Tác dụng của phân NPK đối với cây trồng

trungduart

Administrator
3 loại thành phần phân bón chính cho việc chăm sóc cây mà người xử dụng thường gọi là NPK. Ngoài rát còn 1 số thành phần khoáng chất nữa bài sau sẽ bổ sung thêm.
1- Đạm (N):
Đạm giữ vai trò quan trọng đối với việc hình thành bộ rễ, thúc đẩy nhanh quá trình đẻ nhánh, nảy chồi và cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển thân lá. Thiếu đạm cây sinh trưởng còi cọc, trên lá già xuất hiện màu xanh lợt đến vàng nhạt, bắt đầu từ chóp lá, tiếp đó bị chết hoặc rụng tùy mức độ thiếu. Nếu thừa đạm cây thường có màu xanh xẫm, lá nhiều nhưng số rễ hạn chế, phát triển kém.

2- Vai trò của Lân (P) với cây trồng:
Phospho cấu tạo nên nhiều hợp chất quan trọng nên giúp tăng tính chịu lạnh của cây trồng. Thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ bằng việc tăng cường quá trình tổng hợp nên nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng.

P thúc đẩy mô phân sinh phân chia nhanh, cho nên tạo điều kiện cho cây phát dục (ra hoa) thuận lợi, ra hoa sớm. Phospho giúp quá trình vận chuyển các hợp chất đồng hóa về cơ quan dự trữ được thuận lợi, vì vậy giúp lúa chin sớm, hạt mẩy, cây ăn quả mẫu mã đẹp, tăng chất lượng trái, thúc đẩy sự tổng hợp đường của mía…

Cây bị ngộ độc lân bị chết khô và đen đầu lá, chuyển màu ở lá non và xuất hiện vết nứt gãy ở lá già. Thiếu lân cây còi cọc, lá trưởng thành có màu xanh thẫm đến lam lục, rễ bị kìm hãm. Thiếu lân trầm trọng lá có vết tím, thân mảnh, chín chậm, hạt và quả phát triển kém.

3- Vai trò kali (K):
Kali giúp cây quang hợp tốt hơn, thúc đẩy hình thành lignin, xellulo làm cây cứng cáp, chống chịu tốt hơn với sâu bệnh hại. Tăng tỷ lệ hạt chắc, hạn chế rụng quả, tăng độ lớn của quả, củ, tăng năng suất, độ ngọt và chất lượng nông sản. Thiếu kali cây bị úa vàng dọc mép lá, chóp lá chuyển màu nâu, các triệu chứng lan dần vào phía trong, từ chóp lá trở xuống. Cây phát triển chậm, còi cọc, thân yếu dễ bị đổ ngã.
 

huongdongconoi

Thành viên tích cực
Hiểu và biết được các thành phần của phân bón, là một việc chúng ta cần học hỏi và trao dồi thêm kiến thức, thêm kỷ năng, thêm kinh nghiệm... Tất cả sẻ giúp ít cho chúng ta.
 

Truongkhanh89

Thành viên
Kiến thức cơ bản này vô cùng quan trọng đối với nhà vườn . Sử dụng sao cho hợp lý đó cũng là cả một " nghệ thuật ".
 

bigbabol

Moderator
anh em đã hiểu rõ hết rồi à? không ai thắc mắc gì hết sao? anh em có biết mấy thứ đó ở trong tự nhiên nó có nhiều ở đâu không?
bật mí: ở cửa hàng bán phân bón:D:D
nói chơi thôi, tui hỏi thiệt đó vì không phải ai cũng biết, anh em tham gia hỏi đáp cho xôm tụ nha,..
 

Mr Bean

Thành viên
Hic, vợ mắng hay sao mà hôm nay dạy sớm vậy. Hi, nói túm lại cụ thể là phân gì, hãng sản xuất .
Tks.
 

huongdongconoi

Thành viên tích cực
anh em đã hiểu rõ hết rồi à? không ai thắc mắc gì hết sao? anh em có biết mấy thứ đó ở trong tự nhiên nó có nhiều ở đâu không?
bật mí: ở cửa hàng bán phân bón:D:D
nói chơi thôi, tui hỏi thiệt đó vì không phải ai cũng biết, anh em tham gia hỏi đáp cho xôm tụ nha,..
Câu hỏi nầy hơi bị khó ah nhen....:>:>:> N - P - K có trong tự nhiên ở đâu zậy ta....!?...
ai biết chỉ dùm...
cám ơn nhiều....:-*:-*:-*
 

sansnom

Thành viên
anh em có biết mấy thứ đó ở trong tự nhiên nó có nhiều ở đâu không?
anh em tham gia hỏi đáp cho xôm tụ nha,..
từng món thì tôi nhớ chút chút:

N: có nhiều ở nốt sần rể đậu phải không bác, ngoài ra có sấm chớp, tia lửa hồ quang sẽ tổng hợp nito trong không khí thành chất đạm, sau đó theo mưa rơi xuống .... và dĩ nhiên còn có nhiều trong nước tiểu động vật (con người cũng vậy)

P: trong phân dơi có rất nhiều chất lân.

