Tự tay phác thảo KIỂU DÁNG BONSAI (Bản đăng lại)

dungvan

Moderator
Chào anh chị em.
Sau sự cố xảy ra với Diễn Đàn vừa rồi, rất nhiều chủ đề có giá trị bị mất, gần như là không thể phục hồi lại được. Cũng rất may là tôi đã kịp lưu lại được một số chủ đề, trong đó có các chủ đề của chú Vũ Hưng (hqvuhototbung ).
Tôi sẽ dần dần đăng tải lại các chủ đề này lên Diễn Đàn, đây là tấm lòng của tôi đối với Diễn Đàn nói chung và với cá nhân chú Vũ Hưng nói riêng. Qua việc này, tôi hy vọng rằng khi chú Vũ Hưng trở lại sinh hoạt trên Diễn Đàn, phần nào cũng làm chú đỡ hụt hẫng.

Cũng xin nói trước để anh chị em rõ: vì đây là bản tôi lưu lại phục vụ cho việc học tập nghiên cứu của cá nhân, nên tôi chủ yếu lưu những nội dung chính, có giá trị hữu ích của chủ đề. Vì vậy có một số bài viết của những anh chị em mà đã từng có trong chủ đề đó nhưng không được lưu lại, chính vì vậy mà khi xem, anh chị em sẽ thấy cách thể hiện của tài liệu này không như những chủ đề trao đổi thảo luận thường thấy trên Diễn Đàn.
Mặc dù vậy, những nội dung cần thiết của chủ đề là vẫn có đủ.

Sau đây là nội dung của chủ đề Tự tay phác thảo KIỂU DÁNG BONSAI của chú Vũ Hưng mà tôi đã lưu lại. Xin chia sẻ cùng anh chị em.
 

dungvan

Moderator
Tự tay phác thảo KIỂU DÁNG BONSAI

Người mở chủ đề: Vũ Hưng (hqvuhototbung)
******************************************

Một trong những điều thú vị của việc chơi cây là huấn luyện được cây phôi của mình trở thành một tác phẩm Bonsai như hoạch định. Có lẽ điều đó cũng chả khác chuyện con cái thực hiện được điều mình mong ước cho tương lai của chúng.
Hầu hết những cây phôi chúng ta gặp đều có thể trở thành tác phẩm Bonsai dưới nhiều dáng khác nhau. Thế nhưng, dáng nào phù hợp với vẻ đặc sắc của bộ đế nhất, hay phô được nét vươn sống của thân cây nhất, hoặc là diễn tả được nét "uốn theo chiều gió" của cành nhánh thì điều quyết định chung cuộc là do chính chúng ta : chủ nhân của cây phôi.

Nếu quyết định đó được diễn tả ra giấy trắng mực đen với từng chặng đường mô tả nên thực hiện như thế nào thì đó quả là điều tuyệt vời. Rồi thì toàn bộ những bản vẽ, hồ sơ chăm sóc được lưu lại như một " hồ sơ lý lịch từ khi còn là "vịt" đến lúc thành "thiên nga" và lưu truyền cho con cháu theo dõi nuôi nấng tiếp. Điều đó quả là lý tưởng.
Có điều lý tưởng này cũng chả khó thực hiện. Càng dễ dàng hơn nếu chúng ta, dù chả biết vẽ là gì, cũng vẫn tự tay phác thảo ra được cái dáng tương lai cho cây phôi.

Bản thân mình thì cũng chả rành rọt về vẽ, mà hoa tay thì cũng chẳng nhiều, thành thử muốn thực hiện, mình phải cố mày mò cái kiểu dễ ăn nhất. Bởi vậy, trong chủ đề này, mình mời các bạn cùng mình lấy giấy bút ra tập tành phác thảo vài cây cho quen tay. Đừng bận tâm chuyện xấu đẹp.
Cứ vẽ vài lần rồi sẽ rất dễ dàng.
Mong được các bạn hưởng ứng.
------------------

Trước khi chủ này được mở thì bạn Dươngtrungduong2 đã từng mở chủ đề "Giúp cách tạo hình Demo".

(http://forum.caycanhvietnam.com/dien...d.php?t=146904)

Mình cũng từng góp ý trong đó một phần.
Tuy nhiên, xét thấy chuyện nếu chỉ là cách tạo hình Demo (mà chủ yếu có lẽ đa phần các bạn nghĩ về việc dùng phần mềm Photoshop để thực hiện) thì xem ra chưa đủ và cũng khó thực hiện. Bởi vậy mình thấy chúng ta nên rà lại từng bước để có thể bất kỳ bạn nào cũng có thể tự làm kiểu thủ công cho cây của mình.

Mình đề nghị chúng ta tiến hả̀nh 3 phần.
Phần 1 : Cách vẽ thủ công cho ra hình 1 cái cây .
Phần 2 : Nắm bắt cơ bản thiết kế kiểu dáng tổng quát (bố cục tác phẩm)
Phần 3 : Thực hiện ý tưởng ra hình vẽ trên giấy.

