Tàng kinh các

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Xin phép các bạn tôi lập topic TÀNG KINH CÁC nầy với mục đích là lưu lại các bài viết có ích của anh em trong diễn đàn , các bài viết của các nhà khoa có liên hê với cây mai mà tôi và các bạn sưu tầm được để mọi người có được một ít tư liệu để tham khảo.
Hiện nay, các tài liệu có liên quan đến cây mai rất hiếm và rất rãi rác , vì đối với cây mai nó không phải là cây thiết yếu đến đời sống con người nên tài liệu liên quan đến nó hiếm so với các tài liệu nông nghiệp thì cũng là việc đương nhiên .
Việc trồng và chăm sóc mai thường được truyền kinh nghiệm cho nhau và việc dấu lại những bí quyết thì đương nhiên phải có vì đó là miếng cơm manh áo của nhà vườn nhưng đối với chúng ta là những người chơi mai và yêu mai thì việc chính tay ta trồng được cây mai và chăm sóc cho nó nở đúng Tết chính là một niềm vui . Muốn làm được việc nầy thì việc học hỏi kinh nghiệm với nhau, việc nghiên cứu các tài liệu để ứng dụng vào việc trồng và chăm sóc mai là việc rất cần thiết.
Rất mong các bạn có những tài liệu nào liên hệ đến cây mai có được xin được đóng góp, xin các bạn có nhiều kinh nghiệm với cây mai truyền lại những kinh nghiệm thành công để anh em áp dụng hay thất bại để anh em tránh bớt đi những sai sót. Để dễ tìm kiếm tôi sẽ tạo ngay mục lục sau phần nầy và cập nhật ngay khi có bài mới.
Vì tình yêu với cây mai vàng rất mong và rất mong các bạn đóng góp. Xin cám ơn nhiều.
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
MỤC LỤC -Bài viết;-Tác giả hoặc nguồn;-người sưu tầm
Trang 1
- Hoa mai (3,4,6) - GS Tôn Thất Trình (http://www.mientrung.com/content/view/2819/46/ - minh_cao
-Thuốc trừ sâu sinh học (7)-KS Nguyễn Mạnh Chinh - minh_cao (sưu tầm)
-Vai trò nấm đối kháng Trichoderma trong kiểm soát các sinh vật - TS Dương Hoa Xô TTCNSH/TPHCM - MC (sưu tầm)
-Tìm hiểu hiện tượng lặt lá và nở hoa mai - TS Mai Trần Ngọc Tiếng - Laomai/DLR (sưu tầm)
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Tình cờ đọc được bài viết của GS Tôn Thất Trình về cây mai, xin chuyển lên để các bạn cùng đọc:
Chúng ta thưởng thức hoa thanh nhã nước nhà thường chỉ nghĩ đến thủy tiên đơn cánh trắng - narcisse, daffodil, hoa quỳnh - epiphyllium trắng nở đêm và hoa lan orchid ( mà lại là các lọai hồ điệp , cát lan ... không phải những lan hài sabot de Venus hay lady slipper đặc thù Việt Nam v.v... ) . Ít khi biết rỏ hai lòai lan mùa tết đặc biệt cho miền Bắc là hoa đào và đặc biệt cho miền Nam là hoa mai vàng . Mùa Tết, Phi Châu cuối thập niên 1970, môt tiệm ăn Việt Nam ở Dakar - Senegal trưng bày mai vàng lụa nhân tạo trên chậu sành lớn, làm chúng tôi khen nức nở chủ nhân khéo nhớ quê nhà , dù bà ta quê quán Hà Nội, dân gian thưởng thức hoa đào ( Nhật Tân) hơn là mai vàng . Suốt hai thập niên 1980 và 1990, đến Tết là nhiều nhà Việt Kiều tại Pháp , Ý và Hoa Kỳ trưng diện những cành hoa mai vàng giả , đón mời bạn bè, chứ không thấy khoe các cành đào đỏ thắm, có lẽ vì xứ mát lạnh hoa đào quá nhiều, không có gì là độc đáo như mai vàng nước ta . Thật vậy, mai vàng đẹp nước ta thuộc các thứ giống lòai Ochna integerrima Lour. ( còn có tên cũ là Elaecorpus integerrima Lour. và Ochna harmandii Lec v.v... ) , mọc hoang rừng còi từ Quảng trị vào Nam. Tuy rằng tài liệu thực vật lại cho biết là lòai này có thứ giống hoa trắng . Và cả nhiều thứ giống chịu đựng được nhiệt độ lạnh hơn Quảng Trị, như các thứ giống tìm thấy ở rừng miền Bắc Thái Lan , thuộc các nhóm rừng lá rụng - deciduous forests Đông Nam Á Châu . Các thứ giống miền Trung hay miền Nam Việt Nam thì luôn luôn có lá xanh, phải lẫy ( lặt ) hết lá vài tuần trước Tết ( có khi phải xông thêm khói , nay có thể dùng các chất điều hòa sinh trưởng như Giberellins..?) hoa mới nở đúng vào dịp Tết được . Nhưng chắc cũng có nhiều thứ giống mai vàng rụng lá vào dịp giêng hai , đầu mùa khô khích lệ cây đâm bông như vài thứ giống cây cao su - hevea cây nghĩ ngơi , rụng lá đúng vào dịp Tết, khỏi mất công khiển ( forcing ) hoa, có khi phiền phức . Các thứ giống mai vàng này cũng như các thứ giống cây cao su rụng lá, đúng dịp Tết dân Việt nghĩ ngơi phục sức, đúng là những cây Việt lấy hoa thưởng thức, hay lấy mũ ( thật ra hevea là cây nguồn gốc Nam Mỹ Châu ) nuôi sống một phần dân tộc ta .

Những mai chuông vàng Mỹ không sánh nổi sắc đẹp mai vàng Việt

Cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, nhiều Việt Kiều Ca Li đã đem bán Tết những cành hoa chuông vàng thay thay thế cành mai . Đây là một vài thứ giống của tông chi Forsythia , một nhóm cây lùm bụi hay thân leo ở Mỹ rụng lá mùa đông và đến khoảng tháng hai tháng tư dương lịch các cành không lá đâm hoa . Các cành hoa Forsythia cũng đều khiển - forcing được trong nhà, để ra hoa mùa đông ở khí hậu lạnh Hoa Kỳ . Ca Li khai thác ba lòai là Forsythia intermedia ( có thể là giống lai giữa hai lòai kia ), lòai Forsythia suspense còn có tên là Forsythia liễu rũ- weeping Forsythia, cành leo có thể ra rễ khi đụng vào đất ẩm ướt, và lòai Forsythia viridissima là Forsythia thân xanh, hoa cũng màu vàng xanh lợt , không có gì là đẹp cho lắm . Trong các thứ giống Forsythia thân xanh có thứ giống lùn Bronxensis, chỉ cao chừng 40cm , dùng làm bụi nhỏ công viên hay phủ đất . Đa số các thứ giống lòai F. intermedia màu vàng không tươi thắm như mai vàng nước ta. Như Beatrix Farrand, tuy hoa màu vàng đậm nhuưg lại pha thêm màu cam mất bớt sắc vàng tươi đẹp đi . Như Lynwood Gold , hoa vàng kim , nhưng lại có ngăm ngăm đen, hung hung , nở đầy cành và chịu đựng được bảo tuyết , mưa dông mùa xuân Mỹ không rụng . Spring Glory cành cũng rất nhiều hoa , nhưng hoa vàng lợt. Còn thứ giống lùn Arnold Dwarf , thân chỉ cao chừng 50-60cm nhưng cành lan xa đến gần 2m , ít hoa không có gì là hấp dẫn . Spectabilis la thứ giống cao gần 3m, mọc mạnh , hoa vàng đậm theo chúng tôi là bụi chuông vàng đẹp nhất trong lòai. Fortunei là thứ giống F. suspense , mọc thẳng đứng hoa vàng kim, hay dùng phủ các bồn hoa công viên và hay được các vườn ươm hoa kiểng giống bán . Hoa Cảnh ( số ... ) hình như đã có người giới thiệu lòai hoa Forsythia sp. mai chuông vàng xứ lạnh. Chúng tôi thiễn nghĩ không nên hòai công du nhập các thứ giống các lòai Forsythia làm gì nữa . Có nhiều lòai mai vàng xứ lạnh thực sự đẹp hơn , thích hợp hơn cho vùng cao đáng cải thiện , lai tuyễn như các thứ giống tông chi Ochna xứ lạnh , xứ mát, ( có trên 80 lòai Ochna đã được định danh trên thế giới ) chúng tôi đã lạm bàn ở Hoa Cảnh số 1 ( 91 ) -2004 . Nếu cần có hoa mới lạ màu vàng, có lẽ nên nghiên cứu thêm lòai cổ thụ hoa vàng rực rở là cây hoa chuỗi vàng ( hoa Hòang yến, muồng hoa vàng , bò cạp nước ) Cassia fistula hay chuông vàng Tabebuia argenta họ Bignoniaceae ( họ cây phượng tím Jacaranda ) ông Trương Duy Lam đã trình bày ở Hoa Cảnh số 4- 2004.

Mai vàng họ hoa hồng-Rosaceae không thay thế mai vàng họ Ochnaceae được đâu !

Các cụ ta xưa thấy hoa gì đẹp to hay nhỏ, dáng hoa hồng đều gọi là mai. Có khi thuộc những lòai, những họ thực vật xa lắc xa lơ, như cây Bạch Mai , hoa nở trắng cây, một đại thụ trong Nam nổi tiếng vì Pháp đã triệt hạ cây này ở chùa Cây Mai vùng Sài Gòn vào thời kỳ xâm chiếm miền Nam ,thế kỹ thứ 19. Đó là cây Mai mù u, lòai Ochrocarpus siamensis var.odoratissimus Pierre , thuộc họ Bứa Guttiferae , không phải họ Mai vàng Ochnaceae . Mai tả nhiều ở miền Bắc là mai đào hay mai mơ ( apricot ) thuộc họ hoa hồng Rosaceae . Ông Nguyễn Thiện Tịch đã phân biệt hai họ mai này , đặc biệt là mai Ochnaceae có các nhụy cái rời hẳn nhau ở bầu nhụy, nhưng vòi và nướm lại dính nhau thành một vòi duy nhất giữa hoa; khi ra trái thì có nhiều trái gọi lầm là hột xếp quanh một đế hoa , trước màu xanh , khi chín màu đen .Các mai đào , mai mơ thường chỉ có một nhụy cái , về sau chỉ cho một trái như trái đào , trái mơ ( Hoa Cảnh số 1 - 2005) . Mai mơ được dân Nhật lựa chọn nhiều làm cây hoa cảnh và uốn éo thân làm kiểng bonsai rất đẹp . Bên ta thì cụ Nguyễn Trải đã từng tả những thân mai già cỗi đẹp lảo, như trong câu " lảo mai năng chăm sóc, màu vóc dáng thời gian " . chúng tôi nghĩ rằng đó là những mai mơ apricot thân u nần, gân guốc như ở loài mơ Nhật làm hoa cảnh- japanese flowering apricots . Và chắc đó cũng là mai cụ Chu Mạnh Trinh tả ở chùa Hương tích : " thỏ thẻ rừng mai, chim cúng trái ", vì đã có người miền Bắc mô tả nhiều lọai trái mơ ( mai ) chua ngọt khác nhau ở vùng này làm kẹo ô mai mơ rất ngon và cũng có thể làm ô mai muối ( ume ) rất thịnh hành ở Nhật và đang phổ biến ở Hạ uy Di - Hawaii . Nhưng chúng tôi lại không nghĩ rằng mai hoa ( ắt là mai hoa vàng, vì cụ có làm việc ở Huế, nên biết rỏ các lòai mai vàng ) cụ Cao Bá Quát chỉ bái lạy " Nhất sanh đê thủ bái mai hoa " là mai vàng họ Ochnaceae, vì cụ Quát cũng còn nói đến trái mai vàng thơm ngon ở câu thơ chữ Nho : " Hòang mai, vũ hậu, lục hà hương " ( tạm dịch : " mưa cuối mùa , trái mơ vàng trên cành lá xanh chảy như dòng sông hương thơm " . Ở miền Bắc có hai lọai trái mơ vàng là Prunus armenica L. l, trái mơ bán đầy chợ Hà nội mỗi năm hoa nở thơm ngàt, nhưng ít khi là hoa vàng . Hoa vàng trái mơ vàng tên khoa học lòai là Prunus mume L ., quốc tế gọi là mơ Nhật - japanese apricot , trái đầy lông , thịt dính vào hột tròn , rất cứng, trồng khá nhiều ở Hòa Bình ,Cao Bằng , Lạng Sơn. Chính vì vậy mà môt số Việt Kiều ở Pháp quả quyết mai vàng Việt Nam thuộc họ Hoa hồng . Nhưng làm sao mai hoa vàng Âu Mỹ và cả Nhật, cả Trung Quốc nữa, lại có các hoa kép đôi 24 cánh, 120 - 150 cánh... màu vàng như mai vàng Ochna integerrima nước ta hiện nay . Hình như ở Huế,. năm nào hoa mai vàng Ochna ra trên 5 cánh, thì năm đó trong nhà có nhiều may mắn . Thế thì mai vàng nở 120 - 150 cánh trong Nam, nhà ai có mai này hưởng được bao nhiêu cái hên đây ?
Còn tiếp....
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Mai vàng Ochna Mỹ , mai vàng Ochna Tứ Qúi Hạ Uy Di cũng không sánh nổi mai vàng Việt Nam

