Từ điển Bonsai

GioNui

Moderator
Variety: chủng loại


Bonsai4me:

VARIETY The sub-division of Species; the third name in Latin nomenclature i.e. Acer palmatum 'DESHOJO'.

Biên dịch: hqvuhototbung


Đây là từ ngữ thứ 3 trong danh pháp khoa học của cây cối.

Thí dụ: Acer palmatum "Deshojo"

Ở thí dụ trên, chúng ta có thể hiểu được như sau:

- Giống Acer = giống Thích
- Loài palmatum = loài palmatum, lá 5 thùy (như bàn tay)
- Chủng Deshojo = chủng Deshojo


Lưu ý khi viết: giống sẽ viết hoa và nghiêng (gạch đít), loài sẽ viết thường và nghiêng (gạch đít), chủng sẽ viết hoa và thẳng đứng.

Thường ra thì chủng loại là do con người lai tạo từ nhiều loài của cùng một giống.


So sánh Cultivar và Variety

Ý nghĩa tổng quát thì giống nhau = chủng loại. Nhưng trên thực tế (tuy cũng là chỉ một chủng của loài), người ta (trong danh pháp quốc tế) gọi kèm trong tên chủng của cây với 2 mục đích khác nhau:

  • Variety: Khi dùng từ variety chúng ta sẽ không biết đó là do lai phối ngoài tự nhiên hay do con người.
    (Thường được viết tắt là "var." ở trước từ ngữ thứ 3 trong danh pháp khoa học)
    .
  • Cultivar: chữ này là chữ ghép của hai từ: cultvated + variety (canh tác + thay đổi) (hoặc cũng có thể từ Cultigen = nhóm cây gốc, cây Bố Mẹ để lai tạo + variety).

    Nếu chữ này đứng trước nhóm chữ thứ 3 trong tên thì mang ý nghĩa là: lai giống nhân tạo. Và cũng thường ngầm ý là "giống mới lai tạo, bản quyền còn trong thời hạn được bảo vệ thương mãi" (có nghĩa là không ai được phép nhân giống với tính cách thương mãi, ngoài người đăng ký bản quyền).
 

GioNui

Moderator
Yamadori: cây bứng về từ thiên nhiên


Bonsai4me:

YAMADORI Trees collected from the wild for the use as bonsai. Originally used to describe wild trees collected from mountainous regions.

Biên dịch: hqvuhototbung


Cây đào bứng từ vùng núi về làm bonsai.


Ghi chú:

Thực sự thì từ ngữ Yamadori dùng để chỉ những cây bị còi ngoài thiên nhiên, tức là những cây không phát triển bình thường được vì nắng, gió, nền đá... chứ những cây ngoài thiên nhiên phát triển bình thường (như cây trồng ngoài đất vườn, có đủ nắng gió nước nôi phân bón) thì cũng không được coi là Yamadori.


Hình ảnh một vườn nuôi phôi khai thác từ thiên nhiên
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Nguyên văn bởi Gionui :
Chữ CultivarVariety đều có nghĩa như nhau,
dùng để nói về chủng loại (từ thứ 3) trong danh pháp khoa học đúng không chú Hưng?

Ý nghĩa tổng quát thì giống nhau = chủng loại .
Chữ Cultivar là chữ ghép của hai từ : cultvated + variety( canh tác + thay đổi ).
(hoặc cũng có thể từ Cultigen = nhóm cây gốc, cây Bố Mẹ để lai tạo + variety )
Nhưng trên thực tế (tuy cũng là chỉ một chủng của loài ), người ta (trong danh pháp quốc tế)
gọi kèm trong tên chủng của cây với 2 mục đích khác nhau :

-variety : chủng loại (từ ngữ thứ 3 trong tên khoa học). Khi dùng từ variety (chủng loại,
thường được viết tắt là var.ở trước từ ngữ thứ 3 ) chúng ta sẽ không biết đó là do lai phối
ngoài tự nhiên hay do con người.