Muốn làm được chuyện trên một cách dễ dàng, mình đề nghị các bạn nên có một số dụng cụ:
-giấy trắng
-bút chì
-bút mực (bút học trò chấm mực)+ mực tàu (nước)
-máy chụp hình
-miếng ván hay bìa cứng kẹp giấy.
Thế là đủ !
hqvuhototbung
 

dungvan

Moderator
Để đi từng bước vững chắc cho phần một này, chúng ta sẽ thực hiện một công việc đơn giản nhưng cũng khá thú vị: ngồi đồ lại hình ảnh.
Tuy rằng công việc này đã từng được trình bày tỉ mỉ ở trang 4-14 ở chủ đề "Giúp cách tạo hình demo" :

http://forum.caycanhvietnam.com/dien...=146904&page=4

chúng ta cũng nên nhắc sơ lại tại đây. Làm đi làm lại nhiều lần chả là không bổ ngang cũng bổ dọc.

Có một điều chúng ta cần nắm trước.
Khi cụ John Naka chuyển từ cây ngoài thiên nhiên vào bản vẽ thành bonsai, ấy là Cụ John nhà mình đã dùng kinh nghiệm hiểu biết + sở thích để lược bỏ "những thừa thãi " ở cây nguyên bản. Do đấy bản vẽ cuối cùng = cây bonsai, nhìn rất gọn gàng.





Trong phần một này, chúng ta chưa hẳn làm như vậy.
Nghĩa là ở phần này chúng ta chưa phải động não cho việc thiết kế gì hết. Chúng ta chỉ việc bỏ giờ ngồi đồ theo nguyên xi hình dạng cây ngoài thiên nhiên. Nói khác đi là cây ngoài thiên nhiên ra sao thì chúng ta vẽ ra hệt vậy. Chúng ta sẽ gọi đó là bản vẽ nguyên dạng.
Tức là chúng ta sẽ chỉ học vẽ ở phần một này. Vẽ sao cho ra đúng cái cây.
hqvuhototbung
 

dungvan

Moderator
Chúng ta sẽ từng bước thực hiện như sau :
1. Đồ họa tạo bản vẽ nguyên dạng
2. Chi tiết hóa từng phần của cây : rễ, thân , cành, vòm lá.
Giải thích sơ cho các bạn dễ nắm bắt vấn đề như vầy.

Ở bước một, chúng ta lần lượt :
a.chụp hình cái cây và đưa hình vào computer (phần lưu trữ hình ảnh) để từ đó cố thể in ra bản đen trắng. In ra khổ hình bao nhiêu thì tùy mỗi bạn.

b. Bạn nào đã có phần mềm Picasa trong máy thì nên dùng Picasa chuyển hình sang dạng "nét vẽ bút chì" rồi hãy in. Bạn nào không có cũng chả sao.Phần chuyển hình sang nét vẽ bút chì chỉ là giúp chúng ta thực hiện nhanh hơn một chút vì nó sẽ lược bớt nhiều chi tiết.

c. Chuyển bản in thành bản phim trong bằng cách lấy dầu ăn bôi lên giấy. (Bạn nào ở bên Mỹ hoặc nơi có điều kiện thì cứ việc ra tiệm "Art Supplies" (tên tiệm) mua miếng phim trong đặt vào chồng giấy là nó in ra bản phim ngay.

Coi chừng mua đúng loại giấy phim cho loại máy in mực nước hay mực bột. Miếng phim trong ấy chỉ là miếng "plastic có tĩnh điện" để bám mực.






Những bạn không có điều kiện như vậy thì chuyển bản in trên giấy thành bản phim bằng cách vuốt dầu ăn lên bản in giấy, rồi ép vào giấy báo cho ráo, thì dùng cũng tốt chán.

Hình dưới, cây bên trái là bản in trên giấy; cây bên phải là bản in giấy đã vuốt dầu (cho ánh sáng dễ qua, giúp dễ đồ nét lại).




d. Có bản phim nguyên dạng rồi, chúng ta chỉ cần lấy một tờ giấy bóng mờ áp lên bản phim,
kế tiếp dùng bút mực chấm chấm những đốm nhỏ theo hình. Thế là chúng ta có bản vẽ.


Các bạn xem bạn Tmt_arc đã chấm chấm để có hình cái bật lửa.



Còn bạn Đaothanhhoa đã từng bước thực hiện như trên đề có bản vẽ nguyên dạng thế này.









Tuần tự 4 hình : chụp hình, in ra giấy, đặt giấy lên đồ lại, chi tiết hóa đường thân.

Ấy là lần đầu tiên bạn Đaothanhhoa đã làm được vậy là chịu khó lắm rồi. Vài chi tiết như :
-thoạt đầu làm "ăn gian" (vội) gạch gạch cho nhanh thay vì chấm chấm nên hình chưa sắc sảo. Lần sau (hình 4) làm kỹ lại thấy khác hẳn.
-bản phim khi được đồ lại, có lẽ không dùng hộp đèn nên thiếu vài chi tiết đặc sắc ở thân.