Sau hơn 10 năm quen thuộc với cỏ cây hoa lá Ca Li, giữa thập niên 1980, vài Việt kiều đem bày bán các chậu mai vàng . Trước tiên là lòai mai vàng xinh đẹp của Mỹ tên khoa học là Ochna pulcra , cây cao 5m , mọc rộng 3m , mọc chậm, hoa màu vàng chanh lợt, ở Hoa Kỳ nở vào mùa thu hoa đầy cây dày dặc thơm ngát ( có lẽ ít thấy ở các giống mai vàng Việt Nam ), rất thích hợp ở những gia viên tương đối nhỏ bé ở Hoa Kỳ. Cây rụng lá một thời gian ngắn vào cuối đông. Vào mùa xuân ở Mỹ, lộc đâm ra đầu tiên màu tím, rồi đỏ dần sau đó lá mới xanh. Vào thu, lá đổi màu rất lạ, trước khi lá rụng. Lá răng cưa nhỏ mịn và láng bóng. Cây thích nhiều ánh nắng và chịu đựng được lạnh. Đây là một lòai mai vàng Ochna, đáng du nhập, vào nước ta , bổ sung mai vàng theo cách đâm lá , rụng lá , hoa nở đầy cành mùa thu thay vì đầu xuân dịp Tết , hương thơm ngát và cho ai ở Bình Định thích cành hoa mai vàng chen lá xanh hơn là chỉ tòan hoa. Trái cũng màu xanh tươi tắn , khi chín màu đen , chim chóc thích ăn . Sau đó xuất hiện hai lòai mai khác , thường bán trồng chậu, gọi là mai tứ qúi . Không hiểu tại sao lại có tên là tứ qúi , ba tháng nở hoa một lần ( ? vì mai nước ta, nhất là mai họ Hoa Hồng, nhiều lắm là nở hai lần " nhị độ mai " ) hay là tại vì hoa trái tồn tại lâu dài, xuân hạ thu đông , nở đầu hạ , cuối xuân ( vào dịp Tết )cánh hoa vàng, sau đó cánh rơi rụng thì lá đài màu đỏ chói. mọc lên ở tâm đỏ 5 hay nhiều trái nhỏ màu xanh , rồi chuyễn qua màu đen đậm láng bóng, tương phản rỏ rệt với lá đài đỏ . Hay cũng tại mai vàng này luôn luôn có lá xanh - evergreen , không rụng lá mùa đông ? Lòai nhiều hoa , nhưng tương đối nhỏ tên khoa học là Ochna multiflora hay Ochna serrulata , tên chung là bụi mắt chim - bird's eyes bush. ở giai đoan trái chín đen láng bóng , con trẻ Mỹ xem tựa mắt và tai chuột, kiểu Mickey Mouse của phim Disney. Lá bầu dục , 5-10cm, dai như da thú , răng cưa đều đặn , khi mới ra lộc thì lá màu đồng thau , sau đó mới màu xanh. Chịu đựng được nhiệt độ dưới không và nhiệt độ cao 35-40 độ C . Cũng như chịu đựng khá giỏi khô hạn , khi cây mọc đã khá cao. Ưa đất ít acid. Ưa bóng râm một phần nào . Trồng thùng gổ , chậu sành , chậu đất lớn đều tốt. Trồng làm phên dậu cũng tốt . Lòai tứ quí thứ hai là Ochna kirkii hay Ochna thomasiana hay mai trái đen huyền, nguồn gốc ở Hawaii , nhưng mùa Tết người Việt bán hoa mai vàng này lại gọi là mai nguồn gốc Phi Luật Tân, cho có vẽ Á đông , gần Việt Nam hơn chăng ? Bụi nhỏ như serrulata và thưa cành hơn. Thân có sẹo trắng. Lá mọc luân phiên (nên gọi là tứ quí ?) đầy lông . Hoa to hơn 3- 5cm. Trái đen huyền, mọc thẳng đứng trên đài đỏ láng bóng . Các nhà viên học không dám sử dụng lọai này, sợ chim thích ăn trái này nhả hột rải rác, lan tràn khắp đồng nội như cỏ dại khó trị. Một người bạn ở thành phô' Boston , Hoa Kỳ vừa nhắc khéo là mọi loài hoa Ochna Mỹ kể trên thật ra nguồn gốc các xứ Nam Phi Châu , trồng lâu ngày ỏ Mỹ nên gọi lầm là mai vàng Mỹ . Kể cả loài mai đỏ O. atropurpurea GS Phạm Hoàng Hộ kể ra ở sách Cây Cỏ Việt Nam cũng nguồn gốc Nam Phi ( Natal hay Mozambique ) .

Nên triễn lãm bonsai mai vàng Việt Nam ở Mỹ và cải thiện thêm lòai hoa độc đáo nước nhà

Nhiều Việt Kiều Ca Li đã chơi cây kiểng- topiaries và kiểng bonsai. Nhưng chúng tôi chưa thấy những trưng bày kiểng bonsai mai vàng rực rở đọat giải vàng nhiều năm qua ở hội Hoa Xuân nước nhà , hay những chậu mai ngũ sắc trong đó có mai vàng nhiều cánh, ghép mai cánh vàng lá đài đỏ , bên ta gọi là mai đỏ lòai Ochna atropurpurea DC ( mai này mới đúng là mai tứ qúi vì hoa vàng trổ lẽ tẽ suốt năm ), hay ghép mai trắng nhiều ít cánh hoa, thuộc hai lòai Ochna integerrima và lòai mai hoa trắng Ochna mauritiana . Mai Ochna mauritiana khác hẳn hoa mai mơ trắng vì mỗi hoa đều có đến 20 - 30 nhụy đực , tua nhụy dài 2.5- 4mm; khi ra trái lá đài uống cong dài ra cuối mùa màu đỏ tím, và trái chín màu đen đủ cở tròn , thuôn , lăng trụ , thẳng đứng; hoa mọc từng chùm , dạng ngù - corymbform chứa 8 - 14 hoa nên Âu Mỹ gọi mai trắng này là mai làm bó hoa - arbre à bouquet .

Nghề chơi hoa mai vàng Ochna Việt Nam đã độc đáo nhất thế giới rồi, nhưng kể ra cũng nên cải thiện thêm một vài phương diện , như lai tuyễn chọn khoa học hoa thơm ngát hơn nữa, lâu tàn hơn nữa ( hay tìm cách dùng hóa chất không độc làm lâu tàn cành hoa mai vàng như ở những hoa cắt cành khác ) , nghiên cứu thêm khiển - forcing hoa bằng các chất điều hòa tăng trưởng ( gibberellin chẳng hạn ) ngòai cách lẫy lá, xông khói, mùa nào cũng nở được cho đúng là tứ qúi hơn nữa, hầu bán cành hoa vào những mùa lễ lạc khác ngòai Tết Nguyên đán . Lựa chọn lòai lai cho nhiều ngù mai vàng làm bó hoa cắt cành , hay cây nhiều cành nhiều hoa hơn , cải thiện cách bón phân ,tưới tiêu, trị bệnh, sâu bọ hay lựa giống kháng ... hạ giá thành bán rẽ hơn cho dân gian giới bình dân thưởng thức . Còn ai chuyên về Công nghệ di truyền , nếu rảnh rỗi xin đưa những gen cần thiết tuyễn chọn thành hoa mai xanh dương - blue như Nhật đã làm hoa hồng xanh dương với genes bệnh mật xanh dương của vua Henry VIII và của hoa Dạ Yên Thảo - Petunia . Hiện nay chỉ có mai Ochna xanh lục- green, ngòai các mai Ochna trắng, đỏ, đen huyền ( trái ) mà thôi .

Năm mới nói chuyện mai
24/01/2005
Mỗi năm cứ vào độ cuối đông, khi Tết sắp về là hoa mai bắt đầu nở. Cái duyên keo sơn giữa mai và Tết như đã được thiên nhiên an bài đâu từ thuở kiếp xa xăm. Nhưng ta phải nói rằng mai là một loại cây đặc biệt của châu Á. Mai đẹp không những ở hoa mà còn ở cành cây mà người chơi mai thường gọi là "cái thế". Cành mai có những nét ngoạc rất bất ngờ: đã kỳ cổ lại cương nghị, xương kính; những đường uống cong dịu dàng; những nét đâm ngang những cành sổ dọc rất mạnh.

Thế nhưng chưa hết. Người chơi hoa còn thưởng thức cả những màu nơi cành mai và cả những địa y, cả một số rêu đậc biệt bám vào cành hoa. Phải nói những màu ở cành mai là những màu rất đặc biệt mà chỉ có thiên nhiên mới có thể cấu tạo nỗi. Một vệt màu đen, một đám màu da cam, một khoảng mà trắng xanh phớt nhẹ được phối hợp điều hòa nói lên cái tuổi tác của cành hoa mà người chơi hoa rất ca ngợi "lão mai". Những lộc lá non trên cành hoa cũng đươc người thưởng mai rất để ý. Màu lục non xanh trong như ngọc từ trong những bút hình móng gà tỏa ra. Những chùm lá non này đã trợ màu cho những chùm hoa vàng thêm ý nghĩa.

Người chơi mai thường tỉ mỉ để ý đến những cái búp trên cành mai: búp tròn mới nhú hạt cườm chính là những chùm hoa rực rỡ đang thời ẩn náu; còn những búp dài nhọn như móng chân gà là những lá non chưa đến kỳ xuất hiện. Cho nên khi chọn cành mai chơi Tết, người sành mai rất lưu ý đến hai loại búp này để biết cành mai có hoa nhiều hay ít...



Bây giờ, tưởng đã đến lúc nói đến cái hương thơm của cây mai. Hoa mai rất thơm, nhưng rất khó thưởng thức hương mai bởi vì nó là một thứ "ám hưong". Tiết trời càng lạnh, mai càng tỏa hương thơm ngát; nhưng nếu tâm người vọng động vì danh lợi quá thì khó lòng cảm được hưong mai.

Trong thơ văn, mai được ca ngợi vô cùng tận. Bởi vì mai là loại hoa rất cao khiết, cương nghị. Mai trổ sớm nhất trong các loại hoa mùa xuân. Khi những lá mai già của năm cũ vừa rụng hết thì tiết trời càng lạnh ngắt. Hoa mai đã chọn cái thời tiết lạnh nhất; không một sắc hoa tươi thắm, không một lá non trợ màu để làm lúc xuất hiện của mình. Chính vì chỗ này mà người quân tử phương đông đã chọn hoa mai để biểu hiện cho chí khí của họ. Trong cuộc nhân sinh, Cao Bá Quát đã từng tuyên bố:

"Thập tái luân giao cầu cố kiếm
Nhất sinh đê thứ bái mai hoa."

Suốt cả cuộc đời nhà thơ chỉ "cúi đầu lạy hoa mai" Thật là khí cốt hạo nhiên! Tại VN ta đã từng lưu hành những bộ đồ trà có cây mai làm đề tài. Nỗi tiếng nhât là bộ chén dĩa trà"Mai hạc" có câu thơ nôm trích trong truyện Kiều của Nguyễn Du:

"Nghêu ngao vui thú yên hà
Mai là bạn cũ, hạc là người quen."

Cây mai ở bộ chén đĩa trà này vẽ theo kiểu chữ "Nữ". Cây mai uốn cong rất nhiều hoa, một tảng đá và một con chim hạc đứng trên tảng đá. Câu thơ viết theo hai cách: 6/2/6 hoặc 6/8 theo dòng dọc kiểu chữ nho. Chén dĩa màu men xanh ngọc và ký hiệu hãng "Ngoạn Ngọc" chế tạo. Nói cho xác đáng thì cây mai ở bộ chén đĩa "Mai Hạc" không lấy gì làm mỹ thuật lắm, và nó cũng không diễn tả được cái cốt cách cương nghị, xương kính của loài mai. Cũng hình vẻ này nhưng lại có loại chén dĩa có đề câu thơ chữ Hán "Hàn mai xuân tín tảo", tức là cành mai lạnh báo tin xuân về sớm. Loại chén đĩa chữ Hán này không nổi tiếng bằng bộ trên, có lẽ vì câu thơ Nôm quá có giá trị chứ không vì cây mai đẹp. Một bộ chén đĩa trà khác vẽ một cây mai rất đẹp, không có hoa nở chỉ có cành và búp, không có lá. Dưới gốc mai có mấy tảng đá lớn nhỏ khác nhau, có cỏ non và đầy rêu. Một cây cầu nhỏ vắt ngang con suối, một cao sĩ cưỡi lừa qua cầu đi trước, một tiểu đồng vác cành mai theo sau. Bên kia chén đối diện với tranh vẽ có câu thơ: "Độc thán mai hoa sấu" viết thành hai dòng: "Độc thán mai" ở dòng thứ nhất, "Hoa sấu" ở dòng thứ hai, dưới hai chữ này có khuôn dấu vuông thành sáu vị trí đối nhau. Câu thơ này vốn là của Khổng Minh trong Tam Quốc: "Kỵ lô quá tiểu Kiều, độc thán mai hoa sấu", có nghĩa là: cưỡi lừa qua cầu nhỏ, để kiếm cành mai gầy. Đề tài này các trà hữu thường gọi là đạp tuyết tầm mai tức là dẫm lên tuyết lạnh để tìm hoa mai. Bộ chén đĩa có nhiều nước men: men màu vỏ trứng gà so do hãng "Nhã Thâm Trân Tàng" chế tạo; và men màu xanh ngã trắng của hãng "Nội Phủ". Cây mai ở bộ chén đĩa này đẹp hơn cây mai ở bộ "Mai Hạc" rât nhiều. Tính chất vừa thanh nhã vừa cao khiết đều có ở cây mai của bộ đồ trà đạp tuyết tầm mai này...
còn tiếp....
 

