Từ abc,phần 5 : CHẬU BONSAI

GioNui

Moderator
Có khi nào sự khác biệt của lò đốt bằng rơm không phải là nhiệt độ thấp
mà là do lửa cháy không đều? Lúc to, lúc nhỏ phụ thuộc vào người đốt lò.

Nếu chỉ là nhiệt độ thấp thì lò hiện đại đều có thể hạ thấp nhiệt độ rồi,
chả ai thích nhiệt độ cao để tốn nguyên liệu.

Nhớ lại hồi nhỏ nấu cơm bằng rơm và cây bắp.
Khi nồi cơm sôi, lúc châm thêm rơm vào, ngọn lửa bùng lên thì cái bong bóng
nước phồng to nhất. Khi gần hết rơm, chuẩn bị châm mớ khác là lúc bong bóng
nhỏ nhất. Mặc dù nồi cơm vẫn đang sôi, nhưng rõ ràng là nhiệt độ trong nồi
không cố định đều đều như khi nấu củi.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Qua một số trao đổi về chậu bonsai ở trên, chắc hẳn sẽ có một số
không ít bạn bảo : vẽ chuyện, cây đẹp , chậu đẹp hợp nhau là được
rồi, hơi đâu mà phải chi li chuyện phẩm chất đất với cát. Chậu xi-măng
làm bên Việt Nam dùng cũng đẹp và tốt chán.

Nếu bạn nào có suy nghĩ như trên, chắn chắn là không sai. Thực tế bên
nhà bây giờ số cây trong chậu xi-măng chắc không đếm nổi. Vài trăm
ngàn cây hay hơn chứ chả ít (mình nghĩ vậy) và hầu hết sống tốt, chả
thấy dấu hiệu gì bệnh hoạn. Chỉ mỗi tội nặng, dễ vỡ, nhưng bù lại giá rẻ
và ai cũng làm được.

Thế nhưng, các bạn vui lòng để ý giúp vài điều mình nhận xét cá nhân :

1. Có thể nói toàn bộ những nơi chơi bonsai ở Việt Nam không bị vấn
đề nhiệt độ dao động cao (không có tuyết) theo mùa nên vấn đề chậu
ẩm bị nứt khi nhiệt độ dưới 0 độ C không phải đặt ra.
Do đấy, chậu nào cũng có thể dùng cả chục năm.

2.Đa số những cây bonsai lá bản cần được thay chậu liên tục cứ mỗi 2,3
năm (có ráng lắm thì cũng khoảng 4 năm là rễ chật chậu). Bởi thế, dù
chậu làm bằng vật liệu xấu(dễ nhiễm nấm mốc) thì cây được sang chậu,
thay đất , tỉa rễ thường xuyên cũng đỡ bị ảnh hưởng.

Bên những vùng ôn đới, những cây bonsai cỡ tring hay cỡ đại trong
nhóm Tùng Bách thì thay chậu mỗi 5 năm hay tới 10 năm mới đụng vào
rễ là chuyện bình thường. Bởi vậy, bên cạnh việc cần chậu nung tốt chống
việc nứt bể do nhiệt giảm xuống dưới 0 độ, chiếc chậu thông thoáng cho
những cây Thông, Tùng , Bách già cỗi có thể sống tromng đó 5-10 năm
là điều cần thiết.

3. Bên Nhật , cho tới giờ này, người ta vẫn giữ quan niệm : để lại cho con
cháu một tác phẩm bonsai giá trị (sau khi qua đời) là một tài sản vô cùng
quý giá. Bởi vậy , bán một căn nhà để tậu một tác phẩm bonsai làm của
gia bảo cho gia đình và truyền đời này sang đời nọ, vốn là chuyện bình
thường bên Nhật từ bao lâu nay.
Do đấy, Nếu cây Tùng bonsai có thể sống được thêm vài trăm năm (dù
nay nó đã 2, 300 tuổi) thì việc tìm cho cây một chiếc chậu sao cho : hợp
nét cây, giúp cây sống tốt và chậu có thể tồn tại muôn niên, sẽ là điều
nên làm và cần làm..


Cho nên, cũng có thể vì tình hình bên nhà chưa thuận lợi, việc cần chậu tốt
chưa được đặt ra. Nhưng rồi sớm muộn gì chúng ta sẽ cần những chậu tốt
đáp ứng cho cây cả 3 chuyện : cây sống tốt, hợp với cây, càng thời gian chậu
càng lên nước đẹp.

Lúc đó, chắc chắn chúng ta sẽ có hàng trăm lò làm chậu tài tử phục vụ cho
nhu cầu cần chậu bonsai tốt và đúng nghĩa.

Mong mọi chuyện sẽ sớm tới.

Cảm ơn các bạn.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Có khi nào sự khác biệt của lò đốt bằng rơm không phải là nhiệt độ thấp
mà là do lửa cháy không đều? Lúc to, lúc nhỏ phụ thuộc vào người đốt lò.

Nếu chỉ là nhiệt độ thấp thì lò hiện đại đều có thể hạ thấp nhiệt độ rồi,
chả ai thích nhiệt độ cao để tốn nguyên liệu.

Nhớ lại hồi nhỏ nấu cơm bằng rơm và cây bắp.
Khi nồi cơm sôi, lúc châm thêm rơm vào, ngọn lửa bùng lên thì cái bong bóng
nước phồng to nhất. Khi gần hết rơm, chuẩn bị châm mớ khác là lúc bong bóng
nhỏ nhất. Mặc dù nồi cơm vẫn đang sôi, nhưng rõ ràng là nhiệt độ trong nồi
không cố định đều đều như khi nấu củi.
Mình thì nghĩ vấn đề không phải như vậy.

