Tỉ lệ và cách bố trí trong tiểu cảnh

lnvinh

Super Moderator
Để làm 1 tiểu cảnh đẹp việc bố trí sắp xếp cho các vật thể được cân đối, tỉ lệ rất quan trọng. nó góp phần không nhỏ vào việc tạo nên cái hồn của tiểu cảnh, làm cho cảnh tự nhiên hơn, có chiều sâu hơn và nhìn như ngoài thiên nhiên.

Về tỉ lệ, tiểu cảnh cũng phải tuân thủ các tỉ lệ như ngòai thực tế, hình sau đây sẽ diễn tả các tỉ lệ ngòai tự nhiên:

<img src='http://i31.photobucket.com/albums/c386/lnvinh/tile.jpg' border='0' alt='user posted image' />

Trong cùng một mặtt phẳng tỉ lệ chiều cao theo thứ tự từ cao đến thấp là: núi - cây - nhà - người - cỏ, núi phải cao hơn cây, cây cao hơn nhà, nhà cao hơn người, ngươi cao hơn cỏ. Nguyên tắc này bị phá vỡ, tiểu cảnh nhìn sẽ bất hợp lý, ngượng ngạo.

Khi các tỉ lệ chiều cao được tuân thủ việc tạo chiều sâu cho cảnh cũng rất quan trọng, Có 2 nguyên tắc để tạo chiều sâu cho cảnh là: Gần to, xa nhỏ và gần cao xa thấp. khi ta sắp xếp như vậy nhìn cảnh sẽ xa hơn rộng hơn và có chiều sâu hơn:

<img src='http://i31.photobucket.com/albums/c386/lnvinh/caothaptonho.jpg' border='0' alt='user posted image' />

Việc sắp xếp sai làm mất đi cái hồn của tiểu cảnh, làm cảnh nhìn không rộng lớn mà còn bị rối hơn về bố cục. Ta thử khảo sát 2 hình sau:

Hình 1:

<img src='http://i31.photobucket.com/albums/c386/lnvinh/saiar1.jpg' border='0' alt='user posted image' />

Trong hình 1 về kích thước thì núi không thể nào thấp hơn cây rồi, đã vậy hình này núi đứng trước cây mà lại thấp hơn cây, như vậy vừa sai về kích thước, vừa sai về tỉ lệ chiều sâu nhìn cảnh không sâu và rối.

Hình 2:

<img src='http://i31.photobucket.com/albums/c386/lnvinh/dungar.jpg' border='0' alt='user posted image' />

Chiều cao và chiều rộng của các vật thể càng ở xa càng nhỏ dần, nhìn cảnh rất sâu và thóang.

Trên đây là một trong các yếu tố rất quan trọng của tiểu cảnh, các bạn phải chú ý cá điểm này khi thực hiện.
 

thuanhop

Thành viên mới
Re: chờ câu trả lời

bác vinh sao tôi gởi ảnh và câu hỏi đến bác giờ ko biết mở ra coi sao
 

ashui

Thành viên
Em thấy trong tiểu cảnh, điêu khắc, hội họa, thường có một điểm rất gắn kết đó là tôn trọng tỷ lệ. Việc tôn trọng tỷ lệ tạo kô gian cho cảnh và tỷ lệ giữa các vật, tuy nhiên, tỷ lệ này được xét theo một phương nhìn (hoặc hướng nhìn), có nghĩ là gần to, xa nhỏ. Nhưng khi làm tiểu cảnh, vì là nhỏ, nên người quan sát đi được xung quanh và nhìn tứ phía. Vậy nếu người xem nhìn phía đối diện thì sẽ bị tình trạng gần nhỏ xa to. Vậy để giải quyết bố cục tổng thể, để người xem xem được càng nhiều góc độ và hướng càng tốt, thì theo anh em nên giải quyết thế nào đây?
 

