Tàng kinh các

minh_cao

Thành viên Danh Dự
2 / CHIẾT CÀNH: :
. Cách chiết cành mai như thế nào?
Mai chiết cành tương đối khó hơn các loại cây khác vì vỏ cây mỏng và lớp tượng tầng phát triển mạnh, nếu không cạo hết lớp nầy trước khi bó bầu đất thì một thời gian mở bầu đất ra nó liền da lại như cũ không hề có một cái rễ nào. Thường thì người ta chiết mai khi cần tạo dáng cây lại, nếu cắt đi thì tiếc nên mới chiết cây . Thường thì chiết cây khó có bộ rễ đẹp và nếu chăm sóc không tốt thì cây rất dễ chết.
a. Nguyên tác:
Nhánh chiết phải sung, không hoặc rất ít sâu bệnh, có nhiều lá và phần lớn lá phải ở trạng thái ổn định (lá từ bánh tẻ trở đi)
Chiết mùa nào cũng được nhưng cố tránh mùa mai có nụ lúc ấy lá quá già , sự quang hợp giảm cũng như khả năng biến đổi nhựa nguyên thành nhựa luyện kém
Phải cạo thật sạch hết tượng tầng (lớp mỏng nằm giữa vỏ và mộc)

b. Cách chiết:
- Dùng dao bén cắt khoanh tròn quanh thân tại vị trí cần chiết, Không cắt quá mạnh để phạm vào gỗ
- Cắt một khoanh thứ hai bên dưới và cách vết bên trên ít nhất 5 cm ( Các cây khác chỉ cần cắt cách 3 cm là vừa)
- Dùng dao tách bỏ lớp vỏ giữa 2 khoanh cắt.
- Cạo nhẹ phần tượng tầng thật kỹ (để như thế chừng hơn 10 ngày sau, kiểm tra lại xem lớp tượng tầng có phát triển trở lại không, nếu có phãi tiếp tục cạo lại cho đến khi không còn lớp tượng tầng và thấy phía dưới khoanh cắt bên trên vỏ cây hơi lồi ra thì mới tiếp tục công việc)
- Dùng thuốc kích thích ra rễ (thường là loại có hoạt chất NAA ) thoa lên khoanh cắt trên theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Chờ cho khô thuốc, có thể để cách một ngày, dùng xơ dừa cũ trôn với tro trấu bó quanh vết cắt ( hoặc các vật liệu khác như rễ lục bình, tro trấu trộn với đất thịt , nếu có lông heo, hay tóc trộn vào một ít càng tốt ), có thể trộn vào chất bó bầu một ít thuốc kích thích rễ , nếu mùa mưa hoặc người trồng có công chăm sóc thì bao lại phần hổn hợp bằng vải (bao bố), nếu không có công chăm sóc thì dùng bao plastic bọc lại và cột thật kín hay đầu , độ ẩm của đất và cây tiết ra làm chất bó vào luôn ẩm không cần phải tưới.
Phải chờ một thời gian tuỳ theo cây lúc chiết có sung không, tán lá của nhánh chiết có nhiều không, vỏ cây nơi chiết có già quá không thì thời gian ra rễ phụ thuộc vào các yếu tố đó.... Chừng nào thấy rễ phát triển , lúc đầu rễ non màu trắng ngà sau đó già và vàng đi, lúc ấy mới cắt nhánh chiết ra khỏi cây mẹ. (Cũng có thể cắt khoanh vỏ ,thoa thuốc kích thích rổi uốn cây sát đất chôn phần cắt lại và theo dỏi khi ra rễ thì cắt để trồng như cây ghép thông thường nếu phần chiết gần mặt đất )
.Cách chăm sóc sau khi chiết thành cây mới như thế nào?
Cây mới cắt ra thường bộ rễ còn ít trong khí tán nó còn lớn, bộ rễ không đủ sức cung cấp dinh dưỡng cho cả cây và lượng lá nhiều cũng tạo sự thoát hơi nước là cây dễ thiếu nước, vì vậy trước khi trồng nên tỉa bớt tán cây đi nếu rễ ít phải tỉa nhiều , có người thì lảy lá chỉ để một ít cho cây hô hấp thôi. Khi cưa dưới bầu chiết xong phải nhúng bầu chiết trong nước hơn 15 phút sau đó mở bao nhựa ra (nếu bó bằng vải hoặc bao bố thì không cần mở ra), Trồng cây vào chậu và cắm ít nhất 3 cây để cố định cây mai chiết (đất chưa cứng nên phải dùng 3 cây), Đem chậu để vào bóng mát và lúc đầu tưới trùm lên cả cây 2 lần mỗi ngày, chờ khi lá non phát triển thì mang nó ra nắng từ từ và chăm sóc bình thường
Ưu khuyết điểm của mai chiết: Gây giống cây mai nhanh và cây chỉ cần một năm thì có thể cho hoa bình thường. Tuổi thọ của cây không thể bằng cây ghép hay mai nguyển thuỷ được. Khi bộ rễ chưa phát triển đủ có thể một số cành bên dưới bị chết