Bạn nấu rơm nấu củi gì với nồi nhôm thì sẽ thấy hiện tượng đúng như bạn nói.
Thế nhưng lò nung thì không phải vậy.
Vật nung trong lò thực sự không tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa (hoặc không
gián tiếp bằng một vật mỏng như cái nồi nhôm).
Ngược lại, theo mình thấy, lửa đốt có tác dụng tạo nhiệt trong lò, đúng hơn là
"đốt vách lò" để nhiệt độ trong lò tăng tới mức cần và mức nhiệt độ này ổn định
vách lò "nhả " nhiệt độ ổn định.

(Nếu bạn từng thấy nướng bánh mì bằng lò gạch ngày xứa.
Người ta đưa củi vào lò. Khi lò nóng tới mức, người ta rút gần hết củi ra.
Lúc đó bắt đầu đưa bột bánh vào nướng cả chục mẻ )

Bản thân mình thì có một điều ao ước về ăn uống mà hơn 50 năm nay
không còn được hưởng. Đó là chuyện cá rô kho rục xương. Rất nhiều người
đã cho mình thưởng thức món cá rô kho rục. Mình chả biết họ nấu nướng
thế nào, tuy rất ngon, thế nhưng món cá rô họ làm không bao giờ giống
món mình từng được ăn những năm 1960-1962. Cả hương vị của cá rô
lẫn độ "mềm rục" của tất cả xương trộn lẫn với thịt cá chỉ có được mỗi
khi có người bà con của Bố Mẹ mình từ Đồng Tháp Mười lên Saigon
thăm với duy nhất một món quà : nồi đất cá rô kho rục .
Mãi sau hỏi ra mới nghe nói : ủ rơm đốt ngày đêm.
Chỉ là nghe nói vậy chứ mình chưa hề đưộc thấy. Nhưng là nhớ mãi cái
chuyện đống rơm cháy âm ỉ khá lâu nếu cửa thoát khói và lỗ thông gió được
kiểm soát kỹ.
 

vincentvo1975

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Từ abc,phần 5 : CHẬU BONSAI

Bản thân mình thì có một điều ao ước về ăn uống mà hơn 50 năm nay
không còn được hưởng. Đó là chuyện cá rô kho rục xương. Rất nhiều người
đã cho mình thưởng thức món cá rô kho rục. Mình chả biết họ nấu nướng
thế nào, tuy rất ngon, thế nhưng món cá rô họ làm không bao giờ giống
món mình từng được ăn những năm 1960-1962.
ôngt bác ăn cảm thấy không giống như hồi trước là đúng rồi

hồi trước lúc ông bác còn trẻ còn sung sức ,nên ăn cái gì cũng thấy mền
còn bây giờ răng cỏ rụng hết cho nên cá rô rút xương rồi nấu cho ông bác ăn
thì ông bác cũng cảm thấy cứng chứ gì

lý do đơn giản vậy mà nghỉ không ra hả ông bác =))=))
 

Stobeornottobe07

Thành viên
xin kể các bạn kỷ niệm nhỏ:
Khi làm ở lò gạch, còn nhỏ nên tôi hay nặn các con giống cho vào lò nung.
Mới đầu cho thêm than vào xung quanh hy vọng sản phẩm sẽ già đẹp, ko ngờ tất cả hóa sành , cong vênh nứt vỡ sạch.
Ông chủ lò hướng dẫn dùng gạch quây 1 ô nhỏ cho các con giống vào để chúng chỉ chín bằng nhiệt lò mà ko tiếp xúc lửa than, kết quả rất tốt.
sau mới biết nung gốm sứ cũng nguyên lý đó.
Giới thiệu anh V.Hưng cách kho cá:
Dùng niêu đất(nồi kim loại chất lượng kém xa) xếp cá,sả, giềng, ớt thành lớp rồi cho tương và nước ngập.
quấn chặt rơm quanh niêu rồi đôt, khi cháy mạnh đổ trấu trùm kín thật dày, khi nào trấu cháy mạnh(trấu ko đ cháy thành ngọn lửa) thì dùng tro bếp đổ lên 1 lớp dày và ấn xuống cho chặt, 5-7 h sau có niêu cá kho rất ngon.
Quan trọng nhất là ủ để trấu cháy suốt trong 5-7 h ko tàn và lấy cá ra khi đã khô mà chưa cháy.
Lan man để giới thiệu cách ủ đất nung hay akamada gì đó bằng trấu .
Trộn đất khô lẫn trấu và ủ như thế trấu sẽ hồng rực suốt 5-7 h (ko biết nhiệt độ bao nhiêu). Đất có màu hồng nhẹ và khá cứng .
Định làm để chụp ảnh chia sẻ mọi ng mà mưa suốt ko phơi đ đất nên hẹn mọi ng sau vậy.
 

Galaxy Tan

Thành viên
...quấn chặt rơm quanh niêu rồi đôt, khi cháy mạnh đổ trấu trùm kín thật dày, khi nào trấu cháy mạnh(trấu ko đ cháy thành ngọn lửa) thì dùng tro bếp đổ lên 1 lớp dày và ấn xuống cho chặt...

...Trộn đất khô lẫn trấu và ủ như thế trấu sẽ hồng rực suốt 5-7 h (ko biết nhiệt độ bao nhiêu). Đất có màu hồng nhẹ và khá cứng . Định làm để chụp ảnh chia sẻ mọi ng mà mưa suốt ko phơi đ đất nên hẹn mọi ng sau vậy.
Anh kể em mới nhớ, hồi xưa em cũng hay dùng cách trên hầm cháo. Hầm một đêm, sáng ra có cháo với lại khói un lên có thể hun muỗi nữa. Hôm nào trời mưa thì sáng dậy sớm phải đun cháo lại, do vậy nếu hầm thường xuyên trong mùa mưa thì phải làm cái giàn che.

