Sốt cây cảnh (phần 1)

phamhhmanh

Thành viên mới
Trả lời: Re: Trả lời: Sốt cây cảnh (phần 1)

bai viet hay va gan gui,tac gia rat co nang khieu ve van va cay canh,hoi that a viec chat dut ngon tay la that hay a sang tao ra,chac a danh nhieu tinh cam cho que huong va co Ngau nen moi viet bai van nay,rat di vao long nguoi
Cảm ơn anh đã khen tặng, làm PM rất cảm động.
Việc chặt đứt ngón tay út là một hình tượng mà PM muốn nói tới những bước thăng trầm của cây cảnh.và người trồng cây.
Đầu tiên sự ảnh hưởng của cuộc chiến tranh đã làm người trồng cây điêu đứng gần như mai một. Như hình tượng người nghệ nhân nọ bị cụt một cánh tay. sau đó sự ảnh hưởng của cuộc sống, khó khăn sau chiến tranh làm cụt thêm ngón tay út máu tóe ra nữa...
Nhưng chúng ta đã thấy đấy nghề cây cảnh có như hiện nay là nhờ tâm huyết của biết bao người vô danh như vậy
bài viết hay quá! cám ơn bạn nhé! ông kim khánh ít cám ơn nhất đấy! he....he!
Ô ! Kim Khánh mặc yếm hồng và xinh như Thôn nữ đi hội. sao doquang lại gọi là ông Kim Khánh vậy? Điều này thú vị đây nha!
Hay quá,đang mưa buồn.
Đọc xong thấy thấy hiện thực của sự thăng trầm cây cảnh....lịa buồn vì... bán dược ít quá.Thank bác.
Cảm ơn chiyenlap vậy là bạn là người rất có tam huyết với cây cảnh còn gì? Trong cơn sốt vửa rồi chỉ cần bán ít là đã thắng rồi. còn để chơi không sướng sao hả bác>

Bài viết hay. Bạn cứ viết theo cảm xúc của mình. Vì mình kg phải là nhà văn mà.
Cảm ơn Tungnguyenhatrang Tên bạn Pm để ý thấy chữ Tùng đầu tiên. Chắc bạn mê chơi tùng lắm phải không?
nghe thuat phai co thoi gian thai nghen chu,co khi can vai ban nhap roi tinh chinh,bai viet noi ve chuyen gia dinh tac gia rat te nhi chac phai co thoi gian dau tranh tam ly roi moi viet nua,e thay tac gia hoi giong voi bo co Ngau roi
Bạn nguoigiungonhaidang à! Mấy hôm rồi quê Pm bị cơn bão số 8 tràn qua. bị mất điện dài dài,, Pm có mấy cây cảnh nhỏ mà bị bão quật tả tơi... PM đi làm trở về nhìn xót hết cả ruột y như mình bị bão quật vậy . Bác là người giữ hải đăng thật hả?

Xin chúc tất cả ACE đã đọc bài viết của PM luôn vui khỏe!:-bd
 

phamhhmanh

Thành viên mới
XIN TẶNG NHỮNG NGƯỜI YÊU KH

KHẾ

Mùa thu lá khế vẫn xanh
Quả sai núc nỉu dọc cành chín au
eM ơi! Một thủa xa nhau
Hình như quên khế đã lâu lắm rồi...

Nhớ không hoa nhỏ tím ngời
Nhớ không dưới gốc mình chơi bán hàng
Ba đồng một chuỗi vòng sang
Tiền là lá khế thẽ thàng em đưa

Đổi vai em bán anh mua
Hình sao lát khế nhằn chua nhíu mày
Em cười chán thế! Ơ hay?!
Anh vờ làm ngọt, thơ ngây em cười...

Giờ về gốc khế mình tôi
Mẹ cha hai đứa đã nơi suối vàng
Kể rằng: Sau cữ đoạn tang
Dứt lòng em đã đi sang sứ người...

Nơi kia em có vui tươi
Cuộc đời hạnh phúc vẹn mười không em ?
Hỏi em còn nhớ còn thèm
Chua chua ngọt ngọt chấm kèm muối cay...

Em ơi! Khế vẫn sai cây
Còn nguyên cổ tích cánh bay phượng hoàng <*>
Cưỡi chim đeo túi ba gang
Anh về: Mang một trái vàng tặng ai?...
Nam đinh 11/2011

<*>SỰ TÍCH CÂY KHẾ( chuyện cổ VN)
Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Khi người anh lấy vợ, người anh không muốn ở chung với em nữa, nên quyết định chia gia tài. người anh tham lam chiếm hết cả nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò của cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho cây khế và cày thuê, cuốc mướn nuôi thân.

Năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em bỗng sai quả lạ thường, cành nào cũng trĩu quả ngọt, vàng ruộm. người em nhìn cây khế mà lòng khấp khởi mừng thầm tính chuyện bán khế lấy tiền đong gạo.

Một hôm, có con chim phượng hoàng từ đâu bay đến mổ khế ăn lia lịa. Thấy thế, người em vừa khóc, vừa nói:

- Chim ơi! Nhà tôi chỉ có một cây khế này thôi, tôi định bán khế lấy tiền đong gạo. Chim ăn hết thì gia đình tôi sống bằng gì?

Chim vừa ăn vừa đáp:

Ăn một qủa, trả cục vàng
May túi ba gang, mang theo mà đựng

Người em nghe chim nói vậy, cũng đành để chim ăn. Mấy hôm sau, chim lại đến ăn khế. Ăn xong chim bảo người em lấy túi ba gang đi lấy vàng. Chim bay mãi, bay mãi qua núi cao, qua biển rộng bao la và đỗ xuống một hòn đảo đầy vàng bạc, châu báu. Người em đi khắp đảo nhìn ngắm thỏa thích rồi lấy vàng bỏ đầy túi ba gang. Chim phượng hoàng bảo lấy thêm, người em cũng không lấy. Xong xuôi, người em trở về nhà.

Từ đó, người em trở nên giàu có, người em mang thóc, gạo, vàng bạc giúp đỡ những người nghèo khổ. Người anh nghe tin em giàu có liền sang chơi và đòi đổi nhà, ruộng vườn của mình lấy cây khế ngọt, người em cũng đồng ý đổi cho anh. Thế là người anh chuyển sang nhà người em. Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu quả, chim phượng hoàng lại tới ăn. người anh giả vờ khóc lóc, chim bèn nói:

Ăn một qủa, trả cục vàng
May túi ba gang, mang theo mà đựng

Người anh mừng quá, giục vợ may túi không phải 3 gang mà là 6 gang để đựng được nhiều vàng. Hôm sau chim phượng hoàng đưa người anh đi lấy vàng. Vừa đến nơi, người anh đã vội vàng vơ lấy vàng bỏ vào túi, lại còn giắt thêm đầy vàng bỏ vào người. Chim cố sức bay nhưng đường thì xa mà vàng thì nhiều nên nặng quá. Mấy lần chim bảo người anh vứt bớt vàng đi cho nhẹ nhưng người anh vẫn khăng khăng ôm lấy túi. Chim phượng hoàng bực tức, nó nghiêng cánh hất người anh tham lam xuống biển.




