Tưới nhỏ nhọt: ưu nhược trong Bonsai

Hinoki

Thành viên tích cực
Số là mình sắp mở rộng vườn nên muốn tối ưu hóa sự phát triển cây nằm chậu nên muốn đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt cho khoảng 4000 cây Thông và 1000 cây Tùng.
Vườn hiện hữu thì đang dùng béc tưới sân vườn khá ổn.
Điện và nước thì không đưa vào dự toán vì giá điện khá rẽ, nước giếng khoan.
Vậy theo anh em và nhất là bác Vũ Hưng, thì ngoài yếu tố điện, nước, tưới nhỏ giọt và tưới béc cho chậu cây, cái nào thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội hơn ah?
Mong mọi người góp ý
Kính!
 

dongnp2013

Thành viên
Mình cũng đang đầu tư một bộ trên sân thượng, theo mình vì Thành chồng chủ yếu là cây lá kim nên làm hai hệ thống. Một là tưới nhỏ giọt vào từng gốc cây, đặt chế độ tưới hen giờ hai lần một ngày sáng sớm trước 7h, chiều tối sau 5h. Hai là hệ thống tưới phun sương cheo phía trên khu vực trồng cây, tưới phun 4 hoặc 5 lần từ chập tối đến lúc đi ngủ ( khoảng 10h đêm). Sau thời gian này nền đất đã ẩm sẵn có thể tự tạo ra hơi xương. Chắc mọi người chơi lá kim đều biết cây lấy nước chủ yếu vào ban đêm qua lá nên tưới phun xương buổi tối giúp cây lấy nước qua lá dễ dàng hơn. Hệ thống tưới nhỏ giot vaoh buổi sáng và tối chỉ giup đất ẩm, chống nóng ban ngày và giúp hòa tan các chất dinh dưỡng cho rễ cây dễ hấp thụ vào ban đêm khi lá làm việc. Tưới vào gốc 2 lần một ngày, mỗi lần khoảng một phút là đủ ẩm để đạt định mức 2h ướt, 8h ẩm
 

vincentvo1975

Thành viên tích cực
4000 cây thông 1000 cây tùng mõi cây ít nhất là 1-2 vòi nước
cộng lại ít nhất cũng phải mất 6-7 nghìn vòi

đầu tư hơi bị lớn
 

dongnp2013

Thành viên
Trả lời: Re: Tưới nhỏ nhọt: ưu nhược trong Bonsai

4000 cây thông 1000 cây tùng mõi cây ít nhất là 1-2 vòi nước
cộng lại ít nhất cũng phải mất 6-7 nghìn vòi

đầu tư hơi bị lớn
Đầu nhỏ giọt 2k hoặc 3k một đầu ( 3×5000= 15000k) béc phun sương chỉ cần 1/4 là khoảng 1250 cái( 1250× 20 = 25000k) ống nước loại nhỏ 4mm để gắn đầu nhỏ giọt khoảng 1000m× 3k= 3000 k. Ống chịu áp 6mm để gắn béc phun xương 1000m× 7k= 7000k. Ống đi dây chính 21mm khoảng 1000m× 10k= 10000k. Bộ hẹn giờ hai cái bằng 500k. Máy bơm tăng áp hai cái bằng 3000k. Bộ lọc cặn 2cái bằng 300k. Các loại vật tư linh tinh khác nữa tổng cộng khoảng 60 đến 70triệu. Quy hoạch vườn tốt có thể giản được số béc phun xương , ống đi dây chính và giúp tăng áp lực tại đầu tưới nhỏ giọt và béc phun xương
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trồng nhiều (nhất là cây con)thì phải có hệ thống tưới tự động là phải rồi.
Có điều, đọc những con số do bạn dongnp2013 nêu ra (khá chính xác) thì
quả là có hơi hãi thật !

Toàn số ngàn và trăm ngàn !
hay là các bạn bên nhà đã quen với số trăm ngàn và triệu nên thấy mọi
chuyện quá bình thường ?
 

seamen

Thành viên
Trồng nhiều (nhất là cây con)thì phải có hệ thống tưới tự động là phải rồi.
Có điều, đọc những con số do bạn dongnp2013 nêu ra (khá chính xác) thì
quả là có hơi hãi thật !