-cultivar (cultivated+variety = chủng loại), nếu chữ này đứng trước nhóm chữ thứ 3 trong tên
thì mang ý nghĩa là : lai giống nhân tạo. Và cũng thường ngầm ý là " giống mới lai tạo , bản
quyền còn trong thời hạn được bảo vệ thương mãi" (
có nghĩa là không ai được phép nhân
giống với tính cách thương mãi , ngoài người đăng ký bản quyền).

 

GioNui

Moderator
Cảm ơn chú Hưng về hai chữ Cultivar và Variety.

Biết nghĩa của từ là 1 chuyện, hiểu đúng hoàn cảnh sử dụng là chuyện khác nữa, quả là rất phức tạp.


Xin anh chị em cho ý kiến xác nhận về thông tin sau:

Sphagnum moss khô như thế này có phải là dớn trắng không?


Peat moss có phải là dớn đen không?
 

GioNui

Moderator
Chờ đóng góp của anh chị em về các thuật ngữ thường gặp dưới đây:

Nguồn: bonsai4me

CHOKKAN formal upright form
MOYOGI informal upright form
SHAKAN slanting form
FUKINAGASHI windswept form
SABAMIKI split-trunk
SHARIMIKI driftwood
TANUKI 'cheats'/form where sapling is attached to deadwood/ also known as a 'Phoenix Graft'.
HOKIDACHI broom form
KENGAI cascade
HAN KENGAI semi-cascade
SHIDARE-ZUKURI weeping
BUNJIN literati form
NEGARI exposed root form
SEKJOJU root over rock
ISHI SEKI planted on rock
SOKAN twin-trunk
SANKAN triple-trunk
KABUDACHI multiple-trunk
NETSUNAGARI root connected
YOSE UE group planting
SAI-KEI landscape planting
PEN-JING landscape planting
SHARI deadwood on trunk
JIN deadwood branch
NEBARI trunkbase/ surface roots
YAMADORI collected material
SUIBAN shallow water tray for display rock plantings
TOKONOMA traditional Japanese display area
BONKEI tray landscape containing rocks and small accent plants as well as trees.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự


Nếu mình không lầm thì dớn trắng bạn Gionui đưa hình ở trên la Chili Sphagnum moss.
Tức là loại rong rêu màu lợt (phơi nắng thành trắng thì phải ) xuất xứ
ở nước Chí lợi (Chili, thuộc Nam Mỹ ).

Loại này khác với Greenmoss là loại Sphagcum moss màu xanh lá cây (vẫn tươi nhưng ráo nước).



Còn dớn đen thì "hình như " là rễ của cây Dương Xỉ thì phải ?
 

GioNui

Moderator
Chokkan: dáng trực



Biên dịch: GioNui

Nguyên gốc tiếng Nhật, tiếng Anh là Formal upright

- Dáng cây thẳng, thân thon dần từ gốc lên ngọn.
- Cành nhánh tỏa đều các phía, thường thì cành to nằm ở dưới, càng lên cao cành càng nhỏ dần.
- Khoảng cách giữa các cành: ở dưới thưa và dày dần lên ngọn.
- Cành mọc đối xứng, cân đối nên nhìn từ xa, toàn bộ cây thường có hình dạng giống hình tam giác.
- Có rễ bề mặt lớn, từ gốc lan tỏa ra xung quanh và ăn dần xuống đất.

Để có một tác phẩm đẹp mắt với dáng trực là điều không hề dễ dàng chút nào.



Tham khảo: Wikipedia, bonsaiboshi
 

GioNui

Moderator
Moyogi: dáng trực lắc



Biên dịch: GioNui


Nguyên gốc tiếng Nhật, tiếng Anh là Informal upright.


Có một số điểm tương đồng giữa dáng trực lắc và dáng trực, đó là:

- Thân thon dần từ gốc lên ngọn.
- Cành nhánh tỏa đều các phía. Khoảng cách giữa các cành: ở dưới thưa và dày dần lên ngọn.
- Có rễ bề mặt lớn, từ gốc lan tỏa ra xung quanh và ăn dần xuống đất.

Thường thì cành to nằm ở dưới, càng lên cao cành càng nhỏ dần. Tuy nhiên, đôi khi có những cành lớn bất thường ở vị trí thích hợp theo chiều cong thân cây sẽ là điểm nhấn, tạo ấn tượng mạnh cho tác phẩm.