 

phamhhmanh

Thành viên mới
SAU CƠN SỐT(tiếp...
<i>Bướng trầm ngâm: Thế mới biết người ta mê cây thế nào anh ạ! Mình mê còn có kẻ mê hơn! Em đã đi điều tra. Rõ biết cây cuả mình đấy mà không làm gì được. Nó chia nhỏ ra ,treo lủng lẳng như đầu chó ngoài quán, mà đành ngậm đắng, nuốt cay bỏ tiền ra năn nỉ nó để lại cho một giò, về treo cho đỡ nhớ! Ôi giá cây quý mà người ta có phương cách nào? Hay có giấy tờ hoặc bảo hiểm gì đó thì hay biết bao anh nhỉ?.. Đã là nghệ thuật mà không có quyền tác giả, khác nào vất cho chó nó gặm! Y như cái cô chân dài nào đó phát biểu " Cạp đất mà ăn". Anh nghĩ thế nào?
Tôi chống chế: Kể cũng khó! Thực ra đây là một dạng nghệ thuật mang tính cộng đồng..Tất cả tương tác lại nhau . Người sáng tạo ra một ý tưởng cũng là nằm trong cái Duyên chợt đến trong dòng thuận hòa chung của con người và thiên nhiên. Khó có thể chứng minh rằng đây là ý tưởng của tôi. Nếu một người đầu tiên, sáng tạo ra ý tưởng và làm ra cây: Dáng làng. Ngay lập tức có hàng trăm người làm theo hàng ngàn cây Dáng làng khác, mỗi cây mang một vẻ riêng. thậm trí người ta làm từ cây phá thế già cổ, đẹp hơn của anh, vậy thì cãi làm sao ý tưởng là của anh được? Còn về thực thể? Vốn là thực thể sống và biến động. Thằng cu bảo hiểm nào, dám bảo hiểm cho anh? Khi cây của anh cũng không thể chứng rõ nguồn gốc vì xuất sứ ở lung tung, Anh lấy cây ở trên rừng cũng là một dạng ăn trộm của chung. Một cây đẹp của người này, kẻ khác dễ dàng biến thành của mình chỉ bằng mẹo nhỏ. Giá trị tiền càng không thể đo đếm. Cây dáng "Rồng đau đẻ" này của Bướng chẳng hạn , khi sốt họ trả hai trăm triệu anh còn làm cao chờ thêm giá, bây giờ hai chục triệu cũng chẳng ai mua. Rồi có cây họ thổi lên hàng chục, hàng trăm tỷ, đến toàn bộ làm bằng vàng ròng cũng chẳng đắt bằng...Hơn nữa, nghệ thuật là vô giá . Vô giá có thể hiểu theo hai nghĩa mà Bướng.
Bướng trợn mắt: Vậy anh bảo làm sao? Chẳng lẽ cứ phải xây tường, bảo vệ , xích sắt và luật rừng hả anh? Em mà "bắt tận tay, day tận mũi" thằng trộm của em. Em cũng chém cho một nhát đứt đôi...Nhưng mà hiền như ông Toan ở ngoài Trại my, bọn nó ăn trộm cây xoành soạch kể cũng tức thay..
Tôi cười: Ăn trộm nhỏ đôi khi cũng cần phải tha thứ. Thú thật tớ cũng định ăn trộm một cành sanh của cô Ngâu Rồng đấy. Còn lớn hơn thì đã có luật pháp và tự lương tâm của kẻ trộm sẽ cắn rứt. Hơn nữa cũng có luật nhân quả và mắt của người đời nhìn vào mà Bướng?!
Bướng lại kêu vợ đi mua bia loại :" Hây nơ ken" cho nó máu,
Lan đi khuất , lại trợn mắt: Em không tin thằng đell nào hết! To ăn trộm to, nhỏ ăn trộm nhỏ; Trộm tiền, trộm tình, trộm thời gian ; Trộm cả phong lan lẫn niềm sung sướng...Ôi ! Cuộc đời . Em ngẫm ra bản thân mình; Em ăn nhiều thịt chó và ăn trộm cây rừng thì người ta lấy đi; Âu cũng là có vay có trả... . Như thằng bạn em, đào được cục vàng có tiền mua nhà , mua xe ,sắm cây cảnh đầy sân. Rồi bỗng sinh ra nghiện ngập, cờ bạc, có bao nhiêu lại bán hết, làm khổ cả vợ con. Tất cả rồi cũng trở thành gió mây và cát bụi...Thôi anh đã sang đến đây, nghĩa là tình cây dan díu; Em chẳng ham hố gì thêm cuộc đời, sẽ trồng cây cảnh làm vui, xin anh luôn lại nhà, chúng ta sẽ lập thành một hội, đề cử bố vợ em làm hội trưởng hội:" Cây nhà, lá vườn" anh nhá! Lan! Về mời bố sang đây uống bia với chúng anh
Ngọc lan vui rạng rỡ, mắt ngấn lệ: Thật hả anh? Cu Bi ơi ! lại đây mẹ cho bú miếng rồi mẹ đi mời ông ngoại sang với bố nào...
Bướng lại quát: Đi gọi ngay! Để tôi cho con bú ,,,,
Lan trố mắt: Anh lấy gì mà cho con bú? Chờ em một tẹo thôi!
Cô ấn đầu thằng bé vào ngực, nó khóc oe..oe.. như vừa mới sinh ra...Trong lời ru ngọt ngào của mẹ
À..á...à.. ơi!
Nhà em có một cây chanh
Nó chửa đâm cành, nó đã đơm hoa...</i>


(còn nữa..
 

