Từ abc, phần 7 : NƯỚC cho cây BONSAI - Bản đăng lại

dungvan

Moderator
Chào anh chị em.
Chủ đề Từ abc, phần 7 : NƯỚC cho cây BONSAI vốn đã được chú Vũ Hưng (hqvuhototbung) mở trước đây, sau sự cố Server của Diễn Đàn, chủ đề này đã bị mất cùng với một số tài liệu khác. May mắn là tôi đã kịp lưu lại trên máy cá nhân. Nay tôi xin đăng trở lại Diễn Đàn chia sẻ cùng anh chị em.

Cũng xin nói trước là vì việc tôi lưu lại chủ đề này xuất phát từ nhu cầu học tập nghiên cứu của cá nhân nên riêng đối với các bài viết của chú Vũ Hưng thì tôi lưu đủ, còn đối với các bài viết của anh chị em đã từng tham gia thảo luận trong chủ đề này thì tôi chỉ lưu những bài viết mà cá nhân tôi thấy có ích cho cá nhân tôi, nên sẽ có một số bài viết của anh chị em từng có trong chủ đề này nhưng tôi không lưu lại.
---------------------------------------​

Gửi chú Vũ Hưng: Nhờ chú kiểm tra lại nội dung và hiệu đính nội dung cũng như các hình ảnh minh họa giúp cháu với nhé. Cảm ơn chú.

Nhờ trungduart setup chức năng chỉnh sửa bài viết cho chú Vũ Hưng để chú chỉnh sửa hiệu đính nội dụng của chủ đề này nhé. Cảm ơn Dũng.
 

dungvan

Moderator
Từ abc, phần 7 : NƯỚC cho cây BONSAI - Phần đăng lại
--------------------------------​

hqvuhototbung:

Chào các bạn !
Mời các bạn cùng mình khám phá một chủ đề cũ rích : Nước cho cây Bonsai.
Tuy rằng vấn đề Nước đã từng được nhiều sách vở kỹ thuật Bonsai , cũng như nhiều Diễn Đàn sôi nổi trao đổi ý kiến, thế nhưng xem ra đây vẫn là chuyện cần được quan tâm hàng đầu. Sự việc có thể rất cần cho người mới chơi cây, nhưng cũng có thể chả phải là không cần thiết cho người chơi lâu. Bởi lý do chính: nước giúp cây sống và cũng là nguyên nhân gây chết; ở cả 2 cực: nhiều nước hoặc không nước.

Chúng ta ai cũng biết sự quan trọng của nước cho sự sống, dù đó là thực hay động vật. Thành ra, bảo trồng cây thì nước là quan trọng nhất : chả sai.
Đó là lý do chúng ta hầu hết đã từng được học một số căn bản về cây cối ở thời Tiểu học và Trung học. Xét ra cũng khá đủ để trồng trọt chăm sóc cây cối ngoài sân vườn.
Bạn nào nghĩ mình quên hết ba cái chuyện học hồi nhỏ về Nước cho Cây cối thì chịu khó mua lại vài quyển sách sinh học (hoặc mượn của con cái) xem lại.







Các bạn làm ơn xem kỹ lại câu hỏi trên (trong trang sách).

Câu 1 :Hãy nêu vai trò của nước đối với tế bào ?
Trả lời : Vai trò của nước đối với tế bào là : nước là dung môi hòa tan nhiều muối khoáng trong tế bào.
Xem ra câu trả lời cũng không dễ hiểu (dù chỉ có 1 câu trả lời duy nhất!). Thôi thì cũng chấp nhận rằng mọi người có thể "suy đoán" mọi thứ về nước cho cây từ đó.

Điều "khổ tâm " nhất: nước cho cây cối chỉ có duy nhất một vai trò như sách nêu trên có lẽ là trồng cây ngoài vườn. Chứ còn trồng cây vào chậu để gọi là "cây Bonsai" thì nước có tới cả chục vai trò thì phải ?
Có lẽ rồi chúng ta mà không tìm ra đủ 10 vai trò của nước cho cây Bonsai thì e là cái cây Bonsai của chúng ta có thể bước vào mức "bất như ý" hay là chết ngang không chừng.

Vậy thì, với tinh thần abc, mình mời các bạn cùng mình khám phá ra cho đủ 10 vai trò của nước đối với cây Bonsai.
Câu hỏi đầu tiên gởi tới các bạn: Bạn suy đoán xem nước có thêm vai trò gì cho cây Bonsai (ngoài cái vụ là chất dung môi hòa tan muối khoáng) ?
Lưu ý: những vai trò này của Nước cho Cây không thấy xuất hiện nhiều ở cây trồng dưới đất.

Mời các bạn.
Tham khảo các phần trước:
1. Phần 1: Mở đầu và Rễ bonsai
2. Phần 2: Thân bonsai
3. Phần 3: cành, nhánh bonsai
4. Phần 4: lá cây bonsai.
5. Phần 5: chậu bonsai.
6. Phần 6: đất trồng bonsai
---------------------------------

hqvuhototbung

Cảm ơn các bạn đã nêu được vài vai trò của nước cho cây Bonsai. Để mình gom lại thử xem các bạn đã nêu được gì .
1.Giảm nhiệt (GioNui)
2.Tẩy CO2 ở đất (GN và Chinhtv)
3.Đưa phân đến rễ (Chinhtv)
4.Tăng giảm cỡ tế bào (thân , cành , lá to nhỏ; GN, NQH)

Xét ra mới chỉ có 4 vai trò. Các bạn ráng nghĩ thêm vài vai trò nữa cho đủ chục giùm. Bởi, rồi ra, toàn bộ chuyện chúng bàn về nước abc ở đây là dựa trên 10 vai trò này. Vì những vai trò này chỉ xuất hiện ở cây bonsai, cho nên sách Giáo Khoa không nói tới (?).
(Ấy là mình nói 10 cho chẵn, chứ e rằng còn hơn không chừng).
-------------
Hẳn các bạn cũng thấy, ai trong chúng ta trồng cây mà không tưới nước. Dù là trồng chậu, trồng dưới đất thì cũng phải tưới.
Như vậy, tưới nước có nghĩa là chúng ta mong muốn đưa nước vào trong cây cho cái cây nó sống, nó phát triển. Vậy thì các bạn nghĩ gì khi tưới nước ? Các bạn có thẩy nước chảy rỏng rỏng ra khỏi chậu ? cái cây nó lấy vào thân được bao nhiêu nước ? ...
Rất mong, khi tưới cây, các bạn nghĩ: nước làm chuyện gì cho cây, xin vui lòng nêu ra đây ?

Vậy chứ có khi nào bạn nghĩ: biết đâu khỏi tưới cây mà cái cây vẫn sống ?
Không phải tưới mà cây vẫn sống ? chuyện này sẽ tiết kiệm được biết bao thứ. Tiền của, thời gian, công sức ? Mà chuyện như vậy liệu có không nhỉ ?

Tại sao không ? Có người đã trồng cây, chả tưới gì cả và cây vẫn sống tốt cả chục năm.
Vậy là sao ?
http://www.dailymail.co.uk/sciencete...air-water.html

Still going strong: Pensioner David Latimer from Cranleigh, Surrey, with his bottle garden that was first planted 53 years ago and has not been watered since 1972 - yet continues to thrive in its sealed environment

Bạn có tin và tự tìm nguyên nhân hay không thì tùy bạn thôi.



------------------------------------

hqvuhototbung

Cảm ơn các bạn đã sôi nổi góp ý. Có những ý rất ...thiết thực và cũng có những ý hơi khó hiểu (?) vì đúng sách vở quá.
Nói tóm lại là rất nhiều ý về vai trò của nước cho cây bonsai; nhưng lung tung quá đâm khó nhớ và cũng chưa đủ được 10 vai tró (nếu lọc kỹ lại). (Chưa thấy bạn Vuonkienganphuoc đưa ý )

Bây giờ thế này cho tiện và dễ. Các vai trò của nước cho cây bonsai được chia thành 3 nhóm dựa trên 3 khu vực :
A-vai trò của nước ở môi trường quanh cây(ngoài cây)
B-vai trò của nước ở môi trường tiếp xúc với cây (sát cạnh cây)
C-vai trò của nước ở trong cây.

Thế rồi mỗi môi trường, nếu bạn nhìn kỹ, sẽ thấy chúng ta có thể chia nhỏ thêm 2,3 phần (thí dụ môi trường A thì có đất, không khí, ánh sáng; ở B thì có nhiều vị trí: rễ, thân, cành, lá...). Cứ vậy, chúng ta sẽ thấy nước có "lắm trò" ghê lắm.

Nhưng bởi đây là chuyện abc, mình đề nghị chúng ta sẽ làm như vầy. Một mặt, bạn dựa vào điều mình phân nhóm ở trên cho đỡ lung tung, một đằng bạn giải thích (10 vai trò) cho câu hỏi của con bạn đang đứng nhì bạn tưới nước cho cây bonsai :
- "Tưới nước cho cây bonsai để làm gì vậy hả Ba ?"
Bạn trả lời sao cho con bạn , cháu nó 10 tuổi, hiểu sự việc cho rõ và đủ (+ dễ nhớ càng tốt).
Bạn làm được không ?

