TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

Thai tue

Thành viên tích cực
Sau đây xin được chia sẻ chùm bài viết "Tìm hiểu về Bonsai mini và phương pháp nuôi, tạo tác của tôi"

Chủng loại Bonsai minni thường thấy nhắc nhiều, trên diễn đàn cũng trên mạng internet. Đồng thời, hiện nay các 4r cây cảnh đều có hẳn một chuyên mục về chủng loại này, song vẫn rất ít bài viết về cách nuôi, tạo tác, cũng như nghiên cứu về nó một cách đầy đủ, hoặc tạm đủ để chúng ta khỏi lăn tăn khi thực hiện nuôi và tạo tác, đôi khi vẫn còn có nhiều thành viên vẫn hỏi về cách nuôi, chăm sóc… như thế nào cho các chủng loại này.

Vì vậy, tôi mở ra Topic này chia sẻ trên 4r để cùng tìm hiểu, và thảo luận cũng như chia sẻ, vấn đề nuôi và tạo tác bonsaimini. Bản thân cũng là đã và đang trực tiếp thuần dưỡng loại này, nên mầy mò sưu tầm tài liệu, thông tin cùng một hút kinh nghiệm nhỏ, rút ra từ bản thân để chia sẻ để cho mọi người tham tham khảo có gì thì sai sót, hặc chưa đủ mong ace góp ý để hoàn thiện đồng thời giúp cho các ace khác mới bước vào chơi với chủng loại này có thêm chút kinh nghiệm nhỏ để nuôi, tạo tác.

Phần I. HIỂU THẾ NÀO LÀ BONSAI MIINI?

Bonsai có thể được phân loại ra nhiều nhóm khác nhau theo kích cỡ. Chiều cao cây bonsai được đo từ mặt đất trên chậu tới đỉnh cây được Người Nhật phân loại các cỡ như sau:

Keishi Bonsai (thumb size) – Up to 1 inch (2.5 cm) in height.Cao 2.5cm (siêu siêu mini)
Shito Bonsai (very small) – Up to 3 inch (7.5 cm) in height. (siêu mini)
Mame Bonsai (mini) – Up to 6 inch (15 cm) in height. (mini)
Shohin Bonsai (small) – Up to 8 inch (20 cm) in height. (nhỏ)
Kifu Sho Bonsai (medium) – Up to 16 inch (40.5 cm) in height. (vừa )
Chu Bonsai (medium large) – Up to 24 (61 cm) inch in height. (trung)
Dai Bonsai (large) – Up to 40 (101.5 cm) inch in height (đại )

Vì sự thống kê phân loại Bonsai như trên của người Nhật, nên tôi tạm gọi những cây cao <=20cm (tính từ mặt đất trậu đến đỉnh ngọn cây) trồng trong chậu là “Bonsai mini” từ đây xin được phép dùng từ này cho bài viết.

Hiện nay đất chật, người đông đặc biệt là tại các thành phố lớn, việc chơi bon sai khủng, lớn thường rất khó, hoặc không thích hợp với điều kiện nuôi trồng. Vì vậy, anh em ở thành phố thường tìm đến thú chơi bonsai mini , để giải khát cơn nghiện cho bản thân.
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Phần II. LỰA CHỌN CHỦNG LOẠI CÂY, PHÔI THÍCH HỢP

1. Chọn chủng loại cây phù hợp

Như chúng ta đã biết một cây Bonsai đẹp thì ắt hẳn phải mô tả như một cây cổ thụ thu nhỏ, mà càng giống cổ thụ thì cây càng đẹp, càng đạt yêu cầu mong muốn. Điều này đòi hỏi chúng ta luôn tìm cách làm sao để tạo tác ra một cây bonsai mini mà giống như một cây cổ thụ thu cực nhỏ được nằm trên chậu. Do giống như một cây cổ thụ thu nhỏ, nên đối với bonsai mini, chọn giống loài cây có lá càng nhỏ thì càng phù hợp. Nhưng thực tế chúng ta bắt gặp nhiều khi cây lá nhỏ chưa chắc đã phù hợp hay nói đúng hơn là làm được một cây bonsai mini đẹp. Do vậy chúng ta cần phải xem xét kiểu lá của các chủng loài cây trước khi lựa chọn một phôi làm mini.

Kiểu 1: Phân bố xung quanh đọt

Ví dụ hình ảnh một số loài cây phân bố lá kiểu này:



Kiểu 2: Phân bố tập chung cụm lá tại đầu đọt

Ví dụ hình ảnh một số loài cây phân bố lá kiểu này:



Kiểu 3: Phân bố và hoàn chỉnh theo cụm lá

Ví dụ hình ảnh một số loài cây phân bố lá kiểu này:




Link tham khảo chi tết nghiên cứu cấu trúc lá xin mởi click và xem ở post #4 dưới đây

a) Phân bố lá kiểu 1
b) Phân bố lá kiểu 2
c) Phân bố lá kiểu 3

Kết luận:
- Phân bố lá kiểu 1 là tốt nhất để làm bonsai mini, sau đó đến phân bố kiểu 2. Đặc biệt nếu ta chọn chủng loài phân bố lá kiểu 1, 2 mà lại có lá nhỏ thì càng tuyệt với hơn. Trong thực tế thì thường có các chủng loài lý tưởng để tạo tác bonsai mini như dưới đây:
+ Linh Sam siêu rí: gồm giống Tân Phú, 86, Loại lá rí hạt đậu, lá rí khác
+ Sau núi các loại, nếu được lá rí thì càng tốt
+ Sơn liễu các loại, đặc biệt là loài lá rí lá chỉ nhỏ như hạt gạo tấm (hiện giời chưa thấy có cốt to để chế tác)
+ Sam hương (vì loài này có thể rút lá nhỏ như sơn liễu)
+ Mai chiếu thủy lá nhỏ...
....
Nếu chúng ta làm được một cây có thân cành cổ thụ mà trên đó là những lá nhỏ như vậy thì không còn gì phải bàn.