Toàn số ngàn và trăm ngàn !
hay là các bạn bên nhà đã quen với số trăm ngàn và triệu nên thấy mọi
chuyện quá bình thường ?
Có giải pháp tiết kiệm hơn phải ko chú?
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Trả lời: Re: Tưới nhỏ nhọt: ưu nhược trong Bonsai

Số là mình sắp mở rộng vườn nên muốn tối ưu hóa sự phát triển cây nằm chậu nên muốn đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt cho khoảng 4000 cây Thông và 1000 cây Tùng.
Vườn hiện hữu thì đang dùng béc tưới sân vườn khá ổn.
Điện và nước thì không đưa vào dự toán vì giá điện khá rẽ, nước giếng khoan.
Vậy theo anh em và nhất là bác Vũ Hưng, thì ngoài yếu tố điện, nước, tưới nhỏ giọt và tưới béc cho chậu cây, cái nào thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội hơn ah?
Mong mọi người góp ý
Kính!
Mình cũng đang đầu tư một bộ trên sân thượng, theo mình vì Thành chồng chủ yếu là cây lá kim nên làm hai hệ thống. Một là tưới nhỏ giọt vào từng gốc cây, đặt chế độ tưới hen giờ hai lần một ngày sáng sớm trước 7h, chiều tối sau 5h. Hai là hệ thống tưới phun sương cheo phía trên khu vực trồng cây, tưới phun 4 hoặc 5 lần từ chập tối đến lúc đi ngủ ( khoảng 10h đêm). Sau thời gian này nền đất đã ẩm sẵn có thể tự tạo ra hơi xương. Chắc mọi người chơi lá kim đều biết cây lấy nước chủ yếu vào ban đêm qua lá nên tưới phun xương buổi tối giúp cây lấy nước qua lá dễ dàng hơn. Hệ thống tưới nhỏ giot vaoh buổi sáng và tối chỉ giup đất ẩm, chống nóng ban ngày và giúp hòa tan các chất dinh dưỡng cho rễ cây dễ hấp thụ vào ban đêm khi lá làm việc. Tưới vào gốc 2 lần một ngày, mỗi lần khoảng một phút là đủ ẩm để đạt định mức 2h ướt, 8h ẩm
Đầu nhỏ giọt 2k hoặc 3k một đầu ( 3×5000= 15000k) béc phun sương chỉ cần 1/4 là khoảng 1250 cái( 1250× 20 = 25000k) ống nước loại nhỏ 4mm để gắn đầu nhỏ giọt khoảng 1000m× 3k= 3000 k. Ống chịu áp 6mm để gắn béc phun xương 1000m× 7k= 7000k. Ống đi dây chính 21mm khoảng 1000m× 10k= 10000k. Bộ hẹn giờ hai cái bằng 500k. Máy bơm tăng áp hai cái bằng 3000k. Bộ lọc cặn 2cái bằng 300k. Các loại vật tư linh tinh khác nữa tổng cộng khoảng 60 đến 70triệu. Quy hoạch vườn tốt có thể giản được số béc phun xương , ống đi dây chính và giúp tăng áp lực tại đầu tưới nhỏ giọt và béc phun xương
Với các thông tin như này, và thông cần ít nhất 5 năm, tùng cần ít nhất 10 năm để có cây coi được,
Thì vốn đầu tư + tiêu hao nhiên liệu sử dụng cho khoảng thời gian đó là không nhỏ.

---->> dẫn đến đầu ra sản phẩm (nếu thương mại hóa) chắc chắn sẽ cao, đó là chưa kể phân tro, công cán,.....
----->> sẻ có sự cạnh tranh với dòng sản phẩm giá mềm ?

Nếu để nuôi cây phôi, bán cây giống thì khác, nhưng mục tiêu đề ra có lẽ không theo hướng này?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Trả lời: Re: Tưới nhỏ nhọt: ưu nhược trong Bonsai

Với các thông tin như này, và thông cần ít nhất 5 năm, tùng cần ít nhất 10 năm để có cây coi được,
Thì vốn đầu tư + tiêu hao nhiên liệu sử dụng cho khoảng thời gian đó là không nhỏ.

---->> dẫn đến đầu ra sản phẩm (nếu thương mại hóa) chắc chắn sẽ cao, đó là chưa kể phân tro, công cán,.....
----->> sẻ có sự cạnh tranh với dòng sản phẩm giá mềm ?

Nếu để nuôi cây phôi, bán cây giống thì khác, nhưng mục tiêu đề ra có lẽ không theo hướng này?
Bạn tính vậy nhưng cũng xin đừng quên : mức bảo trì.
Tuy mức bảo trì rất thấp nhưng vẫn cần có.
 