K: cái này thì không biết.

còn trong tự nhiên ở đâu ôm luôn 3 món NPK thì chắc phải nhờ cao nhân khác góp ý!
 

bigbabol

Moderator
Câu hỏi nầy hơi bị khó ah nhen....:>:>:> N - P - K có trong tự nhiên ở đâu zậy ta....!?...
ai biết chỉ dùm...
cám ơn nhiều....:-*:-*:-*
hahahah , trong tự nhiên các thành phần này có mặt hầu hết trong cơ thể sinh vật cũng như chất thải của sinh vật, tuy nhiên nó thường ở dạng khó tiêu- nghĩa là cây trồng không thể hoặc khó sử dụng được. cây trồng chỉ sử dụng được khi nó đã được phân hủy thành dạng mà cây trồng có thể hấp thu được, để có được dạng dễ tiêu, xác hay chất thải động thực vật được phân hủy bởi tác nhân trung gian đó là vi sinh vật, các vi sinh vật này gồm nhiều chủng loại khác nhau, chúng làm nhiệm vụ phân hủy để cuối cùng cho ra sản phẩm là chất hữu cơ dễ tiêu- thành phần của nó có chứa nhiều chất( N,P,K, và các nguyên tố trung , vi lượng cùng các vi sinh vật có ít..) mà cây trồng dễ dàng hấp thu cung cấp cho quá trình sinh trưởng

ngoài ra con người còn khai thác các nguồn có sẵn trong tự nhiên ở các vùng đất có thành phần các chất mà cây trồng có thể sử dụng như phân lân sông Gianh, lân Lâm Thao... bản thân các chất N,P,K cũng đã có sẵn trong thành phần của đất, hàm lượng của chúng thay đổi tùy thuộc vào vị trí địa lý, tính chất lý hóa của đất...(đất có kết cấu chặt khả năng giữ lại phân càng nhiều và ngược lại), bên cạnh đó dựa vào sự hiểu biết của mình mà con người sử dụng các phản ứng hóa học để cho ra đời các sản phẩm phân bón, chúng ta gọi đó là phân hóa học, loại phân này có thành phần các chất cây trồng sử dụng cao, điều này rất có ý nghĩa trong trồng trọt, tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng cho cây bonsai. tại sao? các bạn hãy đặt câu hỏi tui sẽ trả lời sau nhé( xin lỗi vì phải đi đá banh):D:D:D
 

huongdongconoi

Thành viên tích cực
hahahah , trong tự nhiên các thành phần này có mặt hầu hết trong cơ thể sinh vật cũng như chất thải của sinh vật, tuy nhiên nó thường ở dạng khó tiêu- nghĩa là cây trồng không thể hoặc khó sử dụng được. cây trồng chỉ sử dụng được khi nó đã được phân hủy thành dạng mà cây trồng có thể hấp thu được, để có được dạng dễ tiêu, xác hay chất thải động thực vật được phân hủy bởi tác nhân trung gian đó là vi sinh vật, các vi sinh vật này gồm nhiều chủng loại khác nhau, chúng làm nhiệm vụ phân hủy để cuối cùng cho ra sản phẩm là chất hữu cơ dễ tiêu- thành phần của nó có chứa nhiều chất( N,P,K, và các nguyên tố trung , vi lượng cùng các vi sinh vật có ít..) mà cây trồng dễ dàng hấp thu cung cấp cho quá trình sinh trưởng

ngoài ra con người còn khai thác các nguồn có sẵn trong tự nhiên ở các vùng đất có thành phần các chất mà cây trồng có thể sử dụng như phân lân sông Gianh, lân Lâm Thao... bản thân các chất N,P,K cũng đã có sẵn trong thành phần của đất, hàm lượng của chúng thay đổi tùy thuộc vào vị trí địa lý, tính chất lý hóa của đất...(đất có kết cấu chặt khả năng giữ lại phân càng nhiều và ngược lại), bên cạnh đó dựa vào sự hiểu biết của mình mà con người sử dụng các phản ứng hóa học để cho ra đời các sản phẩm phân bón, chúng ta gọi đó là phân hóa học, loại phân này có thành phần các chất cây trồng sử dụng cao, điều này rất có ý nghĩa trong trồng trọt, tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng cho cây bonsai. tại sao? các bạn hãy đặt câu hỏi tui sẽ trả lời sau nhé( xin lỗi vì phải đi đá banh):D:D:D
=D>=D>=D> Hay quá cám ơn nhiều. Ghét gì đâu...:-*:-*:-* hahaha:)):)):))
 

NaTuan

Quản Lý Viên
Góp một bài vào topic của đàn chủ .

Mỗi một nguyên tố dinh dưỡng có một chức năng rõ ràng và năng biệt, thực hiện sự sinh trưởng và phát tnển của cây trồng. Một sự thiếu hụt hay dư thừa nguyên tố dinh dưỡng là nguyên nhân của sự sinh trưởng không bình thường (Bất thường) của cây trồng. Chức năng chính của mỗi nguyên tố thể hiện dưới đây.

Cacbon (C)
+ Là phần tử cơ bản cấu tạo carbohydrat, protein, lipit và axlt nucleic.
+ Tham gia trong thành phần cấu tạo của hầu hết các chất hữu cớ.

Hydro (H)
+ Vai trò trung tâm của sự chuyển hóa trong cây, quan trọng trong sự cân bằng ion và là tác nhân trong hoạt động trao đổi năng lượng của tế bào.

Nitơ (N)
+ Là hợp phần quan trọng của chất hữu cơ cấu tạo diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit nucleic, protein.
+ Tăng sinh trưởng và phát triển của các mô sống.
+ Cải thiện chất lượng của rau ăn lá, cỏ khô làm thức ăn gia súc và protein của hạt ngũ cốc.