Chứ còn như có hộp đèn và chịu khó chấm từ từ thì tuy tưởng chậm nhưng thật ra lại nhanh vì chả phải sửa gì cả (nhờ hộp đèn rọi rõ chi tiết), như vầy – hình dưới.



hqvuhototbung
 

dungvan

Moderator
Tiếp:

Như vậy có thể nói, việc chuyển từ hình chụp sang bản phim của hình phôi nguyên dạng là "không chút khó khăn". Còn bước kế tiếp là dùng bút chấm thì cần vào hai món:
-cái hộp đèn
-và cái bút mực.

Như đã trình bày trước, bạn có thể tự tay làm cái hộp đèn (đặt đèn trong hộp rọi lên tấm kính mờ), hoặc đặt tấm kính lên màn hình laptop (computer) ... để có thể dễ đồ họa nguyên bản.
(Những bạn nào có điều kiện , có thể tới tiệm Art Supplies mua cái hộp đèn giá từ 50 đến 200 USD tùy cỡ.)

Kế tiếp là bút vẽ.
Dùng bút chì để vẽ thành đường thì dễ , chứ dùng để chấm chấm thì không ổn. Chúng ta nên dùng bút mực.

Các bạn có thể dùng loại bút nét nhỏ, tương tự loại bạn Daothanhhoa từng mua (giá 8000/cái).



Hoặc các bạn có thể mua bút Nhật (mình mua ở hiệu dụng cụ học sinh ).



Nếu các bạn chịu khó (đỡ tốn tiền nhưng rất đẹp) mua ngòi bút học trò chấm nực tàu (nước) thì rất tuyệt. Bạn có thể mua ngòi bút (the point) lá tre hoặc ngòi bút palette số C6 là đủ tốt.



Ngòi palette có nẹp giữ mực ở chóp (ngòi C6)
Dùng ngòi C6 có thể tạo nét ngang, khổ cỡ 1/6 mm. Còn chấm chấm sẽ cho nét 1/10 mm. Nếu bạn thích chấm thật tròn thì dùng cỡ số chữ B. Cỡ B6 là vừa.



Chịu khó chấm mực thường hơn thì cứ dùng bút học trò cũng tốt chán. Ngòi lá tre sẽ cho nét mịn, nhỏ hơn ngòi bút bầu. Nên dùng cả 2 loại để có 2 cỡ nét.

Mực tàu dạng nước pha sẵn hay mực thỏi (phải mài) đều được hết. Mực tàu khi khô sẽ (gần như) không tan trong nước nữa , nên chậm biến mất. Mực học trò loại thường thì loãng quá.



Còn bạn nào có điều kiện mua bút vẽ (mực tàu ) của Đức (Steadtler) hay Nhật (Pigma Micron) thì quá tốt (vì mang đi đâu cũng lôi ra vẽ được).





Nên có cỡ 0,05 và 0,1 mm làm căn bản. Nếu có thêm cỡ 0,3 và 0,5 càng tốt. (Mấy loại bút này, tiệm Art Supplies bán nhiều loại hơn trong Staples).

Dĩ nhiên là thước kẻ và cục tẩy (hay chì tẩy) là vật nên có nhưng nhớ cất đi. Tránh đừng lấy xài.
Các bạn cứ nhớ vầy: cây cối chả bao giờ thẳng băng như bức tường. Và nữa, lỡ có chấm 1 vài chấm không vừa ý thì vờ nó đi, chấm chỗ khác cho đúng. Vài chấm có sai chỗ cũng chả hư hại gì.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Vậy thì hôm nay .., các bạn ra phố …. mua cái bút mực và tờ giấy canson (khổ 1 mét) về cắt nhỏ cỡ 21x27cm. Chiều nay về chụp hình cây phôi nào bạn thích rồi tối rảnh ngồi chấm chấm tạo hình nguyên dạng đăng lên đây chia xẻ.

Vài chuyện nhắc chừng các bạn khi vẽ :

- Gạch 4 dấu chữ thập ở 4 cạnh trang giấy bản in. Khi áp giấy lên và dùng băng keo cố định giấy với bàn vẽ xong (hoặc dùng bấm sách bấm bản canson với bản in) thì việc đầu tiên là đồ lại 4 dấu chuẩn ở 4 cạnh trang bản in trùng với bản canson .

Tất cả những bản đồ họa hoặc sửa đổi liên quan đến bản in sẽ đều dựa theo 4 vạch chuẩn ở cạnh trang để chỉnh sự trùng khớp (Vì sau này sẽ có trường hợp phải áp rất nhiều bản vẽ lên nhau, mỗi bản vẽ sẽ chỉ có 1 phần nào đó của toàn thể cây phôi).
------------------

Lấy thí dụ như khi thực hiện bản vẽ cho cây MCT của bạn Sơn Camau tháng 4 năm 2014. Các bạn sẽ thấy mình cần ghép nhiều lớp canson. Sự việc kết quả không vừa ý, xé bỏ, đặt lớp khác. Cứ thế, cuối cùng, nhờ thêm ý bạn Kim Khánh vào phút chung cuộc, mọi chuyện đâm sáng sủa!

Đây là hình khi mới phác xong = nguyên bản.
Các bạn để ý mấy cái dấu chữ thập ở 4 cạnh.



Một tờ canson được phủ lên để đồ lại phần thân. 4 dấu thập được chấm chấm ghi lại trước khi đồ.