Nguyên văn bởi duyennghe:
Tưới nước cho cây (bonsai) để làm gì?
Các câu trả lời hay nhất được các anh GN, TMC... trả lời hết rồi em xin góp tẹo ý bỏ sung xem có ghi được điểm nào không

- Tưới nước để tạo độ ẩm cho chất trồng kết dính chất trồng không bị gió bay đi mất. (vì trồng trong chậu có khi để nên rất nhiều gió)
- Tưới nước giúp tạo môi trường thoáng mát xung quanh chậu. (có khi không cần tưới đụng chậm gì tới cây chỉ tưới xung quanh cây)
- Tưới nước giúp hòa tang một số chất khoáng và khí có sẵn trong chất trồng trong chậu được mao dẫn (nhựa nguyên) qua rể thân cành lên lá tổng hợp lại rồi tiếp tục (nhựa luyện ) quay lại nuôi cành thân rể tạo thành vòng tuần hoàn, nhiệm vụ giống như máu của con người vậy (thiếu máu thì chết)
- Tưới nước mục đích là tấm cho cây, rửa trôi bụi bẩn, con trùng... giúp cây có lá xanh mướt vì không có bụi bấm ở lá thân
-Tưới còn mang trạng thái tâm lý của con người, khi cầm bình xịt tưới có cảm giác mát mẻ cây phấn khởi mặt dù có khi cây đã dư nước muốn chết mà vẫn cứ tưới (từ bụng ta suy ra bụng cây , khi tưới thấy mát cứ tưởng là cây mát, chăm sóc không đúng cách)
Cảm ơn bạn Duyennghe đã đưa ra thêm một ý mới rất thiết thực:
- Tưới nước mục đích là tấm cho cây, rửa trôi bụi bẩn, con trùng... giúp cây có lá xanh mướt vì không có bụi bấm ở lá thân

(Cón tiếp)
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Trong khi chờ đợi các bạn góp thêm ý trả lời câu hỏi về vai trò của Nước cho cây Bonsai
(Cậu con 10 tuối hỏi :"Tưới nước cho cây bonsai để làm gì vậy hả Ba ?), mình gởi tới các bạn vài link của Diễn Đàn từ những năm 2009 với 3 chủ đề liên quan đến Nước.

-Kỹ thuật tưới nước cho cây trồng do bạn Bigbabol mở.
http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=8017

-Nước cần cho sự sống do bạn Bonhe mở.
http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=6954

-Tưới nước cho Bonsai do bạn Quí Tài đăng tài liệu và bạn HUUDUC dịch.
http://forum.caycanhvietnam.com/dien...785#post305785

(tài liệu trích trong : http://www.maibanbonsai.com/watering...onsaicare.aspx)

-Cách tưới nước cho Mai vàng của bạn Cagicuncon
(http://forum.caycanhvietnam.com/dien...ad.php?t=55103)

Mời các bạn chịu khó xem để coi có lộ ra được thêm ý gì về vai trò của nước cho cây Bonsai ?
Chúc các bạn nhiều vui trong tìm hiểu.
----------------------------

(Còn tiếp)
 

dungvan

Moderator
vuonkienganphuoc

Bài viết này các bạn có thể tham khảo thêm :
TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ DINH DƯỠNG KHOÁNG Ở THỰC VẬT
A- SỰ TRAO ĐỔI NƯỚC
I. Bộ rễ và quá trình trao đổi nước ở thực vật
1. Hình thái bên ngoài và đặc điểm sinh học của rễ
- Cây trên cạn có hệ rễ phát triển, ăn sâu và lan rộng, phân nhánh nhiều với vô số những lông hút rất nhỏ
- Rễ có khả năng hướng nước, hướng hoá có thể chủ động tìm đến nguồn nước và chất dinh dưỡng
- Rễ của một số loài cây có khả năng tiết ra một số chất làm biến đổi chất khó tiêu thành chất dễ tiêu
- Với cây thuỷ sinh hệ rễ biến dạng và ít phát triển do nước được hấp thụ qua toàn bộ bề mặt cơ thể
2. Sơ lược cấu tạo giải phẫu rễ cây điển hình:
Cấu tạo gồm 3 miền:
- Miền sinh trưởng: các tế bào có khả năng phân chia mạnh mẽ sinh ra các tế bào mới thay thế các tế bào già, chết, làm rễ dài ra.
- Miền lông hút: có rất nhiều long hút, nhiệm vụ hút nước và muối khoáng
- Vùng chóp rễ: bảo vệ đầu rễ
Lông hút là những tế bào trực tiếp hấp thu nước và muối khoáng, có cấu tạo đặc biệt, thích nghi với chức năng:
- Thành tế bào mỏng, không thấm cutin
- Không bào trung tâm lớn
- Nhiều ti thể, hô hấp mạnh
3. Rễ là một bơm hút và đẩy nước, qua 2 hiện tượng:
Ở cả 2 hiện tượng trên , quá trình thoát hơi nước không còn hoặc đã bị hạn chế, do đó nước đi lên trên hoàn toàn là do lực đẩy của rễ
II. Các dạng tồn tại của nước ở trong đất
1. Nước tồn tại ở 2 dạng:
- Nước liên kết: gồm
• Nước liên kết chặt trên bề mặt hạt keo, trong lòng hạt keo.
• Nước màng: bao quanh hạt keo, thực vật có thể hút được nhưng khó.
- Nước tự do: gồm:
• Nước trọng lực: trong các khe rộng giữa các hạt đất, thường rút xuống sâu
• Nước mao dẫn: trong các mao quản giữa các hạt đất, di chuyển theo nhiều hướng.
Trong các dạng nước thì nước mao dẫn là dạng được thực vật hút chủ yếu, thực vật có thể sử dụng nước trọng lực, nước màng nhưng không sử dụng được nước liên kết chặt.
2. Đặc điểm các loại đất
- Đất sét: giữ nước tốt, có nhiều nước màng, nước mao dẫn.
- Đất cát: mất nước nhanh.
- Đất pha: cấu tạo viên tốt, thích hợp với đa số thực vật.
III. Quá trình hút nước ở rễ
1. Đặc điểm:
- TV trên cạn hấp thụ nước dạng lỏng từ đất qua bề mặt các tế bào lông hút
- TV thuỷ sinh hấp thụ nước qua toàn bộ bề mặt cơ thể
- Quá trình hút nước ở rễ gồm 3 giai đoạn kế tiếp nhau:
• Giai đoạn nước từ đất vào lông hút
• Giai đoạn nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ
• Giai đoạn nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân: nước bị đẩy từ rễ lên thân do một lực đẩy gọi là áp suất rễ. Có 2 hiện tượng chứng minh cho áp suất rễ:
+ Rỉ nhựa: cắt phần thân cây ở gần gốc, sau vài phút sẽ thấy các giọt nhựa rỉ ra
+ Ứ giọt:ở cây nguyên vẹn: khi không khí bão hoà hơi nước, ở mép lá có những giọt nước, thường gặp ở cây bụi thấp và cây thân thảo.
2. Con đường hấp thụ nước ở rễ:
Theo 2 con đường:
- Con đường qua chất nguyên sinh - không bào ( phần sống): nước đi từ chất nguyên sinh và không bào của tế bào này đến chất nguyên sinh và không bào của tế bào tiếp theo, được kiểm soát chặt chẽ
Động lực: do có sự chênh lệch của thế nước giữa các tế bào từ phía trong ra phía ngoài
- Con đường thành tế bào - gian bào: nước đi trong thành tế bào, khoảng gian bào và các mao quản trong thành, đến nội bì gặp đai Caspari → vào không bào và chất nguyên sinh của Tế bào nội bì và đi theo con đường trên
Động lực: do sự hút trương của keo nguyên sinh chất, sự chênh lệch thế nước – thế cơ chất của các tế bào
3. Cơ chế:
- Nước được hút từ đất vào tế bào lông hút do cơ chế thẩm thấu: từ nơi có áp suất thâm thấu thấp đến nơi có áp suất thẩm thấu cao
- Nước được đẩy từ rễ lên thân do áp suất rễ
- Dòng nước đi một chiều từ đất vào rễ lên thân do các động lực:
• Sự giảm dần thế nước từ các tế bào phía ngoài đến các tế bào phía trong
• Hoạt động TĐC làm cho các tế bào phía trong có ASTT cao
• Lực hút của quá trình thoát hơi nước (động cơ thụ động)
IV. Quá trình vận chuyển nước và chất khoáng hoà tan trong nước
1. Đặc điểm:
Nước và chất khoáng hoà tan được vận chuyển một chiều từ rễ lên lá, khoảng cách dài
2. Con đường:Trong mạch gỗ
Cấu tạo mạch gỗ:
• Quản bào: là các tế bào dạng ống, hẹp, dài, đã chết, thành dày hoá gỗ, có vách ngăn.
• Mạch ống: Tế bào chết, thành dày, hoá gỗ không còn vách ngăn giữa các tế bào.
Thành mạch dẫn cấu tạo nên bởi các vật liệu ưa nước, khả năng đàn hồi.
3. Động lực dòng mạch gỗ:
• Lực hút của lá (động lực chính)
• Áp suất rễ - lực đẩy từ gốc lên thân
• Lực trung gian: sự liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn
Quá trình vận chuyển các chất hữu cơ:
- Đặc điểm: vận chuyển một chiều từ lá vào thân, xuống rễ và các cơ quan khác của cây trong mạch rây.
- Cấu tạo mạch rây:gồm các tế bào sống, còn nguyên chất nguyên sinh, gồm 2 loại:
• Tế bào kèm: chất nguyên sinh đậm đặc, nhiều ti thể, không bào nhỏ
• ống rây: không nhân, chất nguyên sinh là một dải mỏng nằm sát vỏ tế bào, các sợi protein xếp song song với nhau, xuyên qua các lỗ rây, nối các tế bào rây thành ống rây liên tục.
- Thành phần: chủ yếu sacarozo, axit amin, vitamin, hocmon, ….
- Cơ chế: khuếch tán( chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan đích), vận chuyển chủ động
V. Thoát hơi nước
1. Tính tất yếu của quá trình thoát hơi nước
- Cây thoát ra hơi nước tạo động lực trên để hút nước và muối khoáng
sự quang hợp ởlá cần phải lấy CO2 , thải O2 , khí khổng phải mở → thoát hơi nước, nếu khí khổng đóng thì quang hợp ngừng vì thiếu CO2.
Tuy nhiên khi thiếu nước trong đất hay hạn hán thì thoát hơi nước là một thảm hoạ vì: 1000 g nước lấy vào thì đến 990g thoát ra ngoài.
2. Ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước
- Là động lực trên của quá trình hút nước và trao đổi nước.
- Thoát hơi nước qua khí khổng, mở khí khổng, lấy CO2 cung cấp cho quang hợp.
- Giảm nhiệt độ bề mặt lá, giúp cây tránh bị đốt nóng.
- Vận chuyển và phân phối nước và các ion khoáng.
- Cô đặc chất tổng hợp
- Tạo sự thiếu hụt (sự chênh lệch về thế nước) thúc đẩy các quá trình sinh lý diễn ra nhanh.
3. Các con đường thoát hơi nước: 2 con đường
a. Thoát hơi nước qua cutin
- Trên bề mặt lá và phần non của thân, bên ngoài tế bào biểu bì thấm cutin và sáp
- Tốc độ thoát hơi nước qua cutin thường nhỏ, phụ thuộc vào độ chặt, độ dày của tầng cutin, không được điều chỉnh
b. Thoát hơi nước qua khí khổng: là con đường chủ yếu
- Cấu tạo khí khổng:
+ Hai tế bào bảo vệ (tế bào hình hạt đậu hoặc hình quả tạ) có thành ngoài mỏng, thành trong dày,trong tế bào có chứa nhiều lục lạp, nhiều ti thể
+ Các tế bào phụ quanh lỗ khí:
+ Xoang dưới lỗ khí
- Thực chất: thoát hơi nuớc qua khí khổng là sự thoát hơi nước qua lỗ nhỏ, tuân theo định luật Stephans
+ Tốc độ bay hơi nước qua lỗ nhỏ tỉ lệ vơi đường kính lỗ nhỏ
+ Sự thoát hơi nước qua lỗ nhỏ xảy ra với hiệu quả mép lớn (tốc độ thoát hơi nước ở mép nhanh hơn ở giữa, cùng 1 diện tích thoát ra thì bề mặt có nhiều lỗ nhỏ sẽ bay hơi nước lớn hơn)
Cơ chế thoát hơi nước là cơ chế đóng mở khí khổng: dựa trên mức độ no nước của tế bào hạt đậu do các cơ chế:
- Do ánh sáng: khi có ánh sáng, lục lạp trong tế bào hạt đậu tiến hành quang hợp làm thay đổi nồng độ CO2 dẫn đến làm thay đổi pH tế bào → tăng hàm lượng đường tăng → tăng áp suất thẩm thấu trong tế bào → tế bào hút nước, trương nước, khí khổng mở
- Hoạt động các bơm ion dẫn đến tăng hoặc giảm hàm lượng các ion trong tế bào đóng → thay đổi áp suất thẩm thấu và sức trương của các tế bào này.
- Khi bị hạn, hàm lượng axit abxixic tăng kích thích các bơm ion ( K+) hoạt động rút ion ra khỏi tế bào đóng → tế bào giảm áp suất, giảm sức trương nước → khí khổng đóng.
Các phản ứng đóng mở khí khổng:
- Phản ứng mở quang chủ động: đó là hiện tượng mở khí khổng chủ động lúc sáng sớm sau khi mặt trời mọc hoặc chuyển từ tối ra sáng.
- Phản ứng đóng thuỷ chủ động: là hiện tượng đóng khí khổng chủ động vào những giờ buổi trưa khi cường độ thoát hơi nước cao làm cho tế bào đóng bị mất nước mạnh( quá 15%), khí khổng đóng chủ động để giữ nước.
- Phản ứng đóng và mở thuỷ bị động: khi tế bào hoàn toàn bão hoà nước, các tế bào xung quanh khí khổng tăng thể tích, ép lên các tế bào làm khe khí khổng khép lại một cách bị động. Ngược lại khi các tế bào mất nước thì tế bào khí khổng không bị chèn, khe khí khổng mở ra
---------------------------------