Phốt pho (P)
+ Có vai trò trung tâm trong quá trình trao đổi năng lượng và protein.
+ Là thành phần của phosphatides, axit nucleic, protein, phospho-lipid, coenzim NAP, NATP,
+ Là thành phần tất yếu của aminoaxit, ATP.
+ Cần thiết cho sự phân chia tế bào, là thành phần của nhiễm sắc thể, kích thích rễ phát triển.
+ Cần thiết cho sự phát triển của mô phân sinh, hạt và phát triển của quả, kích thích ra hoa.

Kali (K)
+ Giúp tăng khả năng thẩm thấu qua màng tế bào, điều chỉnh PH, lượng nước ở khí khổng.
+ Hoạt hóa enzim có liên quan đến quang hợp và tổng hợp hydratcarbon.
+ Giúp vận chuyển hydratcarbon, tổng hợp protein, và duy ra sự ổn định của nó.
+ Cải thiện khả năng sử dụng ánh sáng thi thời tiết lạnh và mây mù, do vậy nâng cao khả năng chống rét và các điều kiện bất lợi khác của cây.
+ Làm tăng độ lớn của hạt và cải thiện chất lượng Quả và rau.

Canxi (Ca)
+ Là thành phần của màng tế bào dưới dạng canxi pectate cần thiết cho sự phân chia tế bào được bình thường.
+ Giúp cho màng tế bào vững chắc, duy trì cấu trúc nhiễm sắc thể.
+ Hoạt hóa nhiều enzim (như phospholipase, arginine, triphosphata).
+ Đóng vai trò như một chất giải độc bằng cách trung hòa axit hữu cơ trong cây.

Magiê (Mg)
+ Là thành phần cấu tạo của diệp lục tố, có vai trò quan trọng trong quang hợp.
+ Là hoạt chất của hệ enzim gắn liến với sự chuyển hóa hydratcarbon, và tổng hợp axit nucleic.
+ Thúc đẩy hấp thụ và vận chuyển lân của cây.
+ Giúp đường vận chuyển dễ dàng trong cây.

Lưu huỳnh (S)
+ Là thành phần của các axit min chứa lưu huỳnh cũng như aminoaxit.
+ Liên quan đến hoạt động trao đổi chất của vitamin, biotin, thiamin và coenzim A.
+ Giúp cho cấu trúc protein được vững chắc.

Đồng (Cu)
+ Là thành phần của men cytochrome oxydase và thành phần của nhiều enzim-ascorbic, axit axidase, phenolase, lactase.
+ Xúc tiến quá trình hình thành vitamina

Kẽm (Zn)
+ Liên quan đến sự tổng hợp sinh học của axit indolacetic.
+ Là thành phần thiết yếu của một số men metallo- enzimes-carbonic,anhydrase,anxohol dehydrogenase.
+ Đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp axit nucleic và protein.
+ Tăng cường khả năng sử dụng lân và đạm.

Sắt (Fe)
+ Cần thiết cho sự tổng hợp và duy trì chất (diệp lục tố trong cây.
+ Là thành phần chủ yếu của nhiều enzim.
+ Đóng vai trò chủ yếu trong sự chuyển hóa axit nucleic, ảnh hưởng đến sự chuyển hóa RNA hoặc diệp lục tố.

Mangan (Ma)
+ Xúc tác trong một số phản ứng enzim và sinh lý trong cây, là một thành phần của pyruvate carboxylase.
+ Liên quan đến quá trình hô hấp của cây.
+ Hoạt hóa các enzim hên quan đến sự chuyển hóa đạm và sự tổng hợp diệp lục tố.
+ Kiểm soát thế oxyhóa- khử trong tế bào ở các pha sáng và tối.

Bo (B).
+ Ảnh hưởng đến hoạt động của một số enzim
+ Có khả năng tạo thức với các hợp chất polyhydroxy khác nhau.
+ Tăng khả năng thấm ở màng tế bào, làm cho việc vận chuyển hydrat carbon được dễ dàng.
+ Liên quan đến quá trình tổng hợp liqnin.
+ Thiết yêu đối với sự phân chia tế bào.
+ Ảnh hưởng với sự lấy đi và sử dụng Ca của cây trồng, giúp điều chỉnh tỷ lệ K/CA trong cây.
+ Thiết yếu với sự tổng hợp protein trồng cây.

Molypden (Mo)
+ Xúc tiến quá trình cố định đạm và sử dụng đạm của cây
+ Là thành phần của men khử nitrat và men nitrogenase.
+ Cần thiết cho vi khuẩn (Rhizobium) cố định đạm cộng sinh ở nốt sần cây họ đậu

Clo (Cl)
+ Là thành phần của axit auxin chloindole-3 acetic mà ở các hạt chưa chín nó chiếm vị trí của axit indole acetic
+ Thành phần của nhiều hợp chất tìm thấy trong vi khuẩn và nấm
+ Kích thích sự họat động của một số Enzim và ảnh hưởng đến sự chuyển hóa hydrat Carbon và khả năng giữ nước của mô thực vật.
 