Văn

Thành viên tích cực
Ý tưởng đặc biệt hay.
Để hỗ trợ kịp thời bác Minh cao,Văn xin gắn chú ý vào chủ đề nầy.
Đề nghị quí thành viên chỉ nên xem và đóng góp bài vở bổ sung,không đặt câu hỏi hoặc tranh luận và post những bài không đúng với tiêu chí vào topic nầy.Những bài lạc đề sẽ bị gỡ bỏ mà không cần thông báo.
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Trong hội họa xưa thì mai đứng đầu trong "Tứ hữu": Mai, Lan, Cúc, Trúc. Các nhà Nho thường trang trí bộ tranh "tứ hữu" này ở chỗ mình ngồi. Cây mai trong bộ tranh này vẽ thật nhiều kiểu; tựu trung nét vẽ vẫn chưa diễn tả nỗi những cái chướng rất bất ngờ ở loài mai. "Mai điểu" tức là cành hoa mai và mấy con chim đậu hoặc lượn trên cành mai là một đề tài rât quen thuộc của các bác thợ nề ngày xưa thường đắp bằng mảnh sứ để trang trí ở các nhà thờ họ hoặc ở đình, chùa. Nhưng... hay nhất thì phải nói là cành mai trong văn thơ. Mai vẽ trong nơi chén, đĩa trà, mai vẽ ở tranh tứ hữu hay mai trang trí ở đâu thì đều ít gợi đến trí tưởng tượng của người ta, vì hình ảnh thực có trước mắt đã quy định một phần lớn hình dáng cây mai.

Đằng này, văn thơ- nhất là trong thơ- chỉ cần mấy chữ gợi hình là người đọc tha hồ nghĩ tới cây mai hoặc cây mai mình thích. Trong bài Tạp Thi, Vương Duy (701-761) vừa là thi nhân vừa là họa sĩ- đời Đường đã viết:

"Quân tự cố hương lai
Ưng tri cố hương sự
Lai nhật ỷ song tiền
Hàn mai hoa trước vị"

Một người từ cố hương đến thăm, thi nhân không hỏi gì mà chỉ hỏi "Cây mai mùa lạnh nở nhiều hoa chưa?"
Thực cũng đã đáo để!


Một nhà thơ Nhật Bản đã vịnh mai qua bốn câu thơ:

"Cửu châu đệ nhất mai
Kim dạ vị quân khai!
Dục thức hoa chân ngụy
Tam canh đạp nguyệt lai"

Ông Hoa Bằng, cách đây 48 năm đã dịch ra thơ Việt:

"Cành mai đệ nhất Cửu Châu
Đêm nay nở mấy bông đầu vì anh
Muốn coi hư thực cho rành
Giẵm trăng tìm đến lối canh ba này".

Thi nhân Việt Nam đã không chịu thua hai nhà thơ ngoại quốc nó trên trong việc ca ngợi và thưởng thức hoa mai. Lê Cảnh Tuân trong bài "Nguyên Nhật" đã viết"

"Lữ quán khách nhưng tại
Khứ niên xuân phục lại
Quy kỳ hà nhật thị ?
Lão tận cố hương mai"

Thân mình phiêu bồng nơi quán trọ không lo, lại lo cho "cây mai ở quê cũ càng ngày càng già đi".

Huyền Quang Tôn Giả một thiền sư danh tiếng đời nhà Trần, đệ tam Tổ phái Trúc Lâm cũng là một thi nhân tài hoa tuyệt đỉnh. Ngài thường có những bài thơ nho nhỏ tuyệt hay và Ngài cũng đã có bài "Mai hoa tác" tức là Vịnh hoa mai:

"Dục hướng thương thương vấn sở tùng?
Lẫm nhiên cô trỉ tuyết sơn trung
Chiết lai bất vị già thanh nhãn
Nguyện tá xuân tư tuý bệnh ông"

Toàn bài không nói đến một chữ mai nào cả nhưng suốt câu thứ hai đã ca ngợi hết sức cái đặc tính của cây mai. Đứng một mình giữa non trơ trọi đầy tuyết trắng. Tuyết thì đương nhiên là lạnh. Nhưng tác giả thì sao? Tác giả đã bẻ một cành mai trong miền tuyết lạnh ấy đem về. Một cành mai không chỉ là một cành mai, mà một cành mai là cả một mùa xuân, có mai là có xuân. Vẫn biết thơ của Huyền Quang Tôn Giả là loại thơ Thiền, "thi trung hữu đạo" nhưng "dĩ lai đạo bản vô ngôn". Đề bài là vịnh hoa mai song không hề nhắc đến mai mà lại ca ngợi cái tính chất đặc biệt của mai qua màu tuyết lạnh mà mùa xuân với cái trơ trọi của nó, không có cây lá nào hỗ trợ. Thực là loại thơ tượng trưng về mai vậy.

Đến hình ảnh cây mai trong bài "Loạn Hậu" của Tuyết Giang Phu Tử mới là tuyệt mỹ:

"Tương phùng loạn hậu lão tương thôi
Khiến luyến ly tình tử số bôi
Dạ tĩnh vân am thùy thị bạn ?
Nhất song minh nguyệt chiếu hàn mai".

Cành mai của Vương Duy của nhà thơ Nhật Bản và cả Lê Cảnh Tuân nữa thì vẫn là con người trùm lên cảnh vật, người thụ hưởng thiên nhiên. Giữa con người và thiên nhiên còn có một khoảng cách. Đến cây mai của Huyền Quang Tôn Giả thì con người và thiên nhiên đã có sự hỗ tương tình cảm. Nhưng trong cái "Thiên" "Nhân" tương dữ một cách thân mật, rốt ráo thì phải đợi đến Tuyết Giang Phu Tử. Sau khi loạn lạc Phu Tử ở ẩn tại Bạch Vân Am, ít giao du với đời, cái đời Trịnh Mạc mấy ai lại chẳng biết? Và cuộc đời cũng như tư cách của Phu Tử ai lại chẳng tự hào? Cho nên không lạ gì khi nghe Ngài hỏi: "Dạ tĩnh Vân Am thùy thị bạn?" và Ngài tự trả lời: " Nhất sông Minh nguyệt chiếu hàng mai!" Giữa mai dưới trăng sáng đầy khí lạnh của sương móc và Tuyết Giang Phu Tử đã có một tình cảm bạn bè cố hữu, thân mật. Mai là người và người là mai. Cây mai ở đây là cây mai đẹp cương nghị, cao khiết và trang nhã; cây đẹp của văn chương và triết lý phương Đông ngày trước. Cây mai trọn vẹn cả hương lẫn thế, cả thế thực lẫn thế ảo của bóng cành do cành cây chiếu. Tuyệt hảo!

Mỗi độ Tết về, khắp cõi VN ai cũng chơi mai. Nhưng chơi mai thì nhiều mà hiểu mai thì chắc ít. Chơi mai, vì mai của dân Việt chính là mai của Huyền Quang Tôn Giả. Có mai là có xuân. Một cành mai cắm và lọ độc bình - bằng đất chứ không là bằng đồng bở nguyen do là vì kim khắc mộc - để ở chính giữa nhà là đã có môt mùa xuân rực rỡ, môột cái Tết đầy hy vọng đang ngự trị trong gia đình. Người ta chơi mai không phải chơi để thưởng ngoạn, để cho đẹp mà cành hoa mai ngày Tết còn biểu hiện cả cuộc sống gia đình trong năm mới sắp đến. Cành mai có "thế" đẹp cân đối hoa nở đầy đủ tươi có lá non trổ lộc là điềm hay cho gia chủ.

Nếu có hoa sáu cánh hay hoa bốn cánh thì càng lại hay hơn. Người Việt đã đưa vũ trụ quan vào nhân sinh quan, một nhân sinh quan biến thành theo Dịch Lý của phương Đông. Một cành mai như thế phải có đủ cả thượng, hạ, tả, hữu. Theo chiều đứng phải biểu hiện được tam tài: thiên, địa, nhân, tức là phải có cái thế cân xứng : có ở dưới, có ở trên và ở giữa. Theo chiều ngang phải có tiền hậu tả hữu, tức là cành hoa phải có "Cái thế" nào đó mà nhìn vào ngã nào cũng có hoa. Đó là nói về cấu tạo cành hoa. Còn về hoa thì có năm loại: một số hoa đã rơi cánh, xếp lá đài; một số rất nhiều đang thời thịnh khai; rồi phải có hoa đang hàm tiếu; hoa búp đang tiến triển và cuối cùng là nụ tròn mới nhú hạt cườm. Lá cần có ba loại: lá non hay đậm màu, bản lá mở rộng; lá non nẩy lộc phần này quan trọng nhất và sau hết là nụ lá hình móng gà...Nói chung sự hài hòa của cành, hoa, nụ, lá phải đến độ gần như tuyệt đối phải có. Cấu tạo cành mai biểu hiện cho không gian, cấu tạo hoa biểu hiện cho thời gian. Dòng đời trôi chảy tiếp tục từ quá khứ sang hiện tại. Quá khứ đã qua không còn quan trọng, hiện tại rực rỡ phấn chấn mới là hay. Phần hoa thịnh khai nở rộ trong ba ngày Tết thêm lá non nẩy lộc tươi mát mới là phần thiết yếu; các búp hoa, lộc lá cứ tiếp tục cái rực rỡ của thời thịnh khai ấy lại là phần trọng yếu nhất bởi nó là nguồn hạnh phúc, làm ăn phát đạt sung túc của gia đình trong năm mới đang lần lần đi tới với gia chủ.
theo http://www.mientrung.com/content/view/2819/46/
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Đây là bài viết nói về thuốc trừ sâu sinh học của KS Nguyễn Mạnh Chinh , tôi sưu tầm đã lâu nên không lưu lại nguồn . Xin chép lại cho các bạn tham khảo:
THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC
Đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về nông sản sạch, việc sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nguồn gốc sinh học càng ngày càng phát triển. Nhiều loại thuốc BVTV nguồn gốc sinh học thế hệ mới tiếp tục ra đời. Ngoài đặc điểm chung là có độ an toàn cao với người và môi trường, những loại thuốc thế hệ mới này cũng có một số đặc điểm mới so với các thuốc sinh học trước đây.

Đối với thuốc trừ sâu đó là khả năng diệt sâu nhanh và phổ tác dụng rộng. Với thuốc trừ bệnh đáng chú ý nhất là khả năng tăng cường sức đề kháng cho cây (kích kháng), được coi là chiến lược phòng trừ bệnh cây một cách tổng hợp và bền vững.

Sau đây là một số thuốc BVTV nguồn gốc sinh học thế hệ mới điển hình đã đăng ký sử dụng ở nước ta hiện nay.

I - Thuốc trừ sâu

1 - Chất ABAMECTIN và EMAMECTIN

Là các chất được chiết xuất trong môi trường nuôi cấy loài nấm Streptomyces avermitilis. Hai chất này có cấu tạo hóa học và tính chất gần giống nhau, trong đó Emamectin có hiệu lực diệt sâu mạnh hơn. Thuốc có tác động diệt sâu qua đường tiếp xúc, vị độc và có khả năng thấm sâu, hiệu lực diệt sâu nhanh và mạnh không thua kém thuốc hóa học. Do hiệu lực mạnh nên lượng hoạt chất sử dụng rất thấp, chỉ từ 3-5 g/ha, trong đó Emamectin mạnh hơn Abamectin. Thuốc có phổ tác dụng rộng, phòng trừ được nhiều loại sâu miệng nhai, sâu chích hút và nhện hại cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt sử dụng cho rau, hoa cảnh, các cây ăn quả và cây công nghiệp có giá trị cao.

Ở nước ta hiện nay các hoạt chất trên được đăng ký với nhiều tên thương mại của nhiều đơn vị và được sử dụng rất phổ biến, trong đó có các thuốc Đầu Trâu Bi-sad, Đầu Trâu Merci, Proclaim… Thuốc Đầu Trâu Bi-sad 0,5ME chứa 0,5% Emamectin dưới dạng siêu nhũ, dùng phòng trừ rầy nâu, sâu cuốn lá lúa, sâu tơ bắp cải, sâu vẽ bùa cam… pha liều lượng 10-15ml/10l nước, hiệu lực diệt sâu sau 1 ngày đã đạt trên 75%.

