!?! Cháu cảm ơn Bác nhiều, chúc Bác cùng gia đình luôn vui, khỏe và hạnh phúc!
Chết thật!
Chúng ta còn đứng ngoài chiếc xe hơi : ngắm nghía, bàn bạc về nó
chứ đã ngồi được vào trong xe để chạy vòng vòng đâu mà chưa gì
bạn đã muốn mình đưa bạn đi Saigon Dalat chơi thế này thì đến chịu.

Bạn chịu khó chờ vào phần "hài hòa gữa CHẬU và CÂY BONSAI" nghe.
Chịu khó vậy!
 

MinhThang

Thành viên tích cực
Theo MT thì cái hình 1 này gọi là cây Bonsai.

H1:


H2: Gọi là chậu để trông cây Bonsai, vì có thể do hình dáng khác với những chậu trồng cây thông thường.



Tuy nhiên vẫn còn lập lờ bởi cụm từ Bonsai đã bao gồm cả chậu và cây, vậy tại sao ta lại còn gọi thêm từ "chậu" Bonsai?
Nói đến đây MT nhớ những câu chúc của 1 số người thường chúc nhau: Lên đường thượng lộ bình an.​
 

RatThichBonsai

Thành viên Danh Dự
4 và 5 : phụ kiện và kệ



Sở dĩ mình phải để chung 4 với 5 = phụ kiện và kệ , vì chúng sẽ cùng
một mục đích tuy rằng hai công việc khác nhau.

Theo mình thấy, đây có thể là vấn đề chính yếu gây cho người xem
một cái gì đó "hơi ngang ngang". Có lẽ cái " hơi ngang ngang " xuất hiện
chiều cao của cây và chiều dài chậu tương hợp nhau thành hình thước
thợ (góc 90 độ). Thêm vào đó, chiều cao cây và chiều dài chậu lại gần
bằng nhau. Nếu để người thưởng lãm tác phẩm càng "chú mục" vào
chuyện so sánh này thì họ càng thấy nó bằng nhau.

Giả sử coi như cây cao 85 cm, chậu dài 70 cm.
Cũng giả sử (và rất thực tế) là chiều cao cây và chiều dài chậu
không thể thay đổi.

Dĩ nhiên, chúng ta có thể làm hiện tượng ngang ngang này nhòa đi bằng
cách thêm phụ kiện và thay đổi chiều dài kệ.

Tại sao ? Cách nào ?

a. Nếu bạn để thêm vài viên đá trắng (hoặc kẹt quá lấy vài viên sỏi) đặt
vào chấm xanh dương ở vùng đất đỏ bên trái. Bạn thấy chuyện gì ?
Nếu có vài điểm trắng (điểm sáng) nổi lên tại đó (như một vài tảng đá
tròn đầu nhô lên ở vùng đồi ) là tự nhiên mắt người xem sẽ chú ý vào đó.
(phụ thêm vào cành số 1 của cây chúi xuống đó ).

Sự chú ý đấy sẽ gây cho chiều dài chậu bị phân làm hai đoạn :
đoạn từ cạnh ngắn (trái ) của chậu tới viên đá và đoạn từ viên đá tới cạnh
ngắn bên phải. Thế là chiều dài của chậu có "cái gì đó" làm cho "không bằng"
chiều cao cây nữa.

b. Sự tương hợp vì thẳng góc và bằng nhau giữa chiều dài chậu và chiều cao cây
lại còn gia tăng "nét cân đối tĩnh vì bằng nhau" do chiều dài của kệ vừa khít
chiều dài của chậu ! Điều này gây cho mắt người xem "sự đứng khựng" vì
dốc đồi thoải dài bị cắt đột ngột. Do đấy , muốn thưởng thức hết ý của tác phẩm,
gần như người xem phải cố nhắm mắt tưởng tượng cảnh sườn đồi trải dài.

Nếu mặt đất đã có vài viên đá tại chấm xanh dương đã làm nhiệm vụ phân
cắt chiều dài chậu, chúng ta cho kệ tiếp thêm chiều dài vùng đất thoai thoải
thì chắc chắn người xem sẽ có cảm giác dễ chịu hơn.