Lót giấy trắng để chụp riêng phần thân mới đồ.



Phủ thêm tờ canson mới. CHấm điểm phân 3 (dự trù chiều cao và ngang của cây thành phẩm. Tỷ lệ vàng). Dự trù là chuyển 3 vòm lá đang sẵn ở nguyên bản ra thế dốc xuôi về bên phải cho cân với thần đế bè ra phải.





---------------------------------

Dựa trên 3 vòm đại cương (3 tam giác lệch xuôi xuống phải), một bản canson khác được đặt tiếp lên và mình chấm tạm 3 vòm lá thử xem sao.



Nhìn nó làm sao ấy. Chả ra gì hết.



Phần thân gần đỉnh chưa đủ sức tạo sự cân đối, chưa chuyển nhịp độ vót hoàn hảo nên xốn mắt.
Để thử thêm tờ giấy mới nữa sửa phần thân xem sao ? Hình bên.
Cũng chả khá hơn. Tức mình bỏ đó.

Đến khi bạn Kim Khánh góp ý chuyển cây về cạnh trái chậu. Thế là mình vụt nghĩ: MCT giấu hết cành đi thì có sao. Thế là chuyển cây về góc trái chậu và 3 vòm lá thành 1 có vẻ dễ ăn.



Thế là lại lôi ra đặt tờ giấy trắng lên phác nhanh toàn vòm: thân + 1 vòm lệch phải. Tất cả đặt trong chậu = xem ra không còn xốn mắt.





Định bụng khi có dịp sẽ từ từ chấm lại gửi bạn Sơn Camau. Tính vậy chứ có làm gì đâu.
Chuyện kể ngày Chúa nhật cho vui vậy.
Các bạn chỉ cần lưu ý : đừng quên 4 dấu thập ở 4 cạnh giấy.
Giả sử như bạn đánh dấu 4 cạnh xong, bạn đồ lại hay vẽ ra 1 cành nào đó cho phân thân. Nhưng rồi bạn lại muốn xoay(dời ) cành đó tới một vị trí mới. Điều đó có nghĩa là 4 dâu thập đã đánh dấu không còn giá trị. Dù vậy , đừng tẩy bo hay cắt bỏ chúng. Cứ là đánh dấu chữ x hay khoanh vòng chúng lại (lỡ sau này cần, vì có thể bạn lại đổi ý). và lại nhớ đánh 4 dầu khác, khi đặt cành vừa vẽ vào vị trí mới trên thân.
 

dungvan

Moderator
daothanhhoa

Tối nay con tranh thủ phác thảo 1 bản đây bác. Hôm nay con dùng bút đầu nhỏ, có vẻ đẹp hơn chút, thao tác cũng dễ hơn.



 

dungvan

Moderator
nguyenthehungap8: thưa chú ! cháu xin ngu ý 1 tý? khe vẽ mỗi 1 chủng loại cây mình có phải nêu về sinh lý đặc điểm cua cây, để vẽ cho phù hợp và định hình sau này cho dễ ko ạ?

tmt_arc: Em nghỉ đây Mới phần đầu nên chắc chú chưa nói đó thôi, nên chắc chú tạo điều kiện làm quen trước đó. (Suy đoán.....!)

hqvuhototbung:
Cảm ơn bạn Tmt_arc. Đúng như ý bạn, đây là phần một : chúng ta chỉ đồ lại hình chụp.
Nói khác đi : tập cho quen tay.

Song song đó, khi chấm chấm, chúng ta sẽ tự nhiên phải để ý chỗ u, chỗ thẹo, chỗ quặt của cây. Rồi thì vỏ láng, vỏ sần, vỏ sọc ...gì gì đó cũng sẽ phải lưu ý để "chấm chấm" lại cho đúng, cho nổi như hình chụp. Thế là đương nhiên bạn hiểu về kết cấu tạo đường thân, tạo chi cành của cái cây bạn vẽ đã.

Đến khi chúng ta chuyển sang phần 3 : lúc đó, kết hợp từ những nghiên cứu về sinh lý chủng loại + những kinh nghiệm thâu được sau khi "chấm chấm" cái cây cả ngày, chúng ta sẽ thiết kế thực tế hơn.
 

dungvan

Moderator
tmt_arc
lôi giấy ra nhìn hình chấm chấm theo.



hqvuhototbung:
Cảm ơn bạn Tmt_arc. Đúng là Pro!

Nhưng mà bạn Tmt_arc là nhìn hình rồi chấm chấm.
Chúng ta không quen vẽ, thế nên phải chụp hình, in ra giấy, biến giấy thành phim và đồ nét lại bằng cách chấm chấm.

Dĩ nhiên sau này khi bạn quen rồi thì bạn cứ việc ngồi ngắm cây rồi phác thảo trực tiếp. Chắc cũng chả xa gì.
Phần mình thì cũng có chút làm biếng nên đến giờ này cũng cứ là chụp hình ngồi đồ lại.
--------------------------------



Nếu so bản vẽ này của bạn Daothanhhoa với bản đầu tiên mới làm:



thì rõ là đã có tiến triển "tay nghề" khá nhanh.
Tuy vậy, để sớm có kết quả "sắc nét" hơn, bạn Daothanhhoa vẫn cần lưu ý hơn về "những chấm".
Bởi vì xem kỹ lại thì bạn vẫn là "gạch gạch" chứ không phải "chấm chấm". Tức là bạn gạch gạch cho nhanh để lấy nét!