2. Chọn phôi để làm bonsai mini

- Vì là cây mini do vậy chiều cao thường tối đa không quá 20cm nên đòi hỏi chúng ta phải chọn những phôi nào thích hợp cho chiều cao này.

- Phôi nên cần phải vót theo đúng chiều cao để phù hợp làm cây, nếu đế đẹp, co đẹp.. nữa thì lại càng tốt.

- Chọn chủng loại cây có thân nhỏ nhưng đã thể hiện tính già của cây. Theo tôi hiện giờ thì thấy đẹp nhất có Sơn Liễu thích hợp nhất với làm cây mini do chúng có thân nhỏ mà nhìn rất già, đặc biệt là có giống sơn liễu da nâu đỏ rất thích nghi, ngoài ra thấy có cây Sa Tùng cũng rất thích hợp. Sam Núi cũng là một lựa chọn tốt do thân có thể sùi, mốc trắng. Ngoải ra còn nhiều loại khác như như MCT, Kim Thanh Mai, và một số loài cây khác nữa… cũng có thể chọn được.

- Vỏ cây cũng vậy nên chọn loại cây có vỏ nứt vỏ nhỏ để tương tự phù hợp như vết nứt cây cổ thụ ngoài tự nhiên, thì chúng ta mới có thể mô phỏng tương tự như cây cổ thụ thu nhỏ được.
 

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

Cám ơn bạn Thái Tuế đả chia sẻ rất hay. Được những người chia sẻ như bạn sẽ giúp ace mới và đang chơi bonsai có thêm nhiều niềm vui. Chúc bạn luôn vui, khỏe và chia sẻ
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Phần III. NUÔI TRỒNG VÀ TẠO TÁC

1. Nuôi trồng

a) Bàn về khâu tưới tắm

Cách 1: Chăm sóc như một cây lớn nằm độc lập trên chậu

- Như các bạn thấy, bonsai mini được trồng trong một chậu nhỏ, thậm chí siêu nhỏ chỉ có một chút chất trồng . Vì vậy,điều kiện nuôi trồng của nó chắc chắn sẽ khác với cây trồng trong chậu lớn của bonsai cỡ trung, cỡ lớn

+ Về chế độ tưới: Do chậu rất nhỏ nhưng phải đảm bảo yêu cầu thoát nước (tất cả các cây chỉ có chết khi úng nước mà thôi) . Do vậy nếu ta trồng cây vào chậu nhỏ mà lại muốn chăm sóc bình thường thì ta phải chọn chất trồng nên có tính giữ ẩm cao hơn một chút. Với tôi thì thường chọn cách là cho mụn dừa thêm vào để giữ ẩm (Chất trồng của tôi thì cứ 60% cát + 40 mụn dừa- mục đích cát thì để cho thoát nước và giữ được ẩm tốt là mụn dừa)

+ Vì là chậu mini, siêu mini ni do vậy chế độ tưới cũng phải khác. Cây lớn trồng trong chậu lớn các bạn có thể 2 ngày tưới một lần, 1 tuần một lần, thậm chí là quên tưới dài mà cây vẫn còn có độ ẩm trong đất để sống. Nhưng đố với cây mini và siêu mini thì không thể thế được. Luôn luông phải xem xét xem cây có bị héo rũ lá do thiếu nước hay không để tưới. Nhưng phải nhớ rằng người ta chỉ tưới cây khi trời mát, thường chọn buổi sáng sớm hay chiều mát. Điều này chắc hẳn các bạn sẽ hiểu tại sao. Nếu giữa trưa mà tưới thì e rằng cây rất dễ chết , do chậu thì nhỏ mặt trời nắng gắt khác gì luộc cây của bạn. Chế độ tưới của tôi áp dụng với siêu mini là ngày tưới 2 lần tưới bằng cách phu sương ướt từ trên xuống mỗi cây cần 1 phút gì đó sao cho ngập nước mặt chậu rút hết thì thôi. Bạn nào chưa biết cách tưới thì xin mời tìm đọc, tại sao phải tưới như vậy và tưới như thế nào cho đúng… sẽ có nhiều bài viết.

Ưu điểm cách tưới để nuôi và chăm sóc như thế này thì được cho tất cả các loài cây, kể cả Thông Tùng

Để hạn chế công cho việc chắm sóc tưới tắm, bón phân cho cây bon sai thì thường ta thường áp dụng các cách đưới đây:

Cách 2: Cho chậu mini chôn sâu vào nền đất tới mặt chậu, hoặc đặt sâu xuống khau chậu lớn

- Để hạn chế việc tưới, mà đất trong chậu luôn giữ được ẩm độ cho cây phát triển tốt người ta thường đặc chậu nhỏ chôn xuống đất, có thể tới mặt chậu, hoặc cho chậu nhỏ chìm sâu vào một khay chậu lớn chứa đất. Điều này sẽ hạn chế việc phải tưới cho cây do cây và chậu nhỏ luôn được ở một môi trưởng ẩm, người ta chỉ việc tưới như đối với cây lớn
Cách này hầu hết cũng chỉ hợp các cây lá bản, các cây cần độ ẩm cao, không hợp với Thông, Tùng juniper
(hình người ngoài nuôi)



Hoặc người ta có thể đặt chậu cho lỗ thoát nước đáy chậu ngồi trên một chậu lớn, cũng là một hình thức giữ ẩm...


