TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

Thai tue

Thành viên tích cực
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

Hiện tôi chỉ nuôi có vài cây Sam núi đang nuôi sẽ cấp nhật các nhận xét một số về chúng theo nhận xét, hình của chúng
Cây 1 cao

Tháng 11/2014

Tháng 7/2015



Tốc độ liền sẹo đã phủ 1/4 diện tich mặt cắt thiện diện cỡ bằng ngòn tay cái (không có cành mồi, nếu có thì tốt hơn, mau liền sẹo hơn)



Đổi lại thành dáng xiên, do nuôi ko dc bộ rễ bằng pp vin cành tạo rễ






Cây 2 lùn lực
Tháng 2/2015

Tháng 7/2015

 
Last edited:

Thai tue

Thành viên tích cực
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

Bàn sâu thêm về vấn đề triệt lá tạo mầm, làm trẻ hóa cây cho các cây lá bản, rụng lá

Có thể nói đây là mấu chốt cho việc tạo tác những cây lá bản rụng lá


Cũng như cây lá bản khác để tạo ra nhiều mầm cho việc chọn chi tạo tác, thì đều bằng cách triệt lá tạo mầm: Lưu ý nên đợi lá già, thật già càng tốt thì mới tiến hành triệt lá bấm đầu ngọn (giống như một bình nước có nhiều lỗ cùng chảy , có lỗ to , nhỏ, … nếu ta bịt lỗ này thì các lỗ khác mới chảy mạnh, bịt lỗ các tò thì đồng nghĩa các lỗ nhỏ chảy càng mạng) mục đích là để các mắt mầm ngủ bung ra:

- Không nên triệt lá khi cây đang ra lá non, hoặc lá chưa già điều này gây ra lãng phí tài nguyên (nhựa luyện) của cây. Lý do: khi lá chưa già đồng nghĩa với việc bộ máy tổng hợp nhựa luyện của cây vẫn đang sung sức đang làm nhựa luyện nhưng chưa tích nhựa đượctối đa, mà chúng ta triệt đi thì sẽ lãng phí những lá đó , tức là tài nguyên chưa được sử dụng triệt để. Đồng nghĩa với việc đó là cây cũng sẽ ra mầm song mầm mọc không nhiều, thậm chí yếu, èo ọt, hoặc đôi khi không đủ sức bung mầm Giống như kiểu phôi thai để non vậy.

- Còn nếu cây đang bắt đầu bung đọt non, nghĩa là trước đó cây đã tích đủ nhựa luyện rôi, tới giai đoạn đang dồn nhựa vào mầm non. Nếu chúng ta vặt lá thì có nghĩa chúng ta vặt lá quá trễ, vì một phần nhựa nugyên đang dồn cho những mầm non đã ngẫu nhiên bị chúng ta vứt bỏ chúng. Vì sự chậm trễ vặt lá này nên cũng lãng phí tài nguyên mà cây cũng khó bung mầm sau lần vặt này, cũng gây yếu cây, số mầm không đều, thậm chí nặng thì cũng dễ gây chết cây.

Vị vậy: Muốn cho cây bung nhiều mầm, chúng ta phải theo dõi quá trình sinh trưởng xem lá cây đã thật sự già chưa, nếu xuất hiện lá vàng càng tốt. Rồi tiến hành vặt là hết, bấm các ngọn cành với mục đích chặn đường ưu thế ngọn cho các lách mầm ngủ tại các lách lá bung đọt. Nếu làm được điều này trong mùa sinh trưởng, thì cây sẽ bung đọt ngay sau vài ngày và mầm sẽ luôn khỏe mạnh, nhiều chi cho bạn tha hồ mà lựa chọn. Viêc triệt lá tạo mầm đúng thời điềm này, còn làm cho cây của bạn nuôi ở trạng thái tươi trẻ, khỏe mạnh (trẻ hóa cây). Còn nếu bạn làm không đúng thậm chí sẽ gây chết cây cũng có khi.