Kim Khi Tai

Moderator
Tưới nhỏ giọt chỉ có thể áp dụng khi xảy ra trong các trường hợp sau:
1. Khu vực trồng cây nguồn nước tự nhiên it, mưa it, và giá mua nước cao
2. Số lượng cây qui hoạch vượt quá mức cho phép yêu cầu
3. Thường xuyên k có mặt tại vườn và tưới nước không đúng điều độ nên dùng để chữa cháy
Và....

Đối với chi phí đầu tư ban đầu như bạn Đồng (Dongnp2013) đưa ra đối với vườn có số lượng cây mà bạn Hinoki đưa ra k hề cao tý nào vì không phải cây nào cứ nuôi to 5-6 năm với bán nên tính trên đầu cây nó chẳng đáng là bao,
Nhưng để bảo dưỡng vận hành hệ thống này là vấn đề cần lưu ý nhất.

Note: theo mình hiểu là với họ lá kim nước cần cho đất không cần nhiều so với nước cần cho lá thì phải
 

Hinoki

Thành viên tích cực
Tưới nhỏ giọt chỉ có thể áp dụng khi xảy ra trong các trường hợp sau:
1. Khu vực trồng cây nguồn nước tự nhiên it, mưa it, và giá mua nước cao
2. Số lượng cây qui hoạch vượt quá mức cho phép yêu cầu
3. Thường xuyên k có mặt tại vườn và tưới nước không đúng điều độ nên dùng để chữa cháy
Và....

Đối với chi phí đầu tư ban đầu như bạn Đồng (Dongnp2013) đưa ra đối với vườn có số lượng cây mà bạn Hinoki đưa ra k hề cao tý nào vì không phải cây nào cứ nuôi to 5-6 năm với bán nên tính trên đầu cây nó chẳng đáng là bao,
Nhưng để bảo dưỡng vận hành hệ thống này là vấn đề cần lưu ý nhất.

Note: theo mình hiểu là với họ lá kim nước cần cho đất không cần nhiều so với nước cần cho lá thì phải
đây là ý kiến mà Hinoki đang quan tâm, tưới nhỏ giọt có giúp cây phát triển nhanh hơn các phương pháp tưới truyền thống không???
Mình không quan tâm đến các vấn đề tài chính, khấu hao lắm. Vì làm nông nghiệp tập trung với số lượng lớn thì giá thành đơn vị sản phẩm sẽ nhỏ, nếu có chênh lệch thì không đáng kể lắm.
Ví dụ như tưới nhỏ giọt giá đầu tư cho 1 sản phẩm Thông đen 1 tuổi là 100K
Tưới truyền thống là 70K
Nhưng nếu sau 1 năm mà cây tưới bằng tưới nhỏ giọt to hơn tưới truyền thống 1,5 lần thì mình thắng lớn vì giá bán sẽ chênh nhau 50%, trong khi chi phí đầu tư chỉ cao hơn 30%. Mình vẫn lãi 20%.

Đó là lí do vì sao mình cần mọi người chia sẽ kinh nghiệm tưới nhỏ giọt?
Giá mà có tiền rủng rỉnh đi Israel chơi 1 chuyến nhỉ ~X(~X(~X(
 

phamthanhnh

Thành viên
Theo em thông tùng, lá kim bác nên đâu tư hệ thống phun sương cho nó thì phát triển tốt hơn. Kết hợp tưới béc. Chứ không cần tưới nhỏ giọt đâu. Là kim nó thích sương hơn nước nhiều
 

chinhtv1970

Thành viên
Xem trên mạng mình thấy nhà vườn của Nhật vẫn trồng Thông dưới đất bằng cách trồng trên giồng.
Bạn Thành tham khảo phương án này xem có khả thi không:
- Cây trồng trên giồng (cát +tro trấu =>dễ kiếm, rẻ tiền)
- Áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt không dùng béc mà dùng dây nhỏ giọt (dây nhỏ giọt rẻ hơn dùng béc, có thể đặt kéo dài theo hàng)
- Mình nghĩ dùng nhỏ giọt sẽ thích hợp cho Thành vì chỉ về vườn vào T7,CN. Ta có thể kết hợp bón phân trực tiếp vào nguồn nước luôn.
- Vùng Long An buổi sáng sương mờ trắng xóa nên việc cây lấy nước từ sương đêm mình nghĩ ông trời đã giúp ta rồi.
- Trồng bằng rổ với chất trồng thông thoáng thì chi phí cao bao gồm rổ, chất trồng, tưới nước nhiều, phân bón nhiều. Mình nghĩ phương pháp này thích hợp cho anh em chơi cây với số lượng ít hoặc cây vào giai đoạn huấn luyện cây bán thành phẩm
 