Chuyện như vậy thì "họa sĩ" họ nên làm, bởi sau đó họ nhìn vào nguyên bản để tự chỉnh sửa, tạo nết già nát đặc biệt cho thân cây.
Còn chúng ta, nếu chưa quen, thì cứ là "chấm chấm" đúng theo những gì đang có ở nguyên bản. mà muốn chấm đúng, thì điểm chấm nên tròn trịa dứt khoát. Tức là cầm thẳng bút (gần như vuông góc mặt giấy) và từ tốn chấm liên tục tại một điểm (nếu cần) chứ không phải là gạch gạch cho xong.

Bạn có thể xem kỹ dưới đây:



Bản in ở trên vốn là nguyên bản phóng lớn lên 150% và copy lại.

Gạch gạch như bạn Daothanhhoa đã làm thì hình vẽ ra thế này.



Nếu chồng giấy lên bản in đã phóng lớn 150% về "chấm chấm".



Tách giấy canson ra chụp riêng thì thấy như vầy.



Như vậy có thể nói: chấm chấm sẽ ghi rõ chi tiết giúp chúng ta (những người không biết vẽ) diễn tả được những điểm đặc biệt của thân cây hết sức dễ dàng (khỏi qua trường lớp).

Để dễ thấy hơn nữa, các bạn nhìn thử bức hình nguyên bản dưới đây:



Nếu dùng phần mềm Picasa3 chuyển qua dạng "vẽ bút chì" (sẽ trình bày chi tiết ở phần 2)
thì các bạn có thể thấy rõ chỗ to chỗ nhỏ (đậm lợt) của nét vẽ nguyên thủy.



Nếu bạn gạch gạch để lấy "bóng" hoặc lấy đường nét thì kết quả sẽ không lộ ra được nét đậm lạt diễn tả mức "nhanh chậm" của nét vẽ. Tất cả các nét (từ khung đến hình trong khung) coi như bằng nhau.



Còn nếu bạn chịu khó ngồi rị mọ như mình (cả tiếng đồng hồ) thì tuy có run tay, nhưng chí ít thì hình vẻ cũng diễn tả được nét đậm lạt, nhanh chậm.



Nếu để xa ra khoảng 1 mét rồi ngắm thì rõ ràng là hình chấm chấm đã diễn ta được đậm nhạt, chứ không đều đều như hình gạch gạch.



Vậy thì lưu ý thứ nhì : "nên chấm chấm như thế nào cho dễ, nhanh và đạt ?"
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung

Mời các bạn tiếp tục phần điểm cuối cùng của phần 1 (tạo bản vẽ nguyên dạng). Điểm cuối của phần này là trả lời câu hỏi đặt ra:"nên chấm chấm như thế nào cho dễ, nhanh và đạt ?"

Có hai chuyện các bạn nên để ý trước khi chúng ta trã lời câu hỏi trên.

Điểm thứ nhất: tất cả các điểm chấm y hệt nhau về kích thước và độ đậm.

Xin đừng quên điểm mấu chốt này. Bởi vì tất cả các điểm các bạn chấm xuống sẽ cần phải y hệt nhau cho nên:
- độ đậm lạt của một khu vực là do "mật độ" điểm. Nói dễ hiểu hơn thì:
(A) không có điểm nào,
(B) có 5 điểm chấm,
(C) có 100 điểm chấm.
sẽ cho mắt người ta nhận ra : A= sáng, B=mờ, C= tối.
Tóm lại : độ đậm ở hình vẽ chấm chấm là do nhiều điểm đứng cạnh nhau.



Điểm thứ hai : dựng đứng bút lên
Để tránh tình trạng "chạy" bút, chúng ta nên tập cố gắng sao cho góc độ của bút với mặt giấy gần mức 90 độ nhất. Cho nên bạn đừng cầm bút như đang viết bài, như vầy:

Nếu vẽ chấm chấm mà cầm như vậy không tốt. Tức là góc an-pha (của bút và mặt giấy) nhỏ quá.



Bạn hãy dựng bút đứng lên, càng thẳng góc với mặt giấy càng tốt (góc an-pha gần 90 độ).



Điểm thứ ba : khoảng cách đầu ngòi bút với mặt giấy thật nhỏ

Để dễ hiểu tại sao khoảng cách từ đầu ngòi bút đến mặt giấy (điểm sẽ chấm) càng nhỏ thì những điểm được tạo ra càng đều, càng sắc sảo. Mời các bạn xem thử hình dưới đây rồi đoán người này đang làm chuyện gì. (Hình chụp lại trên TV)





 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung

Những hình trên là mô tả chuyện người chạm đồ sành sứ (rất cứng, dễ mẻ). Hình cuối là những chữ tàu nhỏ xíu được chạm trên món đồ sứ.