Hoanglong70

Thành viên tích cực
Thường thì NPK được bán trên thị trường có ghi theo tỷ lệ (Ví dụ: 30-10-10). Hoanglong70 hỏi về cách sử dụng loại này và được nghe một người làm vườn trả lời như sau:

- Bác ơi Bác! Các tỷ lệ trên gói phân Bác đang dùng bón cây có ý nghĩa gì vậy Bác!

- Cái này phức tạp lắm nha, tui hỏng biết giải thích ra làm sao nhưng Chú hỏi thì tui trước giờ làm sao và biết cái gì thì tui nói nghe. Tùy theo mình đang trồng cái gì có thể phân ra chu kỳ của cây cũng được mà cũng có thể phân theo 1 năm cũng chẳng sao. Mỗi chu kỳ sống có thể phân ra thành 03 giai đoạn. Giai đoạn 1 thì bón cái số đầu nó cao cao (30-10-10). Giai đoạn 2 thì cái số giữa nó cao cao (10-30-10). Giai đoạn 3 thì cái số cuối nó cao cao (10-10-30). Tui bón cây của tui như dzậy đó.

Rất mong những giải thích và chia sẻ thêm của các Anh về vấn đề này. Chân thành cám ơn.
 

huongdongconoi

Thành viên tích cực
Thường thì NPK được bán trên thị trường có ghi theo tỷ lệ (Ví dụ: 30-10-10). Hoanglong70 hỏi về cách sử dụng loại này và được nghe một người làm vườn trả lời như sau:

- Bác ơi Bác! Các tỷ lệ trên gói phân Bác đang dùng bón cây có ý nghĩa gì vậy Bác!

- Cái này phức tạp lắm nha, tui hỏng biết giải thích ra làm sao nhưng Chú hỏi thì tui trước giờ làm sao và biết cái gì thì tui nói nghe. Tùy theo mình đang trồng cái gì có thể phân ra chu kỳ của cây cũng được mà cũng có thể phân theo 1 năm cũng chẳng sao. Mỗi chu kỳ sống có thể phân ra thành 03 giai đoạn. Giai đoạn 1 thì bón cái số đầu nó cao cao (30-10-10). Giai đoạn 2 thì cái số giữa nó cao cao (10-30-10). Giai đoạn 3 thì cái số cuối nó cao cao (10-10-30). Tui bón cây của tui như dzậy đó.

Rất mong những giải thích và chia sẻ thêm của các Anh về vấn đề này. Chân thành cám ơn.
Khó wá... khó wá Hoanglong ơi!!![-([-([-(
Đáp án Hoanglong đã trã lời hết còn gì nữa mà trã lời...
Chỉ có khác nhau chút là: Tùy chu kỳ sinh trưởng của cây, tùy theo từng chủng loại mà bón. VD như: cây ăn lá; cây ăn trái+ củ; cây ngắn ngày; cây dài ngày; cây công nghiệp...vv... và..vv...
Mỗi công thức là bón cho một giai đoạn ( chu kỳ sinh trưởng) cái nầy còn tùy thuộc vào nhóm cây ta cần bón như VD đã nêu trên.
Riêng phần nầy nếu mà nói cho rỏ ràng chi tiết... thì dài lắm Hưng ah! Nói chung mổi loại cây và cách bón ntn củng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan khác nữa... giải thích như vậy cho dể hiểu nha Hưng.
 

sansnom

Thành viên
hôm nay đi off mới nghe đàn chủ và anh A69 nói thêm là trong tro của rơm rạ, tro thân mía cũng chứa nhiều K.

đặc biệt có một chị thành viên nữ chia sẻ rằng chị hay thắp nhang cúng Phật, phần tro này cũng chứa nhiều K, chị đã dùng bón vào các chậu lan trong vườn nhà.
 

huongdongconoi

Thành viên tích cực
hôm nay đi off mới nghe đàn chủ và anh A69 nói thêm là trong tro của rơm rạ, tro thân mía cũng chứa nhiều K.

đặc biệt có một chị thành viên nữ chia sẻ rằng chị hay thắp nhang cúng Phật, phần tro này cũng chứa nhiều K, chị đã dùng bón vào các chậu lan trong vườn nhà.
Đàn chủ và anh A69 nói rất đúng đấy bạn ah!
Nhưng tôi xin nói rỏ phần nầy để các ACE khỏi mắc phải, trong quá trình bón các loại tro trên, dẩn đến những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra, dẩn đến cháy hết toàn bộ hệ rể và lá cây của các bạn. Nếu cây mạnh thì cứu được - còn cây Yếu thì theo ông theo bà ra đi từ giả cỏi đời l..um..~X(~X(~X(
TRO RẤT TỐT ĐỐI VỚI TẤT CẢ CÁC LOẠI CÂY TRỒNG: Nhưng...
KHUYẾN CÁO:
1/ Các bạn không nên bón tro mới quá ( tức là tro mới vừa đốt xong ).
2/ Số lượng bón cho mỗi gốc, không nên bón quá nhiều trong một lần.
3/ Vào thời điểm nào ta bón, và thời điểm nào ta không nên bón...
Trong ba yếu tố quan trọng nầy, nếu các bạn sai xót có thể xảy ra sự cố đáng tiếc, làm mất đi hết những thành quả mà các bạn đã có công nâng niu chăm sóc... Nếu bạn nào không tin, thì cứ thử xem kết quả và hậu quả ntn... có đúng như lời tôi nói không.
BIỆN PHÁP VÀ GIẢI PHÁP: Đối với 3 câu khuyến cáo trên.
1/ Tro phải củ và xử lý ủ qua một thời gian nhất định, rồi mới bón được.
2/ Ta bón một lượng ít chia ra nhiều lần. Nhưng bón cũng tùy theo giai đoạn nào trong năm
3/ Thời điểm bón và bổ sung thêm K Tốt nhất là thời điểm trước khi cây ra hoa hay tạo trái, hoặc giai đoạn cây chuẩn bị nghỉ (ngủ), tích tụ năng lượng dự trử, chống chọi thời tiết..vv... và cũng tùy theo từng chủng loại cây. Phần nầy tôi có nói ở bài
trên, bạn chịu khó xem lại.
Nói chung các thành phần phân bón là : VAI TRÒ QUAN TRỌNG, TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THỰC VẬT. Không có thành phần nào là không tốt cả, tốt hay không là do chúng ta, phải biết sử dụng vào thời điểm thích hợp nào... Vì vậy chúng ta nên thận trọng, tìm ra giãi pháp thích hợp. Nhầm tránh đi những sự cố đáng tiếc...
Chúc các bạn thực hiện thành công.
Trân trọng.
 