Tức là , nếu chậu dài 70 cm, ta dùng kệ dài 110 cm.
Chậu cây đặt trên kệ sao cho phía trái dư ra 30 cm , phía phải dư ra 10 cm.
Bạn có thể tưởng tượng để thấy : vùng đồi cây đang mọc không bị hụt hẫng
phía phải, vùng đất đỏ chân đồi thoai thoải còn tiếp dài. Và nếu chiều sâu ngọn
đồi được cải tiến (vùng đất sau gốc) thì chắc là tác phẩm sẽ tăng thêm nét thẩm mỹ.

Đó là vài ý riêng của mình với chậu bonsai.
Rất mong các bạn tưởng tượng được những diễn giải dông dài của mình.

Cảm ơn các bạn.
Rất đồng ý với những phân tíc trên của anh Hưng, nhưng tôi nghĩ tác giả củng "biết" cái kệ dài bằng cái chậu nhưng có lẽ vì tìm được cái kệ dài hơn chậu này không phải là dể. Tôi như tác giả sẽ không dùng cái kệ này mà thay vào đó 1 tấm chiếu đan có lẽ hay hơn. Đúng là cái kệ này phá vở toàn cảnh của cái cây và chậu này
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Theo MT thì cái hình 1 này gọi là cây Bonsai.

H1:


H2: Gọi là chậu để trông cây Bonsai, vì có thể do hình dáng khác với những chậu trồng cây thông thường.



Tuy nhiên vẫn còn lập lờ bởi cụm từ Bonsai đã bao gồm cả chậu và cây, vậy tại sao ta lại còn gọi thêm từ "chậu" Bonsai?
Nói đến đây MT nhớ những câu chúc của 1 số người thường chúc nhau: Lên đường thượng lộ bình an.​
Cảm ơn bạn Minh Thang với những nhận xét chính xác về từ ngữ.
Nhưng ở đây, ý định của chúng ta không phải là "phân tích từ ngữ".
Chúng ta, có thể vì thói quen "dễ thương", dùng cách gọi thông thường (quen thuộc)
để chỉ ra rằng : không phải cứ ra tiệm mua cái chậu đẹp như vầy:



rồi đặt một cây thân bằng ngón tay non choẹt (vặn xoắn) vào đó rồi gọi
đó là một "BONSAI" vì cây nằm trong "CHẬU BONSAI".

Thoạt nghe thì có thể đa số các bạn sẽ bảo : dài dòng vô ích.
Nhưng với mình, nếu không xác định rõ, chúng ta sẽ rất dễ lẫn lộn
để tạo ra những "tác phẩm giả bonsai " từ những chiếc chậu đẹp đẽ như trên.

Điều này cũng giống hệt như con số "zero" treong dãy số mã chúng ta thường gặp.
Bây giờ thì chúng ta đã tương đối biết giá trị của con số Zero (có hơn chục
con số zero đằng sau con số 1 thì cũng thích nhỉ ? ). Chứ vài ngàn năm trước
người ta đâu đã chấp nhận sự hiện diện của con số zero. Một con số mà chả có
giá trị nào cả thì kể đến nó làm gì !


Nói vậy cho vui thôi.
Mình đoán có lẽ hầu hết các bạn đã
nắm được ý mình muốn trình bày.

Xin trở lại vấn đề : tuổi của chậu.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Xin lỗi .
Có trục trặc kỹ thuật gì đó nên bài viết bị xé nhỏ, ngưng ngang .

(tiếp)
Nói vậy cho vui thôi.
Mình đoán có lẽ hầu hết các bạn đã nắm được ý mình muốn trình bày.
Xin trở lại vấn đề : tuổi của chậu.


Các bạn có nghe nói đến tuổi của chậu nên phù hợp với
tuổi của cây đang trồng trong chậu bao giờ chưa ?
 

MinhThang

Thành viên tích cực
Sorry chú Hưng.

Cháu rất ấn tượng về chú bởi những bài viết khá mất nhiều thời gian và những kinh nghiêm chia sẻ rất quí báu của chú.
Để anh em chúng ta có cái hiểu tốt hơn và chuẩn xác hơn nên cháu đã có những cm rất thẳng thắn mong chú có gì không phải thì bỏ qua vui vẻ.