2 - Hỗn hợp ABAMECTIN + DẦU KHOÁNG

Dầu khoáng có tác dụng bít lỗ thở làm sâu ngạt thở mà chết, ngoài ra còn xua đuổi sâu trưởng thành không đến đẻ trứng và làm ung trứng. Chế phẩm dầu khoáng dùng hòa nước phun lên cây để trừ sâu (gọi là Petroleum Spray Oil) ngày càng sử dụng phổ biến. Đặc biệt trong phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây có múi, dầu khoáng được coi là sản phẩm chủ lực ở nhiều nước. Dầu không độc hại với người và môi trường.

Chất Abamectin hỗn hợp với dầu khoáng làm tăng hiệu lực diệt sâu do tác động bổ sung và khả năng loang trải, bám dính tốt của dầu, cũng được dùng để phòng trừ các loại sâu miệng nhai, sâu chích hút và nhện hại cho nhiều loại cây trồng. Thuộc nhóm này có các chế phẩm Đầu Trâu Bihopper, Feat… Thuốc Feat 25EC chứa 0,5% chất Abamectin và 24,5% dầu khoáng, dùng phòng trừ bọ trĩ hại dưa hấu, dưa leo, dòi đục lá cà chua, nhện đỏ cam, quýt… pha liều lượng 12-15ml/10l nước. Cây cam, quýt được phun thuốc Feat cho trái bóng đẹp và chất lượng tốt hơn rõ rệt.

3 - Nhóm THUỐC THẢO MỘC

Đáng chú ý là các chất Matrine (từ cây khổ sâm), Azadirachtin (từ cây Neem, là một loài xoan ở Ấn Độ), Rotenone (từ cây thuốc cá). Từ lâu con người đã biết dùng thuốc thảo mộc để trừ sâu nhưng gần đây do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cùng với các tiến bộ về công nghệ, các chất có nguồn gốc thảo mộc trừ sâu ngày càng được phát triển nhanh. Các chất này cũng có hiệu lực diệt sâu nhanh, phổ tác dụng rộng, phòng trừ nhiều loại sâu hại cho nhiều loại cây trồng.

Ở nước ta hiện nay các thuốc trừ sâu nguồn gốc thảo mộc cũng đã được đăng ký với nhiều tên thương mại của nhiều đơn vị, trong đó có các chế phẩm Đầu Trâu Jolie (hoạt chất Matrine), Vineem (Azadirachtin), Vironone (Rotenone)… Thuốc Đầu Trâu Jolie 1,1SP chứa 11g matrine/1l, là thuốc đặc trị bọ trĩ hại lúa và các cây trồng khác.

II - Thuốc trừ bệnh

Trong số các thuốc trừ bệnh cây tác động theo cơ chế kích kháng hiện nay đáng chú ý là chất Chitosan (còn gọi là oligo - sacarit). Chitosan là một chất hữu cơ cao phân tử được điều chế từ vỏ tôm, cua và một số loài rong biển. Ngoài tác dụng kích thích hoạt động của hệ thống kháng bệnh trong cây, Chitosan còn có tác dụng như một chất kích thích sinh trưởng của cây và trực tiếp tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh do hủy hoại màng tế bào vi sinh vật. Với các tác dụng trên, Chitosan phòng trừ được các bệnh cây do các nhóm vi sinh vật như nấm, vi khuẩn, tuyến trùng và cả virút. Có thể coi Chitosan như một loại vắc-xin thực vật.

Ở ta hiện nay hoạt chất Chitosan đăng ký với với nhiều tên thương mại như Olicide, Thumb, Stop… phòng trừ nhiều loại bệnh do nấm, vi khuẩn và tuyến trùng cho lúa và nhiều cây trồng khác. Thuốc Olicide 9DD chứa 9% chất Chitosan phòng trừ nhiều loại bệnh quan trọng cho nhiều loại cây trồng như bệnh đạo ôn hại lúa, bệnh thán thư hại ớt, bệnh gỉ sắt hại chè. Đặc biệt đối với bệnh chết nhanh hồ tiêu, nhiều bà con trồng hồ tiêu ở Bình Phước, Đăk Nông, Đăk Lăk… đã sử dụng và đánh giá tốt.

Với sự ra đời của nhiều loại thuốc BVTV nguồn gốc sinh học thế hệ mới sẽ góp phần tích cực trong việc phòng trừ dịch hại, bảo vệ cây trồng để ngày càng có nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch cung ứng cho con người và không gây ô nhiễm môi trường.

KS. Nguyễn Mạnh Chinh
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Vai trò nấm đối kháng Trichoderma trong kiểm soát các sinh vật

Cập nhật : 19/06/2008 21:34

Nấm Trichoderma spp. hiện diện gần như trong tất cả các loại đất và trong một số môi trường sống khác. Chúng là loại nấm được nuôi cấy thông dụng nhất. Chúng hiện diện với mật độ cao và phát triển mạnh ở vùng rễ của cây, một số giống có khả năng phát triển ngay trên rễ. Những giống này có thể được bổ sung vào trong đất hay hạt giống bằng nhiều phương pháp. Ngay khi chúng tiếp xúc với rễ, chúng phát triển trên bề mặt rễ hay vỏ rễ phụ thuộc vào từng giống. Vì vậy, khi được dùng trong xử lý hạt giống, những giống thích hợp nhất sẽ phát triển trên bề mặt rễ ngay cả khi rễ phát triển dài hơn 1m phía dưới mặt đất và chúng có thể tồn tạo và còn hiệu lực cho đến 18 tháng sau khi sử dụng. Tuy nhiên không nhiều giống có khả năng này.
Ngoài sự hình thành khuẩn lạc trên rễ, nấm Trichoderma còn tấn công, ký sinh và lấy chất dinh dưỡng từ các loài nấm khác. Bởi vì nơi Trichoderma phát triển tốt nhất là nơi có nhiều rễ khỏe mạnh, vì Trichoderma sở hữu nhiều cơ chế cho việc tấn công các loài nấm gây bệnh cũng như cơ chế cho việc nâng cao sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nhiều phương pháp mới trong kiểm soát sinh học và nâng cao sự sinh trưởng của cây hiện nay đã được chứng minh rõ ràng. Quá trình này được điều khiển bởi nhiều gen và sản phẩm từ gen khác nhau. Sau đây là một số cơ chế chủ yếu: Ký sinh nấm, kháng sinh, cạnh tranh chất dinh dưỡng và không gian; sự chịu đựng các điều kiện bất lợi bằng việc gia tăng sự phát triển của cây và rễ; làm hòa tan và cô lập chất dinh dưỡng vô cơ, cảm ứng sự kháng bệnh, bất hoạt enzyme gây bệnh.
Hầu hết các giống Trichoderma không sinh sản hữu tính mà thay vào đó là cơ chế sinh sản vô tính. Tuy nhiên, có một số giống sinh sản hữu tính đã được ghi nhận nhưng những giống này không thích hợp để sử dụng trong các phương pháp kiểm soát sinh học. Phương pháp phân loại truyền thống dựa trên sự khác nhau về hình thái chủ yếu là ở bộ phận hình thành bào tử vô tính, gần đây nhiều phương pháp phân loại dựa trên cấu trúc phân tử đã được sử dụng. Hiện nay, nấm Trichoderma ít nhất 33 loài.
Khả năng kiểm soát bệnh
Rất nhiều giống Trichoderma có khả năng kiểm soát tất cả các loài nấm gây bệnh khác. Tuy nhiên một số giống thường có hiệu quả hơn những giống khác trên một số bệnh nhất định. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, nấm Trichoderma giết nhiều loại nấm gây thối rễ chủ yếu như: Pythium, Rhizoctonia và Fusarium. Quá trình đó được gọi là: kí sinh nấm (mycoparasitism). Trichoderma tiết ra một enzym làm tan vách tế bào của các loài nấm khác. Sau đó nó có thể tấn công vào bên trong loài nấm gây hại đó và tiêu thụ chúng. Chủng sử dụng trong T-22 tiết ra nhiều enzym chính yếu, endochitinase, hơn các chủng hoang dại, do đó, T-22 sinh trưởng tốt hơn và tiết ra nhiều enzym hơn các chủng hoang dại. Sự kết hợp này cho phép nó bảo vệ vùng rễ của cây trồng chống lại các loại nấm gây thối rễ trên đồng ruộng.
Những phát hiện mới hiện nay cho thấy rằng một số giống có khả năng hoạt hóa cơ chế tự bảo vệ của thực vật, từ đó những giống này cũng có khả năng kiểm soát những bệnh do các tác nhân khác ngoài nấm.
Ứng dụng của nấm đối kháng Trichoderma
Lương thực và ngành dệt
Trichoderma là những nhà máy sản xuất nhiều enzyme ngoại bào rất có hiệu quả. Chúng được thương mại hóa trong việc sản xuất các cellulase và các enzyme khác phân hủy các polysaccharide phức tạp. Nhờ vậy chúng thường được sử dụng trong thực phẩm và ngành dệt cho các mục đích tương tự.
Chất kiểm soát sinh học
Hiện nay loài nấm này đã được sử dụng một cách hợp pháp cũng như không được đăng ký trong việc kiểm soát bệnh trên thực vật. Các chế phẩm nấm Trichoderma được sản xuất và sử dụng như là chất kiểm soát sinh học một cách có hiệu quả. Hình thức sử dụng dưới dạng chế phẩm riêng biệt hoặc được phối trộn vào phân hữu cơ để bón cho cây trồng vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây vừa tăng khả năng kháng bệnh của cây.
Kích thích sự tăng trưởng của cây trồng
Những lợi ích mà những loài nấm này mang lại đã được biết đến từ nhiều năm qua bao gồm việc kích thích sự tăng trưởng và phát triển của thực vật do việc kích thích sự hình thành nhiều hơn và phát triển mạnh hơn của bộ rễ so với thông thường. Những cơ chế giải thích cho các hiện tượng này chỉ mới được hiểu rõ ràng hơn trong thời gian gần đây. Hiện nay, một giống nấm Trichoderma đã được phát hiện là chúng có khả năng gia tăng số lượng rễ mọc sâu (sâu hơn 1 m dưới mặt đất). Những rễ sâu này giúp các loài cây như bắp hay cây cảnh có khả năng chịu được hạn hán.
Một khả năng có lẽ đáng chú ý nhất là những cây bắp có sự hiện diện của nấm Trichoderma dòng T22 ở rễ có nhu cầu về đạm thấp hơn đến 40% so với những cây không có sự hiện diện của loài nấm này ở rễ.
Nguồn gen để sử dụng trong chuyển gen
Nhiều vi sinh vật kiểm soát sinh học đều có chứa một số lượng lớn gen mã hoá các sản phẩm có hoạt tính cần thiết sử dụng trong kiểm soát sinh học. Nhiều gen có nguồn gốc từ Trichoderma đã được tạo dòng và có tiềm năng ứng dụng rất lớn trong chuyển gen để tạo ra cây có khả năng kháng được nhiều bệnh. Chưa có gen nào được thương mại hóa, tuy nhiên có một số gen hiện đang được nghiên cứu và phát triển.
Khả năng ứng dụng ở Việt Nam
Các kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Cần thơ, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, Công ty thuốc sát trùng Việt Nam, Viện Sinh học Nhiệt đới đã cho thấy hiệu quả rất rõ ràng của nấm Trichoderma trên một số cây trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu long và Đông nam Bộ. Các nghiên cứu cho thấy nấm Trichoderma có khả năng tiêu diệt nấm Furasium solani (gây bệnh thối rễ trên cam quýt, bệnh vàng lá chết chậm trên tiêu) hay một số loại nấm gây bệnh khác như Sclerotium rolfsii, Fusarium oxysporum, Rhizoctonia solani. Công dụng thứ hai của nấm Trichoderma là khả năng phân huỷ cellulose, phân giải lân chậm tan. Lợi dụng đặc tính này người ta đã trộn Trichoderma vào quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh để thúc đẩy quá trình phân huỷ hữu cơ được nhanh chóng. Các sản phẩm phân hữu cơ sinh học có ứng dụng kết quả nghiên cứu mới này hiện có trên thị trường như loại phân Cugasa của Công ty Anh Việt (TP. Hồ Chí Minh) phân VK của Công ty Viễn Khang (Đồng Nai) đã được nông dân các vùng trồng cây ăn trái, cây tiêu, cây điều và cây rau hoan nghênh và ứng dụng hiệu quả.

TS. Dương Hoa Xô - TT CNSH Tp. Hồ Chí Minh
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Đây là bài của Laomai/DLR sưu tập. Xin ghi lại cho các bạn tham khảo , có thể là bài do người khác viết lại (?):
Tìm hiểu hiện tượng lặt lá và nở hoa mai

Khi muốn hoa mai nở đúng ngày Tết thì các nghệ nhân khuyên rằng: Lặt lá bắt đầu từ mồng 8 tới 23 tháng Chạp tùy theo kích thước nhỏ hay lớn. Và nếu năm nhuận thì phải lặt hai lần lá, một là vào nửa năm, hai là vào tháng Chạp. Như vậy phải có liên hệ nào giữa lá và nở hoa nên phải bỏ lá tùy theo kích thước nụ.
Nhân tiện bàn về liên hệ giữa lá và hoa mai, tôi xin phép chia các vấn đề khoa học làm hai khía cạnh gọi là ứng dụng kỹ thuật của vấn đề và cơ bản khoa học của vấn đề.