Cách 3: Ngâm chậu xuống một khay chứa nước

- Cách nữa là người ta đặt chậu mini, cho đấy chậu ngập trong một khay nước và để nước ngập cỡ <1/3 hoặc thấp hơn, điều này làm cho cây luôn có nước để sống, đồng thời người ta bón phân hòa tan vào nước để cho cây lấy dinh dưỡng

Đặc điểm của cách này hầu hết chỉ hợp các cây lá bản, các cây ưa nước thì càng tốt, như Phi Lao (Dương). Đối với thông, tùng mà làm cách này thì có khi đi toi

(hình sưu tầm, và hình A. LNVinh nuôi)



(Còn cách nào nữa mới anh em bổ sung)


Cả 3 cách trên theo tôi chắc chắn đều có ưu nhược điểm của nó, đề nghị các bạn có điều kiện nuôi trồng thì tự tìm hiểu sẽ thấy:


Ví dụ tôi suy diễn:
1. Cách 1: Tôi đang làm, nhược thì chăm cực, nhưng được cái là mình theo dõi được thường xuyên sinh trưởng, để căn chỉnh cho nó phù hợp, đặc biệt là cánh này sẽ tạo ra các đốt cành ngắn, làm cây nhanh già hơn, lá cây thường rút nhỏ phù hợp với cây mini hơn. Cây luôn trong tình trang khô rồi ướt xoay vần nên nấm mốc ở gốc cây không phát triển. Có thể áp dụng cho tất cả các loại cây mini kể cả thông tùng

2. Cách 2: Sẽ chăm cây như cây nằm trong chậu lớn, vì chậu lớn lâu khô hơn, cây giữ được ẩm tốt nên sẽ phát triển nhanh, xong không được các ưu điểm như rút là,… như cách 1. Cách này có lẽ phú hợp với nuôi cây bán thành phẩm nuốn tạo chi cấp 1, tạo cành nối thân, tạo to chi cành thì hợp. Không phù hợp lắm với cây cần đất khô


3. Cách 3: Cách này sẽ tiện đỡ phải chăm sóc nhất kể các việc bón phân cho cây, thỉnh thoảng lên kiểm tra xem mực nước dưới khai có đủ không. Thường cách này rễ cây sẽ tự bò ra để lấy chất dinh dưỡng và nước. Nhưng nên nhớ cũng phải cho cây quen dần với việc ngâm nước. Nếu một cây mà hệ rễ chưa ok ta cho ngâm ngay kiểu này có khi thối rễ. Xong một số cây đã được đào tạo qen môi trường rồi thì lại không sao. Cách này lại có nhược điểm là không khống chế được độ ẩm nên cây phát tược thường mạnh đốt lá dài, lá lớn khó thu cổ thụ. Không phù hợp cho các cây cần đất khô đặc biệt là thông tùng...

(Trên đây là những gì tôi tự suy luận, còn các bác tự tìm hiểu)


b) Khi chủ vắng nhà

- Nếu như sử dụng Cách 3 thì chẳng quan tâm khi vắng nhà. Còn với cách 2 thì chỉ cần tưới thật đẫm rồi chủ nhà có thể đi vắng một thời gian cũng không sao. Những với Cách 1 thì sẽ có vấn đề rất lớn cũng từ khâu nước tưới kể trên

- Để khắc phục vấn đề này , đối với tôi là đau đầu nhất vì có khi cả nhà đi vắng 1 tuần nên việc tưới tắm thì sao đây??? Để giải quyết vấn đề này đối với tôi thì:

+ Đưa cây vào nơi mát không cần có ánh nắng trực tiếp, khuất gió – Mục đích hạn chế thoát hơi nước (Nếu đi vắng 1-2 ngày) – điều này thực tế vẫn thấy cây sống tốt

+ Dùng phương pháp mao dẫn , đặt các cây xung quanh một chậu nước rồi dùng bấc vải cho vào các mặt chậu để cho nước dẫn từ từ (đã có lần up lên cho các bạn tham khảo rồi)- điều này đã đáp ứng được các cây khi đi vắng gần 10 ngày không tưới. Về thì chậu cạn sạch những cây vẫn sống.
Hình vẽ



Còn bạn nào có điều kiện làm một hệ thống tưới nhỏ giọt tự động thì quá lý tưởng đỡ phải mất công tưới cho bọn này. Hình mô tả về tưới nhỏ giọt sưu tầm trên internet trên 4r cũng có bạn cung cấp thiết bị này Mr nick duyennghe các bán vào xem bài viết của bạn này
Hình vẽ
Tưới tự động

Tưới nhỏ giọt


c) Bón phân

- Đối với bonsai mini chúng ta cũng bón phân hoàn toàn như đối với một cây bonsai lớn, cả về chế độ bón cũng như lượng phân theo tỷ lệ khuển cáo …