Điểm khác biệt cơ bản nhất là dáng trực lắc có thân lắc lượn chứ không thẳng một đường từ dưới lên trên. Điểm xuất phát của cành thường nằm ở vị trí lồi theo chiều cong của thân thì mới hợp với tự nhiên. Đỉnh cây thường nằm trên trục thẳng đứng của gốc so với mặt đất.


Trực lắc là dáng bonsai rất phổ biến và khá dễ dàng tạo ra, trong đó phần khó khăn nhất là đỉnh cây. Dáng này có thể tạo ra một cây nhìn đẹp quanh năm và áp dụng cho đa dạng giống cây, từ các loài lá rụng cho đến lá xanh quanh năm như họ Thông, Tùng...


Tham khảo: Brilliantbonsai, Bonsaiboshi, Wikipedia
 

GioNui

Moderator
Shakan: dáng nghiêng



Biên dịch: GioNui


Nguyên gốc tiếng Nhật, tiếng Anh là Slanting form.

Dáng nghiêng mô tả một cây sống trong môi trường khắc nghiệt như sự tác động của gió bão khiến cây không đứng thẳng. Gốc cây sẽ hợp với mặt đất tạo thành một góc nhọn và đỉnh của cây có thể nằm ở bên trái hoặc bên phải chứ không nằm trên đường thẳng đứng so với gốc.

Các rễ mọc đối diện với hướng nghiêng thân cây thường to lớn, kéo dài và bám chắc vào đất.

Thoạt nhìn, tưởng như cây sắp ngã, nhưng toàn bộ tác phẩm mang đến cho người xem cảm giác ổn định bằng một sự cân bằng phức tạp.



Tham khảo: Bonsaiexperience, Brilliantbonsai
 

GioNui

Moderator
Fukinagashi: phong cách gió lùa



Biên dịch: GioNui


Nguyên gốc tiếng Nhật, tiếng Anh là Windswept form.

Phong cách này mô tả cây có vẻ bị ảnh hưởng bởi gió mạnh thổi liên tục từ một hướng, như cây mọc trên sườn núi hoặc bên bờ biển.

Gió lùa không chỉ là dáng thế cơ bản mà là một phong cách, có thể áp dụng cho nhiều dáng cơ bản khác như dáng trực, dáng nghiêng và bán thác đổ. Cây đa thân cũng có thể áp dụng để tạo kiểu gió lùa.



Tham khảo: Wikipedia, Bonsai4me
 

GioNui

Moderator
Sabamiki: rỗng thân, chẻ thân



Biên dịch: GioNui


Nguyên gốc tiếng Nhật, tiếng anh là Split-trunk hoặc Hollow trunk

Rỗng thân là phong cách miêu tả hình ảnh cây bị sét đánh hoặc chịu sự tàn phá khác khiến cho thân cây bị chẻ thân hoặc rỗng ruột, mặc dù vậy cây vẫn vượt qua được sự khắc nghiệt của thiên nhiên để sống sót.

Được áp dụng đối với các loài lá rụng, lá kim và cây thường xanh lá rộng.

Chỗ rỗng trên thân có thể là một vết sẹo nông cho đến gần hết chiều sâu thân cây.


Celtis sinensis (tiếng Anh Chinese hackberry) - Ben Oki


Taxus baccata (tiếng Anh English yew) - Graham Potter

Tham khảo: Wikipedia
 

GioNui

Moderator
Sharamiki: phong cách lũa



Biên dịch: GioNui


Nguyên gốc tiếng Nhật, tiếng Anh là Driftwood style.

Phần gỗ chết trên thân được gọi là Shari, Shari có thể chiếm phần lớn của thân hay chỉ là một đoạn nhỏ.

Nếu gỗ chết chiếm một lượng đủ lớn thì cây được coi là mang phong cách lũa - Sharamiki. Phần sống chỉ còn là một mạch nhỏ kết nối giữa bộ tàn và gốc rễ.