Hôm nay thì dc biết cách kho cá. Kho như thế này thì tuyệt! Vì cá kho (bình thường) thì hoặc phải riu lửa thật lâu hoặc phải hâm lại 2-3 lửa mới ngon.

----

Chậu bonsai hóa ra cũng có liên quan tới mẻ cá kho chú Hưng nhỉ. "Bố cục" cũng phải nên tùy biến, "giảng bài" có hay cũng phải ít nhiều do "hoàn cảnh đẩy đưa" phải không chú Hưng?8-}8-}
==================================
ôngt bác ăn cảm thấy không giống như hồi trước là đúng rồi

hồi trước lúc ông bác còn trẻ còn sung sức ,nên ăn cái gì cũng thấy mền
còn bây giờ răng cỏ rụng hết cho nên cá rô rút xương rồi nấu cho ông bác ăn
thì ông bác cũng cảm thấy cứng chứ gì

lý do đơn giản vậy mà nghỉ không ra hả ông bác =))=))
Cũng có thể là "Năm lăm năm trước anh mười bảy/ Em kém hơn 2 trẻ nhất vùng" đó anh Vinh. Tuổi đó mà dc ai đãi ăn món gì mà không thấy ngon sao dc =))=)).
 

hoang.htc

Thành viên tích cực
Nói về chậu Bonsai thì tôi mới bước vào lãnh vực này, chỉ góp ý với các chủ lò và thợ thế nào là 1 cái chậu bonsai, vì người hợp tác với tôi thì chuyên SX loại chậu phỏng cổ theo gốm Cây Mai và Lái thiêu.
...,chứ tại Tân Vạn , Đồng Nai thì hiện nay các lò lớn đều làm hàng để suất khẩu, còn các lò nhỏ với vài người thợ thì mới làm chậu bonsai, với những đầu tư nhỏ bé đó thì e rằng chặng đường phía trước còn lắm gian nan.
Về chậu bonsai thì nói thiệt là nhờ chú Bình nên những người chơi bình dân mới
có điều kiện mua được nhiều chậu đẹp mà rẻ (đất nung), chứ tại miền Đông (Đông Nam Bộ)
mà tìm mua chậu bonsai rất khó nhưng nếu tìm được chỗ bán thì giá cũng cao so với mặt bằng
cuộc sống (làm 1 ngày 300 ngàn mà mua cái chậu nhỏ như bàn tay cũng hết nhiêu đó thì coi như
ngày đó nhịn đói luôn !). Người ta nói Việt Nam có nhiều cái nhất là quá chính xác , hehe
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn các bạn.
Té ra là chuyện tìm mua cho được một chiếc chậu hợp với cây và
hợp túi tiền cũng chả đơn giản, dễ dàng gì cho các bạn bên nhà.
Nhưng các bạn bạn cũng nên hiểu cho những bạn ở các vùng khác,
như tại nơi mình ở đây : xùy tiền ra mua một chiếc chậu ra hồn
về cả hình thức lẫn phẩm chát cũng xót ruột lắm, chứ cũng chả
phải rẻ rúng gì (vì toàn là thứ hàng nhập). Chỉ hơn các bạn bên
nhà là tương đối có nhiều kiểu dáng để lựa chọn.

Vì thế, hiện tại, với những cố gắng như của bạn Dblongthanh, tuy
chưa thấm vào đâu nhưng cũng là khởi đầu tốt đẹp.
Và cũng có lẽ, trong khi chờ những chậu đất nung hoàn hảo giá vừa
túi tiền trong tương lai, thì chậu xi-măng vẫn đang là một giải pháp
hợp lý hợp tình nhất.

Mời các bạn xem phần góp ý của bạn Thichduthu sau đây.
(cũng do tính khiêm nhường nên bạn ấy e là không hợp lý lắm. Do đấy
bạn ấy đã gởi tới hộp thư của mình. Thấy đây là những ý rất hay, và
được sự đồng ý của bạn Thich đủ thứ, mình gởi ý bạn ấy tới các bạn.)

Nguyên văn bởi Thích Đủ Thứ

Vào đọc thấy mọi người sôi nổi quá, cháu cũng xin tham gia tí tối kiến
về mấy vụ chậu qua những gì cháu được biết:

1. Về chất liệu chậu, ngoài vấn đề về thẩm mỹ và tiện lợi,
chậu xi măng có ưu điểm khá giống chậu gốm là:
- Vững chắc;
- Mát;
- Rẻ;
- Dễ kiếm/làm.

Do khí hậu ở VN khá nóng nên đặc tính quan trọng hàng đầu ở VN là mát.
Dù ở VN hiếm khi và nơi nhiệt độ xuống điểm băng nhưng trừ khi cây chết
vì lá, cành không chịu được chứ khả năng chậu xi măng làm cây chết vì
lạnh rễ là rất thấp. Ngoài ra, khi nhiệt độ không khí lên trên 35oC thì với
thành chậu xốp hơn, thấm nhiều nước hơn chậu gốm/gỗ/sành sứ/nhựa
các loại, thành chậu xi măng sẽ mát hơn bất kỳ loại chậu nào đã liệt kê
trên, khả năng cháy rễ sẽ thấp hơn.