- Như các bạn biết đối với bonsai đa phần người ta hay sử dụng phân hữu cơ tan chậm để nuôi và tạo tác. Cách trồng 1: Đối với tôi, do chậu để trong nhà mà cần thiết phải có thẩm mỹ vì vậy không thể dải phân nên một mặt chậu nhỏ xíu được, tôi thường sử dụng chúng bằng cách ngâm Dynamic vào chai nước lavi rồi cứ định kỳ 1-2 tuần tưới cho chúng như tưới nước vậy. Thỉnh thoảng, có cho ít Bán dầu thủy phân pha loãng, các bạn có thể sử dụng bánh dầu Đài Loan ngâm vào chai cũng vậy. Đôi khí có lần có ngâm phân dơi vào chai và tưới. Rồi vài tuần cho cây ngâm trong chậu nước cho thoáng rễ tạo oxy cho rễ, và loại bỏ chất độc, thừa..

- Tốt nhất nếu có điều kiện thì bạn nên pha phân hữu cơ, phân dơi, bánh dầu loãng vào chậu nước rồi nhúng chúng vào chậu, đợi khi hết bọt bong bóng khí nổi nên rồi vớt ra là được.

- Đối với cách 3 có thể các bạn pha luôn vào nước cho cây lấy nước và phân luôn. Cách 2 thì tưới như cây lớn thôi.

Kết luận: Nếu các bạn có điều kiện, có không gian nên sử dụng Cách 2 có lẽ là hay hơn cả. Còn nếu bạn nào ở trên cao sân thượng, điều kiện chăm ít thì có thể chọn Cách 3 cũng được . Còn nếu bạn nào có điều kiện chăm cây thì chọn cách 1 như tôi làm , cũng có cái thú của nó, như luôn được tưới cây, xem sinh trưởng phát triển của cây…
Đối với Cách 2: Thì khi nào thành phẩm thì đào lên và cắt rễ rửa và mang đi trưng bày,…
 

Thai tue

Thành viên tích cực
2.Tạo tác

a) Về dụng cụ:

- Dụng cụ thì các bác cứ dùng dụng cụ bình thường nhưng thường dùng những thứ hơi nhỏ chút cho nó dễ làm. Tôi tận dụng cả kềm nghĩa cắt móng tay để bấm chi cành mini. Ngoài những dụng cụ thông thường thì đôi khi nên có kẹp nhíp để gắp dây do tay mình to không luồn ngón tay được vào các khe cành

- Dây thì thường chọn loại dây nhôm 1mm thường là phù hợp để uốn chi cành, không nên chọn loại quá nhỏ thì khi nuốn cây nó không ăn theo nếp không định vị được chi , hoặc không chọn loại dây quá lớn cho cây quá nhỏ. Uốn thân cánh lớn thì chọn loại dây lớn hơn.

- Ngoài ra thì có keo liền sẹo, … giống như với cây lớn

b) Cách làm chi cành, ngọn cho cây

- Làm chi cành mini thường phải tỷ mỷ vì không gian hẹp khó uốn éo, cuốn giây cũng kiên trì hơn so với loại vây lớn. do vậy đôi khi phải dùng kẹp nhíp để hộ trợ cho việc uốn cành do tay to quá không luồn vào được

- Thường vì không gian hẹp nên việc diễn tả chi tiết chi cành của bonsai mini khó hơn với cây lớn, vì vậy chúng ta phải tiết giảm nhiều, đặc biệt chỉ làm đến chi cấp 2, đến chi cấp 3 là đã hết không gian rồi. Ở những cây có lá lớn nữa thì lại càng khó làm chi cấp cao hơn. Tôi thấy ưu điểm có Sơn Liễu dễ làm nhất chi cấp cao hơn có thể làm chi cấp 4

Hình vẽ mô tả về cấp chi




- Do vậy, để làm được một cây mini diễn tả một cây giống như tự nhiên thu nhỏ là khó, với lại đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn giống loài cây cho phù hợp với việc thu nhỏ này.

- Đối với xây dựng ngọn cho bonsai mini thất cũng nhiều vấn đề. Như các bạn biết một ngọn cây bonsai đẹp là một ngọn diễn tả như một cây nhỏ tọa trên một cây lớn và phải thể hiện tính trẻ của ngọn cây (khi nào tôi sẽ viết về vấn đề này). Điều này với mini bonsai thì đã nhỏ rồi, lại làm một cây nhỏ nữa tọa trên đỉnh của chúng thì e rằng khó khăn. Vì vậy, nếu các bác để ý thì rất ít cây mini có ngọn đẹp, nếu có thì cũng loe ngoe mấy chi cành nhỏ, đa số họ làm cho thành một khung hình nấm trong khuôn khổ hình học là chính. Cũng như diễn tả chi, chúng ta muốn làm một cây mini và siêu mini có ngọn đẹp đòi hỏi phải chọn giống lá nhỏ, chi cành cành nhỏ...


c) Về tao rễ cây

- Thường để cho một cây vào một chậu nhỏ, mỏng thì cây đỏi hỏi phải có nhiều chóp rễ, điều này muốn làm được thì các bác cứ chịu khó tỉa thu rễ hàng năm sao cho sát với rễ cấp 1, khi tạo tác sẽ đạt. Khi đã có nhiều chóp rễ rồi thì cho vào chậu siêu mỏng, siêu nhỏ thì chúng vẫn sống ầm ầm