Khu vực chết lớn tương phản với mạch sống nhỏ là một hình ảnh hấp dẫn, khiến cho cây mang phong cách lũa có thể có hình dạng kỳ quái bất thường, không tuân theo các nguyên tắc của dáng thế bonsai cơ bản.


Tham khảo: Wikipedia
 

GioNui

Moderator
Hokidachi: dáng chổi



Biên dịch: GioNui


Nguyên gốc tiếng Nhật, tiếng Anh là Broom form.

Dáng này thường được sử dụng cho các loài phân nhánh tốt, thường xuyên, chẳng hạn như cây Du.

Thân cây thẳng, trực, cành nhánh bắt đầu bung ra từ một điểm có chiều cao khoảng 1/3 tổng thể.
Toàn bộ cành nhánh và tán lá xòe đều trong không gian tạo thành nửa hình cầu, nhìn giống như cây chổi.

Nếu cây rụng lá vào mùa đông, chỉ còn lại xương chi là lúc nhìn đẹp nhất.


Hình cây Zelkova tại triển lãm Kokufu-ten 2014


Photo by Jonas Dupuich

Tham khảo: Brilliantbonsai
 

GioNui

Moderator
Kengai: dáng thác đổ



Biên dịch: GioNui


Nguyên gốc tiếng Nhật, tiếng Anh là Cascade form.

Dáng thác đổ được tạo ra để bắt chước hình ảnh cái cây đang chống chọi với sức nặng trọng lực và các yếu tố tác động khác khi cố bám víu sự sống bên ghềnh thác, bờ đá hay sườn núi. Thông thường, trong tự nhiên, những cây này cố gắng vươn tới nguồn sáng tự nhiên, thân uốn cong, quanh co theo cách của nó đến các hướng khác nhau để làm sao nhận được nhiều ánh sáng cho lá nhất.

Đây là dáng bonsai rất khó khăn để làm chủ do đặc tính phức tạp của các thành phần liên quan.

  • Trước hết bạn phải tạo ra một hệ thống rễ vững chắc, mạnh và đủ lớn để tạo ấn tượng rằng cây được bám chặt vào đất.
  • Tiếp theo, không gian bên dưới chậu theo hướng phát triển của cây phải là một vùng trống để thân cây có thể uốn cong và đổ xuống.
  • Đặc biệt là vấn đề nuôi được phần ngọn phát triển xuống dưới, trong khi theo tự nhiên thì ngọn cây luôn ưu tiên phát triển hướng lên.
Tuy vậy, dáng thác đổ mang lại nhiều phạm vi để thử nghiệm. Cho phép chúng ta sử dụng trí tưởng tượng của mình đến tận cùng giới hạn để tạo ra một cây tuyệt đẹp trông như thể nó vừa được lấy trực tiếp từ một vách đá chìm trong sương mù bên cạnh thác nước trên núi cao.


Tham khảo: Brilliantbonsai
 

GioNui

Moderator
Han Kengai: dáng bán thác đổ



Biên dịch: GioNui


Nguyên gốc tiếng Nhật, tiếng Anh là Semi Cascade.

Điểm phân biệt so với dáng thác đổ hoàn toàn đó là: phần ngọn đổ xuống không được thấp hơn đáy chậu.


Vì vậy, dáng này thường sử dụng với chậu cao đi kèm. Ngoài ra, trọng lượng của cây và chậu phải tạo được cảm giác cân bằng. Để đạt được điều đó cần có bộ rễ nổi mạnh mẽ, gốc cây nở rộng, vững chắc để lấp đầy không gian trống rỗng bên cạnh tán lá.

Dáng bonsai tuyệt vời này cho phép chúng ta tha hồ sáng tạo. Có thể kết hợp với lũa để tăng thêm tuổi già của cây, tăng cảm giác dãi dầu mưa nắng. Tương tự như dáng thác đổ, hãy cố gắng tưởng tượng cây đang sống bám víu bên ghềnh thác, bờ đá hay sườn núi.

Một khi bạn đã tạo ra được cây bán thác đổ có thể để trên bàn để thưởng ngoạn, sẽ rất khó khăn để rời mắt khỏi nó. Dòng chảy thị giác liên tục từ chậu đến đỉnh cây thật sự mang lại một cảm giác rất dễ chịu cho mắt.