2. Về công nghệ làm chậu rẻ tiền của Tàu, cháu chứng kiến công nghệ
gốm Tàu tấn công làng nghề Bát Tràng. Đầu tiên, cuối 199x, đầu 200x,
công nghệ đổ khuôn cao-lanh, đốt lò ga, hoa văn dán decal từ TQ thay
thế lò bầu đốt rơm/rạ/củi/than và vẽ họa tiết bằng tay kiểu cũ. Cuối 200x,
kỹ thuật ép khuôn đưa năng suất các sản phẩm sành sứ bình dân lên
vượt bậc. Đổi lại chất lượng sản phẩm thay đổi rất nhiều, từ độ bền đến
tính an toàn của sản phẩm theo hướng đi xuống (liên quan đến loại men
sử dụng và kỹ thuật xử lý). Sau đó, Bát Tràng còn đi đi thêm 1 bước trong
xóa sổ gốm thủ công là toàn bộ sản phẩm được sản xuất tại Tàu, được
đóng mác theo từng nhãn hiệu và đưa về Bát Tràng tiêu thụ. Sản phẩm
thủ công Bát Tràng thực sự giờ rất hiếm, chỉ tập trung ở vài nghệ nhân đã
thành danh nhưng sản phẩm đốt kiểu lò ga vẫn chưa thể so được với sản
phẩm đốt lò bầu kiểu truyền thống. Chậu Tàu chú nói đến chắc sử dụng
công nghệ đúc lắng khuôn cao-lanh và gần đây có thể là sản phẩm khuôn ép,
giá rẻ nhưng mỏng, giòn và không bền với các tác nhân vật lý.

3. Về sức bền của chậu Tàu so với các chậu kiểu công nghiệp sau này,
cháu chú ý đến chi tiết đốt bằng rơm/củi. Điều này khiên cháu liên tưởng
trong môn cơ khí có mấy kỹ thuật rèn, tôi, ram đó chú. Người Nhật và
người Viking xưa rèn dao kiếm thường dát mỏng thanh phôi rồi gập lại
rồi lại dát mỏng, gập lại hàng chục lần. Điều này giúp tăng tính dẻo dai
của kết cấu. Nung bằng rơm/củi với nhiệt độ không ổn định cũng tạo ra
các lớp nóng chảy biến thiên theo thời gian, tăng tính bền vững của kết
cấu. Cuối cùng việc để nguội chậm hàng tuần gần giống kỹ thuật ram
trong cơ khí, giúp kết cấu tăng tính gắn kết, ổn định.

Vài ý tưởng của cháu như vậy, ko biết có giúp ích gì cho chú không ạ!


Cảm ơn bạn Thích đủ thứ rất nhiều.
 

tkkt2403

Thành viên
Cháu đọc trong sách "Sổ tay nghệ nhân" họ có hướng dẫn cách làm chậu xi măng bằng cách quét nhiều lớp nước xi măng lên một tấm lưới thép. Họ nói rằng để chậu trong nơi ẩm và tránh sương muối trong vòng 1 tháng trở lên chậu sẽ không bị các vết nứt do các "bọng nước" hình thành bên trong bê tông.
Theo cháu thì chậu bê tông ở Việt Nam khá là bền, bằng chứng là mái nhà bê tông hầu như không nứt nếu thi công đúng kỹ thuật.
Cháu có làm thử 1 cái, nhìn loại chậu này sẽ giống giống thế này:


Cháu nghĩ chậu này cũng làm bằng xi măng, không biết cách làm của họ như thế nào nhỉ? Chú Hưng đánh giá thế nào về tương lai của chậu "không truyền thống" ạ?
 

_Kim Khánh_

Thành viên tích cực
Vậy có sự khác biệt nào về cách nung = rơm mấy tháng ; nung =củi ,gaz tắt lò chờ nguội 3-4 h ?
Một thoáng suy nghỉ :
+Nguội nhanh => kết tinh hạt giẻ chặt :.giống như dung nham núi lửa khi phun trào rớt xuống biển =>đá có tinh thể mịn và
nguội nhanh nữa cho ra dang mịn như thủy tinh .Điều này,cho thấy thành chậu ít có sự trao đổi chất -nhiệt độ bên ngoài.
+Nguội từ từ => kết tinh hạt to hơn :dung nham phun trào trên mặt đất nguội chậm hơn=> đá có tinh thể hạt to.Vì vậy ,hạt
sét kết tinh có khoãng hở-thông thoáng =>có sự trao đổi khí -nhiệt (ấm rể cây !)
Có gì ko đúng anh Hưng và các bạn góp ý thêm nhé !
Hồi bé có làm ở lò gạch gần chục năm, hôm nay đọc bài thấy nhớ kỷ niệm xưa...
Trước năm 1954 hay sao đó (tôi ko biết chính xác) , các cụ nung gạch ko có than, toàn rơm hoặc củi, cả tháng mới được 1 lò nên nhà thật giàu (địa chủ) mới có cái nhà ngói sân gạch con con...(Những năm 70 tk trước ở tôi vẫn có một ông đun 1 lò mấy ngàn viên gạch xây bể và lát nhà, sân bằng rơm +củi vì ko mua đ than)
Sau nung than thì 3 ngày cháy, 1 tuần nguội là ra lò được.
Nếu nói nung rơm hay củi nguội chậm hơn than hay ga là ko chính xác, nung than nguội chậm nhất vì than tàn từ từ, còn ga hay rơm hay điện thì như nhau, ngừng đun là bắt đầu nguội.
Nhớ gạch các cụ đun rơm, mỏng dính, chín đều trong ngoài,ko cong vênh và lên màu rất đẹp.Đó là cảm quan còn chất lượng thì tuyệt vời, ko giòn , mịn mà "ăn" vữa chứ ko bóng trơ và giòn như gạch bây giờ.
Tôi chưa cầm chậu BS nung rơm nhưng tiếp xúc nhiều gạch và đồ gia dụng nung rơm, củi thì thấy đó thật sự có tính chất khá đặc biệt.
Theo những gì tôi biết, có thể chất lượng của sản phẩm nung nhiệt độ thấp thời gian dài là do chất liệu vẫn "chín" để loại bỏ tạp chất hữu cơ và liên kết bền vững với nhau mà ko bị chảy như nhiệt cao nên sản phẩm giữ được thông thoáng với nhiều lỗ nhỏ như chính chất liệu ban đầu (ko bị sứ hay thủy tinh hóa)
Những năm 80 đổ về trước, quê tôi nổi tiếng với nghề làm ngói.