Còn tiếp
 

dungvan

Moderator
vuonkienganphuoc

4. Nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng
a. Ánh sáng
- Ánh sáng gây phản ứng mở quang chủ động, làm tăng nhiệt độ bề mặt lá → tăng thoát hơi nước.
- Cả tốc độ và độ mở cuối cùng đều tăng lên với sự tăng cường độ ánh sáng.
b. Nồng độ CO2
- Nồng độ CO2 giảm trong lá làm cho khí khổng mở, dù cây ở ngoài sáng hay trong tối.
c. Nước và độ ẩm
- Nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng đến độ trương nước của tế bào khí khổng, độ trương tương đối giữa tế bào bảo vệ và tế bào biểu bì lân cận
d. Nhiệt độ
- Nhiệt độ → trạng thái nước củatế bào → đóng, mở khí khổng.
- Nhiệt độ → tốc độ chuyển hoá vật chất trong Tế bào lá → tốc độ đóng, mở khí khổng.
5. Cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lý cho cây trồng
a. Cân bằng nước và vấn đề hạn của cây trồng
Cân bằng nước được hiểu như sự tương quan giữa quá trình hấp thụ nước và quá trình thoát hơi nước. Khi sự mất nước được bù lại bằng sự nhận nước đến mức cây bão hoà nước thì đó là trạng thái cân bằng nước dương, khi có sự thiếu hụt nước trong cây thì đó là trạng thái cân bằng nước âm. Ở trạng thái này cây bắt đầu thiếu nước và gọi là cây bị hạn.
- Hệ số héo: là tỉ lệ % nước còn lại trong đất khi cây trồng trên đất đó bắt đầu bị héo. Hệ số này được tính theo % ẩm dung toàn phần của đất và đó chính là hệ số chỉ giới hạn dưới của nước dùng được trong một loại đất. Hệ số héo của các loại đất khác nhau rất lớn.
Ví dụ: Đất cát : 2,2 ,đất thịt : 12,6 ,đất sét : 26,2 %....
- Hạn sinh lý: là hiện tượng cây ở trong điều kiện dư thừa nước nhưng vẫn bị héo.
Nguyên nhân:
• Ngập úng gây ra thiếu O2 trong đất,
• Nồng độ dung dịch đất quá cao
• Nhiệt độ qua thấp → rối loạn trao đổi chất ở rễ, các tế bào lông hút bị ức chế hoạt động hoặc bị chết
- Vấn đề đặt ra bây giờ là phải tưới nước cho cây trồng.
b.Tưới nước hợp lí cho cây trồng:
Để có một chế độ nước thích hợp tạo điều kiện tốt cho sinh trưởng và đạt năng suất cao của cây trồng cần phải thực hiện việc tưới nước một cách hợp lý cho chúng. Vậy thế nào là tưới nước hợp lý? Đó là việc trả lời và thực hiện cùng một lúc ba vấn đề sau:
- Khi nào cần tưới nước?
- Lượng nước cần tưới là bao nhiêu?
- Cách tưới như thế nào?
Vấn đề khi nào cần tưới nước, khoa học hiện đại ngày nay căn cứ vào các chỉ tiêu sinh lý của chế độ nước của cây trồng như : sức hút nước của lá, nồng độ hay áp suất thẩm thấu của dịch tế bào, trạng thái của khí khổng, cường độ hô hấp của lá... về lượng nước tưới phải căn cứ vào nhu cầu nước của từng loài cây, tính chất vật lý, hoá học của từng loại đất và các điều kiện môi trường cụ thể . Vấn đề cuối cùng là cách tưới nước . Vấn đề này cũng phụ thuộc vào các nhóm cây trồng khách nhau .Ví dụ: Đối với lúa n ước thì có thể tưới ngập nước còn đối với các cây trồng cạn thì nói chung cần tưới đạt 80% ẩm dung toàn phần của đất . Cách tưới nước còn phụ thuộc vào các loại đất . Ví dụ: Đối với đất cát phải tưới nhiều lần, đối với đất mặn phải tưới nhiều nước hơn nhu cầu nước của cây.
==================================
B- SỰ TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ
I. Quá trình trao đổi khoáng
1. Các nguyên tố thiết yếu đối với thực vật:
- Nguyên tố thiết yếu là nguyên tố có liên quan trực tiếp đến các hoạt động sống của cây, vai trò của nó không thể thay thế bằng các nguyên tố khác, thiếu nó cây không thể sinh trưởng phát triển bình thường được.
- Có 16 nguyên tố thiết yếu đối với cây là: C, H, O, N, K, Ca, Mg, P, S, Fe, Cu, Zn, Mo, Bo, Cl, Mn.
- Trong 16 nguyên tố trên, dựa vào hàm lượng trong cây người ta chia thành 2 nhóm:
+ Nguyên tố đại lượng: chiếm trên 0,01 % khối lượng chất khô (C, H, O, N, K, Ca, Mg, P, S)
+ Các nguyên tố vi lượng: chiếm lượng nhỏ, từ 0,001% - 0,01%khối lượng khô(Cu, Zn, Mo, Bo, Cl, Mn).
+ Ngoài ra trong cây còn có những nguyên tố khác có hàm lượng rất nhỏ (các nguyên tố siêu vi lượng: I, Ag, Au, Hg…)
2. Vai trò một số nguyên tố khoáng tiêu biểu ở thực vật
Vai trò của các nguyên tố đa lượng: Các nguyên tố đa lượng thường đóng vai trò cấu trúc trong tế bào, là thành phần của các đại phân tử trong tế bào (protein, lipit, axit nucleic,...). Các nguyên tố đa lượng còn ảnh hưởng đến tính chất của hệ thống keo trong chất nguyên sinh như: điện tích bề mặt, độ ngậm nước, độ nhớt và độ bền vững của hệ thống keo.
a. Photpho(P)
- Nguồn cung cấp 2O5, H3PO4, đá mẹ
- Dạng hấp thụ:H2PO4, cây dinh dưỡng P hiệu quả nhất khi pH đất từ 6 đến 8
- Vai trò:
+ Là thành phần của nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng( ADN, ARN, protein, photpholipit, ATP, các enzim và vitamin….)
- Thiếu P:
+ Hình thái:lá biến màu: xanh lục lẫn đồng thau, phiến nhỏ, thân mềm, quả chín chậm.
+ Sinh lý: ngừng tổng hợp protein, cây dễ bị bệnh và chết
b. Kali:
- Nguồn cung cấp: rất giàu trong đất
- Dạng hấp thụ: muối Kali tan( K+)
- Vai trò:
+ Trong tế bào chất nó ảnh hưởng tới tính chất của hệ keo, từ đó ảnh hưởng tới các quá trình trao đổi chất
+ Liên quan qua trình tổng hợp sắc tố lá
+ Làm tăng tính chống chịu của cây ở nhiệt độ thấp, khô hạn
+ Tăng quá trình hô hấp
+ Xúc tiến hấp thụ NH4+
- Thiếu kali: lá úa vàng, mô thực vật chết dần, thành Tế bào và cutin mỏng, giảm khả năng hút nước.
c. Canxi:
- Nguồn cung cấp: giàu trong đất: CaCO3, CaO, Ca(OH)2¬
- dạng hấp thụ: Ca2+
- Vai trò:
+ Là thành phần của pectatcanxi( chất gắn kết tế bào)
+ Liên quan tính thấn của màng, vận động của tế bào chất
+ Hoạt hoá enzim
+ Tham gia vào quá trình phân bào (\hình thành vi ống, thoi phân bào)
- Thiếu canxi: mô non bị hỏng, tế bào nhiều nhân, tế bào lông hút và rễ phụ không hình thành,
d. Magiê
- Dạng hấp thụ: Mg2+
- Vai trò:
+ Là trung tâm của nhân pocpirin, thành phần cấu tạo của diệp lục
Diệp lục a: C55H72O5N4Mg
Diệp lục b: C55H70O6N4Mg
+ Tham gia hình thành cấu trúc ADN, ARN, các enzimvà vitamin,…
Tỉ lệ Ca/Mg là tỉ lệ điều tiết tế bào chất
Vai trò của các nguyên tố vi lượng:
Các nguyên tố vi lượng thường là thành phần không thể thiếu được hầu hết các enzym. Chúng hoạt hoá cho các enzym này trong các quá trình trao đổi chất của cơ thể.
- Dạng tồn tại: dạng phức chất với các hợp chất hữu cơ khác nhau như đường, ATP, chelat, vitamin….
- Vai trò cấu trúc nên các vitamin, enzim phức
VD: Co thành phần cấu tạo của vitamin B12, Bo thành phần cấu tạo nên các vitamin nhóm B
- Điều hoà sinh trưởng
VD: Bo thúc đẩy tổng hợp auxin,
- Liên quan đến các quá trình trao đổi chất:
• Liên quan đến sự tổng hợp sắc tố
• Thành phần các enzim tham gia pha sáng, pha tối
• Thành phần enzim hô hấp
• Liên quan đến các quá trình trao đổi nước
3. Cơ chế hấp thụ khoáng
Các chất khoáng ở trong đất thường tồn tại dưới dạng hoà tan và phân ly thành các ion mang điện tích dương (cation) và ion mang điện tích âm (anion). Các nguyên tố khoáng thường được hấp thụ vào cây dưới dạng ion qua hệ thống rễ là chủ yếu. Có hai cách hấp thụ các ion khoáng ở rễ:
Hấp thụ thụ động:
a. Các hình thức:
+ Các ion khoáng khuyếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.
+ Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
+ Các ion khoáng hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất. Cách này gọi là hút bám trao đổi.
b. Tính chất chung:
- Không chọn lọc và không phụ thuộc vào hoạt động sinh lí của cây
- Xảy ra khi:
• Nồng độ các chất trong môi trường cao,
• Rễ cây bị tổn thương
• Tế bào già
Hấp thụ chủ động:
Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động này. Tính chủ động ở đây được thể hiện ở tính thấm chọn lọc của màng sinh chất và các chất khoáng cần thiết cho cây đều được vận chuyển trái với qui luật khuyếch tán, nghĩa là nó vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp ở đất đến nơi có nồng độ cao, thậm chí rất cao (hàng chục, hàng trăm lần) ở rễ.
a. Tính chất:
- Chọn lọc
- Vận chuyển ngược chiều nồng độ, phụ thuộc nhu cầu và hoạt động sinh lí của cây.
- Cần thiết phải có năng lượng ATP và chất mang. ATP và chất mang được cung cấp từ quá trình trao đổi chất, mà chủ yếu là quá trình hô hấp.
Như vậy quá trình hấp thụ nước và các chất khoáng đều liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rể.
 

