Tạo dáng Bonsai từ một phôi đơn giản.

Galaxy Tan

Thành viên
Nhằm hỗ trợ thành viên (TV) trong việc định hướng và tạo tác bonsai từ cây phôi. Tôi xin giới thiệu loạt bài hướng dẫn xử lý phôi thành các kiểu dáng bonsai cơ bản nhất.

Trong bài viết, có xử dụng một số hình ảnh của TV Diễn đàn CCVN.COM và tham khảo tài liệu Kỹ thuật Bonsai của một số nghệ nhân tiêu biểu.

Do quĩ thời gian có hạn nên việc viết bài sẽ không liên tục như mong đợi của anh em TV. Mong anh em thông cảm!

Rất vui lòng đón nhận sự đóng góp ý kiến của anh em để topic thực sự hữu ích với những ai yêu thích cây cảnh nói chung và bonsai nói riêng.

Trước khi đi vào Phần I, mời các bạn xem qua một số kiểu dáng cơ bản của bonsai:


Có rất nhiều kiểu dáng khác nhau của 1 cây trong tự nhiên, các nghệ nhân đã đúc kết và qui lại thành 05 dáng đặc trưng nhất. Từ 5 dáng cơ bản trên đây có thể tùy biến thành nhiều kiểu dáng khác nhau.



PHẦN I

TẠO DÁNG TRỰC VỚI CÂY 1 THÂN​


Cây phôi được khai thác ngoài môi trường thiên nhiên:


Cắt phôi:

Việc xác định kiểu dáng cây trước khi cắt là hết sức quan trọng. Nó quyết định lớn đến sự hình thành và phát triển của cây sau này. Có thể dựa vào tiêu chí để định hướng cho 1 bonsai trong tương lai đẹp, đó là, gốc nở ngọn thon (vút, côn, kim tự tháp), tỷ lệ hợp lý giữa đường kính gốc và chiều cao cây khoảng 1/6.


Hình trên cho ta thấy vị trí cao nhất của vết cắt chéo có độ cao = 2 lần đường kính thân và vị trí mặt cắt thấp = với đường kính thân.

Thật tuyệt vời nếu chồi mới mọc ngay sát vết cắt như ta mong muốn. Nhưng đôi khi chồi mọc cách xa vết cắt, do đó khi cắt lần 1 các bạn nên cắt cao hơn . Khi chồi mọc, ta sẽ xử lý vết cắt lần 2 để tạo co một cách như ý.

Dưới đây là hình minh họa chồi mọc “đúng bài” và các lần cắt giật (cắt nhịp) tiếp theo để tạo độ thon vút cho cây:


C1: Giữ lại 1 chồi khỏe nhất làm thân chính, bỏ các chồi khác nhằm tập trung dinh dưỡng cho chồi này phát triển, vết cắt mau liền.

C2: Khoảng 1 đến 2 năm (tùy vào độ sinh trưởng của cây…) phần thân mới đã lớn và kích thước có tỷ lệ hài hòa với phần thân cũ, ta sẽ cắt lần 2 theo chiều ngược lại với vết cắt lần 1.

C3: Lặp lại công việc “nhàm chán” này trong khoảng vài lần sau nhiều năm, các bạn sẽ được một cây tương đối theo chuẩn "đầu voi đuôi chuột" (phần góc lớn hơn phần ngọn) như đã đề cập trên đây.

* Lưu ý: Trong suốt quá trình cắt, nên giữ lại một số cành cơ bản ở những vị trí “đẹp” để tạo dáng tổng thể sau này.

Hồi mới chập chững bước vào tìm hiểu dòng bonsai, nghe sư phụ Lâm Ngọc Vinh góp ý, tôi chẳng hiểu gì về chi số, chi cấp và chi phông. Hễ cứ thấy nó xum xuê là OK tuốt.

Thật mắc cười khi tôi đặt vấn đề như trên bởi nó sẽ thật đơn giản với những bạn đã hiểu, còn với những người mới chơi thì cũng nên đảo qua vài dòng.


1: Cành thấp nhất là chi số 1 thường có độ lớn nhất và hướng về bên phải
2: Cành thứ 2 là chi phông (tất cả chi phông tôi biểu diễn màu đỏ để các bạn dễ phân biệt) nằm ở phía sau.
3: Cành số 3 đối trọng với cành số 1 và hướng về bên trái.

Tương tự cho đến hết phần ngọn sẽ là 5, 6,7... tùy theo độ cao của cây.


Cây một thân dáng trực thẳng (Chokkan)

Đã xong phần cắt giật cho thân chính, giờ ta chuyển qua phần cắt chi để tạo tán (tàn). Khỏi phải nói thì các bạn cũng biết, một cây bonsai đạt chuẩn và mang tính thẩm mỹ cao ngoài vẻ đẹp của thân chính và bộ đế (phần rễ) đòi hỏi phải có một bộ chi tàn theo kiểu dáng nhất định.