Trước đó, người ta lên núi lấy cây bổi (dương xỉ) về để nung ngói, nung 1 lò cả tháng trời mới ra. Ngói được nung bằng bổi chín đều, đẹp không cong vênh nứt rộp.

Sau này nung bằng than đá cho ra sản lượng lớn gấp bội. Và thường thì số lượng nó tỉ lệ nghịch với chất lượng.

Hình dung một cách nôm na zân zã, củ khoai lang được nướng bằng rơm sẽ ngon hơn nướng bằng than củi và ngon hơn nhiều so với nướng bằng than đá.

Tôi thì nghĩ chất lượng phụ thuộc nhiều đến việc nóng chậm (chín nục) hay nóng đột ngột (chín cướp) chứ không phải việc nguội nhanh hay nguội chậm.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cháu đọc trong sách "Sổ tay nghệ nhân" họ có hướng dẫn cách làm chậu xi măng bằng cách quét nhiều lớp nước xi măng lên một tấm lưới thép. Họ nói rằng để chậu trong nơi ẩm và tránh sương muối trong vòng 1 tháng trở lên chậu sẽ không bị các vết nứt do các "bọng nước" hình thành bên trong bê tông.
Theo cháu thì chậu bê tông ở Việt Nam khá là bền, bằng chứng là mái nhà bê tông hầu như không nứt nếu thi công đúng kỹ thuật.
Cháu có làm thử 1 cái, nhìn loại chậu này sẽ giống giống thế này:


Cháu nghĩ chậu này cũng làm bằng xi măng, không biết cách làm của họ như thế nào nhỉ? Chú Hưng đánh giá thế nào về tương lai của chậu "không truyền thống" ạ?

Cảm ơn bạn tkkt2403.
Chậu kiểu của ông Erik Krizovensky thì nổi tiếng về nét đặc sắc : Chậu được
thiết kế theo dáng và môi trường cây sống.
Có vẻ rất nhiều người thích kiểu cách như vậy.

Riếng cá nhân mình thì thán phục ông ta về công sức, cách thiết kế và cầu kỳ
tỉ mỉ chi tiết cho chậu để tôn vinh tính "tự nhiên " của tác phẩm bonsai.
Thế nhưng tánh mình không thích rườm rà lắm. Thành thử
vẫn ưa những chậu đơn giản, cổ điển hơn.

Còn về tương lai kiểu chậu đặc biệt này (như cách bạn làm ) thì chắc là sẽ phát triển
mạnh. Lý do là mỗi người đều có thể tự làm chậu cho cây của mình. Có lẽ càng dễ phát
hơn nữa trong giai đoạn chậu đất nung loại tốt vừa đắt vừa hiếm.
==================================
xin kể các bạn kỷ niệm nhỏ:
Khi làm ở lò gạch, còn nhỏ nên tôi hay nặn các con giống cho vào lò nung.
Mới đầu cho thêm than vào xung quanh hy vọng sản phẩm sẽ già đẹp, ko ngờ tất cả hóa sành , cong vênh nứt vỡ sạch.
Ông chủ lò hướng dẫn dùng gạch quây 1 ô nhỏ cho các con giống vào để chúng chỉ chín bằng nhiệt lò mà ko tiếp xúc lửa than, kết quả rất tốt.
sau mới biết nung gốm sứ cũng nguyên lý đó.
Giới thiệu anh V.Hưng cách kho cá:
Dùng niêu đất(nồi kim loại chất lượng kém xa) xếp cá,sả, giềng, ớt thành lớp rồi cho tương và nước ngập.
quấn chặt rơm quanh niêu rồi đôt, khi cháy mạnh đổ trấu trùm kín thật dày, khi nào trấu cháy mạnh(trấu ko đ cháy thành ngọn lửa) thì dùng tro bếp đổ lên 1 lớp dày và ấn xuống cho chặt, 5-7 h sau có niêu cá kho rất ngon.
Quan trọng nhất là ủ để trấu cháy suốt trong 5-7 h ko tàn và lấy cá ra khi đã khô mà chưa cháy.
Lan man để giới thiệu cách ủ đất nung hay akamada gì đó bằng trấu .
Trộn đất khô lẫn trấu và ủ như thế trấu sẽ hồng rực suốt 5-7 h (ko biết nhiệt độ bao nhiêu). Đất có màu hồng nhẹ và khá cứng .
Định làm để chụp ảnh chia sẻ mọi ng mà mưa suốt ko phơi đ đất nên hẹn mọi ng sau vậy.
Cảm ơn bạn vơi những chia xẻ tuyệt vời.
==================================
Những năm 80 đổ về trước, quê tôi nổi tiếng với nghề làm ngói.

Trước đó, người ta lên núi lấy cây bổi (dương xỉ) về để nung ngói, nung 1 lò cả tháng trời mới ra. Ngói được nung bằng bổi chín đều, đẹp không cong vênh nứt rộp.

Sau này nung bằng than đá cho ra sản lượng lớn gấp bội. Và thường thì số lượng nó tỉ lệ nghịch với chất lượng.

Hình dung một cách nôm na zân zã, củ khoai lang được nướng bằng rơm sẽ ngon hơn nướng bằng than củi và ngon hơn nhiều so với nướng bằng than đá.

Tôi thì nghĩ chất lượng phụ thuộc nhiều đến việc nóng chậm (chín nục) hay nóng đột ngột (chín cướp) chứ không phải việc nguội nhanh hay nguội chậm.
Xem ra bạn có cùng kiểu "khoái khẩu" với mình.
Khoai lùi thì vẫn là số một trên đời.