dungvan

Moderator
vuonkienganphuoc

II. Quá trình đồng hoá nitơ ở thực vât
1. Vai trò của nitơ đối với thực vật
- Rể cây hấp thụ Nitơ ở hai dạng: Nitơ nitrat (NO3-) và Nitơ amôn (NH4+) trong đất.
- Nitơ có vai trò:
+ Cấu trúc : là thành phần của hầu hết các chất trong cây: protein, axit nucleic, các sắc tố quang hợp, các hợp chất dự trữ năng lượng: ADP, ATP, các chất điều hoà sinh trưởng.
+ vai trò điều tiết trao đổi chất:
Nitơ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và do đó nó quyết định năng suất và chất lượng thu hoạch.
2. Nguồn nitơ cho cây
NH4+ và NO3- được tạo ra từ:
- Nitơ tự do (N2) trong tự nhiên
+ dưới tác dụng của tia lửa điện( sấm sét)
+ do hoạt động của các VSV tự do: (Azôtobacterium, Closterium, Anabaena, Nostoc,...)
+ do hoạt động của các vi khuẩn, tảo cộng sinh: Rhizobium trong nốt sần rễ cây Bộ Đậu, Anabaena azolleae trong cây dương xỉ -Azolla: bèo hoa dâu.
- Từ xác động thực vật, VSV thối rữa phân huỷ thành
- Phân bón do con người cung cấp
Nitơ trong dất có thể bị mất di do quá trình phản nitrat hoá trong điều kiện yếm khí.
3. Quá trình cố định nitơ khí quyển
Nitơ phân tử (N2) có một lượng lớn trong khí quyển (78%)và mặc dù "tắm mình trong biển khí nitơ" phần lớn thực vật vẫn hoàn toàn bất lực trong việc sử dụng khi nitơ này. May mắn thay nhờ khả năng đặc biệt mà một số vi khuẩn sống tự do và cộng sinh đã thực hiện được việc khử N2 thành dạng nitơ cây có thể sử dụng được: NH4+. Đó chính là quá trình cố định nitơ khí quyển, thực hiện bởi các nhóm vi khuẩn tự do và các vi khuẩn cộng sinh theo cơ chế sau:
Những điều kiện:
- Có lực khử mạnh ( trong lên men là FredH2,trong hô hấp là FADH2, NADH2)
- Có năng lượng ATP
- Enzim Nitrogenaza ( phải có Mo hoạt hoá)
- Điều kiện yếm khí
Các vi khuẩn tự do có thể cố định hàng chục kilogam NH4+, còn các vi khuẩn cộng sinh có thể cố định hàng trăm kilogam NH4+/ha/năm.
` Sau đây là sơ đồ minh hoạ cho các nguồn cung cấp nitơ cho cây :
4. Quá trình biến đổi Nitơ trong cây
a. Quá trình Amôn hóa:
Cây hút được từ đất cả hai dạng nitơ oxy hóa (NO3-) và nitơ khử ( NH4+), nhưng cây chỉ cần dạng NH4+ để hình thành các axit amin nên việc trước tiên mà cây phải làm là việc biến đổi dạng NO3- thành dạng NH4+ nhờ hệ thống các enzim Reductaza. Mo và Fe hoạt hóa các enzim tham gia vào quá trình khử trên.
Quá trình amôn hoá xảy ra theo các bước sau đây:
NO3- ---> NO2- ---> NH4+
b. Quá trình đồng hoá NH3
- Hình thành axit amin: Quá trình hô hấp của cây tạo ra các xêtoaxit (R-COOH), và nhờ quá trình trao đổi nitơ các xêto axit này có thêm gốc NH2 để thành các axit amin. Có 4 phản ứng để hình thành các axit amin. Sau đây là các phản ứng khử amin hoá để hình thành các axit amin:
+ Xetoglutaric + NH3 → glutamin
+ Axit pyruvic + NH3 → alanin
+ Axit fumaric + NH3 → aspartic
+ axit oxaloaxetic + NH3 → aspartic
Và sau đó có các phản ứng chuyển amin hóa để hình thành 20 axit amin và từ các axit amin này thực vật có thể tạo vô vàn các protein và các hợp chất thứ cấp khác của thực vật.
- Hình thành amit: các axit đicacboxilic kết hợp với NH3 tạo thành các amit, có tác dụng giải độc và dự trữ N cho cây.
III. Ảnh hưởng các nhân tố môi trường đến quá trình trao đổi khoáng và nitơ
1. Ánh sáng:
- Ánh sáng ảnh hưởng đến sự hút các ion khoáng thông qua tác động đến quá trình quang hợp và trao đổi nước
2. Nhiệt độ:
- Trong giới hạn nhiệt độ nhất định: Khi tăng nhiệt độ thì làm tăng quá trình hô hấp ở rễ, làm thay đổi mức độ lien kết của ion vưói chất nguyên sinh → tốc độ hút các nguyên tố khoáng
3. Độ ẩm đất:
Nước trong đất tạo điều kiện để hoà tan ion và ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ rễ →tăng khả năng trao đổi.
4. Độ pH đất:
- pH đất ảnh hưởng đến sự hoà tan các chất khoáng trong đất, khả năng biến đổi các chất khó tiêu thành chất dễ tiêu và sự phát triển của hệ rễ
pH axit → hút anion mạnh
pH kiềm → hút cation mạnh
Ở đất chua, H+ bám trên bề mặt keo đất, các ion dinh dưỡng dễ bị rửa trôi vì vậy đất nghèo dinh dưỡng.
5. Độ thoáng khí:
- O2 cần cho sự hút khoáng ( thuận lợi nhất khi nồng độ ôxi phân tử là 2- 3%), liên quan đến quá trình hô hấp của rễ
- CO2, N2, H2S ức chế hoạt động hút
IV. Nhu cầu dinh dưỡng khoáng và bón phân hợp lí
- Nhu cầu dinh dưỡng: là lượng dinh dưỡng cần thiết để tạo ra một đơn vị năng suất cây trồng.
- Phương pháp xác định:
+ phân tích định kì hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thân, rễ, lá, hoa quả
+ trồng trong dung dịch, phân tích phần dung dịch còn lại.
+ bón thêm chất dinh dưỡng vào các thời kì sinh trưởng khác nhau xem năng suất tăng ở thời kì nào nhiều nhất.
- Nguyên tắc bón phân hợp lí:
Cũng như vấn đề tưới nước hợp lí, vấn đề bón phân hợp lí cho cây trồng cũng phải trả lời và thực hiện bốn vấn đề sau: Bón bao nhiêu, bón khi nào, bón thế nào và bón phân gì?
+ Về lượng phân bón phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:
• Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng (lượng chất dinh dưỡng để hình thành một đơn vị thu hoạch).
• Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất.
• Hệ số sử dụng phân bón.
Dựa vào các yếu tố này ta có thể tính được lượng phân bón cần thiết cho một thu hoạch định trước.
VD: Hãy tính lượng phân bón nitơ cần thiết để có một thu hoạch 50 tạ thóc /ha? Biết rằng: Nhu cầu dinh dưỡng của lúa là: 1, 4 kg nitơ / tạ thóc, lượng chất dinh dưỡng còn lại trong đất bằng 0, hệ số sử dụng phân nitơ là 60%.
Cách tính như sau:
Lượng nitơ cần phải bón: (1,4 . 50 . 100)/60 = 116, 7 kg Nitơ
+ Về thời kì bón phân phải căn cứ vào các quá trình sinh trưởng của mỗi loại cây trồng.
+ Về cách bón phân: bón lót (bón trước khi trồng), bón thúc (bón trong quá trình sinh trưởng của cây) và có thể bón phân qua đất hoặc bón phân qua lá.
+ Việc bón phân gì phải căn cứ vào vai trò của mỗi loại phân bón và biểu hiện của cây khi thiếu dinh dưỡng.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Cảm ơn bạn Vuonkienganphuoc đã chịu khó đăng lại toàn bộ bài học trong sách. Nhưng rồi cuối cùng thì bạn sẽ trả lời cho câu hỏi của cháu bé thế nào đây ?
"Tại sao ông bà ngoại phải tưới nước cho cây bonsai?"
hay là " Ông bà ngoại tưới nước cho cây bonsai để làm gì vậy?"
--------------------------------------

hqvuhototbung:

Cảm ơn các bạn vẫn đang chịu khó theo dõi cái chủ đề cũ rích và chán phèo này. Dù chúng ta ai cũng biết là "nước thì cần cho sự sống của cây" thật.

Thế nhưng mà ngồi đó đọc cho hết 3 chương sách của bạn Vuonkienganphuoc đăng lên, hay có đi mua vài quyển sách Giáo Khoa Sinh Học về đọc thuộc làu làu thì việc tưới nước cho cây nó cũng chả thay đổi gì. Và cây chết thì nó vẫn cứ chết ?

Sở dĩ mình cứ phải rể rà mãi ở phần dẫn nhập này là để các bạn cùng mình thấy một chuyện hết sức đơn giản:
-Sách vở Giáo Khoa Sinh Học phân tích về rất nhiều chuyện về nước và cây. Nhưng đó là cho cây trồng ngoài đất vườn.
-Sách kỹ thuật bonsai (như bài về "Tưới nước Bonsai" do bạn Quí Tài đăng trên) tuy có chỉ cho bạn "Cách tưới" nhưng cũng chả cho bạn biết vai trò của nước cho cây Bonsai là gì.
-Chuyện tương tự cho các chủ đề mình đã nêu trên "Kỹ thuật tưới nước cho cây trồng", "Nước cần cho sự sống", "Tưới nước cho cây Mai Vàng".

Những trao đổi , bày tỏ kinh nghiệm trong các chủ đề trên có vẻ như chì chú trọng đến một chuyện duy nhất cho cây trồng: tưới nước sao cho cây khỏe mạnh !
Mục đích "khỏe mạnh" cho cây thì phải rồi. Chỉ có điều là hình như mọi người đã để tâm vào "tất cả các cây trồng chậu" chứ chả phân biệt kỹ cây phôi, cây đang huấn luyện hay cây bonsai.
Chúng ta chơi bonsai, và chủ đề này chỉ nói về nước cho cây bonsai, thì ngoài mục đích khỏe mạnh của cây, chúng ta còn 2 mục đích nữa mà việc trồng cây ngoài vườn không bao giờ có :
- mục đích mỹ thuật (vỏ sần nứt, rễ lộ, lá nhỏ, chi dăm ngắn...tất cả là do cách tưới nước ?)
- mục đích huấn luyện, di chuyển (hãm nước cho cây dẻo, đất chắc lại....)

Thành thử, với bonsai, nếu chúng ta cứ nói chuyện sách vở hay giải thích như giảng bài trong trường học thì mình e là không hợp rồi.
Bởi vậy, mình xin phép các bạn: " Nếu chúng ta trả lời được mọi câu hỏi của một cậu bé 10 tuổi như đã nêu trên, thì có nhiều hy vọng chúng ta nắm được các vai trò của nước cho cây Bonsai".

Mình nghĩ: một khi nắm được đủ các vai trò của nước cho cây bonsai, chúng ta biết ngay 3 chuyện rất cần:
- khi nào
- loại nước nào
- cách nào
để đưa nước tới chỗ thực hiện vai trò mà cây nó cần !

Thí dụ như chúng ta muốn vỏ cây sần, nứt. Nếu vậy thì tưới nước đâu ăn thua gì. Hãy bó vỏ bẳng "rêu ẩm" vài ngày cho vỏ trương nước. Rồi phơi nắng vỏ vài ngày cho nó khô nứt. Làm vài lần như vậy là vỏ nứt toác với ẩm , nắng, khô.

Còn tiếp
 

dungvan

Moderator
GioNui:

Nguyên văn bởi hqvuhototbung: Thí dụ như chúng ta muốn vỏ cây sần, nứt. Nếu vậy thì tưới nước đâu ăn thua gì .
Hãy bó vỏ bẳng "rêu ẩm" vài ngày cho vỏ trương nước. Rồi phơi nắng vỏ vài ngày cho nó khô nứt. Làm vài lần như vậy là vỏ nứt toác với ẩm , nắng, khô.
Nước tác động lên vỏ cây sao cũng thấy giống như nước với đất vậy chú Hưng.
Đất ruộng được no nước, sau đó bỏ khô kiệt thì nút nẻ tùm lum.