3/ GIÂM RỄ-GIÂM CÀNH
Cách giâm rể như thế nào?
:Việc giâm rễ để tạo ra cây mai mới dễ hơn rất nhiều so với giâm cành.Thông thường khi bứng mai ta phải chặt bỏ bớt rễ (rễ mai rất dài), bỏ đi rất tiếc nên người ta tận dụng các đoạn rễ giâm để tạo cây mới. Giâm rễ có cây mới đẹp hơn nhiều so với cây chiết hay giâm cành . Việc giâm rễ thuận tiện nhất trong giai đoạn bắt đầu mùa mưa
Cách thực hiện: Chọn rễ cây có đường kính chừng 4 mm đến 10mm thì tốt nhất nhưng với rễ lớn hơn mà còn một ít rễ nhỏ bám theo giâm vẫn sẽ phát triển tốt hơn Có thể chặt rễ ra mỗi đoạn chừng 1,5 dm trở lên , phần vết cắt dưới dùng dao thật bén gọt thật “ngọt” không để bị dập, Vết cắt trên dùng keo sinh học thoa lên để giảm bớt thoát hơi nước. Nếu quanh rễ còn các rễ nhỏ thì cố gắng tránh đừng cho nó tổn thương. Ngâm phần dưới của rễ vào thuốc kích thích ra rễ (Liều lương và thời gian theo hướng dẫn của nhà sản xuất). Đất trồng có thể sử dụng hổn hợp phân- tro- xơ dừa- cát nhưng phải có ít nhất 30% đất thịt , dùng chậu nhỏ để giâm thì tốt nhất (khi cây phát triển thì ươm luôn ở đó) Đẩt bỏ vào châu không nén cứng quá , chôn rễ nằm nghiêng khoảng 30o đến 45o phần trên nhô khỏi mặt đất chừng 1,5 cm. Tất cả đặ trong bóng mát , tuỳ theo đất khô nhiều hay ít mà dùng vòi sen tưới nhẹ lên mặt chậu mỗi ngày từ một đến hai lần. Trong quá trình tưới cần bổ sung thêm đất để giữ độ nhô lên của rễ như lúc đầu và kiểm ra sự thoát nước của chậu. . Nếu rễ phát triển được thì từ 20 ngày trở đi các tược non sẽ phát triển phần trên của rễ, có thể nhiều tược phát triển nhưng ta chỉ nên để lại từ một đến 2 tược thôi (phải lảy bỏ thật sớm từ khi tược mới nhú lên) . Cây phát triên,chăm sóc ta được mai lên từ rễ rất đẹp
Ưu khuyết điểm của giâm rễ:Giâm rễ dễ thành công có thể đạt trên 80% Thực hiện giâm rễ trong giai đoạn đầu mùa mưa tỉ lệ thành công rất cao, cây phát triển từ rễ lớn nhanh và có hoa sớm hơn
Giâm cành như thế nào ?