- Thì cũng như cây lớn cần sao cho cổ thụ, song đối với mini thì đối khi chỉ cần đến rễ cấp 2 là ok lắm rồi, các bạn sẽ thấy các cây mini đặc biệt là siêu mini mai chiếu thủy chỉ dễ tới chi cấp 1 thành một chùm cắm xuống đất


d) Chọn chậu:

- Chậu để đạt được tỷ lệ vàng, tỷ lệ giống như cây trung, đại thì thường e rằng khó ai làm được. Thự tế nếu các bác mua chậu, thì các chậu mini cho chủng loài này, nếu so với tỷ lệ cây, người ta bán trong thị trường thường rất sâu vì thực tế họ cần có nhiều đất cho cây sống. Do vậy với những chậu mua này tỷ lệ thường không đẹp so với độ mỏng về tỷ lệ của chậu như đối với cây cỡ trung cỡ đại, hầu hết họ chi phô diễn cây là chính. Tôi nhiều khi tự làm chậu làm rất mỏng chưa tới 2cm cho mini xong cũng vẫn chưa ưng tỷ lệ đó

- Cái khó nhất là khó trồng mini trong một chậu siêu mỏng vì nó nhanh rút nước, nhanh khô nước và rễ khó bám vào nhưng vẫn đảm bảo cây phát triển tốt.
 

daiphuocloi

Thành viên tích cực
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

cảm ơn chủ top , bài rất hay và bổ ích
 

NHK80

Thành viên mới
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

cảm ơn bạn đã chia sẻ!
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

bài viết nhanh, nhiều lỗi chính tả, ace thông cảm vì mất chức năng sửa bài nữa
 

vinhquangle

Thành viên tích cực
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

Cảm ơn bác,baì viết rất hữu ích
 

khuyethoa

Thành viên
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

Cám ơn bác, bài viết hay quá.
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

Để tạo một bộ đế mỏng, thậm chí là siêu mỏng để cho một cây siêu mini vào chậu nhỏ siêu nhỏ, mỏng người ta có nhiều cách làm. Chúng ta kết hợp tỉa rễ thường xuyên, thu ngắn rễ sát gốc để tạo thành nhiều các chóp rễ gần với gốc sẽ cho được cây vào chậu siêu nhỏ, và siêu mỏng. Việc này phải làm từ từ không thể làm một lúc, và thường làm từng phần để an toan (tham khảo nhiều bài viết về tỉa rễ từng phần) để đảm bảo cây luôn khỏe không bị xốc, chột cây.

Tôi có xem một số clip Tây họ trồng sao cho đế mỏng mà cây vẫn phát triển bình thường trong chậu như một cây lớn và nhớ họ làm như hình vẽ dưới đây. Vẫn sử dụng chậu sâu bình thường như các cây trồng khác, nhưng họ lót tấm nilon cứng gần mặt đất và trồng phôi lên, sau khi cây phát rễ thì rễ sẽ không đâm xuyên xuống dưới tấm lót này chúng sẽ bò ngang ra thành chậu rồi đâm xuống, sau đó họ lại cắt tỉa các rễ phát ngang này để tạo các chóp rễ gần với gốc. Ưu điểm của cách này là vẫn tạo được môi trường trồng như ở chậu lớn, sâu, song cây lại có đế rất mỏng. Cách này các bác có thể áp dụng với các chủng loại bonsai khác khác kể cả đại, trung.


Hình vẽ mô tả lại cách trồng cây tạo đế mỏng của họ
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

Phần IV. GIỚI THIỆU QUA VỀ MỘT VÀI ĐIỀU CỐT LÕI TRONG TẠO TÁC

Để tiếp tục cho chùm bài viết và phần tiếp theo, tôi giới thiệu qua về bài viết "làm thế nào để tạo được một cây trong chậu" nhưng nó mô phỏng được giống như một cây ngoài tự nhiên và cao hơn nữa là một cây cổ thụ ngoài tự nhiên

Thật ra các kỹ thuật tạo tác thì rất nhiều trên diễn đàn, xong điểm mấu chốt hoặc điểm tất yếu để làm cây bonsai là ở đâu? thì vẫn còn lờ mờ, chưa rõ. Vì vậy, tôi đưa ra một quan điểm, muốn làm một cây bonsai trước hết chúng ta phải biết “Tạo vót” có thể nói đây là chìa khóa để tạo tác bonsai nói chung và bonsai mini nói riêng. Khi tạo được vót đó cũng là điều chúng ta đã tìm được hình bóng của cây bonsai cho người thưởng lãm. Còn kỹ thuật tạo vót như thế nào? Cây bonsai đẹp cần những gì? vv…thì xin phép nói sau, hoặc các bạn tìm đọc trên các topic khác. Vì vậy Slogan của tôi mới như chữ ký bên dưới.

Các cụ thường nói “Trăm hay không bằng một thấy” vì vậy tôi sẽ cố gắng mô tả bằng hình ảnh để cho các bạn dễ nhìn đồng thời đỡ mất công đọc, song vẫn hiểu ngay được ý tác giả trình bày.