 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Nguyên văn bởi nguyenquanghung:
Anh Thầy cho em hỏi:
Tại Cần thơ có năm mưa phùn gần như liên tục nữa tháng,mỗi ngày khoảng 8 tiếng,mỗi lần khoảng 3 tiếng đồng hồ.Lạ một điều là đang khi mưa phùn,trời vẫn nắng gắt cở 30-31 độ C.
Như thế có hại hay tốt gì cho cây kg anh Thầy?
Em cám ơn anh nhiều.
Hại hay tốt thì tùy cây. Cây to, cây nhỏ, cây đang ra hoa, cây đang tượng trái ?
Nói chung mưa phùn thì cây nó thích. Nước từ từ ngấm vào lá, sạch sẽ. Rễ cũng từ từ ngấm nước nhờ nắng vào lá.
Chả biết bạn thích mưa rào hay mưa nào, chứ mình trồng cây thì rất thích mưa phùn.
---------------------------

hqvuhototbung:

Nguyên văn bởi nguyenquanghung:
Vậy là trừ cây đang ra hoa và đậu trái,mỗi ngày em cứ cầm vòi phun sương xỉa lên trời cao 5m rơi xuống 3 lần,mỗi lần 1 tiếng là Ok phải kg anh?
Nếu bạn đủ can đảm làm đúng như vậy trong 3 tháng (ngày 3 lần, mỗi lần 1 tiếng), mình chắc là cây của bạn sẽ mơn mởn
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Phần dạo đầu về NƯỚC cho cây BONSAI như vậy chắc là đã đủ. Bây giờ thì chúng ta có thể vào chuyện.

Vài câu trả lời cho cậu bé 10 tuổi
Rất cảm ơn các bạn đã có nhiều câu trả lời cho cháu bé. Cũng có thể tóm lại tương tự như những trả lời của bạn Bsvuhongbvdkhb:

Bố trả lời: Cây nó cũng như con vậy
- đói phải ăn = tưới phân
- khát phải uống= tưới nước
- dơ hay nóng nực phải tắm= tưới luôn
- ghẻ phải thoa thuốc= tưới hay bôi nước vôi
- bệnh phải trị= phun thuốc hay xịt nước
- ì xong phải rửa= tưới nước

Nói chung là cây cối cũng phải sống nên cũng cần nước như người. Dĩ nhiên là bạn có thể giải thích thêm cho cháu nó :
Mọi cơ thể của cây hay của người ta thì nước chiếm từ 1/2 tới 2/3 trọng lượng. Thế nên, hễ mà cơ thể mất nước thì phải bù vào cho đủ.
Có điều khác biệt là :
-người thiếu nước thì đi kiếm nước được, còn cây thì không.
-người ta thiếu nước ít ít thì vẫn đứng được, nhưng cây thì chưa chắc.
Nhất là cành non mà thiếu nước (giống như cái ống dẫn nước) : cụp xuống ngay, nghẽn mạch và chết!

Trả lời vậy chắc là đủ cho cháu bé.
Thế nhưng chúng ta chơi bonsai mà nghĩ rằng vậy là đủ, rồi thì cứ ngày ngày tưới nước (đúng sách vở) thì chưa chặc sự việc đã đúng như chúng ta nghĩ.

Các bạn có khi nào tưới nước và nghĩ :
-Mình tưới mỗi chậu 2 lít nước. Vậy cái cây chậu này lấy được bao nhiêu nước? Mà cái cây này cần bao nhiêu nước là đủ ?
-Nước nình tưới có phải là thứ nước cây lấy xài được không ?
-Bây giờ mình tưới, 1 giờ nữa đất còn ẩm ướt, cây có lấy được nước ở đất không ?

Chắc là đôi lúc các bạn có nghĩ đấy, như rồi cũng chả trả lời được nên thôi vờ đi!

Bởi vậy, trở về abc, mình đề nghị chúng ta cùng xem lại từ đầu một vài cơ bản thiết thực về chuyện NƯỚC cho cây BONSAI. Bởi như mình trình bày ngay từ đầu: Sách Giáo Khoa chỉ đề cập đến cây trồng ngoài vướn, cây BONSAI thì lại khác hẳn.
Nhiều người đã từng đề cập về NƯỚC, nhưng đa số là chỉ cách tưới cho cây khỏe mạnh. Chúng ta cần ít ra là thêm chuyện: mỹ thuật và huấn luyện nữa.
Mà ngay cả như việc bảo tưới nước gì ? cũng ít thấy lời khuyên nào thực tế. Đa phần là kết quả của những nghiên cứu sách vở (thí dụ phân tích nước cứng, nước mềm, nước phèn, nước lợ....): nước cứng (vùng đất đá vôi) trồng rau vẫn lên tốt, nước phèn trồng dứa vẫn nhiều trái?

Vậy thì, việc quan trọng của nước cho sự sống, hẳn chả bạn nào không đồng ý. Thế bây giờ, thực chất là chúng ta nên xem NƯỚC" nó có đặc tính gì và hoạt động ra sao trước khi áp cho nó những vai trò vào đời sống của cây Bonsai.

Còn tiếp
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

10 vai trò của NƯỚC cho cây Bonsai
Vốn chủ đề là Nước cho cây Bonsai, chứ không phải mọi kiểu cây trồng, bởi có thể sẽ không đủ hoặc không hợp với những cây trồng chậu không phải hoặc chưa phải Bonsai. Thế nên, xin các bạn nhớ lưu ý giùm chi tiết quan trọng này.
Dưới đây chỉ là những nhận xét cá nhân, thiết nghĩ là nặng phần gợi ý. Mình đề nghị những bạn nào thích thì nên cất sẵn giấy bút trong túi, mỗi khi nghĩ ra hoặc nhận thấy thêm vai trò nào của Nước cho cây Bonsai thì làm ơn ghi lại và báo cho mọi người cùng biết.

Vai trò của nước tại đất trồng cho cây Bonsai :
1. Vai trò dung môi: hòa tan muối khoáng .
2.Chất chuyển động: nhờ những đặc tính riêng của Nước, chúng là vật chất chuyển động gần như duy nhất quanh cây và trong cây. Sự chuyển động của Nước giúp nhiều chất khác chuyển động.
3.Tẩy rửa những chất bất lợi trong đất có thể gây bất lợi cho sự sống của rễ.
4.Tạo khoảng trống trong đất cho rễ phát triển.
5.Tạo dưỡng khí cho rễ, nấm rễ.
6.Chuyễn dưỡng chất tới rễ.
7. Giảm nhiệt hoặc giữ nhiệt đất trồng.

Vai trò của nước tại môi trường quanh cây (không khí)
8. Ẩm độ khu vực trồng
9.Giảm nhiệt khu vực trồng

Vai trò của nước trên bề mặt cây Bonsai
10. Thấm vào lá (có thể có phân)
11.Thấm vào vỏ (giúp nứt vỏ nhanh)
12. Kích thích tạo rễ buông (cây sanh)

Vai trò của nước trong cây Bonsai
13.Giúp tế bào cương cứng: tế bào phát triển tối đa kích cỡ: cành non, lá ở đúng tư thế cần.
14.Giúp tầng phân sinh phát triển nhanh (cao và ngang)
15.Giúp giảm nồng độ nhựa để dễ xuyên thấu qua vách tế bào (thẩm thấu).
16. Bốc hơi giúp tăng vận tốc nhựa nguyên.
(Vai trò chuyển vận đã đề cập ở số 2)

Vai trò của nước với chậu Bonsai
17.Phụ với ánh sáng, nước giúp chậu trồng có màu thời gian.

Bên cạnh những vai trò có lợi cho cây, chậu Bonsai, chúng ta cũng nên ghi nhận một số vai trò gây chết cho cây hay tổn hại cho chậu. Đa phần thì đó là những lúc nước làm các vai trò nêu trên như lại mang theo nó những chất độc hại hoặc chất dinh dưỡng nồng độ cao.

Thí dụ như :
1. Nước làm tan qua nhiều phân, gây nồng độ muối cao, khiến nước trong rễ phải tiết ra (cháy rễ).
2. Nước nhiễm khuẩn bệnh.
3. Nước chứa nhiều đá vôi ngấm vào chậu trồng làm hư chậu.
4. Nước ngấm nhiều trong chậu, mùa đông, nước trong lỗ thành chậu đóng băng, nở ra, gây nứt chậu....

Mời các bạn chịu khó xem xét và thêm bớt.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Nguyên văn bởi daothanhhoa:
Như này thì không nên dùng nước thải từ máy lọc nước tưới cho cây, hoặc nước giếng có nhiều đá vôi cũng không nên dùng để tưới cây. Đúng không bác? ( con thấy có người dùng nước thải của máy lọc nước để tưới cây cảnh hoặc tưới rau, có người cho luôn vào đường nước thải)
Thực sự thì ảnh hưởng chỉ thấy rõ ở chậu đất nung (không tráng men). chứ chậu cây cảnh tráng men thì đá vôi nó có bít những lỗ li ti ở thành chậu cũng đâu có gì thay đổi (chậu tráng men không giúp trao đổi không khí và nước ở đất trồng trong chậu với môi trường bên ngoài qua những lỗ li ti ở thành chậu).
------------------------------

hqvuhototbung:

Nguyên văn bởi vuonkienganphuoc :
+ Ở Mỷ và các nước khác : chậu thường sử dụng thùng gổ , nhựa (tốt ) để nuôi cây phôi !và sau hết là chậu bằng đất nung.
+ Ở VN thì thường sử dụng chậu làm bằng cement ( phần lớn là đá Caco3 giàu Calci + đất sét + sắt (tùy loại cement )+thạch cao..)
_ Ngoài VN có nước nào sử dụng chậu cement để nuôi trồng cây ?
_ Ảnh hưởng tương tác giửa nước <=> chất liệu thành chậu = cement ? Lợi và hại ? (lưu ý Calci ).Thks
Chuyện nuôi cây bán TP thì chỉ có tính cách tạm thời: gặp gì xài nấy.
Bên Mỹ, lấy gỗ đóng thùng = 30 giây. Chứ còn đúc xi-măng thì không biết làm vì quá lỉnh kỉnh.