Ngòai cách dùng cành nhỏ để giâm của Ông Nguyễn Văn Hai ( Hai Riều) ra , Anh Đỗ Bình ở Long Thành (dblongthanh / caycanhvietnam) :đã giâm thành công cách cành lớn , có thể bằng bắp tay hay lơn hơn ( Phương pháp giâm cành nầy anh đã trình bày trong buổi họp mặt tại vườn mai Hoàng Mai – Huyện Dĩ An- Bình Dương vào ngày 9 tháng 5 năm 2010 Đây là một phương pháp đơn giản, ít chăm sóc nhưng lại đạt kết quả cao . Đặc biệt với phương pháp giâm cành nầy ta có thể giâm những cành lớn bằng bắp tay , những cành mai được cắt tỉa thay vì bỏ đi ta có thể đem giâm để tạo ra cây mới khỏi phải chiết
. Cách giâm như sau:
- Cắt cành cây định giâm có chiều dài 2,5 dm đến 3 dm, vết cắt gọt lại sạch, phẳng, phía dưới cưa xéo.để mở rộng vòng vỏ cây, nhúng vào dung dịch kích thích ra rễ (theo liều lượng của nhà sản xuất)
- Lấy một bao plastic trong đổ vào một ít nước và đổ nhẹ ra chỉ còn đọng lại một số giọt trong bao, trùm bao plasic vào cây từ trên để giử âm cho cây , cuốn sát vào cây để không chứa nhiều không khí trong ấy rồi chôn vào chất trồng thóat nước nhanh chủ yếu là cát + xơ dừa + tro trâu (không cần phân bón ) , chôn sâu gần 1 dm (cả bao plastic nhưng bên dưới phần cây được cắt phải tiếp xúc với chất trồng ). Đặt tất cả ra nơi có ánh nắng vừa phải , mỗi ngày chỉ cần tưới để tạo độ ẩm cho cành giâm (không được để đọng nước)
- Tùy theo dưỡng chất tích lũy trong cành giâm nhiều hay ít, cây lớn hay nhỏ một thời gian chừng gần một tháng trên cành giâm phát tược non, chờ cho tược lên cao, ta cắt phần trên của bao plastic ra để tược phát triển ra ngoài, khi tược bắt đầu chuyển sang màu hơi nâu , lúc nầy phần vỏ đã kéo mô sẹo.
- Ta tưới cành giâm bằng các dung dịch kích thích rễ như Root 2 Atonik,….(Liều lượng và thời gian tưới theo hướng dẫn của nhà sản xuất )
- Đặt chậu ươm nới có ánh sang buổi sáng (tránh bớt nắng chiều nếu là mùa nắng), hàng ngày tưới nước giữ ẩm cho cây.
- Khi cây ra cơi đọt thứ hai thì rễ ra nhiều ta đem trồng bình thường
Lưu ý: Giâm cây thất bại khi: Cây không đủ độ ẩm hoặc quá ướt,chồi non vừa ra bị bọ trĩ cắn phá hoặc các lọai bệnh do nấm làm hư. Cành giâm quá yếu không đủ dinh dưỡng dự trữ.