Điều mình nêu với các bạn khi so sánh việc chấm chấm với việc chạm đồ sành sứ là : chúng hệt nhau về cách làm.
Người chạm đồ sứ sau khi dùng bút vẽ chữ lên món đồ sứ, họ dùng đục và búa nhỏ gõ liên tục và rất đều tay để chỗ chậm bể ra những "bụi sứ" cực nhỏ. Cho nên chạm đồ sứ không phải là giơ búa lên đập xuống như đập đá.

Chuyện chấm chấm cũng hệt vậy.
Bút gần như không nhấc khỏi mặt giấy. Tức là khoảng cách "e" cực nhỏ.

Nếu giữ cho bút thẳng đứng (góc an-pha gần 90 độ), thì việc bạn liên tục "chấm nhẹ" lên mặt giấy sẽ tránh được rất nhiều điều xấu:
-tay và mắt không phải tìm vị trí đặt bút (dù là chuyện này xảy ra cực nhanh, khi bạn gạch gạch, nhưng nó cũng tốn thì giờ để não truyền lệnh xuống tay.
Vì thế thường là tay đặt sai vị trí hoặc gạch lố mức não muốn nếu khoảng cách tới giấy hơi xa).



Nếu ngòi bút gần mặt giấy, khuỷu tay tựa trên giấy, coi như tay không phải di chuyển sẽ giúp tránh lệch lạc.
Tóm lại: bút thẳng góc, khoảng cách sát giấy, tựa khuỷu tay vào mặt giấy là bạn có thể chấm liên tục rất đều.

Điểm thứ tư: chớ vội vã

Chấm chấm liên tục như kiểu tằm chưa ăn rỗi, bạn sẽ có hình sắc nét. Càng vội, càng gạch gạch càng không vừa ý.
--------------------

Tới đây, coi như dứt phần một.
Tóm tắt phần một, chúng ta có thể nói như vầy :

1. chụp cây mình thích.
2. lưu hình vào compute, nhờ Picasa chuyển thành "nét bút chì", rồi in ra giấy.
3. nếu cần, thu nhỏ hay phóng to bản in sao cho dễ thấy.
4. nếu cần, vuốt dầu bản in để dễ xuyên ánh sáng.
5. chồng giấy bóng mờ lên (+hộp đèn) và chấm chấm đồ lại hình chụp.


Trong khi các bạn thực tập các giai đoạn của phần một, có thể để thời gian bàn tiếp phần 2: cơ bản thiết kế.
 

dungvan

Moderator
tmt_arc

Khi bạn chấm chấm thì để ý sẽ thấy điều sau – Hình dưới:



Và chút góp ý mong các bạn mới làm quen thành công. Nếu có thời gian + dam mê các bạn có thể làm được.
Hồi trước mình củng như vậy. Và mình cứ ngồi chấm, gạch sao cho các nét đều nhau. Sau đó mình tự luyện sao cho khi vẽ các nét có thể song song nhau. Rồi bắt đầu tiến tới thể hiện mức độ dày, mỏng khác nhau.
Và trong khi luyện như thế thì đồng thồi bạn có thể luyện tay và còn một việc nữa mà bạn không thấy liền được. Đó chính là mức phân biệt bằng mắt ngày càng khá cao khi nhìn vật.
Chính điều đó giúp mình nhiều khi đo ướm chừng làm biếng thì cứ lấy mắt đo thử và nếu 2 vật cần canh cho thẳng hàng hoặc song xong thì nếu không cần chuẩn xác từng mm thì mình thường đo bằng mắt.
Mức độ chính xác tùy thuộc vào mức luyện tập của bạn.
Mình hy vọng các bạn thấy rõ là các kỹ năng đó không tự nhiên mà có, và nếu có thì càng tốt.
Còn như mình không có thì mình cứ việc luyện tập rồi dần dần củng sẽ được thôi.

Vì đã lâu mình ít khi cầm viết vẽ nên nét không còn đẹp và chuẩn xác như hồi trước, vì hồi trước mình hay vẽ nên có thể cầm cây viết nét 0.7 vẽ được nét nhỏ của viết 0.3, giờ chắc bó tay rồi.
Nhưng ae cứ tập luyện sẽ làm được chuyện đó thôi. Chuyện đó nó không khó, chỉ cần ae thích thì sẽ được.
Hy vọng một ngày nào đó các nét vẽ của ae sẽ truyền lữa tới những người bên cạnh để càng thêm nhiều thú vị.
 

Tre Việt Nam

Thành viên
Chủ đề này chú Vũ Hưng mở ở "góc sáng tạo".
Ở phần chia sẻ và cảm nhận có quá nhiều bài.

Anh dungvan có thể di chuyển về mục ban đầu để anh em vào đọc cho thuận lợi được không?
Cảm ơn anh đã lưu và đăng lại chủ đề bổ ích này.
chúc anh mạnh khỏe.

(anh có thể xóa bài này đi cho khỏi gián đoạn chủ đề)
 

dungvan

Moderator
Chủ đề này chú Vũ Hưng mở ở "góc sáng tạo".
Ở phần chia sẻ và cảm nhận có quá nhiều bài.