Hinoki

Thành viên tích cực
Theo em thông tùng, lá kim bác nên đâu tư hệ thống phun sương cho nó thì phát triển tốt hơn. Kết hợp tưới béc. Chứ không cần tưới nhỏ giọt đâu. Là kim nó thích sương hơn nước nhiều
Xem trên mạng mình thấy nhà vườn của Nhật vẫn trồng Thông dưới đất bằng cách trồng trên giồng.
Bạn Thành tham khảo phương án này xem có khả thi không:
- Cây trồng trên giồng (cát +tro trấu =>dễ kiếm, rẻ tiền)
- Áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt không dùng béc mà dùng dây nhỏ giọt (dây nhỏ giọt rẻ hơn dùng béc, có thể đặt kéo dài theo hàng)
- Mình nghĩ dùng nhỏ giọt sẽ thích hợp cho Thành vì chỉ về vườn vào T7,CN. Ta có thể kết hợp bón phân trực tiếp vào nguồn nước luôn.
- Vùng Long An buổi sáng sương mờ trắng xóa nên việc cây lấy nước từ sương đêm mình nghĩ ông trời đã giúp ta rồi.
- Trồng bằng rổ với chất trồng thông thoáng thì chi phí cao bao gồm rổ, chất trồng, tưới nước nhiều, phân bón nhiều. Mình nghĩ phương pháp này thích hợp cho anh em chơi cây với số lượng ít hoặc cây vào giai đoạn huấn luyện cây bán thành phẩm

Nhưng quỹ đất của em đã hết :">
Nếu trồng đất thì 5000 cây phải có tối thiểu 2 hecta. Giờ em chỉ còn 500m2 thôi, nên chỉ còn giải pháp trồng chậu~X(~X(~X(
 

Hinoki

Thành viên tích cực
Sát sườn vấn đề em muốn tìm hiểu: Cây trồng trong chậu thì tưới nhỏ giọt so với tưới truyền thống cái nào giúp cây phát triển nhanh hơn?
Bác nào có kinh nghiệm xin giúp góp ý cho em
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Sát sườn vấn đề em muốn tìm hiểu: Cây trồng trong chậu thì tưới nhỏ giọt so với tưới truyền thống cái nào giúp cây phát triển nhanh hơn?
Bác nào có kinh nghiệm xin giúp góp ý cho em
úi, ông anh hình như quên là đất trồng thông tùng nó bằng sỏi, đá hà....
nên có nhỏ giọt thì nó củng đâu có như khi nhỏ giọt trên đất thịt.
thêm nữa hai loài này nó cần khô ráo bộ rể nhiều hơn để "dzú em nó nhanh phát triển bự :)))
lại thêm nó thích sương và thích nắng.

Đề nghị Ông thầy kiểm tra bài củ của trò Hinoki.... (thể nào củng có vài cái dịch nộn cho coi.... :)):)) 8-})
 

Hinoki

Thành viên tích cực
úi, ông anh hình như quên là đất trồng thông tùng nó bằng sỏi, đá hà....
nên có nhỏ giọt thì nó củng đâu có như khi nhỏ giọt trên đất thịt.
thêm nữa hai loài này nó cần khô ráo bộ rể nhiều hơn để "dzú em nó nhanh phát triển bự :)))
lại thêm nó thích sương và thích nắng.

Đề nghị Ông thầy kiểm tra bài củ của trò Hinoki.... (thể nào củng có vài cái dịch nộn cho coi.... :)):)) 8-})
Giờ bỏ qua chuyện lá kim đi.
Trồng cây trong chậu thôi thì nhỏ giọt nó có tốt hơn tưới phun bằng béc, bằng vòi sen không?^:)^^:)^^:)^
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Giờ bỏ qua chuyện lá kim đi.
Trồng cây trong chậu thôi thì nhỏ giọt nó có tốt hơn tưới phun bằng béc, bằng vòi sen không?^:)^^:)^^:)^
em là em bỏ cái nhỏ giọt,
cần vòi béc phun định kỳ hoặc phun sương định kỳ cộng thêm tưới thủ công bằng vòi mỗi ngày 1 lần hoặc có thời gian thì 2 lần sáng chiều.