Để mô phỏng cách làm ta xem xét 04 hình vẽ dưới đây. Được mô tả thực hiện trên một cây trực, có cùng số cành, cùng bóng dáng của cây, xong chúng được tác động tạo tác, và lựa chọn khác nhau, tôi sẽ đưa ra từng nhận xét đối với 04 hình này:



==================================
Nhận xét:

Hình 1. Khi cây chưa tạo được vót, ở giai đoạn này thường chúng ta hay gọi là giai đoạn cây phôi, đang huấn luyện. Còn trong tự nhiên thì cây này nó giống như một cây ngoài tự nhiên bị các Chú cây xanh môi trường đô thị chăm sóc trước mùa mưa bão. Có nghĩa là với hình cây có dạng thân, chi thuôn đuột (chưa vót) mà lại bị cắt cụt như thế này một người chưa biết về bonsai chắc họ chẳng gọi là bonsai đâu nhỉ? mà người ta chỉ nói cây trồng trong chậu thì đúng hơn vì chúng thể hiện sự cạn thiệp quá thô bạo của con người, chưa xóa đi được dấu vết can thiệp này. Và chúng ta sẽ lờ mờ rút ra được một điều cây bonsai ắt phải là cây ít hoặc không để quá lộ sự can thiệp của con người .


Hình 2.Giả sử nếu cùng bóng dáng cây đó, sau một thời gian ta đào tạo, bằng cách cắt chuyển nhịp của thân chi cành ta tạo được một hình, y chang bóng, số cành như hình một. Nhưng khác là thân, toàn bộ các chi ở các cấp chi đã được làm thon vót “đầu voi, đôi chuột” thì sẽ thấy sao?

Rõ ràng cây đã trở về trạng thái giống như cây tự nhiên và ta đã xóa phần nào dấu tích tác động của con người, khi này một người chưa biết gì về bonsai cũng đã phần nào gọi là bonsai, tức đã tạo được hình bóng một cây bonsai rồi. Nhưng nếu chỉ dừng lại như hình này, thì cây vẫn chỉ ở mức còn trẻ, do các chi cành đã vót, song vẫn thẳng đuôn, hướng thiên, do vậy đã gọi là bonsai nhưng ta thường nói nó chưa chưa đẹp, chưa mô phỏng được cây cổ thụ già là vậy.


Hình 3: Tiếp tục cho độ vót , nhưng nếu ta dùng các kỹ thuật làm vót thân, chi rồi song chúng ta làm các chi cành có độ khúc khuỷu hơn, các cành ở dưới thấp trĩu xuống , vin xuống mô tả một cây già theo thời gian các tán lá dưới nặng quá bị vin xuống thì sao? Rõ ràng một bước nữa ta nhìn thấy cây đã mô tả được sự già nua, chúng ta đã đem được yếu tố thời gian xuất hiện, tuy rằng thân cây vẫn chưa già, nhưng rõ ràng đã thấy được một hình bóng cây lâu năm trong tự nhiên rồi.

Hình 4. Vẫn tiếp tục như hình 3, song nếu ta chọn được một phôi ban đầu có gốc, đế khển, rễ lan tỏa, thân cây sần sùi, hoặc bằng kỹ thuật nào đó ta tạo được thân sần sùi nữa thì rõ ràng ta đã tạo được một cây bonsai đẹp vì nó đã mô ta được một cây cổ thụ thực thụ, từ hình dáng khúc khuỷu vin, cành phía thấp trĩu nặng theo thời gian, cùng sự mô tả của vỏ, thân... Vậy nên nếu làm được như thế này thì chúng ta đã thành công trong việc, chọn phôi, tạo tác ra một cây bonsai mô phỏng được một cây cổ thụ già trong tự nhiên rồi.


Kết luận muốn làm được một cây bonsai đẹp thì điều tất yếu chúng ta:

1. Tối thiểu ta phải tạo được độ vót của thân/ các chi cành (trường hợp cây quái thì không xét thân vót, nhưng chi cành thì hầu hết phải bắt buộc làm vót)

2. Chọn được một phôi có đế, thân đẹp, càng mô tả được sự già nua, cổ thụ càng tốt, hoặc bằng kỹ thuật nào đó làm được các điều này.
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

Có luôn thí dụ thự tế cho các bác với cây Hồng Ngọc Mai mini, tuy nó không khớp lắm song up lên cho các bác nhìn cho sinh động:
1. Giai đoạn tương đương với Hình 1 của thí dụ
Lộ quá mức sự can thiệp của con người, rất thô bạo, các chi cắt bằng


2. Giai đoạn cây tương đương với Hình 2 của thí dụ
Đã phần nào tạo vót được thân (ở đây tôi chọn thân đã vót sẵn, chỉ nuôi vót nối ngọn), các chi đã có phần hơi vót. Nhưng cây vẫn còn trẻ con mà đã lột tả được phân nào giống cây nhiên rồi
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

Phần V. CHIA SẺ CÁC CÂY ĐANG HUẤN LUYỆN

1. Tùng La Hán mini

Tôi lấy Tùng La Hán làm cây đầu tiên muốn chia sẻ việc tạo tác bonsai mini cùng ace cũng vì lý do của nó. Chúng ta thử tìm hiểu về giống này. Ở VN ta người ngoài Bắc thì hay gọi là Tùng La Hán, trong Nam ta thì hay gọi là Vạn Niên tùng. Từ "Vạn niên" chắc nó liên quan tới tuổi thọ cây này nhiều năm. Nó cũng có tên là Thông La Hán, từ "La hán" chắc có lẽ đây là một loài thông có trái giống như Ông La Hán (Ông Sư) đang chắp tay niệm phật nên mới gắn tên gọi như vậy chăng. Ngoài ra từ Tùng thường được gọi cho một loài Thông, tất cả cây Thông đều được xưng danh là Tùng cả: VD: Ngũ trâm tùng - thông năm lá, rồi Tranh Tùng Hạc - vẽ hạc và cây thông...vv...