Anh dungvan có thể di chuyển về mục ban đầu để anh em vào đọc cho thuận lợi được không?
Cảm ơn anh đã lưu và đăng lại chủ đề bổ ích này.
chúc anh mạnh khỏe.

(anh có thể xóa bài này đi cho khỏi gián đoạn chủ đề)
Bạn nói tôi mới nhớ ra, lúc đầu chủ đề này được mở ở Box "Chia sẻ và Cảm nhận", sau đó được di chuyển về "Góc sáng tạo". Vậy sẽ đưa chủ đề này về "Góc sáng tạo".
Tôi cố gắng trình bày lại làm sao đúng với nguyên bản để anh em dễ hiểu nhất. Tôi nói "nguyên bản" là có ý nói về trình tự sắp xếp của bài viết, còn nội dung thì tôi sao đúng ý như câu văn của chú Hưng cũng như của anh em đã từng tham gia thảo luận, không sửa chữ nào.
Cảm ơn bạn.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung

Phần hai : Căn bản thiết kế tổng quát dáng cây Bonsai

Trong Bonsai mà nói chuyện căn bản thiết kế thì nó hệt như việc thi lấy bằng lái xe vậy.
Muốn lấy được bằng lái xe, có phải các bạn sẽ cần :

a. tập lái xe : làm chủ việc điều khiển xe trong nhiều trường hợp (nhanh chậm, đi thẳng, cua quẹo...)
b. luật đi đường : để có thể lái xe trong khu vực có xe do người khác cũng lái.

Chuyện thiết kế trên bản vẽ mà chúng ta đang bàn ở đây cũng tương tự.

a. Cách dùng bút và cách dùng đường nét để tạo hình ảnh.
b. Ngoài chuyện hiểu biết sinh lý loài cây, chúng ta còn cần biết một số "quy luật" về phối cảnh, bố cục.... sao cho "những người khác" khi nhìn tác phẩm họ thấy được điều chúng ta muốn cái cây lộ ra.

(Chứ còn mình thiết kế cho riêng mình ngắm thì chắc chả cần quy tắc gì. Cứ mình thích, thấy đẹp là được. Cũng như bạn lái xe ở chỗ đồng trống không người: muốn lái sao chả được! Cần gì luật với lệ.)

Do đấy, phần hai này sẽ gồm 2 mục.
Mục đầu, chúng ta xem qua một vài "đường nét" cơ bản để tạo ra cái cây đúng kiểu già lão.
Mục sau, biết cách tạo cây già lão rồi, chúng ta lướt qua một số chuyện về kết cấu bố cục, đường nhìn... giúp cho tác phẩm dễ vào được hồn người xem.

Có vậy, việc "vẽ" ra một hình dáng tương lai cho cây phôi mới đạt cả hai mục đích:
-đặc sắc
-thực hiện đươc.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung

Mục 1 : đường nét cơ bản để tạo cây Bonsai

Bởi vì chúng ta chỉ dùng đường nét từ chiếc bút để tạo ra hình ảnh một cây Bonsai cho nên công việc này sẽ có hai đặc điểm mà các bạn cần lưu ý kỹ trước khi thực tập.

Đặc điểm một : cái cây không phải một kiến trúc xây dựng
Sở dĩ mình phải nhắc các bạn ngay chuyện này là bởi: cái cây không hề có phần tử nào thẳng băng như thước kẻ. Thế nên, mọi đường nét tạo ra một cái cây cần hết sức tự nhiên. Chớ nên dùng những đường thẳng tắp như dùng thước để gạch, dù là thước cong, và bảo rằng: đó là cái cây.
Vậy thì : các bạn cứ việc tự nhiên chấm chấm. Có lệch lạc tí ti thì nó vẫn là cái cây.

Đặc điểm hai : mọi đường nét để tạo hình ảnh cái cây chỉ có tính cách ký hiệu ước lệ, chứ không phải tả thực.
Tức là không đòi hỏi sự chính xác, rõ ràng như các lối vẽ trong kỹ thuật, kiến trúc hay khoa học. Cho nên đó là lý do mình nhắc các bạn: cất cái thước và cục tẩy đi.

Vậy thì, ghi nhớ hai ý niệm trên khi vẽ cái cây và cầm bút lên rồi chúng ta thử ngay bây giờ.
-----------------------

a. phân biệt 7 loại đường nét

Mình cũng chả biết trong trường hội họa người ta dạy thế nào. Ở đây chỉ là mình nhận xét thấy thì ghi ra gởi đến các bạn. Bạn nào có ý kiến gì thêm, xin vui lòng góp ý.

Các bạn nhìn cái bảng mình mới vẽ ra đây :



Mình thấy chúng ta có thể dùng 7 cách như trên để diễn tả một cái cây.
Hình bên A là nét đại cương, từ đó mình đặt ra cái tên. Hình ở cột B là kết quả khối tròn khi dùng nét bên A để vẽ.
Các bạn rảnh thì quẹt quẹt thử. Mình nghĩ cũng chỉ vài lần là nó quen tay rồi đâm dễ dàng. Không cần phải song song hay kích thước gì cả.
Nếu để ý, các bạn thấy mình trình bày 7 nét trên với cùng 1 cây bút. Tức là các nét bằng nhau. Vấn đề đậm lợt bên B thể hiện ra khối cầu chỉ do nhiều nét trùng khít nhau hay rời nhau.
bạn lấy giấy bút quẹt quẹt thử coi.