Ưu khuyết điểm cách giâm cành: Tận dụng đước các nhánh phải bỏ đi nhưng phải đổ công vào rất nhiều nhất là lúc nhánh ra cơi đọt lần thứ nhất phải sử dụngthuốc kích thích rễ tốt mới có kết quả
 

dailoc

Thành viên tích cực
Hình ảnh minh hoạ
Chưa thấy hình minh họa anh Minh ơi.
Xin cho anh "mượn tạm" vài hình về chiết cây, để anh em xem tạm vậy nhé. Chúc anh khỏe!


Gọt vỏ quanh chỗ chiết


Bó bầu


Cây hình thành từ phần ngọn, tách ra sau khi chiết
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Rất cám ơn chú Thạnh nhiều về hình chiết cây . Từ lúc biết được cách chiết cây lớn của chú tôi dự định làm thử nhưng không may cây dự kiến thực hiện lại bị trộm mất nên việc chiết cây lớn chưa làm được. Mong chú góp ý về bài viết trên.
 

dailoc

Thành viên tích cực
Chào anh Minh!
Thật tiếc với anh và căm thù lũ trộm cây không chừa bất cứ chỗ nào, với bất cứ ai.

Kỹ thuật chiết và giâm cành mai trên đây được anh thể hiện quá rõ ràng rồi còn gì để góp ý nữa. Chỉ muốn nói thêm một điều: kỷ thuật cơ bản là như nhau nhưng mỗi người làm vườn lại có kinh nghiệm và thao tác khác nhau. Nên nhiều khi kết quả cũng khác nhau.
Khi chiết xong một cây mai lớn (cỡ cây trong ảnh) đến lúc cắt tách 2 phần, thường cây phần ngọn sẽ có tàn nhánh rất nặng, bầu rễ lại còn khá khiêm tốn. Để cây chắc chắn, không đỗ nghiêng, cần phải cố định bằng 3 cây cọc (như anh Minh đã bày), hoặc có thể chằng dây để cố định là tốt rồi. Kinh nghiệm của tôi, ngoài chằng dây, hay cọc tre nói trên, khi cắt lấy cây ngọn ta nên cắt chừa phần gỗ thừa bên dưới bầu rễ dài dài một chút (thường chưa dài khoảng 20 cm). Phần gỗ thừa này sẽ tồn tại khá lâu, có tác dụng thay cho rễ cọc để giữ cây khỏi ngã. Tất nhiên sẽ có lúc nó bị mục nát (mà không ảnh hưởng gì đến cây) nhưng khi đó bộ rễ cây chiết đã phát triển mạnh và hoàn toàn có thể đảm đương nhiệm vụ giữ cây ở thế cân bằng.

Với cây mai lớn, khi chiết xong. Do được hưởng ưu thế ngọn nên phần ngọn cây mang đi trồng sẽ là một cây rất khỏe, năm đầu tiên có khả năng cho rất nhiều bông. Cách đây mấy năm, mua được cây mai lớn nhưng cao long tong với giá rẽ (khoảng vài triệu). Tôi quyết định chiết cây này ra. Tết năm đó, phần ngọn cắt ra phun rất nhiều búp. Năm đó cũng là năm mưa lạnh mất mùa mai nhưng không hiểu sao, cái cây ngọn này nở trúng tết, nên tôi đã… trúng mánh đậm. Chỉ bán mỗi cái “ngọn” này tối đã lời gấp đôi tiền mua cả cây rồi.


Một gốc mai đã chiết đi phần ngọn
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Việc cắt cành chiết chừa phần gỗ thừa dưới bầu theo tôi thấy mình để càng dài thì càng tốt, nó đóng vai trò như cái đuôi chuột để giữ cây cân bằng , đến khi phần rễ phát triển đầy chậu thì nó bị mục đi . Chú Thạnh cũng cho hỏi thêm là với một cây lớn như hình thì phải mất bao lâu nó mới ra rễ đủ để cắt đem trồng phần ngọn, chú có dùng thuốc kích thích rễ không? Cám ơn chú nhiều.
 

dailoc

Thành viên tích cực
Vâng! Anh Minh ạ!
Do trở ngại công việc, cái cây trong hình tôi để đến gần 1 năm rưỡi, (sau khi chiết) mới cắt đi trồng. Bình thường thì không cần để lâu quá như vậy. Chỉ cần 1 năm là đủ. Bởi vì nếu làm đúng kỹ thuật, sau 1 năm rễ con đã bảo hòa trong bầu. Có để lâu chỉ tổ mất thời gian chứ lợi ích không nhiều.
Cây cắt ra thời gian đầu, tất nhiên là phải dùng kích thích rễ, nhưng với liều lượng nhẹ hơn bình thường. Khoảng 2 tuần tưới 1 lần, cho đến khi lứa đọt non thứ 2 xuất hiện thì thôi.