Để chuẩn bị cho việc vặt lá tạo mầm, đòi hỏi chúng ta phải nuôi dưỡng bộ lá trước đo khỏe mạnh, xanh tốt…, có nghĩa chúng ta nên bón phân trước giai đoạn đó. Và sau khi cây bung mầm cũng để hỗ trợ tiệp sự sinh trưởng của mầm, lá cây thì chúng ta cũng nên bón phân cho chúng để hỗ trợ thêm sự sinh trưởng này. Xong mấu chốt như đã nói vẫn là sự tích đủ nhựa nguyên trước cái đã, còn nếu chúng không tích đủ thì có bón thêm cũng chẳng thêm được mầm nào đâu.

Ở một số cây lá bản khi lá cây già vàng lá mà chúng ta không vặt hết để kích mầm đôi khi còn bị bỏ chỉ, thường xảy ra ở Sơn Liễu, Du gì đó (điều này các bác có kinh nghiệm bổ sung vì tôi chưa nuôi được nhiều loài cây). Vì vậy ,chúng ta nên áp dụng triệt để nguyên tắc triệt lá tạo mầm ở cây lá bản để chúng nuôi tươi trẻ, ra nhiều chi cho việc tạo tác, cũng nhằm tránh tình trạng bỏ chi, khô cành.

Để tránh trường hợp lá vàng trong màu cây ngưng sinh trưởng, đồng nghĩa với việc cây dễ bị bỏ chi như đã nói. Vì trong mùa ngưng sinh trưởng đôi khi chúng ta không dám vặt hết lá sợ chúng không bung mầm mới, điều này sẽ đúng với một số loài cây. Thì trước mùa cây ngưng sinh trưởng, chúng ta nên vặt lá lần cuối để cho cây có một bộ lá xum xuê chống trọi trong mùanày (áp dụng với khí hậu Miền nam không có mủa cây rụng lá, còn miền Bắc thì chúng ta cũng nuôi cây sung mãn trước mùa cây rụng lá để cây tích nhựa luyện nhiều vào thân, sau khi qua đông cây sẽ đủ sức bung mầm cho mùa Xuân năm sau)

Nhưng nếu các bác xem nhiều clip trên mạng sẽ thấy người nước ngoài vùng ôn đới họ toàn can thiệp cây trong màu rụng lá, như cắt rễ, thay chậu, tỉa cành, uốn ghép….. Điều này thường được họ áp dụng, như tôi đã nói muốn vậy trước đó các bác phải nuôi cây có bộ lá khỏe mạnh tốt để khi rụng lá, nhựa luyện tích đủ trong các thân, chi, rễ của cây khi đó các bác làm ới ok

- Đối với tôi việc triệt lá tạo mầm thường làm trong mùa sinh trưởng là chính, có khi vài lần trong một mùa, tùy vào độ nhanh già của lá cây. Chẳng hạn như cây Bùm Sụm của tôi từ đầu năm tới giờ vặt lá lần 2 rồi, đang đợi lần 3.... Làm được càng nhiều càng tốt, càng nhanh nhiều chi để mau kín tàn, mập chi cành cành cho mình cắt giật mau rụt rịt









Còn kinh nghiệm về cây Sam Núi đối với miền Nam không có mùa rụng lá thì sao:

- Không nên cắt tỉa rễ Sam Núi , trông phôi Sam núi khi cây trong mùa cây ngưng sinh trưởng, Sam Núi là một cây, đối với vùng miền Nam thường là mùa khô, khí hậu khô hanh độ ẩm thấp, ở Sài Gòn Nó rời vào khoảng dịp gần tết cho đến hết tháng 2 gì đó. (đã có lần chia sẻ)

Tôi đã bị một cây như thế này khi cắt rễ cái cho nó và để quá ít rễ cám, rễ con. Cây cứ èo ọt, nhưng không chết nhé các bác vì sức sống của SN nó rất tốt, chúng chỉ không phát đọt, lá mà thôi, lá cứ chơ ra, thậm chí là úa màu ủ rũ, nhưng toàn cây vẫn tươi. Hiện tượng này của SN cũng rất dễ xảy ra cả trong với mùa sinh trưởng tôi cũng đang có một cây như thế, các cụ thường nói “Cây bị chột” cũng do cắt quá nhiều rễ không đủ cho sự liên tục vận hành của nhựa nguyên nhựa luyện, làm mất cân bằng sinh trưởng. , chũng vẫn tươi, xong ngọn thậm chí khô không thấy bung tí mầm gì…..