Quả thật, trái nó giống như một vị sư đầu trọc lốc đang chắp tay niệm phật, thực tế cây này, thường được người Trung Quốc và Việt Nam hay trồng ở cổng chùa, chắc cũng có lý do của họ, hoặc cũng vì những hình tượng của trái cây, hay một sự tích nào đó gắn liền với loài cây này mà người ta gắn cho.



 

Thai tue

Thành viên tích cực
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

a) Điểm qua Loài Tùng La Hán đang được biết tới:

Tên cây: Tùng La Hán/ Vạn Niên Tùng/ Thông La Hán

Tên khoa học: Podocarpus Macrophyllus

Hình thái: Cây thân gỗ, là loại cây đa niên tuổi thọ rất cao, trồng được ở nhiều vùng đất khác nhau, điều kiện quang hợp đầy đủ cây phát triển rất tốt, lá hình kim, lớn nhỏ hay dài ngắn khác nhau, lá mọc thưa xen kẽ. Rất phù hợp làm cây cảnh và bonsai.

Tốc độ sinh trưởng: nhanh.

Phù hợp với: Cây chịu bóng bán phần, nhu cầu nước cao thích hợp làm cây trồng nội thất và cây thủy sinh. Nhân giống dễ dàng từ giâm cành, mọc khỏe, ưa khí hậu mát ẩm.

Có rất nhiều giốngTùng La Hán, có loại lá to, lá nhỏ, lá màu xanh đậm, xanh nhạt, loài búp đỏ , búp xanh, búp, đọt màu hồng, lưỡi chim sẻ, .....vv.., với đặc điểm nhận biết qua lá và thân cây. Thấy bảo có khoảng hơn 50 loài khác nhau

Hình ảnh về một số giống Tùng La Hán, tôi biết trên mạng

1.Tùng kim cương- chùm lá xòe ra như tia sáng kim cương


2. Tùng rubi- lá cực nhỏ rất thích hợp cho bonsai mini


3. Tùng búp hồng búp đỏ- có bạn đang giao bán cây giống trên mạng



4. Tùng Trân Châu giống Đài loan, cũng lá ngắn nhỏ thích hợp cho cây mini

(Các hình ảnh đều sưu tầm trên internet)
Ngoài ra còn có Tùng lưỡi chim sẻ - lá nhỏ, rồi Tùng lá xanh bạc...vvv rất rất nhiều, các bạn có thể tìm



Như đã nói, sở dĩ tôi chọn Tùng La Hán cho sự khởi đầu nuôi tạo tác bonsai mini của topic vì quả thực đây là một giống cây khó tính khi trồng và chăm sóc, và hầu hết nếu các bác để ý thì rất ít có cây tùng la hán mini nào đẹp, kể cả các bạn search và tìm trên internet.

Một cây đại thu ngoài tự nhiên có vòng đời "Vạn Niên" mà thu nhỏ chỉ <20cm quả là nhiều vấn để. Do muốn chinh phục cho Ông voi vào lỗ Ông chuột vì vậy tôi đã bỏ công huấn luyện chúng, tuy tới nay chưa ra cây thành phẩm, nhưng hy vọng sẽ đạt được một cây gọi là ưng ý chủ nhân, trong tương lai không xa.

1. Cây TLH khủng của Đại gia Trầm Bê (sưu tầm internet)



2. Cây tùng cổ thụ ở Nhật Bản sưu tầm có hình đàn chủ vnt


Cây TLH dưới đây tôi đem ra chia sẻ là cây nuôi thứ 3 của tôi dùng để huấn luyện mini, những cây trước đây tiếc rằng đang huấn luyện thì bị giông tố cướp mất. Vì vậy, cuộc chinh phục mini của tôi về giống này bị đứt gánh giữa đường, tuy nhiên qua quá trình chăm sóc tôi cũng tin tưởng rằng mình sẽ thành công trong việc huấn luyện giống loài này.
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Trả lời: TÌM HIỂU VỀ BONSAI MINI và CHIA SẺ KINH NGHIỆM NUÔI VÀ TẠO TÁC

b) Cắt nuôi phôi và chăm sóc

Để huấn luyện một cây bonsai, như thường lệ trước hết chúng ta phải tìm hiểu về đặc tính sinh trưởng của cây đó, rồi tìm đọc các bài của 4r viết rất nhiều. Tùng la hán cũng không ngoại lệ, tôi có thể kể ra một số đặc điểm cho việc tạo tác sau khi tìm được trên mạng cũng do các anh em kinh nghiệm về TLH cung cấp viết lên, trong đó có các đặc điểm cần chú ý sau mà tôi còn nhớ:

1. Bứng TLH vào chậu muốn cho cây sống thì:

- Phải bứng khi cây không có lá non, các lá đều già
- Không để cây chảy quá nhiều nhựa tại vết cắt rễ. Để làm được điều này: thì khi cắt rễ xong, ta để kê khô ráo vết cắt rồi mới đem trồng. Còn nếu trồng và tưới đẫm ngay sẽ dễ dẫn đến cây mất nhựa, thối vết cắt.. gây chết cây.