Mình cũng nghĩ tương tự như bạn về nung chậu.

Rất cảm ơn với những so sánh thú vị.
 

_Kim Khánh_

Thành viên tích cực
Trên đời này cái gì lùi cũng ngon hết bác Hổ Tốt Bụng nhỉ!

Khoai lùi, sắn lùi, mía lùi, thịt lùi, tôm lùi, cá lùi,... ngay cả đến ngủ lùi cũng ngon.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn các đã có nhiều y kiến và chia xẻ nhiều kinh nghiệm, kiến thức về chậu,
về cách nung, giúp mọi người có thêm hiểu biết về chậu cho thú chơi bonsai.
Có lẽ phần thảo luận tới đây cũng tạm đủ về những chi tiết, phẩm chất một
chậu bonsai cần có, hầu giúp cây trong khu vực chơi cây của chúng ta
sống tốt, kế đó mới là chuyện hợp nét hợp màu cây để tạo ra tác phẩm.

Một trong những chi tiết thường được nhiều bạn quan tâm ở chậu là lỗ
thoát nước. Mình vẫn thấy rất nhiều sách kỹ thuật hoặc bài viết về chậu
đề cập đến lỗ thoát nước ở chậu cần to để nước thoát nhanh.

Theo nhận xét cá nhân mình, lỗ thoát nước to cũng có giúp cho việc thoát
nước nhanh thật. Thế nhưng, ngoài vấn đề thoát nước nhanh còn vấn đề
thoát nước đủ. Và rõ ràng là vấn đề thoát nước đủ sẽ không liên quan đến
lỗ thoát lớn hay nhỏ cho lắm.

Dùng những con số làm thí dụ cho dễ thấy vấn đề.

Thí dụ bạn có tổng thể tích chứa của chậu là 1000cc (1 lít).
Đất trồng ngang mặt chậu.
Tổng thể tích của đất và rễ (lọt trong khu vực thể tích chứa
của chậu) là 900cc.
Điều này có nghĩa là bàu đất và rễ có 100cc không khí ở
chung quanh những hạt đất.

Bây giờ bạn đem cân toàn bộ chậu cây. Trọng lượng là 5000grs( 5 kí),
và đất ở mức khô ráo cần tưới.
Bạn dùng 2 lít nước tưới vào chậu và nhớ hứng toàn bộ nước dư
thoát ra ở đáy chậu. Dùng phần nước dư này tưới đi tưới lại thêm 2 lần
nữa cho chắc chắn rằng : đất đã hút no nước.

Bạn chờ cho nước không còn thoát ra lỗ thoát nước xong, đem cân
số nước hứng được. Thí dụ là 1700grs.

Như vậy bạn có thể nói :đất trong chậu đã lưu giữ 300 grs nước.

Đề kiểm soát cho đúng, bạn có thể cân lại chậu cây: nếu trọng lượng
là 5300 grs thì đúng là chậu đất đã có 300 grs nước trong đó.

Nhưng nếu bạn dùng một cách nào đó : nghiêng chậu, thổi gió vào
đất chậu...để làm cho đất "khô ráo hơn", tới "mức mà bạn nghĩ là
độ ẩm của đất tốt nhất cho cây". Khi đất đạt mức này, bạn đem
chậu cây lên cân trở lại. Thí dụ bạn thấy là 5220grs.

Lúc đó bạn có thể nói thế này :

-chậu cây có trọng lượng 5000 grs và ở mức đất khô ráo cần tưới.
-dùng 2000 grs (2 lít ) nước tưới đi tưới lại 3 lần (cho đất thấm đủ nước)
thì còn dư 1700 grs nước.
-vậy cây đã giữ 300 grs nước trong đất (cây cân lên = 5300 grs).

-Nhưng nếu đất ráo(ẩm) ở đúng mức tốt nhất cho cây thì đất
chỉ nên giữ 220 grs nước ( cây cân nặng 5220 grs).
Như vậy sau khi tưới(và nước ngưng thoát ra khỏi chậu) mà đất còn giữ
tới 300 grs nước thời có nghĩa là nước trong đất dư ra 80 grs.

-80 grs nước dư này chính là lượng nước nằm trong khu vực 100 cc không khí
quanh các hạt đất.


Tóm lại : nếu bạn tưới vào chậu cây thí dụ ở trên 2000 grs nước , mỗi lần tưới,
bạn thấy nước thoát khỏi chậu trong vòng 20 giây là xong. Bạn có thể nói : loại đất
trồng và lỗ chậu to giúp nước thoát nhanh. Điều này không sai.
Nhưng sau 1 giờ, hứng nước dư thoát khỏi chậu, bạn cũng chỉ hứng được
tổng cộng 1700 grs chứ không thể là 1780 gr như bạn mong muốn
(để đất chỉ giữ 220 grs nước mới tốt cho cây).

Khi đó bạn sẽ nói:
Lỗ chậu giúp thoát nước nhanh ,
nhưng không giúp thoát đủ nước chúng ta cần.


Thành thử điều mình muốn nhấn mạnh ở đây là đừng thấy
rằng lỗ chậu to, lúc tưới nước thoát ra ào ào mà nghĩ rằng
cây sẽ không úng nước .

Hay nói khác đi : rễ úng nước không hẳn vì lỗ chậu to hay nhỏ.
 

_Kim Khánh_

Thành viên tích cực
Cảm ơn các đã có nhiều y kiến và chia xẻ nhiều kinh nghiệm, kiến thức về chậu,
về cách nung, giúp mọi người có thêm hiểu biết về chậu cho thú chơi bonsai.
Có lẽ phần thảo luận tới đây cũng tạm đủ về những chi tiết, phẩm chất một
chậu bonsai cần có, hầu giúp cây trong khu vực chơi cây của chúng ta
sống tốt, kế đó mới là chuyện hợp nét hợp màu cây để tạo ra tác phẩm.