phamhhmanh

Thành viên mới
SAU CƠN SỐT
Tiếp theo...
Uống bia xong .Bố vợ Bướng hồ hởi mời tôi sang thăm vườn cây cảnh của ông.
Tôi như lạc vào một sân trưng bầy với đủ các loại cây từ nam chí bắc. Ông vốn là cán bộ cấp cao, Từ một trai quê, ông trải qua nhiều sự nghiệp, quân đội , công an rồi văn hóa và kinh tế, bà là một nghệ nhân chèo cổ; Cả hai đã về hưu; Ông bà sống thanh tịnh với ngôi nhà cổ của cha ông để lại. Dân làng tự hào ông là một người có chức to nhất vùng, nhưng tự hào và kính trọng hơn ông là ngưởi rất liêm khiết và có lòng với quê hương, về quê ông sống chan hòa với mọi người và hay giúp đỡ những người nghèo khó, không phân biệt ai...
Bà đem trà thơm ra cái bàn nhỏ dưới gốc tùng
Ông bảo: Tớ rất thích ngồi ở đây. Cậu hãy nhìn cây Tùng này . Cậu thử phát biểu về nó xem nào?
Cháu nghĩ: Nếu ví cây sanh là " Nữ hoàng thiên biến, vạn hóa" thì cây tùng là " Hoàng đế cao minh và bất tử" với dáng vẻ uy nghi, trí tuệ, thân mình mang giáp sắt ,chân vững như bàn thạch; Cành, tán gọn gàng như khiên, trụ, đao,trùy... Đẹp tựa một chiến thần vô địch
Ông nhíu mày bảo: Tại sao các cậu cứ phải gắn với Hoàng đế? Tại sao không gắn với một vị tướng hay một chiến binh? Cái quỵ lụy, thần phục đã làm mai một đi cái bản ngã của cá nhân mình. Hoàng đế cũng là một cá nhân, thậm trí một cá nhân tồi tệ. Tớ lại nghĩ : Đó là vẻ đẹp của khí phách ngang tàng, quả cảm, minh chứng trước trời xanh; Một ý chí kiên cường đấu tranh cho sự tồn tại; Một cốt cách thanh cao, mẫn tiệp của con người yêu cuộc đời và khát vọng chinh phục mọi thách thức...
Tôi há mồm": Cảm ơn bác đã chỉ giáo! Mà cháu cũng thật không thích ngày xưa các " Đại trượng phu" cứ vơ lấy trúc, tùng là hình tượng của riêng mình. Tất nhiên họ chỉ đàn ông, không dám công nhận rằng: Đàn bà cũng xứng ngang như vậy. Họ sống trong phong ba , bão rét, giành giật từng li sự sống,từng tia hy vọng, trên sự khô cằn, khốc liệt của dòng đời để tồn tại, để sinh dưỡng những mầm cây xanh tốt...
Bà nghệ sỹ đứng bên lúng túng, móm mém cười: Chúng tôi đâu có dám xứng như vậy? chúng tôi chỉ là cây sung , cây đào; " ăn sung í sung chát, ăn đào í đào chua" thôi mà...
Đưa chén nước cho từng người xong bà nói với tôi: Anh ạ! Tôi đặt hàng anh đấy! Anh hãy làm cho tôi một tiểu cảnh có cây thị, ở dưới có một bà già giơ bị ra hứng. và một cái khác có cây đa dưới gốc có Thạch sanh đang chém chằn tinh có được không? Những tích chuyện ấy rất nhân văn và lãng mạn,có đầy trong dân ran (gi?), rất việt nam. Chúng ta là con cháu của Cha Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ, Năm mươi con lên rừng theo cha, năm mươi con xuống biển theo mẹ. Rừng và Biển; Mẹ và Cha .Chẳng phải là hai thái cực tạo ra con người Việt chúng ta ? Tạo ra nền văn minh lúa nước. Chính nền văn minh vĩ đại ấy đã cưu mang nền văn minh nhỏ :Cây cảnh bây giờ.
Ông cười bảo: Bà khôn ra phết nhỉ? Bản thân tiểu cảnh đã là một câu chuyện cổ tích Việt nam. Bà chỉ cần dẫn các cháu ra và kể cho chúng nghe cả một bài học về cách sống và đạo làm người...Thật là vô duyên và nhàm chán, cứ phải kể cho con cháu chúng ta nghe về mấy cái lão mây gió nghiện rượu, cầu hiền, câu cá không lưỡi câu,V,,v,, Vậy nên theo tôi ,khi làm các tác phẩm về tùng cũng cần nên cẩn trọng. Tớ rất ghét cái kiểu tùng thấp tè tè , nhìn có chút ti tiện...
Tôi vui quá kêu: Bác ơi! Cháu sẽ làm kỷ niệm bác, Bác chỉ bỏ tiền mua vật liệu thôi! Thật hợp ý cháu. Cũng đang định làm với cây Khế của cháu đấy. Nhưng nói thật với bác. Cháu chưa làm việc này bao giờ.
Bà bảo: Anh cứ làm đi! Cái tâm của mình với quan trọng. Cháu sẽ thấy say mê và hạnh phúc với chính cái mình làm ra. Có cần bác gọi cái Ngâu sang làm giúp không? Chẳng biết thương nhớ ai mà giờ chưa chịu lấy chồng? Cứ như sư cô trên chùa vậy.
Tôi chợt nhớ ra : Cháu đã xem bác đóng vai Thị Màu lên chùa . Nhân vật ấy cũng hay chứ bác nhỉ? Hay là cháu làm cho bác cây Si, dưới có chùa và sư cô đang ngồi gõ mõ, trên con đương làng ngoằn ngoèo có ả Thị Màu tất tưởi lên chùa. Như vậy dễ hơn. chứ cây thị cháu không biết kiếm đâu ra nữa/
Bà cười hiền từ: Vậy càng hay; Anh cứ làm đi, tiền nong đừng ngại gì nhá!
Ông xoa cằm lại bảo: Tôi đố anh mua được những nhân vật anh định làm ở đâu đấy. Các cửa hàng bán chậu cảnh, kiêm con gốm người ta có đầy những cái mình không cần tìm, tất cả bé tí, rẻ như bèo. Tôi sẵn sàng mua đắt hàng chục lần con gốm mà tôi cần. Đã là thủ công làm bằng tay, sao lại sản xuất hàng loạt bằng nhau nhỉ? Có lẽ các nhà gốm sứ chưa đáp ứng được nhu cầu cho nghệ thuật cây cảnh. Bởi mỗi một tiểu cảnh hay cây cảnh có một kích cỡ, một sắc thái riêng biệt. Thật là có Duyên nếu hai nghề cổ truyền này kết hợp với nhau . Chắc chắn sẽ tạo lên cơ hội cho những tác phẩm để đời...Tượng dân ran Việt cộng với cây thế Việt . Chẳng phải tạo ra lối chơi Việt, người ta có thể làm ngay tiểu cảnh cho ngôi nhà , mảnh đất của mình, cảnh đẹp của làng mình, , tỉnh mình, nước mình, hay theo trí tưởng tượng bay bổng của tâm hồn mình mình. thật là vô tiền, khoáng hậu.Mở lối cho mọi người thể hiện khả năng của mình, Đâu đó đã có người làm tiểu cảnh theo lối thủy mạc,về những sự kiện lịch sử, nhưng vẫn còn tự phát trong một phạm vi hạn hẹp. Chúng ta không ái ngại sao? Khi các triển lãm cứ triển lãm mãi cây hiếm,đắt tiền, bó hẹp trên những bệ đá, cái ang đắt tiền, lác đác điểm thêm vài hình tượng phụ trợ,,,mà chỉ những người có tiền nhiều mới kham nổi.Theo tớ nghĩ : Cây bao giờ chẳng gắn với nước non, tình người, nơi mà nó đang sống. Cây cảnh ta nên hiểu rộng là cây phải đi cùng phong cảnh nữa chứ!
Tôi nói: Cái này khó có thể tự làm được, cháu nghĩ: Nếu mình mua đắt , đến tận nơi đặt có lẽ được. Nhưng vấn đề chỉ với những người có thu nhập cao, còn những người khác thì sao? Mà tìm đâu ra lò gốm nhỉ?
Bà hồ hởi: Tôi sẽ nặn bằng đất sét, rồi ông đốt rơm nung như hồi bé nung bi đất ấy. Khó gì?!

