TÌM HIỂU CẤU TRÚC LÁ CHO VIỆC TẠO DỰNG CHI CÀNH VÀ TÁN LÁ CHO Bonsai

Thai tue

Thành viên tích cực
Dưới đây đều là các ý kiến của tôi rút ra về vấn đề xem xét cấu trúc của lá cây mọc, nhằm mục đích tạo tác các tán lá cho bonsai. Từ khi chơi Bonsai và thực tế trải nghiệm cây mini trong vấn đề thiết kế chi cành, tuy thời gian trải nghiệm chưa nhiều xong cũng rút ra một số khi làm chi cành và lợp tán lá Bonsai.

Để làm chi thì theo thông thường chúng ta chỉ xác định vị trí rồi lấy chi cành theo ý muốn, rồi tạo tác bằng cách cuốn dây, vặn uốn éo theo ý mình thích nhìn ưng với mắt của mình, hoặc cắt giật tạo độ quanh co chi cấp 1, 2.. để thiết kế khối chi cành từ cấp thấp tới cấp cao. Điều này hầu hết rất dễ đối với các cây có cấu trúc lá phân bố đều một khoảng trên chi cành chẳng hạn:

1. Sam Núi phân bố lá đều theo một đoạn
2. Sơn Liễu phân bố đều 2 bên
3. Mai chiếu thủy
4. Nhiều loài linh sam phân bố đều
5. Tùng juniper phân bố không có chủ đích
6. …

Cấu trúc lá của tạm gọi là Nhóm 1


Những cây trên chỉ cần chúng ta tạo nhiều chi và xòe đều theo ý thì tức khắc khi lá mọc sẽ phủ kín, và nhìn tán là mượt mà mà không có lỗi gì.
(Tham khảo bài của Bác Vũ Hưng dịch: 4 bước làm tàn cây Tùng (Juniper) của ông Masahiko Kimura)
Đườn link này đã được Lê Văn Thiện tổng hợp các bác đọc theo dõi
http://www.bonsaininhbinh.com/4-buoc-lam-tan-cay-tung-juniper-cua-ong-masahiko-kimura.html

Khi có phương pháp này của ông Masahiko Kimura thì việc tạo tán tùng juniper thường nhanh hơn, thực chất nếu đọc nghiên cứu kỹ cách làm sẽ thấy, kỹ thuật này của ông ta là tạo cân bằng cho tán lá, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho các lá phát triển theo nguyên tắc tự nhiên, do vậy cây Juniper nhanh hình thành tán lá đẹp và được các nghệ nhân sau này công nhận là phương pháp tạo tán Juniper tối ưu.

Hoặc tham khảo cách của tôi đã làm nuôi và uốn éo cành có sẵn của các cây mini thì cứ tự do làm theo kiểu 2D hoặc 3D là tùy tác phẩm, tùy thẩm mỹ của mỗi người


Với các bước tóm lược với ví dụ là một cành có sẵn thì như sau:

1. Một cành có sẵn ban đầu:


2. Tỉa bớt cành thừa, cành nhỏ quá, cành chúc xuống, sao cho phân bố đều


3. Còn lại sau khi tỉa


4. Cuốn dây

5. Uốn éo


Sở dĩ nhóm lá 1 này ta có thể làm tự do đối với chi cành, miễn sao định hình một bộ khung tưởng tượng, khi nó không có lá có hình dạng mong muốn, đẹp nhất tùy từng mắt người. Chúng ta sẽ không cần để ý tới lá, vì từ bộ khung chi các cấp này ngẫm nhiên sẽ ra các lá có tính hướng sáng thì chúng tự sắp xếp nên sẽ tạo ra bộ tán lá mượt ưng ý không khác mấy bộ khung khi chưa có lá. Kỹ thuật này tôi đã áp dụng cho cây Sơn Liễu mini của tôi.
==================================
Nhưng trong trường hợp một số loài cây nếu chúng ta cứ tự do vặn vẹo không mà không để ý đến cấu trúc mọc lá, để dựng lá thì thường gặp khó khăn (có khi loay hoay mãi mới làm được bộ tán ưng ý) , sau khi lá mọc lên chúng ta sẽ không thu được kết quả như mong đợi một tán lá mượt mà mà thay vào đó là một khối tán lá rối như tổ quạ, cái ngược cái xuôi… đặc biệt là trong các trường hợp cấu trúc của lá của một số loài cây như sau:

1. Tùng la hán
2. Thông đen
3. Một vài giống linh sam có lá tập trung
4. ….

Tạm gọi là Nhóm lá thứ 2

Ở đây tác giả chỉ đưa ra để các bạn suy ngẫm:
Trong các trường hợp tán lá như thế này, thường người ta hay phải chú ý để tạo bộ khung chi cành có chủ đích với các đầu chi cấp cao hướng thiên và sắp xếp chúng có chủ đích hay một cách có trật tự.