Một trong những chi tiết thường được nhiều bạn quan tâm ở chậu là lỗ
thoát nước. Mình vẫn thấy rất nhiều sách kỹ thuật hoặc bài viết về chậu
đề cập đến lỗ thoát nước ở chậu cần to để nước thoát nhanh.

Theo nhận xét cá nhân mình, lỗ thoát nước to cũng có giúp cho việc thoát
nước nhanh thật. Thế nhưng, ngoài vấn đề thoát nước nhanh còn vấn đề
thoát nước đủ. Và rõ ràng là vấn đề thoát nước đủ sẽ không liên quan đến
lỗ thoát lớn hay nhỏ cho lắm.

Dùng những con số làm thí dụ cho dễ thấy vấn đề.

Thí dụ bạn có tổng thể tích chứa của chậu là 1000cc (1 lít).
Đất trồng ngang mặt chậu.
Tổng thể tích của đất và rễ (lọt trong khu vực thể tích chứa
của chậu) là 900cc.
Điều này có nghĩa là bàu đất và rễ có 100cc không khí ở
chung quanh những hạt đất.

Bây giờ bạn đem cân toàn bộ chậu cây. Trọng lượng là 5000grs( 5 kí),
và đất ở mức khô ráo cần tưới.
Bạn dùng 2 lít nước tưới vào chậu và nhớ hứng toàn bộ nước dư
thoát ra ở đáy chậu. Dùng phần nước dư này tưới đi tưới lại thêm 2 lần
nữa cho chắc chắn rằng : đất đã hút no nước.

Bạn chờ cho nước không còn thoát ra lỗ thoát nước xong, đem cân
số nước hứng được. Thí dụ là 1700grs.

Như vậy bạn có thể nói :đất trong chậu đã lưu giữ 300 grs nước.

Đề kiểm soát cho đúng, bạn có thể cân lại chậu cây: nếu trọng lượng
là 5300 grs thì đúng là chậu đất đã có 300 grs nước trong đó.

Nhưng nếu bạn dùng một cách nào đó : nghiêng chậu, thổi gió vào
đất chậu...để làm cho đất "khô ráo hơn", tới "mức mà bạn nghĩ là
độ ẩm của đất tốt nhất cho cây". Khi đất đạt mức này, bạn đem
chậu cây lên cân trở lại. Thí dụ bạn thấy là 5220grs.

Lúc đó bạn có thể nói thế này :

-chậu cây có trọng lượng 5000 grs và ở mức đất khô ráo cần tưới.
-dùng 2000 grs (2 lít ) nước tưới đi tưới lại 3 lần (cho đất thấm đủ nước)
thì còn dư 1700 grs nước.
-vậy cây đã giữ 300 grs nước trong đất (cây cân lên = 5300 grs).

-Nhưng nếu đất ráo(ẩm) ở đúng mức tốt nhất cho cây thì đất
chỉ nên giữ 220 grs nước ( cây cân nặng 5220 grs).
Như vậy sau khi tưới(và nước ngưng thoát ra khỏi chậu) mà đất còn giữ
tới 300 grs nước thời có nghĩa là nước trong đất dư ra 80 grs.

-80 grs nước dư này chính là lượng nước nằm trong khu vực 100 cc không khí
quanh các hạt đất.


Tóm lại : nếu bạn tưới vào chậu cây thí dụ ở trên 2000 grs nước , mỗi lần tưới,
bạn thấy nước thoát khỏi chậu trong vòng 20 giây là xong. Bạn có thể nói : loại đất
trồng và lỗ chậu to giúp nước thoát nhanh. Điều này không sai.
Nhưng sau 1 giờ, hứng nước dư thoát khỏi chậu, bạn cũng chỉ hứng được
tổng cộng 1700 grs chứ không thể là 1780 gr như bạn mong muốn
(để đất chỉ giữ 220 grs nước mới tốt cho cây).

Khi đó bạn sẽ nói:
Lỗ chậu giúp thoát nước nhanh ,
nhưng không giúp thoát đủ nước chúng ta cần.


Thành thử điều mình muốn nhấn mạnh ở đây là đừng thấy
rằng lỗ chậu to, lúc tưới nước thoát ra ào ào mà nghĩ rằng
cây sẽ không úng nước .

Hay nói khác đi : rễ úng nước không hẳn vì lỗ chậu to hay nhỏ.
đọc cái này thấy không thuyết phục lắm bác Tốt Bụng ạ!

Trước giờ, với chậu thì tôi vẫn khoái cái lỗ của nó phải rộng hoặc nhiều lỗ. Lỡ nó có tắc lỗ nọ thì còn lỗ khác. Chậu thông thoáng có thể tưới ngày 2 lần, thậm chí 3 lần.
 

GioNui

Moderator
Hay nói khác đi : rễ úng nước không hẳn vì lỗ chậu to hay nhỏ.
Cây Mai Chiếu Thủy con con của cháu trồng trong chậu thoát nước tốt,
chất trồng bời rời, kích thước hạt 3-7mm, nhưng cây vẫn vàng lá theo
biểu hiện của bệnh dư nước. Đúng là nước thoát tốt không có nghĩa
là không bị dư nước trong chậu.

Cháu định khoan thêm các lổ nhỏ như đầu đũa xung quanh thành chậu
gần đáy để giúp gió thổi cho nước bốc hơi. Chưa biết cách đó có giúp
cải thiện tình hình không nhỉ?
 