bigbabol

Moderator
Đàn chủ và anh A69 nói rất đúng đấy bạn ah!
Nhưng tôi xin nói rỏ phần nầy để các ACE khỏi mắc phải, trong quá trình bón các loại tro trên, dẩn đến những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra, dẩn đến cháy hết toàn bộ hệ rể và lá cây của các bạn. Nếu cây mạnh thì cứu được - còn cây Yếu thì theo ông theo bà ra đi từ giả cỏi đời l..um..~X(~X(~X(
TRO RẤT TỐT ĐỐI VỚI TẤT CẢ CÁC LOẠI CÂY TRỒNG: Nhưng...
KHUYẾN CÁO:
1/ Các bạn không nên bón tro mới quá ( tức là tro mới vừa đốt xong ).
2/ Số lượng bón cho mỗi gốc, không nên bón quá nhiều trong một lần.
3/ Vào thời điểm nào ta bón, và thời điểm nào ta không nên bón...
Trong ba yếu tố quan trọng nầy, nếu các bạn sai xót có thể xảy ra sự cố đáng tiếc, làm mất đi hết những thành quả mà các bạn đã có công nâng niu chăm sóc... Nếu bạn nào không tin, thì cứ thử xem kết quả và hậu quả ntn... có đúng như lời tôi nói không.
BIỆN PHÁP VÀ GIẢI PHÁP: Đối với 3 câu khuyến cáo trên.
1/ Tro phải củ và xử lý ủ qua một thời gian nhất định, rồi mới bón được.
2/ Ta bón một lượng ít chia ra nhiều lần. Nhưng bón cũng tùy theo giai đoạn nào trong năm
3/ Thời điểm bón và bổ sung thêm K Tốt nhất là thời điểm trước khi cây ra hoa hay tạo trái, hoặc giai đoạn cây chuẩn bị nghỉ (ngủ), tích tụ năng lượng dự trử, chống chọi thời tiết..vv... và cũng tùy theo từng chủng loại cây. Phần nầy tôi có nói ở bài
trên, bạn chịu khó xem lại.
Nói chung các thành phần phân bón là : VAI TRÒ QUAN TRỌNG, TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THỰC VẬT. Không có thành phần nào là không tốt cả, tốt hay không là do chúng ta, phải biết sử dụng vào thời điểm thích hợp nào... Vì vậy chúng ta nên thận trọng, tìm ra giãi pháp thích hợp. Nhầm tránh đi những sự cố đáng tiếc...
Chúc các bạn thực hiện thành công.
Trân trọng.
hay quá, nó giống như sữa vậy phải không anh huongdongconoi? uống ít ít và đúng lúc thì ngon và tốt cho sức khỏe, uống lúc mới ăn no thì muốn ói, còn khi đang đói bụng mà uống sữa vào thì sẽ bị co thắt động mạch ruột, sữa cũng chẳng hấp thu được nhiều phải không anh? vậy đó anh em bón phân phải đúng cách, đúng lúc, đúng loại, đúng liều và đúng thời điểm nha anh em:D
 

huongdongconoi

Thành viên tích cực
hay quá, nó giống như sữa vậy phải không anh huongdongconoi? uống ít ít và đúng lúc thì ngon và tốt cho sức khỏe, uống lúc mới ăn no thì muốn ói, còn khi đang đói bụng mà uống sữa vào thì sẽ bị co thắt động mạch ruột, sữa cũng chẳng hấp thu được nhiều phải không anh? vậy đó anh em bón phân phải đúng cách, đúng lúc, đúng loại, đúng liều và đúng thời điểm nha anh em:D
:)):)):)) khakhakha múa rìu tí mà... đồng chí em, hết buồn chưa?..:>:>:>
 

NaTuan

Quản Lý Viên
Hôm qua đã post bài này sao lại không thấy , hôm nay gửi lại .
Khai thác , sử dụng hữu cơ trong nền nông nghiệp bền vững
________________________________________

Sản xuất bền vững là hướng phấn đấu của ngành nông nghiệp nhiều nước tiên tiến trên thế giới hiện nay. Tiêu chí của sản xuất nông nghiệp bền vững có nhiều vấn đề, nhưng tập trung là tạo ra sản phẩm sạch, an toàn và bảo vệ môi trường (trong đó có bảo vệ nguồn nước và bảo tồn tài nguyên đất). Khai thác, sử dụng hữu cơ là một giải pháp để bảo tồn tài nguyên đất trong sản xuất nông nghiệp bền vững.