haobs

Thành viên
Re: Tỉ lệ vàng trong nghệ thuật Bonsai

Con số được biểu thị bằng một tỉ lệ gọi là tỉ lệ thần thánh (thường gọi: tỉ lệ vàng):a/b=b/(a+b)
Trong đó, bộ phận nhỏ a so với bộ phận lớn b bằng bộ phận lớn b so với toàn thể (a + b). Các nhà toán học đã tính CSV là b/a=1.618 (số vô tỉ). Nếu một hoạ sĩ muốn vẽ một bức tranh hình chữ nhật với chiều cao 0,7 m để có một khuôn hình theo tỉ lệ vàng (xt. Tỉ lệ vàng), thì đem chiều cao nhân với CSV: 0,70 m × 1,618 = 1,1326 m sẽ được chiều dài mong muốn. CSV cũng như tỉ lệ vàng được truyền khẩu như một bí thuật trong nội bộ các phường hội kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ thời trung cổ ở Châu Âu. Năm 1498, xuất hiện cuốn sách "Tỉ lệ thần thánh" của nhà toán học Italia Pachiôli (L. Pacioli) có những hình minh hoạ của hoạ sĩ Italia Lêônacđô Đa Vinchi (Leonardo da Vinci). Từ thời Phục hưng, các hoạ sĩ Châu Âu đã qua CSV để tạo chiều sâu trên mặt phẳng bức tranh. Sang thế kỉ 20, các hoạ sĩ hiện đại nghiên cứu và ứng dụng CSV trong bố cục tạo được không gian mà vẫn tôn trọng mặt phẳng hai chiều của bức tranh.
Còn trong Mỹ học hay điện ảnh thì con số 1: 3 lại lại tỷ lệ vàng. Ví dụ để tả cảnh trời thì 2/3 phía trên khung hình là phần bầu trời, 1/3 còn lại là tả đất.
Trong nghệ thuật Bonsai, theo tôi cũng có thể áp dụng tỷ lệ vàng để bố cục: chậu, gốc, cành, tán, khoảng trống hợp lý. Các nghệ nhân cho biết ý kiến này thế nào?
 

lnvinh

Super Moderator
<!--QuoteBegin-ashui+03/04/2009, 10:10 AM--></div><table border='0' align='center' width='95%' cellpadding='3' cellspacing='1'><tr><td>QUOTE (ashui &#064; 03/04/2009, 10:10 AM)</td></tr><tr><td id='QUOTE'><!--QuoteEBegin-->Em thấy trong tiểu cảnh, điêu khắc, hội họa, thường có một điểm rất gắn kết đó là tôn trọng tỷ lệ. Việc tôn trọng tỷ lệ tạo kô gian cho cảnh và tỷ lệ giữa các vật, tuy nhiên, tỷ lệ này được xét theo một phương nhìn (hoặc hướng nhìn), có nghĩ là gần to, xa nhỏ. Nhưng khi làm tiểu cảnh, vì là nhỏ, nên người quan sát đi được xung quanh và nhìn tứ phía. Vậy nếu người xem nhìn phía đối diện thì sẽ bị tình trạng gần nhỏ xa to. Vậy để giải quyết bố cục tổng thể, để người xem xem được càng nhiều góc độ và hướng càng tốt, thì theo anh em nên giải quyết thế nào đây?<!--QuoteEnd--></td></tr></table><div class='postcolor'><!--QuoteEEnd-->

Thắc mắc của ashui cũng là tiêu chuẩn của cách sắp xếp trong tiểu cảnh: Dù nhìn ở góc độ nào cũng phải theo tỉ lệ. Tuy nhiên thường chúng ta chỉ sắp tiểu cảnh theo 1 hướng từ mặt tiền nhìn vào nên chỉ chọn hướng đó làm chủ đạo, lúc đó dù sắp ở đâu cũng phải theo nguyên tắc đường chân trời : trước to sau nhỏ, sau thấp trước cao:

<img src='http://i31.photobucket.com/albums/c386/lnvinh/fromfront.jpg' border='0' alt='user posted image' />

Trường hợp tiểu cảnh sắp có thể chơi được 4 mặt , nên sắp các vật thể cũng có thể nhìn được 4 mặt như: nhà, nhà nghỉ, nhà mát, thuyền, cây tránh để các vật thể chỉ có 1 mặt như người vì khi xem mặt sau chỉ xem được lưng. Trong trường hợp này, ta có thể sắp các vật thể hơi gần nhau chút thì lúc đó nhìn ở mặt nào cũng thấy tỉ lệ không đến nỗi nào làm.
 