Cây nuôi cần phát mạnh. Bởi vậy nước thường phải tưới nhiều. Đất trồng nhiều, rộng rãi. Đó là lý do chậu trồng ít ảnh hưởng tới cây hơn trường hợp Bonsai
(Hình như chuyện này đã từng được đề cập trong : Phần 5: chậu bonsai.)
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

NƯỚC tác nhân giúp cây BONSAI sống và gây chết

Nếu nắm rõ hơn về NƯỚC một chút, có thể chúng ta vừa là giúp cho Nước làm trọn được hơn 10 vai trò với cây Bonsai yêu quý của chúng ta, đồng thời cũng hy vọng giảm thiểu được việc gây chết do nước.

Vai trò của nước tại đất trồng cho cây Bonsai :
1. Vai trò dung môi : hòa tan muối khoáng .
2.Chất chuyển động: nhờ những đặc tính riêng của Nước, chúng là vật chất chuyển động gần như duy nhất quanh cây và trong cây. Sự chuyển động của Nước giúp nhiều chất khác chuyển động.
3.Tẩy rửa những chất bất lợi trong đất có thể gây bất lợi cho sự sống của rễ.
4.Tạo khoảng trống trong đất cho rễ phát triển.
5.Tạo dưỡng khí cho rễ, nấm rễ.
6.Chuyễn dưỡng chất tới rễ.
7. Giảm nhiệt hoặc giữ nhiệt đất trồng.

Vai trò của nước tại môi trường quanh cây (không khí)
8. Ẩm độ khu vực trồng
9.Giảm nhiệt khu vực trồng

Vai trò của nước trên bề mặt cây Bonsai
10. Thấm vào lá (có thể có phân)
11.Thấm vào vỏ (giúp nứt vỏ nhanh)
12. Kích thích tạo rễ buông (cây sanh)

Vai trò của nước trong cây Bonsai
13.Giúp tế bào cương cứng: tế bào phát triển tối đa kích cỡ: cành non, lá ở đúng tư thế cần.
14.Giúp tầng phân sinh phát triển nhanh (cao và ngang)
15.Giúp giảm nồng độ nhựa để dễ xuyên thấu qua vách tế bào (thẩm thấu).
16. Bốc hơi giúp tăng vận tốc nhựa nguyên.
(Vai trò chuyển vận đã đề cập ở số 2)

Vai trò của nước với chậu Bonsai
17.Phụ với ánh sáng, nước giúp chậu trồng có màu thời gian.

Bên cạnh những vai trò có lợi cho cây, chậu Bonsai, chúng ta cũng nên ghi nhận một số vai trò gây chết cho cây hay tổn hại cho chậu. Đa phần thì đó là những lúc nước làm các vai trò nêu trên như lại mang theo nó những chất độc hại hoặc chất dinh dưỡng
nồng độ cao.

Thí dụ như :

1. Nước làm tan qua nhiều phân, gây nồng độ muối cao, khiến nướ trong rễ phải tiết ra (cháy rễ).
2. Nước nhiễm khuẩn bệnh.
3. Nước chứa nhiều đá vôi ngấm vào chậu trồng làm hư chậu.
4. Nước ngấm nhiều trong chậu, mùa đông, nước trong lỗ thành chậu đóng băng, nở ra, gây
nứt chậu....



Bởi vì nói gì thì nói, ai trong chúng ta cũng đã từng bị chết ít nhiều cây lớn nhỏ. Việc chết khởi nguồn từ nước có thể nói là hơn 95 %. Số 5% gây chết còn lại cũng là khá hiếm gặp: cháy, bịnh, cắt mạnh tay...
Muốn rõ đôi điều về nước, mình đề nghị chúng ta bỏ chút thì giờ xem lại vài chuyện căn bản đã từng đựoc học hồi Trung Học. Có điều cũng sẽ chỉ là nói sơ chứ không cần vào chi tiết. Tuy nhiên, vài chuyện rất cần cho cây Bonsai sẽ được mình nhấn mạnh.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Một số đặc tính của Nước
Trước khi vào chuyện, các bạn vui lòng cho mình thưa trước 2 chuyện :

1. Những bạn nào không cần xem chủ đề này ?
Bởi vì chủ yếu là chúng ta sẽ bàn bạc thảo luận về Nước cho cây Bonsai, nên chi những bạn nào đang trồng hàng trăm hàng ngàn cây trong chậu, việc tưới nước thường chiếm nhiều thì giờ, hoặc dùng kiểu tưới định kỳ (do đồng hồ mở theo giờ) thì mình thiết nghĩ chả cần đọc chủ đề này làm gì cho mất thì giờ.
Bởi lẽ, việc tưới nước cho cây nó sống và phát triển thì ông bà chúng ta đã làm hàng ngàn năm nay rồi. Tưới lúc nào ? Khi nào tưới nhiều ? Lúc nào tưới ít ? Gần như mọi người trồng cây đều đã nắm hết. Chẳng qua chỉ khác nhau chút ít về loại cây trồng và nguồn nước tưới.

Chỉ khi nào, những bạn mới tập chơi bonsai (một ngày đi ra đi vào ngó cái cây cả chục lần) hoặc những bạn chơi hơi lâu và có giờ ngồi ngắm từng cái chồi lá lớn dần, thì lúc ấy , có lẽ việc tìm hiểu về nước tưới cho cây mới thực sự là điều cần thiết. Chính những thay đổi cỏn con trên từng búp lá sẽ cho chúng ta thấy ngay kết quả khi thay đổi "chút gì đó" cho việc tưới nước (cách tưới, nguồn nước tưới, lượng nước tưới, thời lượng tưới....).

Chứ còn hàng ngàn chậu cây trong vườn thì chả sao thấy được những đổi thay này. Thành thử,
cứ tưới sao cho cây sống và phát triển là được rồi. Chuyện Mỹ thuất hay gì đó, chả phải vấn đề
cần quan tâm.

2.Chuyện khoa-học
Đã đành rằng thời buổi này, chúng ta vẫn đặt vấn đề tìm hiểu trên căn bản khoa học là chính. Bởi mình vẫn nghĩ là các bạn bên nhà vẫn thường đặt căn bản trên chuyện: phải thấy tận mắt, sờ tận tay thì mới khả dĩ đáng tin. Chuyện đó thì quả không phải là dở. Tuy nhiên, có vài trường hợp thế này.

a. Khoa học, theo mình nghĩ, chỉ có mục đích tìm tòi để hiểu về thiên nhiên (tức là thế giới quanh
chúng ta mà ai cũng có thể dùng năm giác quan để "thấy được"), kế tiếp, lý trí khoa học sẽ cố giải thích những hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên, và rồi cuối cùng dùng những giải thích đó để đoán trước những gì sẽ xảy tới (khi quan sát những chuyện đang xảy ra).

Bởi vậy, Khoa học vẫn còn nhiều hạn chế ghê lắm. Thí dụ như mãi đến đầu thế kỷ 18, Benjamin
Franklin đoán là sét đánh trên trời "chắc là điện ?" và dùng diều thả lên trời lúc mưa có sét đánh
để xem điện nó ra làm sao? Từ đó về sau, con người mới bắt đầu tìm hiểu về điện.

Thành thử, hễ đã mang tinh thần Khoa-học thì rõ là cần:
-quan sát các hiện tượng thiên nhiên,
-ghi nhận và gom những quan sát lại và xếp chúng vào từng nhóm có gì đó tương tự nhau,
-rồi thì cuối cùng ráng diễn giải bằng những thí nghiệm để tìm kết luận.

Nhưng những kết luận này đã là "sự thật " chưa thì xin khoan xác nhận. Bởi vì, với những phát minh giúp mắt chúng ta "tinh tường hơn", "mũi thính hơn"....kể cả tính toán nhanh hơn (computer), thì các ngày người ta mới càng té ngửa: thiên nhiên còn quá nhiều điều kỳ lạ.

Bởi vậy, dù sao thì, theo mình, Khoa-học cũng chỉ là 1 cách trong nhiều cách để hiểu thiên nhiên.

Cũng từ ý nghĩ như vậy, một mặt, cá nhân mình dùng mọi hiểu biết (+ nhận thức của người khác)
để cố giải thích vài chuyện khó hiểu theo lý ở cây cối. Nhưng một mặt mình vẫn tin rằng: vẫn có những "chuyện gì đó" ở thiên nhiên (ở đây là cây cối) mà lý lẽ Khoa học vẫn còn là khoanh tay chưa sao lý giải. Tuy rằng phải nói, nhiều khoa học gia vẫn đang cố làm những thử nghiệm để giải thích những bí ẩn này.

Thí dụ như :
-Mỗi loài cây thích một loại "nhạc" để phát triển.
Đặc biệt là cái cây Khiêu vũ ở Thái Lan : Một loài Linh Sam (?).
Dancing Plant
https://www.youtube.com/watch?v=Ta4I5Uwv9m0
Cây Dancing plant Desmodium gyrans.

The Telegraph Plant
https://www.youtube.com/watch?v=J-fIKlcCbSU

INCREIBLE PLANTA QUE BAILA CON LA MUSICA! / PLANTA TELEGRAFO
https://www.youtube.com/watch?v=nxndnFluQn0
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Nguyên văn bởi daothanhhoa:
Con hỏi thêm là:
- nước thải từ máy lọc có đá vôi, các chất thải..., có thể có độc, chất ô nhiễm...
- Dùng nước này ảnh hưởng đến sức khỏe của cây.
- có người dùng nước máy để nắng 1 ngày.
- Người cẩn thận dùng nước mưa. (hứng từ mái nhà và đựng vào thùng, bể.
- con thì cứ dùng nước bơm từ giếng khơi để tưới cây.