Các nghệ nhân dựa vào kinh nghiệm mà dạy lúc nào phải lặt lá, đó là khoa học ứng dụng. Chúng ta thử tìm hiểu vấn đề khoa học cơ bản sau đây:
Nụ hoa mai đã bắt đầu đậu và thấy được vào tháng 8, nó lớn dần và sau đó bung lá lụa rồi nở. Nhưng kích thước lúc nở không đều, tại sao? Ta hãy tìm hiểu ngay khi có phát hoa. Nụ đã xuất hiện tháng 8, nhưng các phát hoa thành lập liên tục trong chồi ngọn hoặc chồi nách từ một vùng của bó libe mộc. Khi cắt dọc chồi ngọn thấy các phát thể lá đài, lá cánh (lá lụa), nhụy và nhị đã hiện rõ. Thời điểm giải phẫu lá tháng 11 (tháng 10 âm lịch), tức khoảng 2 tháng trước khi thấy nụ lú ra, từ thời điểm đó các phát hoa sẽ lớn dần theo hướng thượng tạo một nụ tròn bao bởi những lá lụa và chờ nơi đó. Như vậy trong giai đoạn từ khi tượng hoa cho đến khi thành nụ, các thành phần hoa chỉ tăng trưởng tức là phải huy động năng lượng do hô hấp, huy động các chất biến dưỡng từ nguồn lá nơi có quang hợp và từ rễ nơi có nước và chất khoáng để tổng hợp các protein cần thiết tạo hình cho các lá cánh, lá đài vv. và các enzym xúc tác các phản ứng biến dưỡng tạo màu vàng cho hoa, màu xanh lợt cho lá lụa, v.v.

Sau khi nụ lớn tối đa rồi thì các thành phần của nó sẽ làm bung lá lụa ra bằng không chúng bị giam cầm trong bọc cứng, sẽ héo và rụng.
Hiện tượng nở hoa là do sự tăng trưởng không đều của 2 bề mặt lá lụa. Biểu bì ngoài thấm nước, làm mềm tế bào và nước thấm vào phụ với áp suất của tế bào, mặt trong lớn hơn mặt ngoài lá lụa, lá phải bung ra dưới áp lực nội tại. Vì vậy các nghệ nhân khuyên phải phun nước thật nhiều, nếu cần phun nước ấm 40oC để làm mềm mặt ngoài mà không giết tế bào. Các lá lụa đã ép dính vào nhau nên cần nước nóng làm tan chất giữ chúng lại. Vì vậy có nghệ nhân khuyên giữ nụ đến Tết bằng cách phết lên nụ một lớp mỏng lòng trắng trứng gà và tưới nước lôi trứng gà đi cận ngày mồng Một.

Các phát hoa tuần tự xuất hiện cho đến Tết nếu ta bón phân, tưới nước đầy đủ giúp chúng tăng kích thước cho nên ta có nụ nhỏ hoặc lớn tùy điều kiện nuôi trồng, giống như ta nuôi một con vật còn trong bụng mẹ đến ngày sanh ra. Đó là một chương trình tạo nụ và nở hoa không hoàn nghịch. Nó phải tuần tự xảy ra do gen của giống quyết định. Ta chỉ có thể thúc hoặc hãm lại mà thôi. Chương trình đó, dựa theo các phẫu thức cắt trong phòng thí nghiệm và thời gian nụ xuất hiện và nở có thể tóm tắt: tượng (tược) hoa 10 tháng trước khi nụ xuất hiện vào tháng 8 năm sau và hoa nở.

Trong thiên nhiên, hoa nở mùa xuân khi trời hơi lạnh và ngày ngắn làm lá rụng, vì vậy người bán hoa đốn từ trên rừng, chọn những cành có nhiều nụ lớn, bó trong lá dừa giữ ẩm và đem về thành phố. Vài hôm trước khi Tết, người mua mai về cắm ngay vào lọ, phun nước thường xuyên lên nụ hối chúng nở đúng ngày. Trên rừng sự thay đổi thời tiết đã làm cho lá rụng nếu đúng ngày thì nụ nở đúng Tết.
Theo kinh nghiệm nghệ nhân, phải lặt hết lá sớm hay muộn tùy theo kích thước của nụ. Nếu nụ nhỏ phải lặt lá mùng 8, nếu nụ to phải lặt lá 23 tháng Chạp. Vậy lá có liên hệ gì đến sự nở hoa. Như đã nói trên, sau khi phát hoa đã tượng rồi thì cần được nuôi tới một khối tích nhất định, đến lúc đó cần một yếu tố giúp rụng lá lụa. Yếu tố đó là sức hút nước làm mềm lá lụa và trương nước. Môi trường ẩm và thực phẩm đưa tới nụ, như vậy ta phải hiểu rằng lá già cản yếu tố đó, nên phải lặt bỏ đi và nếu năm nhuần phải lặt hai lần để không có lá già trước Tết vì lúc đó lá rụng và nở hoa trước Tết. Thời điểm lặt lá là thời điểm quyết định sự nở hoa. Yếu tố cản sự trương nước đó, xuất xứ từ lá già 12 tháng tuổi là một chất ức chế, có thể là axít abscisic, thường được tập trung trong lá già và được chuyển qua hoa và ức chế sự thấm nước nên nụ hoa không lớn được.

Mẫu tìm hiểu này đưa ta tới kết luận sau:
1. Dựa vào kinh nghiệm của ông cha ta, nên lặt lá trước Tết
2. Dựa vào hiểu biết khoa học cơ bản mà các nhà khoa học như tôi suy ra vai trò ức chế của lá già. Đây là một suy luận chứ không phải là một thực tế khoa học vì tôi chưa phân tích được bao nhiêu chất ức chế trong lá già khi nụ còn nhỏ và bao nhiêu khi nụ to hơn để giải thích rõ ràng tại sao phải lặt lá ngày mồng 8 hay ngày 23 tháng Chạp. Tôi cũng không biết nụ nhỏ có kích thước bao nhiêu và tương xứng với lá già có bao nhiêu chất ức chế, và nó cản phản ứng nào trong sự thấm nước. Tóm lại trong sự nở hoa mai vào ngày tết ta chỉ nhờ vào một kinh nghiệm mà các nghệ nhân sẵn lòng cho ta hưởng và nhà khoa học suy luận về cơ bản các hiện tượng chứ chưa có đo lường, phân tích bằng thí nghiệm tỉ mỉ trong phòng thí nghiệm.
Như vậy mẫu tìm hiểu này là một công việc sử dụng kinh nghiệm mà không nghiên cứu kỹ lý do. Nếu ta biết rõ liều lượng và tác dụng của axít abscisic thì ta lặt đúng ngày với kích thước nụ bao nhiêu, để mỗi năm ta đều thành công tạo những cây mai nở vàng mà không dựa vào may rủi. Muốn thành công trong ứng dụng thì phải hiểu rõ cơ bản, nêu một giả thuyết rồi mò mẫm thực hiện lại cho đến khi nào lặp lại sự việc trong thiên nhiên và điều khiển sinh vật ta thích (cây mai) theo ý muốn.

Các thăm dò trong phòng thí nghiệm đòi hỏi hàng chục năm trời với sự đam mê như một nhạc sĩ đứng trước cây đàn hay một người đánh bạc trong sòng bạc. Mỗi người đam mê một thứ và sau cùng tìm ra được sự thật khoa học: một công thức nào đem ra áp dụng, chứng tỏ thành công, đem công bố kết quả thành “gói mì ăn liền” mà ai cũng muốn hưởng thụ rẻ tiền.Muốn có mì ăn liền thì thời gian tìm tòi đó đưa đến một bằng phát minh bán được, hoặc được trả bằng một hợp đồng khoa học. Nếu ta chờ người khác đổ mồ hôi nước mắt để cho ta sử dụng thì quả thực là bất công.

Ta thích đối tượng cây mai để làm giàu, người khác nghiên cứu trên đối tượng đậu phộng để kinh doanh. Ta cứ đọc tài liệu của đậu phộng rồi ứng dụng mò mẫm vào cây mai hoặc cây nào ta thích là một việc ta phải động não, vô cùng hợp lý cho đối tượng ta yêu. Bạn đọc nghĩ thế nào?

Theo GS TS Mai Trần Ngoc Tiếng
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Chờ lâu quá ! Đã 3 tháng rồi không có bạn nào cung cấp các bài viết về mai , không lẻ topic nầy lại hẫm hiu như vậy ? Mong các bạn đóng góp bài. Các bạn thấy bài viết nào có thể áp dụng được xin cứ cung cấp để anh em có tài liệu tham khảo. Có lẻ tôi dùng chủ đề " TÀNG KINH CÁC" làm các bạn e ngại chăng? Tàng kinh các chỉ là một cái gác để lưu trở kinh sách của các chùa mà thôi, Rất mong các bạn tham gia để cung cấp tài liệu cho anh em tham khảo!
(Bài viết nầy sẽ xóa sau 7 ngày)
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Đây là bài của Vutrung (Airblade2008) đăng bên Dalatrose
GIỚI THIỆU CHẾ PHẨM BIONET-PS
SIÊU HẤP THỤ NƯỚC VÀ CHẤT DINH DƯỠNG
ỨNG DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP
Trong những năm gần đây, việc sử dụng Polyme có khả năng trương nở đặc biệt cho nông nghiệp đã tăng lên rất nhiều. Các kết quả nghiên cứu và sử dụng đã khẳng định Polyme siêu hấp thụ nước đã đem lại nhiều lợi ích khi sử dụng ví dụ như làm giảm tỷ lệ chết của thực vật gần 95% do thiếu nước, giảm sự chăm sóc thực vật đến 50% và vụ mùa sau sẽ thu hoạch trước thời hạn 15-20%. Sản phẩm có khả năng giữ nước và cải tạo đất giúp cây trồng phát triển tốt, năng suất tăng lên đáng kể, việc chuẩn bị mùa màng thuận lợi và sự lãng phí nước giảm rõ rệt.

TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA BIONET-PS
BIONET-PS là sản phẩm của quá trình trùng hợp ghép giữa axit acrylic và tinh bột biến tính, nó có khả năng đặc biệt trong việc hấp thụ nước. Khả năng hấp thụ và tính chất của BIONET-PS thể hiện như sau:
- Đặc điểm bên ngoài: màu trắng ngà.
- Khả năng hấp thụ trong nước cất: 350 g/g.
- Khả năng lưu giữ trong đất là 10 - 12 tháng.
Một số lĩnh vực sử dụng trong nông nghiệp:
- Giữ ẩm và cải tạo đất.
- Sử dụng như chất phụ gia trong việc trồng cây trong chậu.
- Chuyển chổ cây trồng.
- Cần chuyển cây trồng đi xa.
- Sử dụng như một lớp giữ ẩm và làm ẩm cho đất.
- Sử dụng cho sản phẩm theo mùa vụ.
1. Cải thiện đất trồng
Đối với đất chứa sét nặng, sự phát triển của cây trồng có thể bị hạn chế bởi thiếu Oxy, thừa CO, hoặc nhiều nước, trái lại đất có cấu trúc nhẹ cho phép lưu thông tốt, đầy đủ và duy trì mực nước thích hợp.
Đối với đất nặng, các hạt BIONET-PS sẽ làm phồng lên làm gẫy một phần cấu trúc đất, điều đó cho phép tăng quá trình lưu thông và thoát nước.
Đối với đất cát, BIONET-PS cho khả năng giữ nước của đất tăng nhưng BIONET-PS cũng có thể phồng lên cực đại cho phép thoát nước một cách nhanh chóng. Sự có mặt của BIONET-PS còn giúp cho đất cát kết đóng lại với nhau, nhưng không tạo sự ứ đọng nước dẫn tới cây trồng sẽ chết. Tóm lại đối với 2 loại đất trên BIONET-PS cải thiện sự thoát nước, lưu thông và giữ nước hợp lý tất cả điều này có ích lợi cho việc trồng cây.
Đối với các loại đất bạc màu, ít chất bùn, chất dinh dưỡng và khả năng giữ ẩm kém như các loại đất của bãi thải khai khoáng. Khi bón chất BIONET-PS sẽ giúp đất tăng độ phì, lưu giữ phân bón và giữ nước, tăng số vi sinh vật sống, cải thiện tính chất của đất giúp cây trồng sống và phát triển trong điều kiện khắc nghiệt.
2. Sử dụng như là chất phụ gia trong việc trồng cây trong chậu
Để chuẩn bị tốt đất cho việc trồng cây trong chậu, cần phải quan tâm tới 2 vấn đề chủ yếu:
Thứ nhất: dung tích đất nhỏ hơn và không sâu bằng đất hở. Điều này dẫn đến nguồn dự trữ nước và chất dinh dưỡng dùng cho cây bị giảm. Để đền bù cho việc thất thoát thông qua tưới nước thường xuyên còn cần cung cấp một lượng phân bón và nước nhằm đạt hiệu quả tăng trưởng tối ưu nhất.
Thứ hai: trong vùng đất hở, các rể cây có thể phát triển tự do theo hướng của nguồn nước. Trong khi đó cây trồng trong chậu không có quyền lựa chọn như vậy, rể có thể mọc xung quanh trong chậu, làm giảm toàn bộ sự thông thoáng và thoát nước
Việc sử dụng BIONET-PS có thể giải quyết được các vấn đề trên thực hiện bằng cách trộn 1kg chất Polyme trương nở đặc biệt với 1m3 đất sau đó đưa vào chậu.
3. Sử dụng như một lớp giữ ẩm và làm ẩm cho đất
BIONET-PS có thể dùng như là lớp giữ ẩm xung quanh cây và khóm cây, như vậy nó làm giảm sự mất hơi nước bề mặt và cải thiện khả năng sử dụng nước đối với hệ thống rể cây nông. Kỷ thuật này làm giảm sự bay hơi nước tới 90% và thích hợp với tất cả các loại cây và khóm cây có hệ thống rể nông. Lấy một lớp đất xung quanh gốc cây và rải BIONET-PS ngậm nước vào vùng đó. Sử dụng một lớp gel cứng được mô tả ở trên (50 gam BIONET-PS cho 16 lít nước), đậy lớp gel bằng một lớp đất. Lớp đất này sẽ bảo vệ BIONET-PS khỏi bị tàn phá bởi ánh sáng mặt trời nếu sử dụng phân bón nó được đặt dưới lớp gel. BIONET-PS còn được sử dụng làm ẩm đất ở nơi gieo hạt cho nảy mầm sớm, giảm sự tưới nước và chăm sóc cho mầm cây, đặc biệt BIONET-PS là kho dự trữ nước cho cây ở vùng mà sự thiếu nước xảy ra thường xuyên.
4. Vận chuyển cây trồng đi xa
Cùng với thị trường hiện đại, việc vận chuyển cây đến một nơi rất xa trở nên thông dụng, suốt quá trình vận chuyển dài, chắc chắn sẽ nảy sinh vấn đề cung cấp đầy đủ nước cho cây trồng. BIONET-PS có thể dự trữ nước đến khoảng 1 tháng mà không bị đổ hoặc tàn. Điều này đạt được khi cho 2.5 cm3 BIONET-PS ngậm nước, nó tương đối cứng ( ví dụ: cho 50gam BIONET-PS vào 16 lít nước), trong một hộp cứng chứa nước. Chuyển cây từ chậu và đặt chùm rể tiếp xúc với gel, để ổn định hơn người ta buộc xung quanh chùm rể một lớp các tông hay vật liệu xốp. Điều đó thuận lợi trong di chuyển và tách cây sâu. Các rể cây còn có thể vận chuyên trong vòng 14 ngày nếu rể đặt trong gel.
5. Sử dụng trong quá trình tưới nước
BIONET-PS có thể dùng để giảm lượng nước trong hệ thống tưới tiêu, ở đó nước bị mất do khả năng duy trì độ ẩm của đất kém hay tỷ lệ bay hơi nước cao, thành phần BIONET-PS cho đất loại này là 40kg/ha, do BIONET-PS đặt cùng hệ thống dẫn nước nên khi tưới ra ruộng chất sẽ phân bố đồng đều và đem lại hiệu quả giữ nước tốt cho cây.
6. Chuyển chỗ cây trồng
Cây hoặc khóm cây thường được chuyển chỗ trồng cây cùng với cấu trúc rể khô, mà yêu cầu cần tưới nước để tăng trưởng cho hệ thống rể cây được lập lại. Tỷ lệ sử dụng BIONET-PS bình thường cho việc trồng chuyển là 1.5kg/m3.
Việc sử dụng có thể tiến hành như sau: đưa một lượng BIONET-PS tính trước vào đáy lỗ đó để BIONET-PS ngậm nước. Đặt cây vào đó và lấp đất như bình thường. Tưới đủ nước cho đầy các lỗ hổng của đất và BIONET-PS ngậm đầy nước. Điều quan trọng cần lưu ý BIONET-PS sẽ phồng lên khi ngậm nước lúc đó cây có thể bị bật ra khỏi mặt đất nếu như dùng qua nhiều BIONET-PS.
BIONET-PS thích hợp với tất cả các loại cây và khóm cây kết quả đã đạt được rất khả quan khi trồng cam, quýt, cây hoa quả nhiệt đới, cà phê, tiêu….
7. Sử dụng phân bón
BIONET-PS trộn với phân đậm đặc, có thể sử dụng nó để phân phát từ từ cho quá trình nuôi cây. Các chất dinh dưỡng được thu hút bởi BIONET-PS hydrat hóa sẽ nhã dần cho cây trồng. Trong quá trình mưa nhiều chất dinh dưỡng cho cây được giữ lại trong Polyme và không bị thất thoát. Như vậy lượng phân bón bị mất đi ít hơn, tiết kiệm cả về môi trường và giá thành sản phẩm
BIONET-PS có tác dụng điều hòa độ ẩm trong đất và giúp cây trồng hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất, hạn chế rửa trôi phân bón mỗi khi trời mưa quá lớn.
trang chủ: http://www.bionet.vn/sanpham/bionetps.html
 

dovanlo

Thành viên Danh Dự
Bữa giờ phân vân quá ( Bởi vì Topic này hạn chế trao đổi ) . May có bạn Lô và 3b nhỏ có ý kiến , tôi cũng xin đóng góp ké.
Theo tôi nghĩ , Tàng kinh các là nơi lưu trữ , mà không phải chỉ lưu trữ đơn thuần là trồng và chăm sóc . Có rất nhiều đề tài đáng được lưu trữ về cây Mai . Ví dụ : Những cây Mai quí hiếm ? Hình dáng chúng ra sao ? Bông nở như thế nào ? Rồi những cây Mai có tính chất từng vùng vd : Mai xứ Huế , Mai Bình định , mai miền tây ... Cũng giống như chúng ta nói đến đặc sản từng vùng vậy .
Bài viết cũng như hình ảnh hiện nay trên diễn đàn thì rất nhiều , nhưng thiếu bàn tay của nhạc trưởng để tập hợp sắp xếp, kiểm định ... chúng lại cho có hệ thống , vì vậy , mỗi khi anh em cần thì tìm cũng lâu và tìm được rồi cũng băn khoăn không biết tư liệu này có đúng không ? Nếu như chúng được tập hợp ở Tàng kinh các thì quá tuyệt . Làm được điều này , tâm huyết không chưa đủ mà đòi hỏi phải có bản lĩnh , phải có nhiều kinh nghiệm như Bác Minh , Bác Bình Minh , anh Bình , bạn Lô ... chung tay góp sức thì mới thành tựu được ...
Ý đồ của tôi lập ra topic nầy cũng giống như ý kiến của bạn tienlong vậy, tôi muốn có nơi để anh em tham khảo nhanh những vấn đề liên hệ đến cây mai rãi rác trong cả diễn đàn nầy có nhiều bài rất đáng đưa vào tàng kinh các như các bài nói về vai tròn phân bón của đàn chủ hay các bài nói về chất trồng...tại sao chúng ta khi thấy có những bài liên hệ với cây mai lại không copy vào topic nầy (xin ghi rõ xuất xứ và tác giả), tôi đã sử dụng phần trả lời số 2 để làm mục lục cho anh em dễ tham khảo. Các bạn cũng có thể có ý kiến trực tiếp vào topic nầy nhưng theo ý kiến của Smod Văn thì để dễ dành tra cứu các tài liệu thì các ý kiến đó sẽ bị xóa trong vòng 7 ngày. Rất mong các bạn đóng góp.
Vâng em hiểu rồi anh Minh ạ! Vậy để em với Quí rảnh rảnh ngồi lục lại những bài hay trong box hoa mai dẩn line về 1 bài đặt tên là "những bài viết có giá trị trong box hoa mai" anh nhé, giông như bài này của culanluasg
http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=26306
 

tienlong

Thành viên
Cảm ơn Bác Minh và các anh em đã đồng tình với ý kiến của tienlong . Sự thật anh em có tâm huyết thì rất nhiều , copy những bài viết đưa vào Tàng kinh các cũng không khó . Nhưng cái khó của anh em cũng như của tienlong là không đủ trình độ để thẩm định những bài viết đó ( mà có khi bài viết đó lại còn dựa theo một bài viết khác mà thành ) . Hay là Bác Minh tập hợp những anh em có nhiều kinh nghiệm lại , giống như là một ban kiểm định vậy , những bài viết nào của anh Bình , bạn Lô ... dựa trên kinh nghiệm bản thân viết ra thì đăng luôn , còn những bài trích dẫn hoặc copy lại thì thông qua ban kiểm định nhất trí thì hãy đăng . Tàng kinh các là nơi lưu trữ những bài có giá trị và đúng , chứ không nhất thiết chạy theo số lượng . Vài lời góp ý có sai mong các bạn bỏ qua .
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Tàng kinh các đang bị ế, xin phép bác Lô lưu lại bài nầy để anh em tham khảo. Cám ơn nhiều
Bệnh nấm hồng hại cây ăn quả
Bệnh nấm hồng (còn gọi là mốc hồng- pink disease) là một bệnh phổ biến trên cây thân gỗ ở các vùng nhiệt đới ẩm trên thế giới. Bệnh rất phổ biến trên cây ăn quả đặc biệt trên khu vực rìa phía nam của Tây Nguyên. Những vùng có lượng mưa cao trên 250 mm/tháng, có thời tiết nóng ẩm dài ngày trong mùa mưa, là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Vùng Tân Phú, Định Quán của Đồng Nai, Ma Đ’hoai, Đam B’ri, Cát Tiên của Lâm Đồng, phía Bắc tỉnh Bình Dương, Bình Phước… là những nơi bệnh phát triển phổ biến và gây thiệt hại đáng kể. Các cây ăn quả thân gỗ như cây xoài (Mangifera indica), sầu riêng (Durio zibethinus), cây mít (Artocarpus heterophyllus), nhãn (Dinocarpus longan), chôm chôm (Nephelium lappaceum), mãng cầu ta (Annona squamosa), mãng cầu xiêm (Annona muricata), cây có múi (citrus), cây bơ (Persea americana), cây măng cụt (Garcinea mangostana) …là những cây bị gây hại phổ biến. Bệnh nấm hồng còn là địch hại nguy hiểm trên một số cây công nghiệp như cây cao su (Hevea brasilliensis), cà phê (Coffea spp.), cây tiêu (Piper nigrum), cây điều (Anarcardium occidentale), cây ca cao (Theobroma cacao)..vv..
>
Ký sinh và điều kiện phát sinh phát triển
Bệnh nấm hồng gây ra do một loài nấm ký sinh có tên khoa học là Corticium salmonicola Berk. & Broome. [Synonyms: Erythricium salmonicolor (Berk. & Broome) Burdsall; Phanerochaete salminicolor (Berk. & Broome)]. Nấm phát triển tốt trong điều kiện nóng ẩm. Điều kiện khí hậu thời tiết ở Nam bộ trong mùa mưa khá thích hợp cho bệnh phát sinh phát triển (trừ một số nơi có độ cao trời mát)

Bệnh tấn công chủ yếu trên vỏ của thân và cành của cây trưởng thành. Vết bệnh thường xảy ra ở vị trí phân cành hoặc các cành mọc ngang. Triệu chứng ban đầu là dạng chỉ màu trắng của khuẩn ty phát triển trên bề mặt của vỏ cây. Trong điều kiện nóng ẩm, vết bệnh lây lan nhanh chóng tạo thành một lớp khuẩn ty bao phủ quanh thân cành. Khuẩn ty ngày càng dày đặc như lớp phấn phủ có màu trắng phấn, về sau chuyển màu hồng phấn. Ở giai đoạn cuối chuyển màu xám trắng. Đồng thời trong quá trình lan rộng của vết bệnh, nấm ký sinh xâm nhập vào bên dưới phá hại mạch dẫn và tượng tầng làm làm chết vỏ cây; nước và chất dinh dưởng không được vận chuyển lên trên làm cho phần cành phía trên vết bệnh khô và chết sau đó. Phần vỏ nơi bị bệnh thường bị nứt và chảy nhựa.

Quản lý bệnh nấm hồng
Vườn cây ăn quả trồng gần các lô cao su thường dễ bị lây lan bệnh từ các vườn cao su. Những nơi nằm sâu dưới các thung lũng hoặc dọc theo các con suối sâu nơi có ẩm độ cao nhiều giờ trong ngày, thiếu ánh nắng trực tiếp và độ thông thoáng thấp nguy cơ bị bệnh gây hại nghiêm trọng rất cao.