ashui

Thành viên
Trả lời: Re: Tỉ lệ vàng trong nghệ thuật Bonsai

Con số được biểu thị bằng một tỉ lệ gọi là tỉ lệ thần thánh (thường gọi: tỉ lệ vàng):a/b=b/(a+b)
Trong đó, bộ phận nhỏ a so với bộ phận lớn b bằng bộ phận lớn b so với toàn thể (a + b). Các nhà toán học đã tính CSV là b/a=1.618 (số vô tỉ). Nếu một hoạ sĩ muốn vẽ một bức tranh hình chữ nhật với chiều cao 0,7 m để có một khuôn hình theo tỉ lệ vàng (xt. Tỉ lệ vàng), thì đem chiều cao nhân với CSV: 0,70 m × 1,618 = 1,1326 m sẽ được chiều dài mong muốn. CSV cũng như tỉ lệ vàng được truyền khẩu như một bí thuật trong nội bộ các phường hội kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ thời trung cổ ở Châu Âu. Năm 1498, xuất hiện cuốn sách "Tỉ lệ thần thánh" của nhà toán học Italia Pachiôli (L. Pacioli) có những hình minh hoạ của hoạ sĩ Italia Lêônacđô Đa Vinchi (Leonardo da Vinci). Từ thời Phục hưng, các hoạ sĩ Châu Âu đã qua CSV để tạo chiều sâu trên mặt phẳng bức tranh. Sang thế kỉ 20, các hoạ sĩ hiện đại nghiên cứu và ứng dụng CSV trong bố cục tạo được không gian mà vẫn tôn trọng mặt phẳng hai chiều của bức tranh.
Còn trong Mỹ học hay điện ảnh thì con số 1: 3 lại lại tỷ lệ vàng. Ví dụ để tả cảnh trời thì 2/3 phía trên khung hình là phần bầu trời, 1/3 còn lại là tả đất.
Trong nghệ thuật Bonsai, theo tôi cũng có thể áp dụng tỷ lệ vàng để bố cục: chậu, gốc, cành, tán, khoảng trống hợp lý. Các nghệ nhân cho biết ý kiến này thế nào?
Chào bác, bác có thể post thêm thông tin về tỷ lệ vàng kô, em thấy trong bất kỳ ngành nghề nào cũng có tỷ lệ vàng, nhất là trong nghệ thuật điêu khắc, hội họa, và kể cả cây cảnh nghệ thuật cũng kô ngoại lệ
 

haobs

Thành viên
Asui à!
Tỷ lệ vàng ta gặp rất nhiều trong tự nhiên, có lẽ căn cứ vào đó mà các bậc tiền bối đã đưa ra chuẩn mực về cái đẹp. Trong toán học, vật lý học và trong mỹ học được ứng dụng rộng rãi nhất. Trong kiến trúc, xây dựng thiết kế công trình ngày xưa người ta sử dụng rất nhiều: Điển hình như kiến trúc các đền thờ thời La mã, kiến trúc hình soắn vỏ ốc anh vũ, màn hình Laptop…
Ví dụ xem tỷ lệ vàng cân đối trong khuôn mặt nhé!
Chỉ cần lấy một tấm chân dung ta ra và bắt đầu đo thử nhé (đơn vị mm)
A: Từ đỉnh đầu đến cằm
B: Từ đỉnh đầu đến tròng đen mắt
C: Từ tròng đen mắt đến đỉnh mũi
D: Từ tròng đen mắt đến môi
E: Bề ngang chiếc mũi
F: Khoảng cách giữa hai mắt tính từ đuôi mắt
G: Bề ngang đầu bạn
H: Từ chân tóc trán đến tròng đen
I: Từ đỉnh mũi tới cằm
J: Từ môi tới cằm
K: Độ dài của môi
L: Từ đỉnh mũi tới môi
Sau đó, ta tính tỉ lệ sau: A/G, B/D, I/J, I/C, E/L, F/H, K/E.
Những kết quả thu được càng gần chỉ số vàng 1,618 thì gương mặt bạn càng hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu thấy con số cách xa với tỉ lệ chuẩn quá thì bạn cũng đừng thất vọng làm gì. Nếu bạn có tỷ lệ vàng thì quá tuyệt, nếu bạn không đạt chuẩn thì cũng chẳng sao vì vẻ đẹp trong mắt người đối diện phụ thuộc nhiều vào phong cách, tính cách và tài năng của bạn.
Còn nhiều nữa bạn thử qua Google tìm và nghiên cứu xem
 

ashui

Thành viên
Em nghĩ trong cây có lẽ cũng tuân theo tỷ lệ vàng, bác nào có biết thông tin về tỷ lệ vàng áp dụng vào cây thì post cho anh em mở mang nhé.
 

lnvinh

Super Moderator
Em nghĩ trong cây có lẽ cũng tuân theo tỷ lệ vàng, bác nào có biết thông tin về tỷ lệ vàng áp dụng vào cây thì post cho anh em mở mang nhé.
Trong Bonsai lúc trước có một số quy định về tỉ lệ kích thước, nhưng thực tế không thể áp dụng 1 kích thước cứng ngắc cho 1 tác phẩm sáng tác có tính tương đối về kích thước nên từ từ không còn phù hợp và không còn áp dụng nữa.
 

ashui

Thành viên
Trong Bonsai lúc trước có một số quy định về tỉ lệ kích thước, nhưng thực tế không thể áp dụng 1 kích thước cứng ngắc cho 1 tác phẩm sáng tác có tính tương đối về kích thước nên từ từ không còn phù hợp và không còn áp dụng nữa.
Thảo nào trước đây vài năm, vẫn có tình trạng các bác đi mua cây kèm theo thước đo. Giờ thấy quan niệm về cái đẹp của cây cũng thoáng hơn và phong cách làm cây cũng đa dạng, kô gò ép như trước, nhất là cách làm cây phá cách, thay đổi một số chi tiết khác đi so với cách làm truyền thống của những dáng cây truyền thống.
 