Ngược lại với nhóm lá một, đối với nhóm lá 2 này vì nó mọc một cách trật tự, và tập trung tại đỉnh của chi vì vậy người ta hay sắp xếp đỉnh chi theo chủ đích, nếu chúng ta cứ uốn éo theo sở thích thì sẽ không đạt được kết quả. Cũng rất may là mấy chủng loại như Thông, Tùng LH chúng ta thường để nguyên cụm lá, nên mắt chúng ta có thể nhìn, định hình được và dùng dây cuốn để xếp chúng theo ý định. Nhưng trường hợp Linh Sam có lá kiểu này nếu khi bị lặt lá thỉ các bác nghĩ sao (Có nhớ Bác Cá Kiếm có đưa một cây linh sam làm kiểu PCTN, và bảo làm mãi tán vẫn chưa đạt gì đó, cây này tôi thấy có kiểu phân bố tán lá theo kiểu chùm như trên)
Mượn hình Bác Cá cây đang nuôi
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Trả lời: TÌM HIỂU CẤU TRÚC LÁ CHO VIỆC TẠO DỰNG CHI CÀNH VÀ TÁN LÁ CHO Bonsai

Vì có các chòm lá tập trung tại đỉnh của chi dăm vì vậy người ta thường tạo tán theo các bánh tán, điều này có vẻ dễ làm hơn, và nhìn bánh tán rất mượt mà vì sự sắp xếp có trật tự của các chòm lá:

1. Ảnh một vài cây thông làm theo các bánh tán:
Thường thấy ở cây thông Nhật Bản tán là gọn ghẽ luột là được sắp đặt bằng cách cuốn dây
[
Họ sếp bánh tán chi tiết tời từng cụm lá

Hoặc hộ số cây tùng thường thấy ở tùng la hán

Bánh tán lớn chia ra các bánh tán nhỏ


2. Cũng có thể người ta không làm theo các Bánh tán, xong phải sắp xếp một cách mỹ thuật, chẳng hạn lấy mấy bản thiết kế thông sau đây cho các bác tham khảo nhìn cho nó mát mắt chút.










 

Thai tue

Thành viên tích cực
Trả lời: TÌM HIỂU CẤU TRÚC LÁ CHO VIỆC TẠO DỰNG CHI CÀNH VÀ TÁN LÁ CHO Bonsai

Vì vậy đối với nhóm cấu trúc lá thứ 2 việc thiết kế chi cành cần phải chú ý, có chủ đích, không được cho các đầu chi rối nhau, đầu cành bị đan xen, chĩa gục xuống dưới hay nằm ngang... Đặc biệt khi chúng ta gặp với trường hợp giống linh sam có các lá phân bố tập trung thành cụm tại đầu chi

1. Sắp xếp thiết kế có chủ đích và vuốt các đầu cành hướng thiên

2. Để khi mọc lá chúng ta được một tán lá như mong muốn

==================================
Kiểu nhóm lá thứ 3


Loại này thường ở:
1. Cây Me
2. Nguyệt Quế
3. Kiều Hùng
4. Điệp Lào.
5 .....
....

Hiện nay tôi chỉ mới xem xét được có chừng này, trong các cây làm bonsai thì vô vàn, và tạo hóa tự nhiên cũng vô vàn kiểu lá khác nhau. Nhưng với 3 kiểu nhóm lá trên thì có thể nhận xét như sau:

Riêng trường hợp kiểu nhóm lá thứ 3 do một cụm lá hoàn chỉnh sẽ chiếm không gian rất lớn, tuy rằng lá đơn rất nhỏ như lá Me, Kiều Hùng chẳng hạn. sẽ gây khó khăn cho việc làm cây mini và siêu mini, làm cành chi tiết, hoặc cụm lá phát triển mợt vì không có không gian để cho lá phát triển. Nhóm lá này thường làm bonsai Trung, Đại có lẽ hợp hơn

Trường hợp cụm lá nhóm 1 sẽ dễ làm mini nhất đặc biệt với các giống có lá nhỏ, chi cành có thể làm chi tiết như đối với các cây Trung, Đại...

Trường hợp nhóm lá 2: Cũng làm được mini, như các bác đã thấy như Thông mini của Nhật thì vô vàn trên mạng, xong làm một tán lá đẹp chi tiết thì hơi khó, hầu hết chỉ làm theo kiểu nấm, hoặc rất ít cụm tán

Trên đây chỉ là xem xét các kiểu phân bố lá để giúp cho riêng việc tạo tác bonsai mà thôi, nên dùng từ nó có vẻ không mang tính sinh, khoa học cho lắm, anh em nếu có ý kiến gì thì góp ý, hoặc ý kiến bổ sung.. .. cho đầy đủ.
 

huuphuongvtv9

Thành viên mới
Trả lời: TÌM HIỂU CẤU TRÚC LÁ CHO VIỆC TẠO DỰNG CHI CÀNH VÀ TÁN LÁ CHO Bonsai

Cam on Bac da chia se
 

bsvuhongbvdkhb

Quản lý mới
Trả lời: TÌM HIỂU CẤU TRÚC LÁ CHO VIỆC TẠO DỰNG CHI CÀNH VÀ TÁN LÁ CHO Bonsai

Cám ơn bạn Thái Tuế đả chia sẻ rất hay. Được những người chia sẻ như bạn sẽ giúp ace mới và đang chơi bonsai có thêm nhiều niềm vui. Chúc bạn luôn vui, khỏe và chia sẻ
 

Tên-Này-Quen-Quen

Thành viên
Re: TÌM HIỂU CẤU TRÚC LÁ CHO VIỆC TẠO DỰNG CHI CÀNH VÀ TÁN LÁ CHO Bonsai

Rất cảm ơn chú ở bài viết này. Rất cơ bản , dễ hiểu , hữu ích với người mới chơi như cháu. Tuyệt vời
 
Top