- Nếu các bạn bị xảy ra tình trạng này thì sao, chắc cũng như tôi cử để vậy. Rồi sẽ có một ngày nào đó tự nhiên chúng bật mầm sinh trưởng và thế là lại phát triển ầm ầm, như không hề có gì xảy ra. Thời gian ngưng phát triển, chột này có thể kéo rất dài thậm chí là nửa năm cũng có, tùy theo thời kỳ, giai đoạn mà các bạn làm “chột cây”

- Để tránh trường hợp làm chột cây (cây bị mất cây bằng sinh trưởng) các bác cần phải làm dần dấn như Bác Vũ Hững đã hướng dẫn đối với cây chưa có nhiều chóp rễ, còn nhiều rồi (cây thuần chậu mỏng) thì thay chậu, cắt tỉa rễ, cành bình thường như cây họ hay làm mà các bác thấy đầy dãy tên mạng.
 
Last edited:

Thai tue

Thành viên tích cực
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

Mời các bác thư giãn chút, cho bớt căng thẳng khi đọc với các bức tranh biếm họa

1. Các bác khi bứng cây phải tìm hiểu xem nhé, không nhỡ may, gặp phải cây gốc có mùi thể nào cũng thấy một đàn gâu gâu lớn nhỏ chạy theo sau cho mà xem


2. Một triển lãm lớn Abffxxx gì đó đây
- Khách, nước bạn họ mang cây đi máy bay băng rôn cổ vũ



- Rồi xe ô tô, nhìn có vẻ các gương mặt rất là hồ hởi, căng băng rôn, trên xe rồi la hét om xòm. Chen chúc hết cả chỗ, còn kéo theo cả cái rơ moóc đểu đằng nữa để chở thêm người và cây


- Không những dùng cơ giới, có bác nhà không có điều kiện còn tận dụng cả sức kéo trâu, bò, bao nhiêu năm mới có buổi triển lãm hoành tráng thế này.




- Còn đây là không khí chuẩn bị cho buổi triển lãm hoành tráng hiếm có, huy động hết nguồn lực



- Và đây là ban giám khảo, các bác để ý kỹ nhé từng bác giám khảo một họ đều đã có tuổi, có thâm niên dựng hết cả tóc, sệ hết cả da mặt, sồ sề, rồi phải để ý từng cây, chậu...., đố các bác biết cây nào đoạt giải????. Mà phải thực chất không lại om xòm khi nhận xét sau này trên các 4r


Thêm khán giả đang hóng kết quả
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

3. Chăm cây thời công nghệ phát triển, chúng ta cần phải học điều khiển robot thôi không cần đụng tới cây đâu nhé, nó có thể cắt tóc luôn cho ta theo dáng cây.



4. Bonsai khi ở quê của nó



5. Sự gắn kết với chủ nhân




6. Có dùng nó để......


7. Người làm sao của chiêm bao là vậy


8. Bậc thang tiến hoá

 

tuangia1954

Thành viên
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

Cám ơn bác thaitue nhiều, bài viết rất hay, đây đủ mà dể hiểu. Đã giúp. Ho những người mới chơi như tôi nắm được một số khái niêm về đặc điểm sinh lý của một số loài cây, cách để tạo dựng và chăm sóc cho những cây trồng mà mình yêu quí. Để nó ngày một đẹp hơn và đúng thế bonsai hơn. Cam ơn bác , chúc bác nhiều sức khỏe đẻ có nhiều bài viết hay cho diễn đàn.
 