Hỏi: Khi cày vùi rơm rạ vào đất thì thời gian bao lâu rơm rạ mới phân hủy trả lại chất hữu cơ cho đất? Nếu lấy rơm rạ đem ủ cho hoai mục rồi bón cho ruộng thì có tốt hơn là cày vùi rơm rạ trực tiếp hay không?

Đáp (PGS. TS. Mai Thành Phụng): Khi cày vùi rơm rạ vào đất thì thời gian phân hủy sẽ nhanh khoảng 2 tuần nếu đạt 3 điều kiện: đất thoáng khí, có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp và đất ít chua (có độ pH trung bình); các điều kiện trên sẽ đảm bảo cho hệ sinh vật trong đất hoạt động để phân hủy rơm rạ tốt. Nếu trời âm u kéo dài, nước ngập lâu và đất chua thì thời gian phân hủy rơm rạ sẽ kéo dài từ 3 - 4 tuần hoặc lâu hơn nữa.

Nên ủ rơm rạ rồi bón lại cho ruộng sẽ tốt hơn vì cây trồng có thể hấp thu chất dinh dưỡng ngay. Nếu cày vùi rơm rạ tươi thì phải mất thời gian cho vi sinh vật trong đất phân hủy thì cây trồng mới hấp thu được và một số trường hợp có thể xảy ra hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho cây lúa nếu rơm rạ không có thời gian để phân hủy hoàn toàn.

Hỏi: Phân hữu cơ là những loại phân nào? Có thể thay thế phân hóa học được không? Lợi ích của phân hữu cơ? Có bao nhiêu cách ủ phân xanh và phân chuồng? Phân chuồng và phân xanh loại nào cho dinh dưỡng cao hơn?

Đáp (ThS. Nguyễn Việt Hoa): Phân hữu cơ là loại phân có đầy đủ chất dinh dưỡng N,P,K và cả các nguyên tố trung và vi lượng. Phân hữu cơ bao gồm các loại như: phân chuồng, phân xanh, than bùn, phân rác, phế phẩm nông nghiệp... Trong điều kiện canh tác như hiện nay thì phân hữu cơ rất cần cho cây trồng kể cả cây ăn trái và lúa. Tác dụng của phân hữu cơ là làm tăng năng suất cây trồng, giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, tăng hiệu lực phân hóa học; cải tạo đất, giữ pH đất ở mức độ trung hòa hợp lý; tăng chất mùn cho đất; chứa các kích thích tố giúp cho rễ cây phát triển nhanh hơn; chứa các chất kháng sinh, các vi sinh vật đối kháng hay các vitamin để tăng khả năng chống chịu của cây trồng trong những điều kiện bất lợi. Tuy phân hữu cơ có chứa đầy đủ các dưỡng chất có thể thay thế phân hóa học nhưng phân hữu cơ là dạng cung cấp dưỡng chất lâu dài và ổn định, do đó tùy mức độ thâm canh và phát triển của cây trồng thì có thể cung cấp thêm phân hóa học để làm tăng tác dụng của phân hữu cơ khi cây trồng cần dưỡng chất ngay để đảm bảo năng suất.

Hiện nay có 3 cách ủ phân xanh và phân chuồng: ủ nóng, ủ nguội và ủ nửa nóng nửa nguội.

- Ủ nóng: lấy phân chuồng xếp thành từng lớp xen kẽ rơm rạ hay cỏ khô trong hố, không nén chặt; nếu có điều kiện thì trộn thêm vôi bột hay phân lân. Giữa hố phân đặt một ống thông lên trên và khoét những lỗ nhỏ để tưới nước giữ ẩm độ cho hố ủ. Cần làm mái che bên trên và tưới nước định kỳ; nhiệt độ hố phân có thể cao từ 50-60 độ và thời gian ủ ngắn từ 30-40 ngày. Ủ nóng diệt được một số mầm bệnh, hạt cỏ dại nhưng dễ mất chất đạm.

- Ủ nguội: phân chuồng cũng được lấy ra chất thành từng lớp xen kẽ với rơm hay lục bình và các phụ phẩm khác nhưng phải nén chặt kết hợp rắc thêm khoảng 2% vôi và trét bùn kín lại, bên trên có mái che nắng. Tưới ẩm giữ nhiệt độ cho đống phân khoảng 15 - 35 độ, thời gian ủ dài từ 5-6 tháng. Ủ nguội thì ít mất đạm hơn nhưng lại chậm phân hủy.

- Ủ nửa nóng nửa nguội: giai đoạn 5-10 ngày đầu cũng tiến hành như ủ nóng để nhiệt độ tăng cao lên, sau đó trét bùn bình thường giống như ủ nguội, tưới nước và giữ ẩm. Cách ủ này sẽ khắc phục được hiện tượng mất đạm. Tùy vào điều kiện vật liệu, qui mô sản xuất cũng như thời gian cần bón phân mà chọn cách ủ cho phù hợp.

Giữa phân chuồng và phân xanh, theo một số nghiên cứu thì phân chuồng như phân gà, vịt có hàm lượng N,P,K và một số chất xơ khác cao hơn phân xanh. Trong tình hình dịch cúm gia cầm hiện nay thì không nên sử dụng phân gà, vịt mặc dù hàm lượng dinh dưỡng cao.