Còn nữa
 

phamhhmanh

Thành viên mới
Chúng tôi cùng cười nhăn răng, tất cả tổng cộng 42 cái : tôi có 36 cái, ông còn 6 cái ,bà chẳng còn cái nào...
Bướng ở đâu lò dò sang, mang theo 3ocái nữa. 72 cái răng, 72 thần thông, biến hóa của tiếng cười. Niềm vui chung của chúng tôi có dịp len lỏi tới các chậu lộc vừng, mai, tường vi. mẫu đơn ,phong lan, hoa trà...
Bưởng nói như giận dỗi: '"Vua chơi lan, quan chơi trà". Bố chơi cả Lan cả trà ,còn loại con chỉ chơi mỗi dâm bụt.
Ông vỗ vai bảo: Anh đừng nghĩ tự ti như thế! Con Lan quý nhất đời tôi , anh đang có trong tay còn gì? Cây cảnh làm bố con mình xa nhau và chính nó lại đưa bố con mình gần lại. Này! Chính anh mới xứng đáng với danh hiệu Hội Trưởng hội: Cây nhà lá vườn. Sau này được phép truyền lại chu cu Bi...
Bà lầm rầm: Màu xanh của cỏ cây là màu của hối sinh và sự sống
Tôi góp thêm: Cũng tuyệt diệu bác nhỉ? Khi cỏ, cây, hoa, lá bị tàn phá ngoài thiên nhiên, thì cỏ,cây, hoa , lá lại chạy vào từng nhà, được chăm chút , yêu quý nâng lên hàng nghệ thuật
Ông bảo: Hàng vạn người già chúng tôi tìm thấy niềm vui. sự thanh thản bên cây và hoa, nó còn là thể thao nâng sức khỏe, không khí trong lành; Bên hoa, bên cây còn chiêm nghiệm thấy bao lẽ sống ở đời. Thấy được cái đúng, cái sai, của đời mình đã trải qua. Thấy được sự thâm, sâu, cao, rộng vô biên của tạo hóa. Mới thấy được cái giá trị của loài người sống trong hòa hợp, hòa bình. mỗi cá nhân cần phải yêu thương và tha thứ
Bướng nói chen: Đấy là chưa kể mặt lợi về kinh tế. Mấy cây này khi Bố chết để lại cho cu Bi , vài chục năm sau lại có tiền tỷ
Bà lườm yêu: Cha bố anh! Đừng độc mồm, độc miệng như vậy. Nếu thật nhớ xây cho chúng tôi cái lăng nhá!
Ông buồn bảo: Các anh chị ấy giờ sống cởi mở và thực dụng hơn chúng ta. Tôi tin. Nếu có, anh Bướng xây thật, nhớ trồng cho tôi cây tùng và bà ấy cây si nhá!
Tiếng Ngọc lan ru con lại du dương:
À...á....à.....ơi.....
Còn người, còn nước, còn non
Còn xanh cây cỏ ớ...Mình còn yêu nhau....

Nam định= cầu Họ 05/01/0012
Còn nữa
 

phamhhmanh

Thành viên mới
NGOÀI LỀ//
Ông xoa cằm lại bảo:
Tôi đố anh mua được những nhân vật anh định làm ở đâu đấy. Các cửa hàng bán chậu cảnh, kiêm con gốm người ta có đầy những cái mình không cần tìm, tất cả bé tí, rẻ như bèo. Tôi sẵn sàng mua đắt hàng chục lần con gốm mà tôi cần. Đã là thủ công làm bằng tay, sao lại sản xuất hàng loạt bằng nhau nhỉ? Có lẽ các nhà gốm sứ chưa đáp ứng được nhu cầu cho nghệ thuật cây cảnh. Bởi mỗi một tiểu cảnh hay cây cảnh có một kích cỡ, một sắc thái riêng biệt. Thật là có Duyên nếu hai nghề cổ truyền này kết hợp với nhau . Chắc chắn sẽ tạo lên cơ hội cho những tác phẩm để đời...Tượng dân ran Việt cộng với cây thế Việt . Chẳng phải tạo ra lối chơi Việt, người ta có thể làm ngay tiểu cảnh cho ngôi nhà , mảnh đất của mình, cảnh đẹp của làng mình, , tỉnh mình, nước mình, hay theo trí tưởng tượng bay bổng của tâm hồn mình mình. thật là vô tiền, khoáng hậu.Mở lối cho mọi người thể hiện khả năng của mình, Đâu đó đã có người làm tiểu cảnh theo lối thủy mạc,về những sự kiện lịch sử, nhưng vẫn còn tự phát trong một phạm vi hạn hẹp. Chúng ta không ái ngại sao? Khi các triển lãm cứ triển lãm mãi cây hiếm,đắt tiền, bó hẹp trên những bệ đá, cái ang đắt tiền, lác đác điểm thêm vài hình tượng phụ trợ,,,mà chỉ những người có tiền nhiều mới kham nổi.Theo tớ nghĩ : Cây bao giờ chẳng gắn với nước non, tình người, nơi mà nó đang sống. Cây cảnh ta nên hiểu rộng là cây phải đi cùng phong cảnh nữa chứ! Tớ thật không đồng ý quan niệm cho rằng: Chơi cây là để thể hiện đẳng cấp , giàu hay ngèo. Nếu quan niệm vậy thì đó chỉ là một lối nghĩ trưởng giả. Tất nhiên những người có nhiều tiền và điều kiện họ có quyền sở hữu, nhưng nếu có tâm ,chính họ lại là những nhà tài trợ và thêm thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển chung. Những người làm cây chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp với là người tạo nên nghệ thuật cây cảnh bằng chính bàn tay, khối óc của mình..Họ là phía cân bằng: Cho một bên là nghệ thuật, một bên là thương mại
 

nguoigiungonhaidang_hp

Thành viên mới
Re: Trả lời: Re: Trả lời: Sốt cây cảnh (phần 1)

ngon hai dang gan gui voi nguoi di bien va nhung con tau,e lai la linh hai quan nen lay ten vay a ah.que e o hai phong,e suu tam 1 so cay co thu trong mien nam mang ve,rat may con bao vua roi k gay thiet hai toi may e,chi co may con chim la phai o trong nha thoi,niem vui cua a la trong cay kieng,thang tram doi nguoi co luc nhu 1 cai cay,hanh phuc la wa trinh theo duoi uoc mo do a,cay hu thi thuan theo tu nhien ta lam lai,bao xong co khi lai cho ta y tuong lam dang the moi,chuc a luon binh yen du trong giong bao
 

phamhhmanh

Thành viên mới
Trả lời: Re: Trả lời: Re: Trả lời: Sốt cây cảnh (phần 1)