MinhThư99

Thành viên tích cực
Chào anh Ashui
- Ý của anh thì tôi cũng hiểu chút chút đó, ý anh giống ý em, vấn đề làm tiều cảnh theo tôi thì cũng phải áp dụng 1 số quy luật ràng buột của người đi trước, nhưng phải sáng tạo thêm, về tác phẩm mổi người có 1 cách suy nghĩ khác nhau và khía cạnh nhìn nhận tùy theo trình độ nữa , còn về thướt tấc vàng thì làm sao mà áp dụng được trong cái gọi là trừu tượng ,có khi nào anh bị một cây hoặc 1 tiểu cảnh hút hồn anh vào đó không ?

- Theo tôi thì mình làm sao mà người nhìn vào họ cảm nhận tác phẩm có hồn và sức sống

- Như anh Vinh có nói trong bài làm lũa cho cây tùng , "bây giờ chúng ta phải sáng tạo nghiêng cứu" làm cây cành đừng bị ràng buộc những kiều xưa nay thấy hơi nhàm chán
_ Theo anh thì sao anh Ashui !
 

ashui

Thành viên
Chào anh Ashui
- Ý của anh thì tôi cũng hiểu chút chút đó, ý anh giống ý em, vấn đề làm tiều cảnh theo tôi thì cũng phải áp dụng 1 số quy luật ràng buột của người đi trước, nhưng phải sáng tạo thêm, về tác phẩm mổi người có 1 cách suy nghĩ khác nhau và khía cạnh nhìn nhận tùy theo trình độ nữa , còn về thướt tấc vàng thì làm sao mà áp dụng được trong cái gọi là trừu tượng ,có khi nào anh bị một cây hoặc 1 tiểu cảnh hút hồn anh vào đó không ?

- Theo tôi thì mình làm sao mà người nhìn vào họ cảm nhận tác phẩm có hồn và sức sống

- Như anh Vinh có nói trong bài làm lũa cho cây tùng , "bây giờ chúng ta phải sáng tạo nghiêng cứu" làm cây cành đừng bị ràng buộc những kiều xưa nay thấy hơi nhàm chán
_ Theo anh thì sao anh Ashui !
Chào MT
Đấy vấn đề ở chỗ đó, mình có làm gì thì làm vẫn phải tuân thủ những cái gọi là chuẩn trước rồi sáng tạo trên nền đó. Những cái mà ai cũng thừa nhận đẹp thì chắc chắn là đẹp trong thời điểm đó, những cái mà ai cũng cho là xấu thì ít nhất trong giai đoạn ấy kô được thừa nhận rồi. Vấn đề từ lúc chưa bít gì, đến lúc cảm nhận được và hơn nữa làm được tác phẩm có hồn thì lại là một chặng đường gian nan lắm.
Thân
 
1

123zo

Guest
làm cây cảnh cùng với hội họa là các môn nghệ thuật nên tác phẩm càng phóng khoáng bao nhiêu thì càng có hồn và đẹp bấy nhiêu. vì vậy đặt ra một tiêu chuẩn để áp đặt. đo đạc rồi dùng máy tính chia tỉ lệ là không nên. Tuy nhiên một tác phẩm có tỉ lệ kích thước cân đối nhìn sẽ đẹp hơn! vì ........mọi người thấy thế là đẹp! số đông người trong toàn xã hội thấy đẹp thì đó là đẹp và là chuẩn mực
 
1

123zo

Guest
người con gái có càng nhiều kẻ si tình thấy đẹp thì càng đẹp hiiii
 

phamtriu.tb

Thành viên Mua Bán
em(cháu)lớp trẻ,chưa biết gì về dáng thế cho cây,tỷ lệ vàng trước cũng có đc nghe thầy dạy toán nói qua,nhưng do không chú tâm mà chẳng nhớ gì
nhưng thế này ạ,từ góc độ chủ quan của cá nhân,em(cháu) thíc cây đẹp tự nhiên,thân thế càng tự do càng tốt vậy nên ủng hộ những thế phá cách,thế quái(mà biết đâu những thế này có đc 1 tỷ lệ hợp lý nào đó,và những gì mà theo nhãn quan của nhiều người cùng thấy là đẹp thì rất có thể cùng hàm ẩn "form" chuẩn nào đó chưa đc khám phá phải không ạ)
 
Top