theo em thế là quá đủ mà còn đảm bảo cho cây có thời gian khô rể cho dzú em nó to, ( vì chủ đề là thông tùng nên một lần nữa xoáy mạnh cái chổ này) %-(%-(
 

tranquanbao

Thành viên
Số là mình sắp mở rộng vườn nên muốn tối ưu hóa sự phát triển cây nằm chậu nên muốn đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt cho khoảng 4000 cây Thông và 1000 cây Tùng.
Vườn hiện hữu thì đang dùng béc tưới sân vườn khá ổn.
Điện và nước thì không đưa vào dự toán vì giá điện khá rẽ, nước giếng khoan.
Vậy theo anh em và nhất là bác Vũ Hưng, thì ngoài yếu tố điện, nước, tưới nhỏ giọt và tưới béc cho chậu cây, cái nào thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội hơn ah?
Mong mọi người góp ý
Kính!
Thiên nhiên từ xưa đến nay có mùa khô và mùa mưa, mùa nóng và mùa lạnh không phải là không có lý do, và lý do chính là: để con người và sinh vật(trong đó có cây cối) có thể tồn tại và phát triển.
Dùng hệ thống tưới sân vườn là tốt nhất đó bạn. Tưới nhỏ giọt thích hợp với cây thu hoạch ngắn ngày, không thích hợp với cây bon sai vì nó dần dần làm suy yếu cây dù lá có xanh tốt. Bạn quan sát mấy đứa trẻ nông thôn nghịch đùa phơi nắng dầm mưa với mấy đứa trẻ thành thị suốt ngày ở máy lạnh, không ra mưa nắng, bên nào khỏe mạnh hơn thì biết. CÂY BONSAI PHẢI CHỊU SỰ THAY ĐỔI KHÔ HẠN, ẨM ƯỚT TRONG NGẮN HẠN; CHỊU SỰ THAY ĐỔI NÓNG VÀ LẠNH NGẮN HẠN MỚI SỐNG LÂU SỐNG BỀN.

Xem những nhà vườn ghép cây ăn quả, có nơi đem về trồng vài năm cây ghép chết, nơi trồng hơn 20 năm cây vẫn sống khỏe, tìm hiểu chế độ tưới của họ đi bạn sẽ thấy như mình nói.
Cũng có người nói Linh Sam ghép tối đa 10 năm buông cành ghép, nên chơi zin là tốt, mình biết có một số người có Linh Sam ghép hơn 15 năm rồi và họ đều là những lão lười, lâu lâu ngó qua tưới cho cây một cái, mà khi tưới thì lão lại tưới đến ngập ngụa luôn, vô hình chúng làm đúng cái điều kiện thất thường của tự nhiên về Nóng Lạnh, Khô Ướt.
 

Hinoki

Thành viên tích cực
Thiên nhiên từ xưa đến nay có mùa khô và mùa mưa, mùa nóng và mùa lạnh không phải là không có lý do, và lý do chính là: để con người và sinh vật(trong đó có cây cối) có thể tồn tại và phát triển.
Dùng hệ thống tưới sân vườn là tốt nhất đó bạn. Tưới nhỏ giọt thích hợp với cây thu hoạch ngắn ngày, không thích hợp với cây bon sai vì nó dần dần làm suy yếu cây dù lá có xanh tốt. Bạn quan sát mấy đứa trẻ nông thôn nghịch đùa phơi nắng dầm mưa với mấy đứa trẻ thành thị suốt ngày ở máy lạnh, không ra mưa nắng, bên nào khỏe mạnh hơn thì biết. CÂY BONSAI PHẢI CHỊU SỰ THAY ĐỔI KHÔ HẠN, ẨM ƯỚT TRONG NGẮN HẠN; CHỊU SỰ THAY ĐỔI NÓNG VÀ LẠNH NGẮN HẠN MỚI SỐNG LÂU SỐNG BỀN.

Xem những nhà vườn ghép cây ăn quả, có nơi đem về trồng vài năm cây ghép chết, nơi trồng hơn 20 năm cây vẫn sống khỏe, tìm hiểu chế độ tưới của họ đi bạn sẽ thấy như mình nói.
Cũng có người nói Linh Sam ghép tối đa 10 năm buông cành ghép, nên chơi zin là tốt, mình biết có một số người có Linh Sam ghép hơn 15 năm rồi và họ đều là những lão lười, lâu lâu ngó qua tưới cho cây một cái, mà khi tưới thì lão lại tưới đến ngập ngụa luôn, vô hình chúng làm đúng cái điều kiện thất thường của tự nhiên về Nóng Lạnh, Khô Ướt.
Anh Quân Bảo rất ít viết nhưng viết rất hay!
Ý kiến của anh thật thú vị
Xin cám ơn!
 
Top