Tuy vậy, có nhiều điều cản trở khiến bạn dễ mắc sai sót.

  • Chậu phải là sự kết hợp hoàn hảo cho dáng cây đang thả mình trên cao xuống, cả về chiều cao lẫn chiều rộng.
  • Cây phải có đường thân lớn, với hệ thống rễ mạnh mẽ.
  • Thân phải có độ thon vót tuyệt hảo, nhìn vững chắc nơi nó đang sống và không quá cân bằng.

Linh Sam - Hình bởi Thangbonsai

Tham khảo: Brilliantbonsai
 

GioNui

Moderator
Shidare-zukuri: phong cách liễu rũ


Biên dịch: GioNui


Nguyên gốc tiếng Nhật, tiếng Anh là Weeping style.

Cành nhánh đang vươn lên đột ngột rũ xuống giống như cây Liễu ngoài tự nhiên.
Phong cách này có thể áp dụng cho các dáng thế bonsai cơ bản khác như dáng trực, trực lắc, dáng nghiêng, và bán thác đổ.

 

GioNui

Moderator
Neagari: phong cách rễ nôm



Biên dịch: GioNui


Nguyên gốc tiếng Nhật, tiếng Anh là Exposed root.

Phong cách này tương tự như rễ bám đá, nhưng không có đá. Cây có bộ rễ nổi bất thường trên bề mặt đất. Có không nhiều cây được làm dạng này vì khá phức tạp để thực hiện. Vì vậy tác phẩm theo phong cách này thường được đánh giá cao

Phong cách này thường phù hợp với cây lá kim và cây rụng lá có rễ dày, cứng cáp.



Một cây Thông trắng - White pine, đang được nuôi rễ nôm:

Photo by Jonas Dupuich
 

GioNui

Moderator
Sekijoju: rễ trên đá


Raisiobonsai:

This style is to simulate a tree growing on a rock where the soil has been washed away to expose the roots growing tightly against the rock.

Biên dịch: GioNui


Nguyên gốc tiếng Nhật, tiếng Anh là Root over rock.

Phong cách này mô tả cây sống trên một tảng đá nơi sỏi đá bề mặt đã bị mưa gió cuốn trôi, để lộ những rễ bám chặt vào đá theo thời gian.

 

GioNui

Moderator
Ishitsuki: cây bám đá



Biên dịch: GioNui


Nguyên gốc tiếng Nhật, tiếng Anh là planted on rock hoặc clinging to rock.

Đây là hình thức cây trồng trên đá. Sử dụng đá giúp cho các nghệ sĩ bonsai mô phỏng cảnh quan thiên nhiên ở khu vực triền núi, ven biển hoặc hải đảo một cách chi tiết hơn, giúp người xem dễ tưởng tượng hơn.

Ishitsuki có thể phân làm ba trường hợp chính, tùy thuộc vào cách sử dụng đá.

  • Thứ nhất: thường gặp nhất. Sử dụng hòn đá lớn, theo chiều đứng, cây mọc ra từ các khe nứt hoặc hốc đá và có rất ít đất trồng được nhìn thấy trên bề mặt đá. Cây được trồng sao cho hòn đá trông giống như một ngọn núi, hoặc là cây đang bám vào một vách đá lớn.

    .
  • Thứ hai: rễ cây bám quanh cục đá. Theo năm tháng, cây lớn lên, rễ hòa quện vào đá, cả hai hợp nhất lại thành một, thể hiện độ "già" của tuổi tác. Rễ bám vào đá nổi trên mặt chậu, sau đó ăn vào chất trồng bên dưới để nuôi sống cây.

    Thích Nhật Bản hoặc Sanh thường được sử dụng trong trường hợp này.

    .
  • Thứ ba: cây sống trên đỉnh của đá. Có thể là một nhóm cây mọc chung gốc.

    Mô tả phong cảnh ở nơi hải đảo xa xôi nổi cô đơn trên biển, vách đá nơi bờ sông hoặc trên đỉnh núi cao.

Tham khảo: Bonsaiexperience
 
Top