Xác định và chọn cho cây phôi một kiểu chi tàn trong tương lai sẽ giúp các bạn đi đúng hướng, tiết kiệm thời gian xử lý về sau này.

Ngoài các kiểu như liễu rũ, gió lùa hay dáng quái và một số kiểu biến thiên khác thì chung qui lại, bộ chi tàn của bonsai cũng chỉ thuộc 1 trong 5 kiểu cơ bản nhất sau đây:


T1: Kiểu tàn hình rẻ quạt (hình chổi).
T2: Kiểu tàn hình dù (trăng khuyết).
T3: Kiểu tàn hình bán nguyệt.
T4: Kiểu tàn hình tam giác cân.
T5: Kiểu tàn hình tam giác lệch.

Vài VD sau đây để các bạn có thể hình dung các nghệ nhân đã áp dụng hiệu quả kiểu tán cho tác phẩm bonsai của mình như thế nào:










Còn tiếp...Chúc cuối tuần vui vẻ!​



==================================
Kính gửi bác Trần Hùng và các thành viên diễn đàn,

Vừa rồi, em đọc bài viết của bác Trần Hùng, em thấy rất bổ ích và in ra file .pdf để lưu trử (với mục đích cá nhân). Do bài viết của bác Trần Hùng post nhiều lần, nên em tập hợp lại mỗi phần một bài để in ra cho tiện, cũng muốn các bạn khác nếu muốn in file thì cũng dễ dàng (chỉ cần nhấp vào số thứ tự bài viết trong topic ở góc trên bên trái để in bài viết đó, ví dụ bài viết phần 1 có số #162).

Đó là lí do mà em trích dẫn bài của bác mà em xóa phần trích dẫn, để bản in dc gọn gàng. Nếu bác không đồng ý thì em sẽ xóa ngay nhé.

Cảm ơn bác Trần Hùng rất nhiều về những tâm huyết mà mình đã chia sẻ với anh em!
Thân,
T.
 

Vô Danh

Thành viên
...
Kính gửi bác Trần Hùng và các thành viên diễn đàn,

Vừa rồi, em đọc bài viết của bác Trần Hùng, em thấy rất bổ ích và in ra file .pdf để lưu trử (với mục đích cá nhân). Do bài viết của bác Trần Hùng post nhiều lần, nên em tập hợp lại mỗi phần một bài để in ra cho tiện, cũng muốn các bạn khác nếu muốn in file thì cũng dễ dàng (chỉ cần nhấp vào số thứ tự bài viết trong topic ở góc trên bên trái để in bài viết đó, ví dụ bài viết phần 1 có số #162).

Đó là lí do mà em trích dẫn bài của bác mà em xóa phần trích dẫn, để bản in dc gọn gàng. Nếu bác không đồng ý thì em sẽ xóa ngay nhé.

Cảm ơn bác Trần Hùng rất nhiều về những tâm huyết mà mình đã chia sẻ với anh em!
Thân,
T.
Bạn không cần phải cẩn thận tới mức vậy vì tui biết hắn (Trần Hùng) nếu đọc bài tổng hợp của bạn hẳn sẽ rất lấy làm vui khi có một người yêu cây như bạn bỏ công ra biên tập lại nhằm phục vụ anh chị em thuận lợi hơn trong việc tham khảo.

Chúc bạn nhiều sự tốt lành.

Thân mến!
 

duya1pro

Thành viên mới
cảm ơn bác, nhờ bài viết của bác e đã hiểu ra nhiều điều, giờ phải thực hành lên cây sung ở nhà mới được :)
 

nguyenvanhakg

Thành viên
Chú Hùng ơi! Cháu chưa làm bonsai bao giờ, nhưng đọc bài này xong cháu muốn bỏ nghề theo nó luôn, hjhj!
Với lại chú Hùng up lại hình của "PHẦN III: TẠO BONSAI VỚI MỘT KHÚC LŨA BỎ ĐI HAY MỘT PHÔI ĐẸP...LỠ CHẾT!" cháu thấy link die hết rồi chú. Cháu cám ơn chú nhiều!
 

nxuandu

Thành viên
Chú Hùng ơi! Cháu chưa làm bonsai bao giờ, nhưng đọc bài này xong cháu muốn bỏ nghề theo nó luôn, hjhj!
Với lại chú Hùng up lại hình của "PHẦN III: TẠO BONSAI VỚI MỘT KHÚC LŨA BỎ ĐI HAY MỘT PHÔI ĐẸP...LỠ CHẾT!" cháu thấy link die hết rồi chú. Cháu cám ơn chú nhiều!
Dúng rôi Anh phuc hôi lai hinh di Anh !
Cam on Anh ! Rat huu ich !
 
Top