Cây Mai Chiếu Thủy con con của cháu trồng trong chậu thoát nước tốt,
chất trồng bời rời, kích thước hạt 3-7mm, nhưng cây vẫn vàng lá theo
biểu hiện của bệnh dư nước. Đúng là nước thoát tốt không có nghĩa
là không bị dư nước trong chậu.

Cháu định khoan thêm các lổ nhỏ như đầu đũa xung quanh thành chậu
gần đáy để giúp gió thổi cho nước bốc hơi. Chưa biết cách đó có giúp
cải thiện tình hình không nhỉ?
====
Cây MCT của Anh không hẳn là dư nước đâu.Tôi đã từng thấy Rừng MCT lá lớn 4 tháng mùa khô +8 tháng "dầm mình" trong nước mà vẫn phát triển được...Nhưng chất trồng không thích hợp ,thiếu vi chất ...cũng làm cho MCT quanh năm "vàng vọt" (tôi có mấy cây như vậy...:-?? Cũng giống đấy nhưng tôi đưa cho đứa cháu trồng lên xanh tốt.)
-Mấy lúc nay "chạy theo" mấy cái tp này hụt cả hơi nên nào "thốt được thành lời":-??:)Chúc ACE những ngày Lễ vui vẻ, sức khỏe...:)
 

_Kim Khánh_

Thành viên tích cực
Nói như mốp Ró Lúi thì trồng quách cây MCT đó vào cái rổ hay rá nhựa cho rồi, khỏi phải khoan phải đục thành chậu chi cho phức tạp hóa vấn đề.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Cảm ơn những "không đồng ý " và thắc mắc của các bạn Kim Khánh và
Gionui. Cũng là cảm ơn bạn Trungdunggialai đã "cứu bồ" đúng lúc.

Khi mình đưa ý :

Lỗ chậu giúp thoát nước nhanh ,
nhưng không giúp thoát đủ nước chúng ta cần.


Thành thử điều mình muốn nhấn mạnh ở đây là đừng thấy
rằng lỗ chậu to, lúc tưới nước thoát ra ào ào mà nghĩ rằng
cây sẽ không úng nước .

Hay nói khác đi : rễ úng nước không hẳn vì lỗ chậu to hay nhỏ.

là muốn nhắc các bạn nên phân biệt hai chuyện gần như khác biệt nhau:

- Độ thoát nước nhanh chậm của đất trồng và lỗ thoát nước.
- Mức giữ nước của đất trồng.

Đây là hai chuyện cần phân biệt rạch ròi.

-Thường ra thì nước thoát nhanh cũng hay đồng nghĩa với đất trồng thoáng
và lỗ thoát thông .

-Thế nhưng, không phải lúc nào cũng như vậy.

Mình dùng thí dụ như sau :

- Bạn bỏ cát vào chậu và tưới. Dĩ nhiên, khi nước đã bắt đầu
thoát khỏi chậu mà bạn vẫn tiếp tục tưới thì tưới đến đâu nước tuôn
khỏi chậu tới đó. Bạn bảo nước thoát nhanh.
Điều đó quá đúng.
Thế nhưng ,bao lâu thì cát trong chậu sẽ khô ?

Lượng nước giữ quanh hạt cát (nếu chúng ta không cần, tức là cây
không thích có ) , mình gọi là mức giữ nước vòng ngoài của cát.

- Bạn có nghĩ là lỗ thoát nước to hay nhỏ (mà vẫn thông) sẽ giúp cát
giữ nhiều nước nhiều hơn hay ít nước hơn không ?


Thí dụ thứ hai : Nếu bạn xắn một tảng nho nhỏ đất thịt ướt ngoài vườn
và đặt vào một cái rổ. Bạn phải chờ bao lâu thì cục đất này mới khô ráo.
Điều này có nghĩa là sức kềm giữ nước của những hạt đất mịn rất cao.
Do đấy, dù đấy rổ có thật thoáng, nước cũng không rỉ ra theo sức hút
trọng lực được (vì sức mao dẫn + độ nhớt của tính liên tục của nước cao hơn
sức hút của trái đất)

Tóm lại :

-Khi nói về mức thoát nước : chúng ta thấy nước thoát do trọng lực;
lỗ thoát nước to nhỏ của chậu ảnh hưởng tới "lưu lượng" (tức là
tổng hợp cả khối lượng nước và tốc độ chảy).

-Khi nói về mức giữ nước của đất trồng : chúng ta để ý tới lượng nước
bị đất giữ lại bên ngoài hạt đất do sức mao dẫn và độ nhớt(tính liên tục)
của nước (ở các khe nhỏ ) lớn hơn trọng lực.
Mức giữ nước của đất trồng gần như không bị ảnh hưởng của lỗ thoát nước.

.................

Trường hợp cây MCT của bạn Gionui thì mình nghĩ không hẳn là cây vàng lá
vì sũng nước . Có thể ngược lại : cây thiếu nước.
Nếu bạn ngâm chậu vào thau nước từ sáng tới chiều .
Đi làm về nhấc chậu khỏi nước.
Cứ như vậy khoảng 2 tuần, có thể bạn thấy cây xanh tốt.
Lúc đó bạn có thể thấy là cây thiếu nước.

Có rất nhiều nguyên nhân vàng lá : thiếu nước, hư rễ, nhiễm bệnh ...


 

Galaxy Tan

Thành viên
Nói như mốp Ró Lúi thì trồng quách cây MCT đó vào cái rổ hay rá nhựa cho rồi, khỏi phải khoan phải đục thành chậu chi cho phức tạp hóa vấn đề.
Nhiều lúc cây đang yếu, không thay chậu dc nên phải khoan lỗ đó anh KK. Nhưng mà nếu có úng em hay làm theo cách chọt vài lỗ thông từ mặt chất trồng tới đáy chậu, cũng giúp thoát nước tốt.
 
Top