Trích nguyên văn 1 đoạn của chú cháu đã hiểu mục đích của chú khi mở chủ đề này:
Bởi vì rõ ràng là khá nhiều người chơi bonsai,mình gặp ở cái xứ mà chậu bonsai
ê hề này, họ vẫn thường bị tình trạng đưa cây vào không đúng chậu. Cho nên
tình trạng "chậu lấn cây" hay "cây lấn chậu" hoặc "chậu không làm tôn được
nét đặc sắc của cây" vốn rất thường thấy trong các cuộc triển lãm bonsai.
Hình minh họa dưới đây chúng ta nên gọi nó là TÁC PHẨM BONSAI có lẽ cụm từ này là chuẩn xác nhất, từ đó anh em có thể hiểu và định nghĩa đúng được ý đồ của chú.
Vì vậy chú có thể sửa lại ý 1 của bài viết đầu tiên của chú được không? "Định nghĩa tác phẩm bonsai"
Từ ngữ chuẩn xác sẽ làm cho người đọc dễ hiểu không bị hiểu lầm, mà hiểu lầm thì lại vẫn đi theo vết xe đổ.

 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn bạn Minh Thang.
Quả là một ý kiến rất hay và chính xác.

(Tuy nhiên ở đây bạn cũng cho mình gợi thêm ý thế này :
bởi chúng ta đang bàn chuyện cái chậu trong lẵnh vực BONSAI.
Và ý mình là khi nào cái chậu đó là một CHẬU BONSAI.
Nghĩa là từ Bonsai ở đây chỉ là một ý niệm bổ túc cho danh từ
CHẬU. Chứ BONSAI không còn là một danh từ bao hàm cây+chậu nữa.
Có lẽ vì viết hoa tất cả cụm đâm ra dễ hiểu sai.
Mình xin lỗi về chuyện này).

Rất cảm ơn bạn đã đưa ra cụm từ chính xác như trên.
 

Thanh Nhàn

Thành viên
Re: Trả lời: Từ abc,phần 5 : CHẬU BONSAI

Sorry chú Hưng.

Cháu rất ấn tượng về chú bởi những bài viết khá mất nhiều thời gian và những kinh nghiêm chia sẻ rất quí báu của chú.
Để anh em chúng ta có cái hiểu tốt hơn và chuẩn xác hơn nên cháu đã có những cm rất thẳng thắn mong chú có gì không phải thì bỏ qua vui vẻ.

Trích nguyên văn 1 đoạn của chú cháu đã hiểu mục đích của chú khi mở chủ đề này:


Hình minh họa dưới đây chúng ta nên gọi nó là TÁC PHẨM BONSAI có lẽ cụm từ này là chuẩn xác nhất, từ đó anh em có thể hiểu và định nghĩa đúng được ý đồ của chú.
Vì vậy chú có thể sửa lại ý 1 của bài viết đầu tiên của chú được không? "Định nghĩa tác phẩm bonsai"
Từ ngữ chuẩn xác sẽ làm cho người đọc dễ hiểu không bị hiểu lầm, mà hiểu lầm thì lại vẫn đi theo vết xe đổ.

chúng ta đang bàn về cái này trong tổng thể tác phẩm bonsai nè anh Thắng ơi!

Dùng từ gì diễn tả nó cho chính xác đây!:-??
 

MinhThang

Thành viên tích cực
Trả lời: Re: Trả lời: Từ abc,phần 5 : CHẬU BONSAI

chúng ta đang bàn về cái này trong tổng thể tác phẩm bonsai nè anh Thắng ơi!

Dùng từ gì diễn tả nó cho chính xác đây!:-??
Trong tác phẩm Bonsai nếu muốn mổ sẻ ta có thể chia chúng ra làm 2 chẳng hạn.
1/ Cây
2/ Chậu

Cây phải như thế nào? Chậu phải như thế nào để cả 2 kết hợp lại tạo nên 1 tác phẩm Bonsai.
 

nguyenquanghung

Thành Viên Danh Dự
Xin phép anh Hưng cho ví von chút cho vui:
Trình diển 1 tác phẩm bonsai như trình diển một ca khúc.
CÂY=ca sĩ
CHẬU=đàn
KỆ=trống
Có thể không có trống,nhưng kg thể thiếu đàn,nhưng đàn phải nhớ làm tôn lên giọng ca chứ kg phải biểu diển đàn là chính.
Dĩ nhiên kg phải nói thế là đàn sao cũng được.
Vui chút nhe anh Hưng,kg đồng ý thì em xin xóa.Cám ơn anh.
 

duong lieu

Thành viên Mua Bán
Các bạn có nghe nói đến tuổi của chậu nên phù hợp với
tuổi của cây đang trồng trong chậu bao giờ chưa ?
Cháu có nghe Bác nói ở topic Thông đen rồi hihi
Đó chính là đượm màu thời gian của chậu
(người ta thường để chậu ngoài môi trường tự nhiên)
Không biết có trúng không?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Mình thấy dùng cụm từ Tác phẩm Bonsai là ổn rồi.
Cảm ơn bạn Minh Thang.