ngon hai dang gan gui voi nguoi di bien va nhung con tau,e lai la linh hai quan nen lay ten vay a ah.que e o hai phong,e suu tam 1 so cay co thu trong mien nam mang ve,rat may con bao vua roi k gay thiet hai toi may e,chi co may con chim la phai o trong nha thoi,niem vui cua a la trong cay kieng,thang tram doi nguoi co luc nhu 1 cai cay,hanh phuc la wa trinh theo duoi uoc mo do a,cay hu thi thuan theo tu nhien ta lam lai,bao xong co khi lai cho ta y tuong lam dang the moi,chuc a luon binh yen du trong giong bao
Vậy thì ra Hải Đăng là lính Hải quân hả? Một một chuyến đi xa trên sóng nước trở về bên cây cảnh yêu quý của mình, kể cũng thú vị phải không?
Đất Hải phòng, PM cũng có duyên nợ lắm đấy!
Cảm ơn HD đã động viên và luôn vui khỏe nhé!:-bd
 

phamhhmanh

Thành viên mới
SAU CƠN SỐT
Tiếp..
Tạm biệt bên ngoại của Bướng. Tôi chạy sang nhà ông Toan ngoài Trại my . Nhà ông ở rìa cánh đồng nơi có con sông nhỏ vẫn đem nước phù xa ngoài sông Ninh cơ về, những chiếc lá thu vàng trên đường quê tung tăng, ngịch ngũ cứ cuốn theo gót chân người làm ta không nỡ dẫm lên; Chúng như đàn vịt con vậy, khi gió lớn nổi lên chúng chạy trốn cả vào những gốc lúa cũng đang ngả áng vàng.
Một chú chó mẹ dẫn đàn con xông ra sủa vang. Biết là ông bị điếc nặng nhưng tôi vẫn gọi: Ông Toan ơi! Ông Toan ơi!
Con chó mẹ lập tức cất vội hai cái nanh trắng ởn, ngượng ngập quay vào nhà, kệ cho bầy chó nhỏ tíu tít, nịnh hót đón khách .
Khu nhà của ông còn giữ nguyên vẻ quê thuần túy. Cái cổng bằng hai cây duối uốn thành, lá dày khin khít . Khu vườn với đủ các loại cây và hoa, lá . Giữa sân là hoa giấy đủ các màu đỏ, tím, vàng chanh...Một cây nhài Nhật hoa như đàn bướm trắng tím, ngào ngạt hương thơm, lũ hoa bát tiên đủ các màu rực rỡ..
Góc này là dãy hoa sứ với những cái gốc kỳ quái trên những cái chậu sứt mẻ...Càng nhìn kỹ mọi xó xỉnh tôi càng ngạc nhiên thấy chỗ nào cũng có đủ các loại cây với dáng vẻ kỳ lạ, có nhiều cây tôi chẳng biết tên là gì? Cây như củ hành mà lại to hơn nồi cơm điện,cây giống cây sanh mà có lá lại màu trắng....Có nhiều cây lại rất thân quen. Cây ngũ gia bì như con rồng bay lên, cây đinh lăng như con trâu gặm cỏ, cây huyết dụ lá nhỏ như con dao đỏ máu, cây duối như một chiếc quạt khổng lồ...Nghe nói ông không bỏ các phiên chợ quê nào vào mùa trồng cây để sưu tầm các loại cây lạ,và chậu vỡ, mẻ về dùng.. chỉ bằng chiếc xe đạp cọc cạch. Khi bị xe máy đâm hỏng và gãy chân; Ông lại đi bộ; Đủng đỉnh và cần mẫn. Ai chào cũng không nói, chỉ cười với hàm răng đều tăm tắp.
Cũng nghe nói: ông bị ăn cắp cây nhiều nhất làng; Nhưng điều tôi muốn khám phá ở ông là: Tại sao có rất nhiều người đến mua cây của ông với giá rẻ và cây của ông mua về nuôi dưỡng sau vài năm, họ bán được với giá rất khủng, tới hàng trăm triệu đồng? !....
Mãi rồi tôi cũng phát hiện ra ông đang lúi húi ở góc vườn với xô nước tưới cây có mùi khai thoang thoảng. Thấy tôi ông ngẩng lên cười: Chào "Đại gia" đến chơi! Nhưng "Đại gia" tránh xa ra một bước; Đây là nước đái của bà nhà đã ủ hoai, pha loãng đấy...Không biết vợ " đại gia" thế nào? Chứ vợ nhà này không có cái gì vất đi cả. Rồi ông giải thích, tưới cây cái "anh này" phải có mẹo; Nóng vội là bà nó giận. Trước hết
phải bịt lỗ thoát lại ,đổ đầy ngâm hàng tiếng cho ngấm ngáp, rồi mới tháo hết ra. Thôi vào đây tôi pha nước vối mời anh uống.
Tôi gào to: Ông cứ làm đi! Kệ cháu! Cháu không khát
Ông nhìn mồm tôi cười: Già rồi..Điếc...Anh gào to hơn tôi mới nghe thấy. Ừ thì làm. Cần gì, anh cứ hỏi nhá!
Tôi lại gào: Của đàn ông có dùng tưới được không ông?
Chợt giật mình thấy cô Nhen nhà bên cạnh một tay cầm gà, tay kia đang bịt mồm cười rồi bảo: Nhà anh kia! Gào"văn" gì? mà cả làng, cả tổng nghe thấy vậy?
Ừ nhỉ? Bí mật nghề nghiệp mà gào thế , thật không nên. tôi lấy giấy bút ra viết.
Ông đọc xong lại cười: Chữ anh có đẹp hơn gà bới! Tôi đùa đấy thôi. Đàn ông , đàn bà, đều dùng được cả. Đằng kia tôi có ngâm cả ốc biêu vàng , mùi còn kinh khủng hơn, Tôi chỉ tưới khi ngược gió vào nửa đêm thôi, cái món này rễ cây ra kinh khủng, lá xanh bóng. chắc anh muốn hỏi tôi trồng bằng đất gì? Đấy! Đất phù xa, hay ải ruộng trộn tro trấu, lá mục, phan gà, lợn ủ hoai; Muốn rễ ngoằn ngoèo thì trộn cùi dừa khô, không có thì bẻ miếng xốp như khẩu mía độn vào . Đừng dại mà cho đá, gạch, chúng sắc như dao đấy. Tôi kỵ dùng phân hóa học, cây rừng có phân hóa học đâu mà: "Tốt như rừng", cái loại phân ấy bạc bẽo lắm anh ạ! Đất quê mình cần chi cái loại trùng dịch đó. Cũng như dùng thuốc tây ấy! Làm cây đoản thọ, tốt bột phát xong thiếu nó lại ỉu xìu, tốn tiền. Mình có "thuốc nam", tự làm được, dùng chậm mà bền bỉ, tốt chán.
Tôi làm hiệu: Thế sâu, bọ, nấm, ông làm thế nào'
Ông bảo: Anh cứ hỏi mấy bà trồng rau ấy! Hôm nào mang sách đến tôi ghi cho.
Nói rồi ông dẫn tôi đến mấy gốc sanh: Đây là đôi hạc chầu tôi làm để bán cho ai mua về trồng nơi thờ cúng. Hạc chầu đôi chân thì cao, nhưng phải vững trãi; Tôi đã biến rễ thành thân, lấy thân này làm chân. Anh thấy tôi đã làm cho đôi rễ này cao và vững trãi chưa? ừ một năm nữa ,tôi hãm lớn lại sẽ đẹp ngay. Cây cũng như vợ mình, khó tính mấy, nhưng biết chiều thì bảo kiểu gì, nó cũng nghe theo
Hấp dẫn quá ( vì liên quan đến cặp đùi thôn nữ trong tác phẩm,tôi định làm) nên quên tiệt , lại gào to: Cháu sợ chiều quá , nó lại ra kiểu khác
Tiếng cô Nhen hàng xóm vọng sang: Gà lộn "thị" chuồng rồi...hí..hí...hí..
Ông vẫn bình thản nói: Nếu nó tự phá thế, anh cứ mạnh dạn cắt phéng nó đi, kích nước bể phốt đẫm vào nó lại ra tốt ầm ầm. vết sẹo rất nhanh khít.