2. Cắt phôi TLH lên phải có lá thở, đặc biệt là cành nào cũng phải có lá thở, mầm thở. Nếu cành nào mà không có lá thì phải ghép mầm, nếu không thì cành đó bị tuột da, bỏ cành

Chỉ cần ghi nhớ có vậy và tiến hành tìm phôi và tạo tác


Để tìm phôi mini TLH, tôi nghĩ không phải khó, nhưng phôi đẹp, ưng ý, theo chủ đích thì chọn kỹ lưỡng một chút. Đã là phôi mini thì trước tiên phải thu cây về một phôi giảm chiều dài cành, chiều cao cây tối đa vì giống cây này là cây thân gỗ rất lớn nếu nuôi thả. Tôi đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ chia sẻ về chọn cây TLH ở cửa hàng cây cảnh về cắt làm phôi mini như sau để ace tham khảo:

1. Chọn phôi có thân vót sẵn gốc các nở càng tốt, thường phôi này ở gốc phải có nhiều chi cấp 1 thì hay bắt gặp cây có gốc mập. Nếu nhìn từ xa thì cây lùn mà có bụi to, khi đó ta cứ vào bới cành ra xem thường có đạt không.

2. Lại phải chọn những cành này có nhiều lá, mầm ở gần gốc cành cấp 1. Điều này cần thiết cho nhát cắt phôi đầu tiên của chúng ta đã rút được đáng kể chi cấp 1 cho phôi thu gọn được phôi tối đa. Mục đích sau này là rút chi tạo vót

3. Ưu tiên chọn cây nào mà sau khi sửa vài đường đã có cây chơi (điều này thì tuyệt rồi còn gì), đôi khi may mắn chúng ta cũng sẽ bắt gặp.

4. Và điều nên nhớ trong đầu, khi cây đang ra lá non thì mời các bác cứ mang cây về nguyên bầu cho tôi, không được động thủ, nuôi một thời gian khi lá chuyển sang già đanh rồi sẽ động thủ để đảm bảo cây luôn luôn sống 100%. TLH rất nhận cảm với việc bị động rễ non, mà rễ non thì thường biểu hiện, hay nhận biết qua việc cây phát đọt trồi non trên cây.



Thường đi làm về tôi hay đi qua một dãy phố có vài cửa hàng bán cây cảnh, vì vậy hay ngó nghiêng xem có giống loài cây gì đẹp thì mua về tạo tác. Thì thấy họ bán rất nhiều cây con Tùng La Hán cao chừng 20-50cm, xong chúng đều có mầm xanh mơn mởn mới bung. Thấy đúng chủng loại mình cần mua rồi vì vậy cứ để vậy khi nào lá chúng biến đổi già (tức không có lá non) mình sẽ vào đấy tha hồ mà chọn. Tại sao vậy? vì nhà tôi không cho phép mang cây nguyên bầu về nuôi trong nhà - không gian không có chỗ cho việc để cây này, vì vậy tôi phải chờ thời cơ để mua.

Vài tháng sau cơ hội đã đến, vào tha hồ chọn vài chục cây trong đó, cứ soi gốc, xem cây nào đế đẹp, nở, cắt thu được ban đầu ngắn thì chọn. Tuy nhiều vậy, xong chọn được cây ưng ý để thu làm mini cũng không dễ, vì đa số chúng đều cao ngổng, tít trên mới có lá và mầm. Nhưng cuối cùng cũng chọn được phôi tương đối, gọi là làm được:


Tiếc rằng không có hình cây ban đầu cho các bác xem, nên chỉ trình bày ý tưởng làm bằng cách vẽ lại hình cây này. Sau khi rũ hết đất, đất họ trồng trong mụn dừa trấu sống nên rũ cái bung hết đất và cắt cây rút ngắn tôi ưu các chi cấp 1 xuống tới mắt lá cuối cùng, hay trồi gần gốc nhất



Chú ý các vết cắt cành đã rút tối ưu tới nơi có lá, có mầm và bôi keo liền sẹo cho chúng khỏi chảy nhựa
Để ý sẽ thấy giai đoạn cắt phôi này các lá đều xanh thẫm già đanh

Tiếp theo đó cắt rễ cái (rễ chuột) tới sát luôn để cho được vừa trong mini mỏng handmade đã có sẵn (mục đích là chọn cây cho cái chậu thừa này- để tận dụng và trải nghiệm) như hình



Chú ý là không bôi keo liền sẹo vết cắt rễ cái nhé, như các bác đã biết nhiều khi phôi lấy vết cắt để làm chỗ mao dẫn nước để làm tươi cây trong thời gian cây ra rễ mới. Và nên để càng nhiều rễ con, rễ cám lại thì càng tốt, tỷ lệ sống chắc chắn sẽ cao hơn nhiều so nếu không có một chút rễ cám nào. Chùn bao linong lên thân cây để hở phần vết cắt vài tiếng, phun ẩm. Rồi trồng vào cái chậu handmade bằng đất sét trắng siêu mini sâu chưa đầy 2cm đáy chậu.

Hình khi chậu nung, so sánh với bật lửa để biến kích thước mini của chậu, các bác xem tạm để hình dung độ nhỏ của chậu cho việc huấn luyến em này.





Sau khi nung có bị lỗi gẫy 1 chân. song dùng keo 502 gắn lại hơi cập kênh một chút nhưng dùng được

 
Top