Trở lại chuyện tuổi của chậu nghe !

Chắc hẳn nhiều bạn sẽ cười bảo:
Có ai làm chậu ghi ngày vào đó đâu mà hỏi tuổi chậu ?
Đúng vậy!

Thế nhưng, bạn xem lại cây Thông trong tác phẩm bonsai
do bạn Minh Thang đăng dưới đây.
Bạn có thấy tuổi của cây Thông không?



Dĩ nhiên là chúng ta chả cần phải cưa ngang thân cây đếm vòng tuổi để biết
chính xác cây bao nhiêu tuổi làm gì. Thế nhưng cứ nhìn vào thân vặn khúc
với lớp vỏ xù xì thì ai ai cũng đều đồng ý ngay được : đây là một lão tướng !

Như vậy, có thể nói : cây Thông (dạng bonsai) ở trên tuy thấp bé nhưng đã
nhuốm màu thời gian đầy khắp trên cây (lớp vỏ rõ nét nhất).

Nếu cây này được đặt trong một chậu có hình dáng, kích thước y hệt
như chậu trong hình trên, nhưng có màu sắc sáng sủa mới mẻ như hình 2 dưới
đây:


Các bạn sẽ thấy điều gì ?

Có phải màu sắc mới mẻ của chậu hình 2 là phô diễn nét đẹp của
tuổi "vi thành niên" không?
Chắc là không hợp với tuổi của "lão tướng" rồi !

Với mình, chiếc chậu trong tác phẩm bonsai dưới đây



đã có màu thời gian rất tương xứng với "tuổi đời của cây".
Hay nói khác đi : màu thời gian (tuổi )của chậu hài hòa với màu thời gian (tuổi) của cây.

Hay nói rộng hơn : cây và chậu đã sống hòa hợp với nhau hàng trăm năm !
(mặc dầu thực sự thì có thể cái chậu mới được làm khoảng 10 năm và cây đã
có tuổi trăm!)

Còn nói theo theo kiểu Phong cách Tự nhiên : cây Thông này đã mọc và lớn
lên trong chậu này cả trăm năm rồi ! (tuy thực sự thì có thể là cây vừa được
đặt vào chậu vài hôm trước ).

Tóm lại, điều mình muốn trình bày trước vào lúc này ( để các bạn có sẵn thời
gian cho những phần thảo luận sau về sự hài hòa) là chi tiết hài hòa về tuổi
chậu và tuổi cây nên được lưu ý .

(Trong giới bonsai, màu thời gian được gọi là "patina")

Các bạn có thể click vào đây để xem "patina on old pots".

http://www.bonsaipots.net/index.php?page=patina-on-old-pots
 

NTN35790

Thành viên
Đang chờ chú phân tích giảng giải về tuổi của chậu.
tuy nhiên theo cháu đoán mò thì tuổi của chậu không
chỉ có nghĩa là tuổi theo thời gian tính từ ngày sản xuất (làm)
chậu. mà là tuổi "hình thức" với những dấu vết thể hiện sự
cũ kĩ, già nua do tự nhiên (trải qua thời gian dài từ ngày
sản xuất chậu) hoặc do người chơi bonsai chủ ý tạo ra bằng
một vài thủ thuật đối với những chậu còn mới. dựa trên các
đặc điểm như: màu sắc, sự rạn nứt của vật chất kết cấu,
sự đậm nhạt...
 

MinhThang

Thành viên tích cực
Đang chờ chú phân tích giảng giải về tuổi của chậu.
tuy nhiên theo cháu đoán mò thì tuổi của chậu không
chỉ có nghĩa là tuổi theo thời gian tính từ ngày sản xuất (làm)
chậu. mà là tuổi "hình thức" với những dấu vết thể hiện sự
cũ kĩ, già nua do tự nhiên (trải qua thời gian dài từ ngày
sản xuất chậu) hoặc do người chơi bonsai chủ ý tạo ra bằng
một vài thủ thuật đối với những chậu còn mới. dựa trên các
đặc điểm như: màu sắc, sự rạn nứt của vật chất kết cấu,
sự đậm nhạt...
Tuổi của chậu đúng là vậy đó em, theo anh hiểu.;)
 
Top