Còn nữa..
Cảm ơn ACE đã đọc
 
Đọc truyện của anh ;Cứ như đọc "sách "dạy trồng &chăm sóc cây cảnh í.=D>
(Cô Thôn nữ quê anh đi thi Hoa hậu được đấy:-bd)
 

phamhhmanh

Thành viên mới
Đọc truyện của anh ;Cứ như đọc "sách "dạy trồng &chăm sóc cây cảnh í.=D>
(Cô Thôn nữ quê anh đi thi Hoa hậu được đấy:-bd)
Chào anh Trung Dũng
Thực ra Pm muốn kể lại truyện một lão nông vui tính, cần cù, sống giản dị . Trồng cây với phương pháp gần như cổ điển của mình. Nhưng cũng không ít thành công và sự kính phục của mọi người.
Bác này có thật 70 % mà Pm được quen biết
Thôn nữ quê Pm không đẹp và gợi rũ vậy đâu. Chắc là cô chân dài nào đó đóng đó thôi
Anh ở Gia lai, chắc có nhiều sơn nữ đẹp hơn là cái chắc:-bd

Còn cây sung của em trồng đấy!Anh thấy ra quả vậy có được không? Cũng là nhờ học hỏi ACe trong diễn đàn.
Còn mấy cây nữa chưa chịu ra quả cứ mọc nhánh ở thân, may nhờ kinh nghiệm của anh nên em không bứt đi nữa. Cám ơn anh
 
Quả thật mình rất thích cách "hành văn " của anh ...Tất cả được lồng vào một "khung cảnh" thân quen ,gần gủi của mọi ngươì , chắc chắn rất nhiều người đọc sẽ cảm thấy như anh đang viết về chính quê"mình".
Về chuyện Cây Sung :Mình cũng học hỏi thôi anh ạ!(có phải phát kiến của mình đâu , mình chỉ là người thích cây cảnh chứ cây và k/nghiệm còn ở mức "khới điểm"X_XX_XX_X)
-Cám ơn anh nhiều.
 

phamhhmanh

Thành viên mới
SAU CƠN SỐT
Tiếp theo
Tôi chỉ sang một cây khác có nhiều rễ buông rất đẹp rồi viết hỏi ông.
Ông liền cắt một đoạn cuống tàu lá chuối tươi, lấy que tre dùi lỗ xuyên suốt. Bàn tay thô ráp của ông khéo léo vô cùng, luồn một cái rễ mới vào một đầu, còn đầu kia ông gá xuống đất; Ông nói: Khi hết nước, tàu lá khô nỏ đi, thì hiện ra một cái rễ to cỡ nửa cái đũa rồi. Tôi làm trăm cái được cả trăm, đấy! Anh nhìn mà xem.
Nhìn cách uốn cành, làm tán của ông mới thú vị làm sao; Thôi thì đủ các loại vật liệu: Thanh tre, thân cây mây, dây phơi, dây điện , buộc thì bằng dây chuối hột khô, ghì cành bằng dải rút quần, dây lưng da. Nhìn một co thân uốn, ông quấn cả một cái xu chiêng màu hồng dày cộp. Ông cười cười bảo: Của bà nó, không dùng nữa vất đi cũng xí của giời.
Tôi viết trêu ông: Không khéo chỗ ấy mọc ra hai cái u đấy ông ạ!
Ông cười: Khớ,, khớ,,, khớ,, Càng đẹp vì nó thành cây sanh cái. Tôi sẽ đặt tên nó là " lão thị hồi xuân",,khớ..khớ...khớ...
Tôi lại viết: Sao cây sung của ông ra sai quả như vậy?
Ông bảo: Tôi bán vài chục cây có ba mưoi nghìn một gốc; Có một cây sai hơn để chơi, nhưng bị đứa nào lấy cắp. Làm sung ra quả rất dễ. Sung sống ở bờ ao; Vậy hãy bắt chước như bờ ao . Này nhá! Cây đang phát triển bình thường thế rồi mùa thu, đông ít mưa, ao khô kiệt, bờ trơ ra khô nẻ, sung trơ rễ. thế rồi sang hè mưa ào tới, nước lại ngập đầy: Cây đang vàng úa lại ra lá xanh tốt nhú quả chi chít...Anh đã nghe câu chuyện "Đại lãn chờ sung" chưa? Phải ngâm cứu, tìm tòi chứ cứ nằm há miệng chờ thì bao giờ quả mới rụng vào mồm? cây cũng cần đến năm, đến tháng chứ cứ ép cho nó chửa hoang là không được...

Lúc ấy ào ào ngoài đường ,tay Trọng Hủi chở đầy một xe tải toàn những gốc sanh to như cột nhà cắt cụt hết cành; Mua của người ta trồng hoang ở bờ sông, góc bãi.
Ông bảo: Tôi có một hòn độc thạch mà nó lấy cắp mất. Thấy người ta trồng cây cũng mượn gió hùa theo vì hám tiền, Thế mà gọi là trồng cây cảnh sao? Đó là loại ăn xổi. Cứ nghĩ cây to mới là quý. Những cành cụt ấy bao giờ mới liền? Chúng cứ ghép, cứ tống kích thích thành cái hình dáng, rồi cả bọn bày mưu, thổi hót lừa người không hiểu gì về cây cảnh . Cổ, kỳ, mỹ gì? Khi định ăn cắp thời gian. Sự dịch chuyển của vũ trụ vào quá khứ. Một giây trôi đi là một mảnh đời người đã mất trong vòng: Sinh, lão, bệnh, tử. Điều đó đâu có thể giả tạo được . Cả người làm và người chơi ấy đều là những kẻ cơ hội đáng thương. Tôi quê kệch vậy thôi! Nhưng tôi lựa từng hạt giống, ương từng cành nhỏ. chăm chút trong mồ hôi mặn chát, mùi hôi hám của phân tro, lo lắng khi từng ngọn gió đổi mùa. Từ máu thịt và tâm hồn tôi cảm nhận được giá trị đích thực ở đâu. Tôi không nỡ bán đắt một cây hoa, một phôi cảnh. Thế mà họ, trong vài tháng vài năm. Định kiếm cả hàng chục, hàng trăm triệu đồng. Tôi quý anh , mong anh đừng thành như vậy. Hãy gìn giữ cái đức của người trồng cây.