Trong những điều kiện này thì nước nào tốt hơn.
Chả nước nào tốt hơn nước nào ! Cây nó quen nước, như người.
Bạn sống ở thành phố, xài nước máy quen. Bạn về quê, người ta xài nước giếng, hoặc tới vùng Thủ Đức (nhiều đá vôi) nước lờ lợ, bạn thấy khó chịu. Nhưng người sống ở Thủ đức từ nhỏ lớn thì thấy nước "dễ chịu", bình thường!
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Tiếp:

Thành thử , đến giờ phút này, ngoài những áp dụng khoa-học đã tìm ra cho cây cối, bản thân mình vẫn tin vào những điều khoa học chưa lý giải: cây cối cách cách truyền tin của chúng cho nhau khi gặp sự diệt vong (có thể là bốc ra một loại hóa chất nào đó vào khong khí), cây cối có khả năng bày tỏ cảm xúc: buồn, vui, giận dữ hết sức chậm chạp...

Tức là, ngoài việc chúng ta cho cây ăn uống, việc chăm sóc, quan sát , đứng cạnh cây hàng ngày cũng đều có những tác động đến cây cối. Và, đó chính là đặc điểm của chơi Bonsai.

Cho nên, nếu bạn nào không tin vào chuyện đó thì tùy bạn, thế nhưng nếu bạn chỉ tin vào những chuyện khoa học có thể lý giải được thì mình nghĩ : bạn mua vài quyển sách giáo khoa Sinh Học rồi đọc và làm theo hướng dẫn trong đó thì chắc chắn là tốt hơn việc theo dõi chủ đề này.

Rất cảm ơn các bạn. Tiếp đây, chúng ta xem vài chuyện về Nước.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Một số đặc tính của Nước (tiếp)
Khi bảo Nước là căn bản cho sự sống, thì các nhà Sinh Vật đều cùng quan niệm rằng: căn bản của sự sống cần được nghiên cứu dưới dạng hóa học. Tức là xem thử các chất tương tác với nhau ra sao, đụng vào nhau thì kết hợp nhau thế nào, bằng không thì xô đẩy nhau cỡ nào ? Mà hễ đã xem xét dưới khía cạnh Hóa học thì phải xem chúng dưới dạng nguyên tử !

Tại sao lại nhiêu khê vậy ?
Chả là bởi 2 nguyên do :
-Đồ ăn cái cây nhờ rễ lấy vào (theo nước) chỉ vào được "cửa" của tế bào lông hút nếu chúng ở dạng nguyên tử hoặc phân tử đơn. Hễ không phải nguyên tử hay phân tử đơn là đứng ngoài chơi.
-Nước mà chúng ta tưới cho cây cũng chỉ thực sự giúp được cây sống và xài được khi ở dạng nguyên tử hay phân tử đơn.

Dạng nguyên tử hay phân tử đơn này phải có điện dư. Chúng ta gọi chúng là ion.

Cho nên, hễ mà chúng ta nắm được cách xài điện ở mấy thứ gọi là ion này, thì chắc chắn chúng ta biết được thứ nước chúng ta đưa tới cây, cái cây có xài được không. Một khi cái cây xài được loại nước này, lúc đó gần 20 vai trò của nước đối với cây mới có tác dụng. Bằng không, nước thì cứ tưới, nhưng cây thì cứ thiếu nước và chết!

Vậy là, việc đầu tiên chúng ta thử xem phân tử nước được cấu tạo bằng những nguyên tử thế nào.
Và xem, những nguyên tử tạo ra nước ấy, nó đã khiến cho nước có được những đặc tính gì để làm được lắm trò cho cái cây đến thế.


Phân tử nước

Mời các bạn chịu khó bỏ vài phút xem hai video clips, sau đó chúng ta sẽ tiếp tục bàn chuyện.
Tất cả những chuyện được đề cập ở đây vốn chỉ là những điều chúng ta đã từng học. Chỉ cần bạn xem hình là nhớ lại ngay. Bạn không cần nhớ gì cả, nếu muốn , chỉ cần để ý chỗ giải thích số pH 1, 7 và 14 là đủ.

The Properties of Water Thành phần và đặc tính của Nước.
https://www.youtube.com/watch?v=aVmU3CLxvgU

Why is Water Important to Biology? Lý do tại sao Nước cần cho sư sống?
https://www.youtube.com/watch?v=JRENtSROp3g
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Qua hai video clip ở trên, chúng ta xem thử rút ra được chuyện gì cho bonsai đây ?

1. Nước là một phân tử có có hai cực + và -. Cho nên dù là phân tử (có mối nối lỏng lẻo giữa H+ và -OH ) chúng có hoạt tính cao.
Giống hệt như bạn có trong tay hàng trăm cục nam châm nho nhỏ. Chúng dính nhau (hút nhau), bứt ra để gần gần, chúng lại dính. Dĩ niên là nếu để hai đầu cùng dấu thì chúng đẩy nhau, nhưng đẩy là để xoay chiều nhằm dính nhau.

Do đó chúng ta có thể nói: nước rất hoạt động, linh động. Tính hoạt động này do các phân tử nước có đầu điện dương và âm.
(Các bạn cũng đừng quên rằng điện tử xoay quanh tâm là trung hòa tử hay dương điện tử sẽ là xoay theo hình bầu dục lệch tâm - hệt như quả đất xoay lệch tâm quanh mặt trời. Bởi thế, có lúc xa tâm, lúc gần tâm cho nên mới sinh chuyện!)

2. Từ cái vụ có điện như vậy, nước mới tách những phân tử khác ra thành từng nguyên tử.
Như ở video trên, muối ăn NaCl mà đứng yên sẽ là thể rắn. Khi rắc vào nước, nó bị nước xé thành từng nguyên từ Na+, Cl- và bao lại bằng các phân tử nước.
Một khi xảy ra tình trạng đó, các phân tử nước có tâm là những ion Cl- hay Na+ lại càng có hoạt tính cao bởi bây giờ, mỗi "phân tử to" lại đâm ra có một lực tĩnh điễn mạnh.

Thế là chúng "có thể dẫn điện rất tốt" (chất điên giải) và đó cũng là lý do chúng dễ dính vào lông hút của rễ.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

2. Từ cái vụ có điện như vậy, nước mới tách những phân tử khác ra thành từng nguyên tử.
Như ở video trên, muối ăn NaCl mà đứng yên sẽ là thể rắn. Khi rắc vào nước, nó bị nước xé
thành từng nguyên từ Na+, Cl- và bao lại bằng các phân tử nước.
Một khi xảy ra tình trạng đó, các phân tử nước có tâm là những ion Cl- hay Na+ lại càng có hoạt tính cao bởi bây giờ, mỗi "phân tử to" lại đâm ra có một lực tĩnh điễn mạnh.

Thế là chúng "có thể dẫn điện rất tốt" (chất điên giải) và đó cũng là lý do chúng dễ dính vào lông hút của rễ.
(tiếp)

Có lẽ điều trên giúp lý giải : tại sao có bạn lấy nước cất tưới cho cây nhưng không thấy cây phát triển mạnh. Nước cất vốn là thứ nước không có thứ gì hòa tan trong đó cả. Thành thử mức nối kết của "tập đoàn phân tử nước cao". Nghĩa là hoạt tính của nước cất thấp, cây khó lấy vào rễ.
Cũng từ đó, có lẽ các bạn đừng cười nếu từng nghe ai đó bảo: búng vài hạt muối ăn vào nước tưới, cây sẽ mạnh hơn ?
Lý do : vài hạt muối giúp tăng hoạt tính của nước.

Thôi thì bạn nào không tin, chịu khó kiếm một cây nho nhỏ làm thử. Mình thì nghe vậy thấy có lý và để đó chứ chưa thử bao giờ.
 

dungvan

Moderator
hqvuhototbung:

Nguyên văn bởi havungtau:
Ta phải tưới nước vì cây cần nước: Nhất nước, nhì phân, tam cần(cù), tứ giống.... vạn vật đều cần nước, nước mang nhiệm vụ vận chuyển và trao đổi chất , điều hòa thân nhiệt , ...
Cảm ơn bạn havungtau. Hoàn toàn chính xác như bạn nêu !
Ở đây, vấn đề chúng ta đang nhìn nước ờ vai trò "dung môi". Với vai trò đó, những phân tử nước đang ôm những ion (+ và -) "bơi" trong giọt nước.
Vậy thì sẽ xảy ra một trường tranh đấu : bên nào lôi được những điện tích - hay âm về phía nó ?
Rễ hay hạt đất ? Hay là cả hạt đất và rễ đều chỉ nhìn hạt nước lững lờ trôi trước mặt mà chả lấy
gì được ?
Mà nếu nước chảy hơi mạnh, liệu rễ và hạt đất có đủ sức "hút lấy " hay "nắm giữ" những ion đó không ?
Mình đoán là không !

Vậy thì, có thể là nếu nước di chuyển rỉ rả thật chậm (như không chảy), có thể rễ sẽ "dễ hút" những điện tích nói trên vào rễ ?
Tức là tưới nhỏ giọt thì rễ dẽ lấy nước hơn tưới ào ào ? Tức là mưa dầm thấm đất thì tốt cho cây hơn mưa rào xối xả ?

Các bạn nghĩ sao ?
 
Top