Hỏi: Hướng dẫn cách ủ phân hữu cơ với nấm Trichoderma? Có thể trộn nấm Trichoderma với phân hữu cơ vi sinh thay thế cho phân hữu cơ khác được không và thời gian hiệu quả kéo dài bao lâu? Nếu sử dụng thuốc BVTV hay bón phân hóa học thì có ảnh hưởng gì đến nấm Trichoderma không? Giữa phân lân Văn Điển và Ninh Bình thì nên sử dụng loại nào để ủ phân hữu cơ?

Đáp (ThS. Nguyễn Việt Hoa): Cách ủ phân hữu cơ với nấm Trichoderma: nguyên liệu gồm rơm, cỏ, lục bình, lá cây, các chất thải hữu cơ khác...và phân chuồng hoai (đã mất mùi hôi). Phân hữu cơ gom thành đống: đáy 2x2m, cao 1-1,5m ; tưới nước vừa đủ ẩm (nắm chặt vừa rịn nước), dùng chân đạp cho đống hữu cơ nén dẻ xuống. Chủng nấm Trichoderma với liều lượng khoảng 20-50g/đống ủ, sau đó dùng bạt ni lông đậy kín lại để giữ ẩm và tưới nước bổ sung hàng tuần. Khoảng 3 tuần giở bạt và đảo ngược đống ủ, đậy kín lại. Trung bình thì ủ từ 1,5 - 2 tháng là có thể sử dụng được. Mỗi đống phân ủ có thể bón cho khoảng 10-20 cây ăn trái trưởng thành. Ngoài ra, khi ủ có thể bổ sung thêm 1% vôi hay 1,5% lân để làm giúp hữu cơ phân hủy nhanh, rút ngắn thời gian ủ. Phân lân Ninh Bình và Văn Điển thì tác dụng như nhau khi sử dụng trong ủ phân hữu cơ.

Trong thành phần của phân hữu cơ vi sinh cơ bản đã có vi sinh rồi nên không cần phải trộn thêm nấm đối kháng vào đó. Thời gian kéo dài bao lâu còn tùy thuộc vào lượng hữu cơ bón cho cây. Thông thường nếu phân đã ủ hoai, bón bình quân từ 3-5kg/gốc; chưa hoai thì bón 15-20kg/gốc và khoảng 1-2 tháng sau sẽ bón lại 1 lần, mục đích làm tăng nền hữu cơ cho nấm Trichoderma phát triển mạnh hơn và hiệu quả sẽ cao hơn.

Hỏi: Chất hữu cơ có tác dụng như thế nào đối với cây trồng, nhất là cây lúa? Nên bón phân hữu cơ hay vô cơ cho lúa? Hai loại phân này có trộn chung với nhau được không? Rơm chất nấm, đem về ủ cho hoai, phơi và xay nhuyễn rồi trộn với phân hỗn hợp bón cho lúa có tốt không?

Đáp (PGS. TS. Mai Thành Phụng): Chất hữu cơ có 3 tác dụng chính đối với cây trồng trên nhiều vùng đất:

- Về mặt hóa học: chất hữu cơ cung cấp đầy đủ 16 chất cho cây trồng, trong đó chủ yếu là những chất trung vi lượng và một phần là các chất N,P,K. Phân hóa học thì không có chức năng này, không thể cung cấp cùng lúc đầy đủ 16 chất dinh dưỡng.

- Về mặt lý học: làm tơi xốp đất, tạo cấu trúc đất sét-mùn để giữ nước, giữ phân bón tốt hơn và làm tăng tính đệm cho đất, chống lại các điều kiện ngập úng, phèn, mặn... và chống stress, cây trồng không ảnh hưởng đột ngột theo sự thay đổi điều kiện môi trường.

- Về mặt sinh học: chất hữu cơ chứa các vitamin, các chất điều hòa sinh trưởng, cung cấp thức ăn giúp cho hệ vi sinh vật đất hoạt động hiệu quả, tăng cường khả năng chuyển vận và trao đổi chất cho cây trồng. Nói chung là chất hữu cơ có vai trò duy trì các hoạt động trong đất và cây trồng một cách bền vững và lâu dài. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là không thể cung cấp tức thời những dưỡng chất mà cây trồng cần ngay để đảm bảo năng suất như phân hóa học. Chất hữu cơ là dạng dưỡng chất nền rất quý cho các loại cây trồng.

Đối với cây lúa thì hiện nay nếu đất là đất sét, đất nâu đen thì chất hữu cơ còn trong đất rất nhiều nên chỉ cần giữ lại rơm rạ, tàn dư thực vật khi luân canh cây trồng là đủ. Nhưng đối với các loại đất có màu xám, đất sét, đất trắng bệch tức rất nghèo chất hữu cơ thì phải bổ sung chất hữu cơ, bón khoảng 1 tấn/công. Tuy nhiên, lượng bón này rất lớn, khó đáp ứng được nên trước mắt có thể giữ rơm rạ, luân canh cây trồng và bổ sung chất hữu cơ từ từ sẽ thuận lợi hơn. Trong nền nông nghiệp bền vững thì không loại trừ bón phân hữu cơ hay vô cơ mà phải biết cách sử dụng một cách hài hòa giữa hai loại phân này. Về cách bón thì nên bón phân hữu cơ ngay từ đầu, bón sớm, bón lót là chính và thời điểm này chỉ có thể trộn một ít phân lân để bón; còn đối với phân hóa học thì nên bón thúc và không trộn với phân hữu cơ.