Mặc dù nấm bệnh tấn công hầu hết các giống cây ăn quả thân gỗ. Tuy nhiên, cũng có những giống rất mẫn cảm với bệnh làm cho bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Hạn chế sử dụng những giống mẫn cảm mạnh với bệnh ở những khu vực nguy cơ bệnh cao. Ở Malaysia, hầu như tất cả các giống xoài được thử nghiệm điều nhiễm bệnh nấm hồng. Tất cả những giống sầu riêng (Durio zibethinus) được trồng phổ biến ở miền Đông Nam bộ đều bị nhiễm bệnh nấm hồng trong điều kiện ngoài đồng. Các cây thuộc nhóm cây có múi như cây bưởi (Citrus maxima), quýt Đường (Citrus reticulata), chanh (Citrus aurantifolia), cam Sành (Citrus nobilis), quýt Tiều (Citrus reticulata); cây mãng cầu (Annona spp.), cây nhãn (Dinocarpus longan) .v.v. đều bị bệnh ngoài đồng.

-Tạo vườn cây thông thoáng, có gió lưu chuyển không khí và ánh nắng mặt trời xuyên qua bên trong tán sẽ giúp hạn chế được bệnh. Nên trồng cây ở mật độ vừa phải; tránh trồng xen dày đặt, tỉa bớt tán cây chắn gió trong mùa mưa, thoát nước tốt cho vườn cây sau mưa là những biện pháp có lợi cho việc hạn chế bệnh. Nên tiến hành tỉa cánh tạo tán cho tán cây, tạo một khoảng trống hình ống trên đĩnh tán đi vào bên trong cành chính và thân nơi phân nhánh. Đây là kỹ thuật tạo tán hiện đại đã được áp dụng nhiều trên các cây nhãn (Dinocarpus longan), cây bơ (Persea americana), chôm chôm (Nephelium lappaceum), cây xoài (Mangifera indica) v.v…. Cách tạo tán này giúp tán cây thông thoáng, nhận nhiều ánh sáng mặt trời giúp tăng năng suất và giảm bệnh.

-Ngăn ngừa lây lan là cần thiết. Việc phòng trừ cần được tiến hành trên diện rộng hiệu quả mới cao. Những vườn chớm bệnh cần tập trung theo dõi và phòng trị kịp thời để hạn chế lây lan. Tránh mang cây của cây bị bệnh hay từ vườn bị bệnh vào vườn khác (sử dụng cành nhánh làm trụ cho cây tiêu (Piper nigrum), để chống đở cây trong vườn hay vất trong vườn làm củi đun…)

-Thường xuyên theo dõi để phát hiện bệnh sớm, phòng trừ bệnh kịp thời để giảm thiệt hại, nâng cao hiệu quả và giảm chi phí phòng trừ. Vườn cây và các khu vực có lịch sử nhiễm bệnh cần được chú ý theo dõi. Những tháng có mưa nhiều và tập trung (tháng 6-7 và tháng 9-10) cần tập trung theo dõi để phát hiện bệnh. Ở Nam bộ, mưa cũng thường tập trung và kéo dài khi có các áp thấp nhiệt đới và bão là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và ngăn cản việc phòng trừ bằng thuốc hóa học.

-Trong điều kiện bệnh nặng, việc phòng trừ chủû yếu là tỉa bỏ, tiêu huỷ nguồn bệnh và sử dụng thuốc hóa học. Các cành nhánh bị bệnh cần được cắt và đem tiêu hủy, sau đó bôi hoặc phun thuốc trừ nấm. Những phần vỏ chớm bệnh có thể cạo bỏ phần mô bệnh đem tiêu huỷ và bôi thuốc trừ nấm lên vết thương.

-Bôi thuốc: Sau khi cạo bỏ mô bệnh hay cắt tỉa cành bệnh, cần bôi thuốc vào các vết thương. Việc quét thuốc có thể tiến hành để phòng bệnh trên các đoạn phân nhánh, nơi dễ bị bệnh… Duy trì lớp thuốc bảo vệ cho đến khi vết thương lành sẹo hoặc điều kiện thuận lợi cho bệnh đi qua.

-Phun thuốc: Có thể phun phòng khi thời tiết thích hợp cho bệnh phát triển hoặc phun sau khi tiến hành tỉa cành tạo tán, xử lý vết bệnh….

Các loại thuốc có thể sử dụng như dung dịch Bordeaux 1%, oxuyt clorua đồng, Validacin 5L, Bonaza 100DD.v.v... Validacin 5L pha 10-15 mL/bình 8 lít, Bonaza 100DD 5- 12 mL/bình 8 lít. Phun đều lên thân cành. Nên phun vào buổi sáng để tránh các cơn mưa chiều và phun thuốc lúc tán cây khô ráo. Khi thấy bệnh chớm xuất hiện có thể phun 1- 2 lần, tiếp tục theo dõi để quyết định có cần phun tiếp theo.

-Có thể kết hợp giữa bôi thuốc và phun thuốc. Để giảm chi phí có thể phối hợp luân phiên với thuốc gốc đồng. Lưu ý, không nên pha trộn thuốc gốc đồng với thuốc trừ nấm hoặc thuốc trừ sâu khác khi chưa hoặc không rõ về chúng.

Nguồn Nông nghiệp, nông sản, thủy sản Việt Nam >> Kỹ thuật trồng trọt - chăn nuôi ,cây cảnh-cá kiểng
 

xuanvupc

Thành viên
Xin phép ẩn bài vì ý kiến của mình có thể là Market cho một thương hiệu chưa có uy tín!
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Gần 8 tháng nay Tàng Kinh Các bị ế, không có bài nào mới cả. Thú thật với các bác ngay từ mục đích ban đầu nêu lên : Đây chính là nơi tập hợp các tài liệu viết về cây mai để khi nào cần anh em chúng ta có thể tìm được các tài lệu để tham khảo một cách dễ dàng, những tài liệu nầy không đòi hỏi phải là bài viết của Ông Tiến sĩ, Thạc sĩ nào mà chỉ cần những kinh nghiệm thực tiển của những người trồng mai, có thể đúng, có thể chủ quan nhưng mỗi người đọc đều có thể rút ra một ý cho riêng mình. Vì vậy rất mong các bác đóng góp bằng những bài viết của mình, bằng những bài mà ta thấy đâu đó có thể áp dụng được. Rất mong các bác đóng góp.
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Xin phép các bạn tôi đưa một số bài viết của mình vào topic nầy để các bạn tham khảo và góp ý/
SINH SẢN VÔ TÍNH
Thế nào là sinh sản vô tính?
Muốn nhân giống một cây ta có thể nhân giống từ hạt , đó là cách nhân giống hữu tính, cách nầy cây con phát triển từ hạt có thể giống cây mẹ và cũng có thể bị lai tạo với cây khác qua quá trình thụ phấn hoặc xuất hiện các đặc tính ẩn của một vài thế hệ trước. Nhờ có đặc tính nầy mà khi trồng mai bằng hạt đôi khi người ta có được những cây có hoa đặc biệt hơn nhưng cũng có thể có những cây có hoa không được như cây mẹ, tuy nhiên những cây trồng từ hạt thì dễ trồng hơn , tuổi thọ cao hơn …Cách nhân giống thứ hai là nhân giống vô tính đó là cách nhân giống như ghép (tháp), chiết, giâm rễ, giâm cành và cả cách cấy mô.. Với cây mai thường dùng phương pháp ghép để nhân giống. Có thể nói việc ghép mai chính là mơ ước của con người từ bao đời nay. Trồng một cây mai nhưng có hoa không đẹp, nhìn thấy một cây khác có hoa đẹp hơn ,người ta có ước muốn làm sao mang hoa đẹp nầy dưa vào cây mai của mình để lúc nào cây mai cũng có những hoa như thế. Cái mơ ước “Di hoa tiếp mộc “ hay “ Hóan cốt đọat thai” đã hình thành nhưng trước đây có mấy ai làm được. Việc ghép cây người ta đã biết từ lâu nhưng ở Việt Nam thì khởi đầu từ năm 1937 khi linh mục Nguyễn Trung Ngôn giáo xứ Phan Thiết giúp cho các Ông 2 Trí, 6 Trị ở Cái Mơn và một số người khác vào học Trường Canh Nông của Pháp để học các phương pháp ghép cây và chủ yếu là ghép bo và ghép đọt nhưng mãi đến những năm 70 do nhu cầu cần nhân giống nhanh một số cây chủ yếu là cây ăn quả nên việc ghép cây được thực hiện nhiều hơn, đến nay thì nó rất phổ biến . Một người trồng cây bình thường nếu để ý đến một số nguyên tắc cơ bản thì cũng có thể ghép được . Trước đây người ta không gọi là ghép hoặc tháp như hiện nay mà dùng từ 'rép” được đọc trại ra từ tiếng Pháp là greffer .
Trong tài liệu nầy tôi chỉ xin được đề cập đến 3 phương pháp chính thường dùng là ghép, chiết và giâm cành mà thôi.trong đo phương pháp ghép được dùng phổ biến để nhân giống vô tính.
I. GHÉP MAI (tháp)
Thế nào là ghép mai và các điều kiện để ghép
Ghép (tháp) mai: là việc mang chồi hoặc mầm của cây mai đẹp ghép lên cây mai bình thường . Ghép mai có thể ghép nhiều cách khác nhau như :Ghép bo (mầm), ghép tược (mắt kim), ghép cắm đọt (ghép chọt), ghép áp, ghép xuyên thân, ghép chẻ (ghép nêm)…
Muốn ghép thành công trong tất cả cách ghép phải lưu ý các điểm sau:
Thân ghép (cây mẹ) phải ở thời kỳ sung sức (có nhiều lá non trên ngọn., khi tách vỏ dễ dàng). Trước khi ghép nên có thời gian chăm sóc bón phân cho cây tốt hơn, (Có thể tưới Urê lõang trước khi ghép trên 10 ngày)
Mắt ghép phải lấy ở những nơi cao, có nhiều ánh sáng, không bị sâu bệnh ( nếu ta lấy chồi ghép đang bị bọ trĩ thì khi chồi phát triển bị bọ trĩ ngay từ khi còn trong bọc nylon cả những lọai nấm bệnh cũng có thể truyền từ cây mẹ sang chồi ghép và ngược lại ) tuổi mắt ghép gần với tuổi cây mẹ thì tốt hơn.
Cây mai phát triển nhanh từ giữa mùa Xuân và mùa Hạ, nếu mắt ghép phát triển trong giai đoạn sau Tết thì thích hợp nhất , vì thế nên ghép mai từ tháng 1 dl đến tháng 6 dl thì tốt nhất, tuy nhiên mai có thể ghép bất kỳ tháng nào cũng được, thường vào giai đoạn sinh sản khi ghép tược mai phát triển hơi chậm hoặc có khi bị ngủ không phát triển.
Cây ghép có độ lớn bằng đầu cây đủa hoặc bằng ngón tay út thì ghép tốt nhất
Ghép trực tiếp lên thân hay nhánh cũng được nhưng vỏ cây già khó tách , khi mắt ghép liền da thì phát triển hơi chậm hơn ghép trên cành còn non.
Phải bao chồi ghép lại để chồi không bị héo trước khi liền da và nhận được dinh dưỡng của cây mẹ nhất là ở mùa nắng nhiều
Tóm lại : Điều kiện cần và đủ để ghép thành công là: Cả cây mẹ và bo ghép không bị bệnh và phát triển tốt - Bo ghép tiếp nhựa được và không bị khô trong thời gian chờ được tiếp nhựa.
1.1/Dung cụ ghép cần:
- Dao cắt : Tùy theo cách ghép phải có dao thích hợp như ghép bo cần dao nhỏ bén như dao mỗ trong y khoa, lưỡi lam…ghép chọt cần dao lón hơn để gọt chồi, 1 dao cứng hơn để tách vỏ cây.
- 2 cây gấp ( 1 để đưa chồi vào vị trí ghép, 1 để banh lớp vỏ ra , nếu bo ghép không còn lá )
- Cuộn dây nylon loại mềm để cột ( có thể dùng băng keo non loại quấn ống nước nhưng hơi đắt hay bất cứ loại dây không thấm nước nào cũng được )
- Kéo cắt cành và lá.
- Bao nhựa nhỏ và một số mãnh nhựa rời để bao chồi ghép sau khi ghép.
Lưu ý : mỗi vùng những người ghép mai có thể dùng các dụng cụ ghép hơi khác nhau