Xem ra để tạo tác, nuôi dưỡng thành công một cây mai đẹp, phải tốn khá nhiều công sức và cả tâm trí, phải không anh! Nhưng khi đã hiểu được tâm tính của chúng mới thấy, nếu đừng quá bị "bạc đãi" cây mai sẽ thể hiện một sức sống vô cùng mãnh liệt. Và đó cũng chính là một trong những lý do để cả người xưa và người thời nay yêu quý, tôn thờ cây mai như một loài cây thiêng.

Kính chào anh!


Mãnh gỗ... mai.
 

toainguyen82

Thành viên
Tìm hoài trong "Tàng kinh các" không thấy thống kê tình trạng hoa mai nở những năm gần đây vậy chú Minh ơi? ( 2008 đến hiện giờ) rồi thời tiết những ngày giáp tết của những năm đó, tiết lập xuân rơi vào ngày nào? năm đó có nhuần thêm tháng nào không? Nếu Chú hay ai có thông tin mail lên làm nguồn tham khảo nhen.
Cám ơn mọi người
 

minh_cao

Thành viên Danh Dự
Chưa có năm nào như năm nay cả, các năm trước nếu mai có nở thì cũng chẳng là bao nên với năm nay diễn biến thời tiết quá phức tạp nên không cách nào trở tay kịp cả. Năm 2009 thì có hiện tượng khi đã lặt lá xong thì trời trở lạnh mai không nở được , nhiều bạn đã dùng mọi biện pháp cũng không cách nào cho nở đúng Tết được. Tôi nhớ khoảng hơn mùng 10 có dịp về miền Tây thì thấy mai nhà nào cũng nở vàng rực cả.
 

Daokhanhduy

Thành viên mới
Chào B. Minh! Em có một số mai vàng sau tết em bón phân NPK 16-16-8-TE có được không Bác? Cám ơn B.
 

khaihoa

Thành viên mới
Mình la thành viên mới, rất mê cây mai, cũng đang tập tành nuôi mai, nhờ có diễn đàn này giúp mình hiểu và biết được nhiều điều.Cám ơn diễn đàn, chúc diễn đàn ngày càng phát triễn.


Nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, chúc em/chị/bạn trong diễn đàn CÂY CẢNH VIỆT NAM ăn nên làm ra, tránh xa cái xấu; hay nấu hay nướng, chớ nên tinh tướng, bớt vòi tiền lương, và hạn chế “cải lương” (mỗi khi cãi lộn với chồng!).Ngày một xinh đẹp để càng có nhiều chàng trai đeo bám nhằng nhằng như lửa bám xăng, như răng bám lợi, như trời bám mây, như cây bám đất, như bít tất bám… bàn chân.

X_XX_XX_X

Ngày 8/3 chúc các chị em… Hay ăn chóng béo. Tiền nhiều như kẹo. Tình chặt như keo. Dẻo dai như mèo. Mịn màng trắng trẻo. Sức khỏe như heo. Và lại chúc các chị em… trẻ trung như heo sữa,Bốc lửa như heo hơi,Chịu chơi như heo nái,Hăng hái như heo con,Sắc son như heo đất, Đủ chất như heo thịt… Tươi vui như heo cắn,đỏ đắn như heo lai,sức dai như… heo nọc,xốc vác như heo rừng,bừng bừng như… heo quay!

8-}8-}8-}

Chúc Mừng Ngày 8 Tháng 3
Vui Lòng Phụ Nữ - Chết Quà Đàn Ông
Chị Nào Tốt Số Có Chồng
Ngày Này Thong Thả Vì Ông Đã Làm
Chị Nào Vất Vả Gian Nan
Ngày Này Thui Thủi Vì Chàng Có Đâu
Nhưng Mà Đừng Có Vội Rầu
Diễn Đàn Luôn Có Mày Râu Tặng Quà

\:D/\:D/=))=))\:D/\:D/
 
Top