Hiện nay phong trào trồng nấm rơm ở các tỉnh ĐBSCL tương đối phát triển, tận dụng rơm sau khi thu hoạch nấm đem xay nhuyễn, ủ cho hoai và trộn với phân NPK bón cho lúa rất tốt. Chỉ lưu ý là nên bón sớm vào đợt 1 hoặc chậm lắm là đợt 2 để phân phát huy tác dụng, không nên bón thúc.

Hỏi: Khi ủ rơm rạ thì tưới thêm phân urê để mau phân hủy có được không? Bưởi đang có trái khoảng 1kg thì bón phân hữu cơ gồm: rơm + phân bò + tro trấu có được không? Hàng năm vét lớp đất mặt trên ao thì nên gom đống để khô rồi sau đó đắp vào gốc cây hay nên đắp vào gốc liền?

Đáp (Ông Phạm Quốc Hoạn): Theo tôi khi ủ phân rơm tưới thêm phân urê cũng được nhưng nên bổ sung phân lân thì sẽ mau phân hủy hơn. Còn trường hợp trái bưởi đã được 1kg thì bón phân như theo câu hỏi nêu ra sẽ không có hại nhưng bón lúc này thì chủ yếu là cho vụ sau vì cây bưởi sẽ không hấp thu tức thời như phân hóa học được. Riêng về tro trấu thì theo kinh nghiệm của tôi thì bón vừa thôi, nếu dày quá thì sẽ là nơi cư trú của kiến hay rệp sáp gây hại cây trồng, một năm có thể chia ra làm hai lần bón.

Thường vào các tháng nắng nên lấy lớp đất mặt trong ao để khô khoảng 1 tháng rồi mới tán ra đắp vào gốc cây sẽ tốt hơn. Nếu đắp đất ướt ngay với lớp dày thì có thể rễ cây bị nghẹt làm ảnh hưởng đến bộ rễ cây.

Hỏi: Những yếu tố nào cấu thành sản xuất nông nghiệp bền vững? Nhà nông có lợi ích gì và phải làm những gì để sản xuất nông nghiệp bền vững?
 

NaTuan

Quản Lý Viên
Dài quá không gửi hết còn phần này nữa .
Đáp (PGS. TS. Mai Thành Phụng): Nông nghiệp bền vững là vấn đề của cả cộng đồng, trước mắt và lâu dài; liên quan đến tương lai của nền nông nghiệp Việt Nam. Không chỉ quan tâm đến hiệu quả canh tác trước mắt mà phải quan tâm đến việc bảo vệ nguồn tài nguyên đất, nước và môi trường một cách bền vững để việc canh tác về lâu dài luôn mang lại hiệu quả cao. Như vậy trong nền nông nghiệp bền vững thì người nông dân là chủ đạo, phải ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật để khai thác toàn bộ tài nguyên đất, nước, cây trồng và thời tiết khí hậu một cách hài hòa. Nông sản làm ra phải có năng suất, chất lượng cao, giá thành thấp và cạnh tranh được với thị trường thế giới trên cơ sở không gây ô nhiễm môi trường, bảo tồn được tài nguyên đất và đặc biệt là bảo vệ được sức khỏe cộng đồng. Có thể bố trí canh tác theo các mô hình khép kín để tận dụng các phụ phế phẩm tạo vòng quay trong chu trình đó, như mô hình “vườn-ao-chuồng-biogas-ruộng” (VACBR) vừa rẻ tiền vừa không gây ô nhiễm môi trường.

Sản xuất lúa trong nền nông nghiệp bền vững thì hiện nay chúng ta có cơ cấu 2 hoặc 3 vụ trong năm, ở những vùng làm 3 vụ thì nên bón phân cân đối và trả lại chất hữu cơ cho đất, tìm cách cày vùi rơm rạ hoặc bón thêm phân hữu cơ cho đất. Tốt nhất vẫn là nên luân canh cây trồng, làm 2 vụ lúa 1 vụ màu, luân canh với cây họ đậu để đất có thời gian nghỉ ngơi, thay đổi cấu trúc dinh dưỡng trong đất và bón phân cân đối. Những nơi chỉ canh tác 2 vụ lúa thì nên cày vùi rơm rạ vào đất ở cả 2 vụ để đảm bảo giữ chất hữu cơ tương đối lâu dài. Đặc biệt những vùng đất cát, đất xám bạc màu thì nhà nông nên nghĩ đến việc bón tăng cường phân hữu cơ cho đất, có thể mua hoặc tận dụng rơm rạ, phụ phế phẩm trong nông nghiệp... Đối với vườn cây ăn trái thì vai trò của phân hữu cơ càng quan trọng hơn, do đó cần quan tâm và có chế độ bón hài hòa giữa phân hữu cơ và vô cơ một cách hợp lý theo khuyến cáo của các nhà khoa học. Tóm lại, trong nền nông nghiệp sản xuất bề vững thì phải có sự kết hợp hài hòa giữa bón phân hữu cơ và phân hóa học, trong đó phân hóa học có tính chất tức thời và phân hữu cơ luôn giữ vai trò nền tảng để bảo tồn tài nguyên đất.
 
Top