teo_baison

Thành viên mới
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

rất bổ ích cám on a thái tuế đã chia sẽ
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

Tỉa lá tuyết nhung tùng
















 

Thai tue

Thành viên tích cực
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

Loại này đọt ra cứ lấy tay bứt nó sẽ ko bị thâm đen
Nhớ không nên cắt, nó sẽ thâm đen xấu. Khi bung trồi non lúc đó bứt lá dễ nhất vì nó mềm, bứt càng nhiều thì mọc càng nhiều mầm, nên cây dễ dày tán hơn.
Nguyên tắc uốn tán tùng thì cứ xòe đều ra hai bên chi











vài tuần sau, chồi bắt đầu ra
Quá trình uốn, bứt chồ cứ làm thường xuyên, sẽ cho ra được một bộ tán rất dày, khi đó ta có thể tỉa bớt để định hình theo ý thích



Còn cây thứ 2
Đang dùng kỹ thuật cào thân, khía để tạo độ già cho đường thân


Cây này thì chọn thân ban đầu già nên không phải có khâu làm già nữa, tuy rằng nuôi chỉ hơn 1 năm, nhưng đường thân đã thấy già sẵn, cốt to hơn 2 cây kia. Tuy cùng giống là Tuyết Nhung Tùng cả. Tôi dùng chất liệu này làm mini do nó dễ sống dễ tạo tác, lá nhuyễn nhỏ, nên hợp cho tạo tác mini

Do vậy chọn phôi già ban đầu cho vào chậu nhỏ rất quan trọng, vì khi đã cho vào chậu nhỏ khi đó chỉ cần huấn luyện chi sao cho tạo tán cây. Thân rất lâu có cốt lớn như khi trồng ở ngoài

Điển hình như cây SN này tôi mua được cốt già nên chỉ tạo chi là xong
Ban đầu khi mua

Hiện nay như thế này

Khi có lá



 
Last edited:

trần thái1

Thành viên mới
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

Lâu rồi không thấy anh thaitue up bài mới và những cây bonsai mini của anh...những bài viết của anh rất hay
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

Cây cuối năm
Tuyết nhung tùng, càng nuôi thân ngả màu nâu đỏ





Sam núi lùn lực
 
Last edited:

Thai tue

Thành viên tích cực
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

Trà phúc kiến, ít nắng chậm lớn, vẫn chưa xong chi




 

kienan6688

Thành viên mới
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

Tìm kiếm Cộng tác viên kinh doanh Bất động sản.



Công việc không yêu cầu kinh nghiệm, không phụ thuộc thời gian, Hoa hồng cao, đảm bảo thu nhập.

☎ LIÊN HỆ ỨNG TUYỂN: 0868.825.189
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

Vặt lá đón Tết




 

Thai tue

Thành viên tích cực
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

Làm lại ngọn



 
Last edited:

Quỳnh BG

Thành viên mới
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

MAY TẠP DỀ ĐỒNG PHỤC TOÀN QUỐC





Tap De Dep tạp dề có lẽ là một phụ kiện không thể thiếu đối với các người làm bếp hay những người phục vụ.



tạp dề và mũ
 

RatThichBonsai

Thành viên Danh Dự
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

MAY TẠP DỀ ĐỒNG PHỤC TOÀN QUỐC





Tap De Dep tạp dề có lẽ là một phụ kiện không thể thiếu đối với các người làm bếp hay những người phục vụ.



tạp dề và mũ
Lại bị xả rác, BQT nên xem lại vụ này, cứ thế này thì diển đàn sẽ tàn lụi mất.
 

Gì Nhỉ

Thành viên
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

Lại bị xả rác, BQT nên xem lại vụ này, cứ thế này thì diển đàn sẽ tàn lụi mất.
Giờ rác nhiều quá bác ạ, khó vực lại diễn đàn được như xưa, nhưng cháu cũng mong có thể bằng 1/2 của 8 năm trc cũng là mừng lắm rồi.
 
Top