Ông lấy một cây đa rồi trân trọng đưa tôi bảo: " Thần thánh cây đa, quỷ ma cây gạo" Tôi tặng anh cây đa này. Những mong anh thành một người trồng cây tốt. Sau này có cây bán nhớ đừng quên hương hoa tạ ơn trời đất, thần công, thổ địa và các tiền nhân. Chẳng cần mâm cao cỗ đầy. Tấm lòng thành là chính.
Tôi cảm động không biết nói gì? Lời cảm ơn viết ra giấy có lẽ vô ơn.
Ông lại cười: Thôi tôi đi nấu cơm đây. Cái Ngâu cháu họ bà nhà tôi. Nó khó tính lắm đấy! Liệu lựa mà chiều...

Tôi rời khỏi nhà ông trong niềm vui bất tận. Tự hứa lần sau sẽ mang tặng và giới thiệu ông dây nhôm, dây nhựa,thuốc kích thích ra rễ, nảy mầm, phân lân, NPK...Tất cả những sự tiện lợi ấy sẽ giảm bao sức lao động cũng như thời gian cho ông...Thậm trí giới thiệu cả Internet để ông biết thêm rằng: Có biêt bao người làm vườn ở khắp nơi cũng "chiều cây như chiều vợ " giống ông. Nhưng với những kỹ thuật tinh vi và phong phú khác lạ ...
Còn nữa..
Cảm ơn ACE đã đọc:-bd
 

phamhhmanh

Thành viên mới
Quả thật mình rất thích cách "hành văn " của anh ...Tất cả được lồng vào một "khung cảnh" thân quen ,gần gủi của mọi ngươì , chắc chắn rất nhiều người đọc sẽ cảm thấy như anh đang viết về chính quê"mình".
Về chuyện Cây Sung :Mình cũng học hỏi thôi anh ạ!(có phải phát kiến của mình đâu , mình chỉ là người thích cây cảnh chứ cây và k/nghiệm còn ở mức "khới điểm"X_XX_XX_X)
-Cám ơn anh nhiều.
Cảm nhận của anh đã động viên Pm rất nhiều
Nhưng anh khiêm tốn quá đấy! Người biết trước bao giờ cũng biết hơn người biết sau mà anh:)>-

bạn viết rất truyên cảm,
Cảm ơn bạn đã chia sẻ và nói lên cảm tưởng của mình!:)>-
==================================

VƯỜN NHÀ
Họ ăn lòng chó,thịt chim
Còn em lại rủ đi tìm rau xanh
Vườn nhà chân đất mát lành
Gặp con giun nhỏ bò quành lối trưa...

Vườn ơi ! Đất thẫm nắng mưa
Mùn đen ,sinh, lụi từ xưa bao đời
Buột mồm gọi bố, mẹ ơi !
Nghiêng nghe tai nhỏ những chồi búp khoai...

Vội vàng nắm phải tay ai?
Cười cười em bảo :Anh sai mất rồi!
Sao anh lại nắm tay tôi
NGắt rau không ngắt,chết thôi! thế này...

Gió về vườn kéo tơ bay
Chim khuyên nghiêng cổ cành cây kiếm mồi
Hoa già rời quả nhẹ rơi
Có con nhộng nhỏ cuộn nôi ngủ nùi

Bón rau vun xuống nụ cười
Tưới thêm nước mắt đất tơi chưa này
Em ơi! Đưa trái tim đây !
Dũi chân vùi xuống tình đầy vườn xưa...


Mặc ai ăn thú ,uống mê
Anh yêu em với vườn se xắt lòng!
Đi xa chỉ thấy vô cùng
Trở về mới biết chân dừng là đây

Phạm Mạnh
Tc=N đ
 

phamhhmanh

Thành viên mới
( Suy nghĩ ngoài lề)
SINH LÃO BỆNH TỬ

"Sinh lão bệnh tử" . Câu này có nghĩa " Sanh, già, bệnh, chết "
Đây là bốn nỗi khổ trong một đời người theo quan niệm nhà Phật.
Theo Kinh A Hàm, khi đản sanh, Đức Phật đã nói một bài kệ bốn câu như sau:
Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn
Nhất thiết thế gian
Sinh lão bệnh tử

Dịch
Trên trời dưới đất
Chỉ ta tôn nhất
Tất cả thế gian
Sanh, già, bệnh, chết
(Sưu tầm tại yahoo.com)
Vậy mà có một thời gian dài tôi cứ nghĩ là: Sinh, mệnh, lão, tử. Nghĩa là: Ngườit a sinh ra, sống với số mệnh của mình, rồi già và chết. Nhưng như giải thích ở trên rõ ràng là tôi bị lầm.
Tôi nói đến vấn đề này vì khi hỏi một bác già : Tại sao người ta cứ làm cây có 5,9, 13... tán? Thì bác trả lời rằng : Bởi các con số đó rơi vào chữ SINH( theo cách tính trên) . Với mong muốn con người ta sinh sôi, trường tồn . và kỵ nhất là 4,8,12,,,bởi rơi vào chữ TỬ
Tôi cứ phân vân hoài về điều này. Đấy là theo thuyết nhà Phật. Thế những người không theo thuyết này, những người có tư tưởng tự do, thì sao nhỉ? Có dám, có nên phá vỡ cái "quy tắc bất thành văn" đã ăn sâu vào tư tưởng này không?