1.2 .Các phương pháp ghép mai:
Trước đây người ta thường ghép bằng bo (mầm ) hoặc mắt kim nhưng hiện nay để ghép được nhanh hơn các nhà vườn thường ghép cắm đọt (còn gọi là ghép chọt)..Công việc ghép gồm có 3 phần chính: Mở miệng ghép – Lấy bo hay chồi ghép – Đưa chồi vào vị trí ghép , cột và bao lại bảo vệ chồi ghép
a/Ghép bo (mầm ) và ghép chồi (mắt kim) Đây là 2 cách ghép hoàn toàn như nhau , khi ghép dùng mắt ghép là bo hoặc chồi
: Chọn vị trí ghép , thuận lợi nhất ghép bên dưới cành (vỏ dày hơn, mắt ghép khi phát triển nằm hơi ngang cũng đẹp .
Mở miệng ghép: có thể mỡ miệng ghép theo nhiều cách khác nhau như : mỡ miệng ghép theo chữ T ( phương pháp người Nhật), chữ I , chữ U hay hình thức gì cũng được không quan trọng lắm nhưng chú ý phần vết cắt để tiếp chồi ghép phải thật sắc Thí dụ mỡ miệng theo chữ T : phải dùng dao lam khứa ngang trên lớp vỏ độ 6 mm (vị trí cao nhất), rồi khứa dọc xuống khoảng 1cm rồi tách 2 lớp vỏ bên ra sát ở vết cắt ngang ( trường hợp chữ I thì cắt ngang 2 vết cách nhau 1 cm, cắt dọc xuống ở giữa và tách 2 bên vỏ ra) Xem hình ….
Chú ý; Kích thước trên chỉ mang tính tham khảo, kích thước thật phụ thuộc hoàn toàn vào cành ghép và chồi ghép
Lấy chồi ghép :Lấy bo ghép bằng cách cắt 2 vết ngang trên và dưới một bo mầm, nên chọn nơi còn lá thì tốt hơn, cắt dọc xuống 2 vết ở hai bên mầm ghép, dùng dao cứng tách lớp mầm ghép ra khỏi vỏ, cắt bớt 2/3 lá, dùng một cây gấp banh 2 lớp vỏ ra , tay cầm chỗ chiếc lá đặt chồi ghép vào vị trí ghép của cây mẹ.(nếu không có lá phải dùng cây gấp khác gấp nhẹ đưa cồi vào vị trí )
Đặt chồi để cây mẹ cung cấp một phần nhựa cho chồi ghép nên đặt thật sát 2 vết cắt ngang của cây mẹ và chồi ghép liền nhau, dùng dây nylon cột từ dưới trước rồi lên trên, cột vừa tay thôi, nếu chặt qua nhựa khó lưu thông còn nhẹ quá lớp vỏ của chồi ghép không tiếp xúc sát với tượng tầng làm chồi khó phát triển ( Các chi tiết nầy không thấy nói tới trong các tài liệu về ghép cây). Trường hợp ghép theo chữ I thì chỉ cần chú ý đến vết bên trên thôi, nếu cả trên và dười cùng tiếp xúc thì tốt hơn.
Dùng plastic bao kín lại (không lảy bỏ lá , chỉ cắt bớt một phần lá ).
Trường hợp chồi ghép là tược nhỏ (hoặc chồi ) cách ghép cũng như trên chỉ khác cách lấy chồi ghép thôi. Chồi ghép có mắt kim và lá, cắt 2 vết trên và dưới như ghép bo, dùng dao lam cắt một lớp mỏng (cả vỏ có thể mắt ghép còn một ít gỗ của chồi) tương tự như ghép bo mầm nhưng thời gian chờ cho liền da thì phải hơn 20 ngày mới mở bao và khi cắt ngọn cây mẹ xong nên dùng bao plasic nhỏ bọc lại cả chồi ghép thêm khoảng 10 ngày nữa chờ cho chồi có hiện tượng bung lá thì mở ra luôn. Cách ghép bằng mắt kim dễ thấy kết quả hơn và khi chồi phát triển thì nó phát triển nhanh hơn ghép bo (ghép bo có khi chồi ghép còn xanh, không những không bung tược non được, một thời gian thì chết luôn)
Ưu khuyết điểm của ghép bo và ghép chồi: Ghép cần phải tỉ mỉ, đặt chồi ghép vào vị trí chính xác thì kết quả mới cao, tuy nhiên cách ghép nầy chồi ghép khi phát triển thì rất tự nhiên như chồi thật của cây
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
b/Ghép cắm đọt:
Ghép cắm đọt hay còn gọi là cách ghép chọt , ghép cắt rất đơn giản và thực hiện nhanh. Đây là cách các nhà vườn thực hiện nhiều nhất. Khi chồi ghép tiếp nhựa được thì nó phát triển nhanh
Mở miệng ghép
:Dùng dao thật bén vạt xéo khoảng 20 độ theo hướng đứng của cây sâu khoảng từ 5 mm đến 8 mm, tách nhẹ vết vạt rộng ra. .
Nếu là cành ghép được cưa ngang thì có thể dung dao rạch 2 đưiờng song song cách nhau vài ba milimet ( tùy chồi đưa vào lớn hay nhỏ) từ trên xuống độ 2 cm rồi tách vỏ phần đó ra
Có thể dung tuột-nơ-vít được mài bén hoặc cái đựt nhỏ đâm xéo vào vỏ đến lớp mộc, sâu xuống độ 1,5 cm đến 2 cm để làm miệng ghép
Chồi ghép Chồi ghép là ngọn của một nhánh mai nhỏ (ở thời kỳ ổn định, nếu có nhiều lá non phải bỏ đoạn đó đi), độ dài khoảng 3cm hoặc 4 cm, phía dưới dùng dao thật bén gọt xéo(theo hướng tự nhiên) 2 bên tương ứng với vết vạt của cây mẹ,
Đặt chồi vào vết vạt của cây mẹ , chú ý các phần da vạt phải tiếp xúc nhau, dùng dây nylon cột kín phần tiếp xuc của cây mẹ và chồi ghép lại (cột vừa tay), dùng bao nhựa bọc kín cả chồi ghép lại và cột kỹ bên ngoài để chồi ghép không bị thoát hơi nước , tốt nhất từ 25 đến 30 ngày mở bọc ra nếu thấy chồi tươi và vỏ liền nhau thì cắt bỏ đi phần ngọn của chồi mẹ ( nếu có ) và chăm sóc cho mai lớn.(Yên tâm hơn là sau khi cắt ngọn dùng một bao plastic nhỏ trùm và cột kín phần chồi ghép lại , khi thấy lá bắt đầu phát triển thì mở bao ra luôn
Ưu khuyết điểm cách ghép cắm đọt Thời gian chờ chồi ghép hơi lâu , nên ghép chồi càng thấp càng tốt và không nên ghép cắm đọt chung với các cách ghép khác chồi dễ bị hư hoặc phát triển chậm .
c/Ghép áp:
Đây là cách ghép đạt tỉ lệ 100% nhưng thời gian chờ lâu hay mau tuỳ thuộc nhiều vào sự sung sức của cây mẹ và cây làm chồi ghép.
Mở miệng ghép: Phương pháp ghép rất đơn giản chỉ cần đục lớp vỏ của cây mẹ tương ứng với độ lớn của nhánh ghép
Chồi ghép: là nguyên một cây mai nhỏ hơn, xác định vị trí tiếp xuc của cây mẹ và cây con ta cắt một phần nhánh ghép theo chiều dọc tương ứng với vết cắt của cây mẹ,
Đặt nhánh ghép vào phần vỏ bị đục của cây mẹ sao cho 2 lớp vỏ cây mẹ và nhánh ghép tiếp xúc nhau (cành nhiều càng tốt) dùng dây nylon cột dính cả hai lại , chờ từ 2 tháng trở lên khi hé ra thấy 2 lớp vỏ của 2 cây liền nhau thì cắt ngọn cây mẹ cắt góc cây con ta được một cây mai ghép, nếu ghép áp để bổ sung chi cho cây thì chỉ cần cắt gốc cây con là đủ. Trong trường hợp nầy muốn nhánh ghép lớn nhanh hơn ta phải cắt một vết ngang ( không lớn hơn ¼ chu vi cây) trên nhánh ghép độ 1 cm để kích thích chồi ghép hoặc có thể không cắt gốc cây con để gốc nuôi phụ cây mẹ
Ưu khuyết điểm cách ghép áp: Có thể ghép bất cứ vị trí nào trên cây để tạo bổ sung chi cho mai, tuy nhiên nhánh ghép nầy nếu không chăm sóc kỹ dễ bị hư, thời gian chờ hơi lâu
d/Ghép xuyên thân:
Miệng ghép :Cũng với mục đich tạo chi cho mai như cách ghép áp , với cây mẹ ta dùng khoan khoan một lỗ xuyên qua thân tại (mũi khoan tương đương cành ghép và tốc độ quay phải thật chậm để tránh cháy lớp mộc)
Chồi ghép : dùng một nhánh mai đẹp làm nhánh ghép, cắt bỏ lá, cành quanh nhánh, luồn cành ghép qua lổ khoan đến lúc vừa chật cứng, cạo bớt một phần vỏ nhánh ghép tại điểm tiếp xúc của nhánh ghép với cây mẹ, ép thêm vào và dùng băng keo quấn thật kín lại và chờ khi thấy da chúng liền nhau thì cắt góc cây có nhánh ghép ta được một cây ghép. Trường hợp không có khoan thì dùng cưa cưa vào thân để tạo một rãnh tương đương với nhánh ghép (hay dùng đục cũng được), nhánh ghép được cạo vỏ 2 bên, nhét nhánh vào rãnh nếu để cho vỏ hay cây tiếp xúc nhau thì khả năng liền da nhanh hơn nhưng nhánh ghép bị lệch một bên không đẹp, , dùng thuốc liền da bôi vài và dùng băng keo màu đên dán kín cả vết cắt, khi da cây mẹ phát tiển bao cả nhánh ghép thí cắt góc của nhánh ghép đi.
Ưu khuyết điểm ghép xuyên thân: như ghép áp tuy nhiến cách ghép nầy chắc chắn hơn không sợ bị hư nhánh ghép khi có va chạm

e/ Ghép chẻ hay ghép nêm :
Trồng mai nhiều năm nhưng tôi chưa thấy ai ghép mai bằng cách nầy cả (đa số dùng để ghép sứ thái), tuy nhiên tôi cũng vẫn trình bày để cho đủ các cách ghép. Trường hợp cây mẹ không lớn hơn cây cho nhánh ghép nhiều tì ta làm như sau: Gốc cây mẹ được chẻ chữ V (hoặc vuốt chữ V ngược), lấy một nhánh ghép làm ngược lại liệu chừng khi lấp vào lớp vỏ trên cùng nó liền nhau, ráp nhánh vào cây mẹ dùng băng keo dán kín vị trí ghép, cột tiếp dây nylon bên ngoài, dùng một bao nhựa bọc cả nhánh ghép lại xuống khỏi vị trí ghép, chờ hơn 30 ngày , nếu thấy nhánh ghép còn tươi thì yên tâm , ta ghép đã thành công.
Trông trường hợp gốc cây mẹ lớn hơn nhiều với nhánh ghép ta làm như sau: Cưa ngang cây mẹ (vị trí tuỳ) chẻ cây mẹ ra làm hai hoặc làn tư sâu xuống khoảng 1,5 cm đến 2 cm, vót nhọn các nhánh ghép nêm vào vết chẻ sao ch da của cây mẹ và các nhánh ghép tiếp xúc nhau , dùng dây cột thật chặc vị trí ghép lại, dùng một bao nhựa trùm kin cả cây và chờ tương tự như trên
Ưu khuyết điểm cách ghép nêm: Không thành công cao (trừ ghép sứ Thái), dưỡng cây hơi lâu mới được cây đẹp



. Cách chăm sóc mai ghép như thế nào ?:
Tược ghép dù có phát triển tốt nhưng vẫn chưa cố định vào thân (ít nhất 6 tháng) nếu chồi ghép có đủ dinh dưỡng phát triển mạnh, chỉ cần một luồn gió hơi mạnh, chỉ cần mưa nặng hạt thì chồi ghép có thể tách ra khỏi thân cây mẹ. Vì thế sau khi tược ghép dài 1 dm trở lên ta có thể dùng dây nhôm để quấn quanh tược để cố định tược, nếu cần phải cột thêm dây chằng vào để giữ chặt mối ghép , có thể tranh thủ uốn nhánh được nhưng không cẩn thận có thể làm nhánh rơi ra.
Lúc đầu khi đã cắt ngọn cây mẹ thì phải thường xuyên kiểm tra xem các tược non của cây mẹ có phát triển không, nếu thấy có thì phải lảy ngay , tược cây mẹ phát triển sẽ tranh chất dinh dưỡng của chồi ghép và chồi ghép sẽ không phát triển được, chỉ khi chồi ghép phát triển lớn bằng ngón tay trỏ trở lên thì tược cây mẹ ít khi phát triển nữa
Nếu ghép bo hay mắt kim: Khoảng hơn 2 tuần mở bao ra nếu thấy liền da và chồi ghép còn xanh thì yên tâm chồi ghép đã sống và chuẩn bị phát triển , dùng kéo cắt cành cắt ngang cây bên trên cách chồi ghép từ 2 đến 2,5 cm, tiếp tục dưỡng cây khi thấy bất cứ nơi nào ngoài chồi ghép có tược phát triển thì phải lảy bỏ ngay (Luôn nhớ rằng nhánh mai ghép bao giờ cũng phát triển yếu hơn nhánh mai nguyên thủy)
-Thường phải mất hơn 3 năm thì nhánh ghép mới phát triển hòan chỉnh và cho hoa như nhánh mai nguyên thủy, vì thế nếu đã biết rõ lọai hoa như thế nào rồi thì hai mùa đầu đến Tết thì lặt tất cả nụ trên cây ghép không cho nở để chất dinh dưỡng tập trung nuôi cây
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự

Cắt miệng chữ T

Cắt miệng chữ H nằm ngang

Cắt miệng chữ U ngược.

Cắt bo ghép

Lấp bo ghép .

Cắt đọt ghép.

Lấp đọt ghép vào miệng

Cột giữa bo, chồi trên thân ghép
 
Top