-----------------

b. ánh sáng và bóng tối

Dù chỉ là những ký hiệu ước lệ, tức là những nét mà khi người ta nhìn vô một cái hình là người ta biết ngay đó là cái gì, chả cần chi tiết.



Thí dụ như bạn nhìn vào hình số 1 cột B. Bạn thấy ngay đó là khối cầu, chứ chẳng thể là mặt phẳng tròn dẹt. Điều gì cho mắt người ta phán đoán và đưa ra nhận xét ngay khi mới thoáng thấy hình tròn đó. Đấy chính là cái vùng hơi tròn mà chấm rất thưa ở khoảng trái hình tròn.

Vậy thì chúng ta có thể nói: phân định sơ sơ vùng sáng và tối là mắt người xem nhận ra ngay món đồ dễ dàng.

Các bạn nhìn lại hình cái hộp quẹt gá do bạn Tmt_arc chấm chấm



rồi so với hình thực tế sẽ thấy bạn Tmt-arc đã để lộ vùng sáng và bóng tối trên cái quẹt như thế nào. Rõ ràng là bạn ấy vẽ cái quẹt với tia sáng chiếu từ bên trái tới phải không ?

Tương tự, nếu chúng phác ra một cái cây với vòm lá. Trên vòm lá, nếu chúng ta chỉ quẹt quẹt vài nét để bảo là: chỗ này tối đây. Thế là người xem nhìn và biết ngay: đó là một khối vòm lá vì có bên sáng bên tối.

 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung

c. thực tập đường nét + ánh sáng và bóng tối

Bây giờ biết chuyện đường nét và ánh sáng rồi, chúng ta bắt tay thử ngay xem sao. Các bạn đừng ngại chuyện xấu đẹp.
Như cây dưới đây mình vẽ thì cũng xấu hoắc. Nhìn nó sao sao. Đừng lo, biết nó chưa đẹp thì cứ để đó, xem nó chưa đẹp chỗ nào. Chuyện mà biết rồi thì sửa rất dễ.

Bước 1 : phác vòm và thân bằng bút chì và nét chấm.



Nhìn thì nửa giống cái cây, nửa giống cái nấm phải không ? Chuyện đó không quan trọng.

Bước 2 : nét chấm nhuyễn ra vòm và đường thân.

Mình chồng giấy lên chấm như vẽ liền lạc.



Bước 3 : phân nhỏ từng tấng lá (dưới tầng lá sẽ bị che tối)



Cái phần vòm dưới cùng bị tối đi nhiều vì nó là phần phủ hậu diện.

Bước 4 : xử lý thân (ánh sáng từ trên , bên phải tới, vậy thân dưới vòm phải tối)



Đến đây thì coi như xong !

Thế nhưng, cái cây nó đứng 1 mình thế kia thì chả biết nó cao thấp to nhỏ thế nào. Nếu chấm chấm dưới chân cho có ít cỏ xem sao.

bước 5 : chân cây .

Nếu bảo đây là xong thì cũng được , nhưng hơi bực mình ở chỗ : cái cây như nặng đầu muốn ngả sang phải. Vậy thì thêm cành cho hợp lý.



Bước 6 : chỉnh mức cân đối, cân bằng, tính động....



Thêm chuyện sáng tối bên trái vòm lá (vòm này tối nên trông nặng hơn bên phải = kéo lại thăng bằng)



Thêm nhánh và chỉnh vùng chân = cái cây trông không còn ngả phải, vì mặt đất đã nghiêng về trái và trên thân thêm 1 cành dỡ cho vòm bên phải.

Thế còn tính động của cây ? Đó là chuyện khác. Sẽ bàn sau.
Bây giờ các bạn thử tự làm xem sao? Chúc các bạn vui và sớm lên tay nghề.
Sau phần này, chúng ta sang mục 2 : lý thuyết thiết kế với vài qui luật.
 

dungvan

Moderator
daothanhhoa

Chiều nay con tranh thủ chấm thêm 1 cây đây bác.



Đã cố gắng chấm chậm, nhìn cũng tạm được, nhưng khi phóng to hình thì vẫn là nét gạch. Có lẽ do lúc nhấc bút chưa gọn. Con sẽ cố gắng chấm thêm 10 cây nữa thì sẽ khá hơn.
Tạm thời con mới làm được có vậy.



-----------------------

hqvuhototbung



Rõ ràng là ra hồn cái cây thân già hốc bọng rồi.
Chúc mừng sức chịu khó của bạn Daothanhhoa đã sớm có kết quả.
Hễ xong phần 2 của chủ đề này, bạn biết tạo "điểm nối kết" giữa cành với thân để người xem thấy được cành đó trước thân, ngang thân hay sau thân, là lấy ăn.
=================================

Phần 2: Lý thuyết thiết kế với vài quy luật ứng dụng vào việc vẽ dáng Bonsai
 
Top