Một người bạn lại giải thích rằng: Tại quê cậu chuộng chơi cây dáng long và cây ngũ phúc nên ở đâu cũng thấy 5 tán cũng đúng thôi.
Nhưng thực ra cũng chưa hẳn như vậy. Rất nhiều dáng khác tôi để ý. Họ đều làm số tán lẻ lớn hơn 3 và không hề có số tán chẵn nào? Chính điều này đã làm giảm đi 1/2 môi trường sáng tạo cho những ý tưởng mới và táo bạo
 

Huyết Dụ

Thành viên
( Suy nghĩ ngoài lề)
SINH LÃO BỆNH TỬ

"Sinh lão bệnh tử" . Câu này có nghĩa " Sanh, già, bệnh, chết "
Đây là bốn nỗi khổ trong một đời người theo quan niệm nhà Phật.
Theo Kinh A Hàm, khi đản sanh, Đức Phật đã nói một bài kệ bốn câu như sau:
Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn
Nhất thiết thế gian
Sinh lão bệnh tử

Dịch
Trên trời dưới đất
Chỉ ta tôn nhất
Tất cả thế gian
Sanh, già, bệnh, chết
(ST)
Vậy mà có một thời gian dài tôi cứ nghĩ là: Sinh, mệnh, lão, tử. Nghĩa là: Ngườit a sinh ra, sống với số mệnh của mình, rồi già và chết. Nhưng như giải thích ở trên rõ ràng là tôi bị lầm.
Tôi nói đến vấn đề này vì khi hỏi một bác già : Tại sao người ta cứ làm cây có 5,9, 13... tán? Thì bác trả lời rằng : Bởi các con số đó rơi vào chữ SINH( theo cách tính trên) . Với mong muốn con người ta sinh sôi, trường tồn . và kỵ nhất là 4,8,12,,,bởi rơi vào chữ tử
Tôi cứ phân vân hoài về điều này. Đấy là theo thuyết nhà Phật. Thế những người không theo thuyết này, những người có tư tưởng tự do, thì sao nhỉ? Có dám phá vỡ cái "quy tắc bất thành văn" đã ăn sâu vào tư tưởng này không?
Không lầm thì ở quê bác, người ta sắp cỗ cho 5 người/mâm.
 

phamhhmanh

Thành viên mới
SAU CƠN SỐT
Tiếp

Về đến đầu làng nơi có miếu Cô đầu. Tôi chợt dừng lại nhớ lại cái" đêm hãi hùng' hôm nọ. Ngôi miếu này theo sụ đồn đại của dân làng nổi tiếng linh thiêng, được xây không biết tự thủa nào, để thờ một cô gái xinh đẹp, hát cô đầu nổi tiếng, chẳng may "hồng nhan bạc phận" chết lúc xuân xanh. ( tôi đã kể riêng chuyện này)
Tôi nhìn soi mói cây ngâu già ở phía trước với sự tò mò xen lấn hoài nghi. Cây ngâu vẫn còn đó tỏa hương thơm ngát từ trăm vạn bông hoa li ti vàng như những mảng lụa tơ tằm. Cái gốc to sụ mọc lên hàng chục cành hệt như những cánh tay phụ nữ thoa phấn trắng nhờ ,đang múa với những vũ điệu khác nhau. Có cánh tay như bay lên, có cánh chỉ thẳng,cánh buông thõng, cánh che mặt, cánh gạt lệ, cánh như cào cấu, cánh như vuốt ve...
Từ nhỏ theo lời dặn của người lớn. Tôi và lũ trẻ đi qua đều phải len lén bỏ mũ xuống, không dám nhìn thẳng vào , không dám động vào bất cứ một vật gì của miếu. Ấy thế mà nghe kể: Một đêm nọ có một đám người đến đào trộm cây ngâu này . Nhưng kỳ lạ thay xe đẩy của chúng không thể nào nổ máy dù sửa đủ mọi cách. Quá sợ hãi, họ vội khấn vái rồi đem trồng trả cây về chỗ cũ ; khi chuồn đi thì xe lại nổ máy như thường...

Đang mê mải. Tôi lại giật bắn mình khi có một bàn tay vỗ bộp vào vai, từ một cái bóng tóc dài, búi tó. Tôi quay phắt lại thì ra là " Thần thơ, thánh chữ" trong làng.
Ha.. ha.. ha.. Cậu không sợ Bà, mà lại sợ cái bóng của ta..ha.. ha..ha...
Tôi làm như trấn tĩnh: Chào chú Hạc! chú vẫn khỏe chứ ạ!?
Không dám! Nhưng tớ nghe rõ tiếng tim cậu đang đập thình thịch. Cậu nhát gan ơi! Cậu sợ cái bóng của ta, vì ta là ai ư? Ta là: Thần thơ, thánh chữ..ha..ha..ha..Cậu thấy gì ở cụ Ngâu này? Không đáng tuổi cụ cậu sao? Cậu có biết từ xưa xưa. Mỗi một ngôi Chùa, một ngôi đền,một ngôi đình, một ngôi miếu, một lăng mộ hay một địa điểm ghi dấu ý nghĩa. Các bậc tiền nhân đều trân trọng trồng một cây xanh mà nay còn lại, chúng ta gọi là cổ thụ. Với tín ngưỡng và sự thờ phụng nhiều đời người . Cây đã trở thành linh thiêng trong sự kính trọng, tự hào của người gần, thành vọng niệm của người xa. Cây tự mình sống, vượt qua sâu, bệnh, lũ, hạn, bão táp và biến đổi của nhiều thời cuộc để tồn tại. Nên đã không là cây cảnh bình thường; Mà là: Thần Cảnh. Thật là mù quáng cho những kẻ tham lam , định xâm, chiếm làm của riêng mình. Không một ai có đủ tư cách sở hữu Thần cảnh. Đó là cây của thần thánh. Mặc dù chúng ta tự nhận là: Di sản chung; Thậm trí là: Di sản của nhân loại. Đấy chỉ là một cách nói mang ý nghĩa của trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ.

Nhà Chú Hạc ở cuối làng. Chú sống hơi lập dị; Ăn mặc thì khác người. Chú để tóc dài, búi thành búi như củ đậu. Đi đám hay làm khách thì chú mặc quần lụa tơ tằm ống sớ, áo không ve buộc dây thay cúc. còn bình thường cả đông lẫn hè chú mặc độc một cái quần lửng không bao giờ tụt. Mặc dù rất rộng mà không có cạp , không có dây rút hay dây lưng. Chú tuyên bố: Mặc quần không tụt cũng là một "riềng thuật" trong nghệ thuật trang phục. Của quý nhất dấu đi mà không cần khóa ấy mới là cái siêu đẳng của người giữ của quý... Không ai biết chú bao nhiêu tuổi có lẽ khoảng hơn 50 hay hơn 70, chú sống độc thân mà chẳng hề làm gì; Nghe các bà bảo chú trải qua 12 lần lấy vợ...
Hồi bé, bọn nhỏ chúng tôi thường hay tụ tập nghe chú nói chuyện. Không hiểu ở đâu mà chú biết đủ các thứ trên đời. Cổ, kim đông, tây; Thơ, ca, hò, vè, tiếu lâm; Thiên văn , địa lý, lịch sử, văn học rồi hội họa, ngoại ngữ; Chú còn biết làm cả ảo thuật và kich câm ấy là khi hứng thú chú còn làm cả thơ nữa.
Nói chung là bọn trẻ con chúng tôi hâm mộ Chú nhất làng. Đồng thanh nhất loạt tôn chú làm: " Thần thơ, thánh chữ ". Tuy thiên vị, trâm trước . Khi tính nhẩm có cộng lẫn lộn với trừ, kết quả của chú bao giờ cũng ra lớn hơn kết quả của máy tính một tí.


. Còn tiếp,,,
( 12 con giáp. cô gái ngủ trưa)
 
Top