Sách hay: Giới thiệu về non bộ - Non bộ với lịch sử Việt Nam

BoHaIT_love_bonsai

Thành viên tích cực
Giới thiệu về non bộ




Non bộ cũng như vườn hoa giúp cho chúng ta yêu thích cảnh vật, thiên nhiên, tạo niềm vui, tâm hồn bình thãn, giáo dục về thẩm mỹ. Cả một tập hợp những giá trị tinh thần trong thú chơi non bộ.
Trong các lập vườn cảnh, hòn non bộ cũng là một trong những thể tài quan trọng và được truyền tụng từ ngàn năm lại đây. Non bộ còn được gọi là “núi giả” (giả sơn) hay “bồn cảnh”, vì thông thường khi nào tạo non bộ cũng dựng trên bể nước (nước lưu thông hoặc nước đứng).

Đá và non bộ
Theo Lâm Ngữ Đường thì: “Đá tượng trưng cho sự trường thọ, mà người TrungQuốc thì lại yêu tất cả cái gì trường tồn. Thứ nhất là về phương diện nghệ thuật, nó có vẻ khôi vĩ, hùng kỳ, chanh vanh, cổ nhã. Một mỏm đá cao cả trăm thước dựng đứng trên mặt đất, nhìn nó ai mà không rùng rợn, như trước cảnh nguy hiểm, cho nên người Trung Hoa gọi đó là “nguy”. Người chơi đá thường chú ý đến màu sắc, vân, mắt đá (mịn hay không mịn) và có khi cả tới tiếng kêu khi gõ vào đá nữa. Đá càng nhỏ thì lại càng chú ý đến cái vân và cái mặt mịn của nó. Nhiều người thu thập loại nghiên mực và con dấu bằng đá, thành thử nghệ thuật chơi đá càng phát triển thêm.

Người Trung Quốc, Nhật Bản cũng như Việt Nam trong khi bố cục cây cảnh Bonsai thường nhìn sự vật với con mắt tín ngưỡng. Cơ cấu đối với người xưa không ngoài ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Việc cấu tác non bệ chính là thể hiện toàn vẹn các nguyên khí đó được thu tóm trong một khung khổ nhỏ.
Người xưa hướng về việc dựng non bộ chẳng chỉ vì hình thái kết tinh của hòn đá với óc thẩm mỹ của họ, mà còn có ý nghĩa thần linh nữa. Những người chơi non bộ, chơi đá thích những loại đá vôi ở gần bờ, bị sóng gió dập vùi lâu ngày thành có lỗ, có bọng, ngấm nước đóng rêu hơn là viên đá tròn trịa. Ở Trung Quốc, có một số đá đẹp, danh tiếng, thường ghi trong sử sách hay của những người chơi cổ ngoạn như loại đá Côn Sơn, đá Linh Bích, đá Quế Xuyên, đá Thái Hồ, đá Anh, đá Dung, đá Xuyên… Nổi tiếng hàng đầu là đá Linh Bích ở Sơn Tây. Một khối đá cần gây được cảm giác hùng vĩ, bất tục, nhưng các đường nét của nó cũng phải có “thế”, trông tự nhiên, chứ không phải là hình tròn hay hình tam giác.

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử thường xưng tán những thứ đá quý không đục đẽo. Tuyệt nhiên không nên tô điểm thiên nhiên, và nghệ thuật hoàn toàn nhất thì không để lộ một chút gắng sức nào của nghệ sĩ, phải tự nhiên như mây bay, nước chảy, không có vết đục đẽo nào cả, như các nhà phê bình Trung Hoa thường nói. Quy tắc đó áp dụng cho tất cả các thể loại nghệ thuật. Cái đẹp của đá phải linh lung, hoạt bát, biến đổi. Hầu hết các giả sơn đều dùng những phiến đá không đục đẽo. Vườn hoa là sự thể hiện một cảnh lý tưởng, còn hòn non bộ là sự thu nhỏ lại cảnh núi rừng. Cảnh đó có thật hay chỉ trong tưởng tượng.
Thông thường khi dựng hòn non bộ phải trải qua 3 giai đoạn: (1) Chọn đá thích hợp cho thể tài của mình đã phác họa và xây dựng một hình thế đẹp và hợp với nội dung non bộ. (2) Phải trồng và sửa cây cho tương xứng. (3) Gắn những hình tượng bé để diễn tả một sự tích nào đó như đã hoạch định.

Trước hết là vấn đề chọn đá. Đá phải là một thứ đá vôi hút nước, có hình thể nhất định. Trong thực tế, để diễn tả cho đúng sự thật thì non bộ thường là những đỉnh núi cao chót vót với những tảng đá nhô ra, có gân dọc trên vách đá dựng đứng, bên cạnh những hố sâu thăm thẳm, có hang, có động, tất cả đều nói lên vẻ lớn lao, nguy nga với con người.
Người chơi non bộ thường phải chọn hòn đá nào hợp với kích thước nhỏ bé, mà lại có đủ dáng dấp và chi tiết như thế (núi, hố, hang, động). Phải ghép nhiều mảnh lại mới được.
Trong thể loại điêu khắc này, người ta không cần thiết đục đá theo hình dáng đã định trước vì chúng có thể làm mất vẻ tự nhiên và mặt đá mà chắc nịch thì cỏ cây, rêu xanh khó mọc lên được.

Cái thế của non bộ:
Nghệ nhân non bộ Việt Nam có một số “thế” cổ truyền do người xưa để lại. Người ta thường theo toàn bộ hay chỉ một phần của những “thế” đó. Một số thế điển hình như: thế cao sơn, thế viễn sơn, thế kỳ phong, thế bích lập, thế hạc phong, thế huyền nham, thế nghênh tống. Ở Trung Quốc, Bạch Cư Dị sưu tầm 108 thế khác nhau, làm nền tảng nghệ thuật xây dựng cảnh quan non bộ của Trung Quốc thời xưa.
Muốn bố cục cho đẹp, nghệ nhân phải theo những nguyên tắc căn bản của nghệ thuật tạo hình, tức là toàn bộ phải chặt chẽ, có trọng tâm, cân đối, có gần, có xa. Phải có chủ thể và khách thể. Chủ thể làm điểm chính; khách thể để phụ hoạ. Núi cao dùng làm chủ thể, núi thấp ở xa làm khách thể, tạo nên phép viễn cận. Thiền phái Nhật lại còn đề ra những khoảng trống hư vô. Tuy là trống nhưng thể hiện nhiều điều.
Trung Hoa có 3 trường phái non bộ: trường phái tự nhiên, trường phái Lão Trang, trường phái Thiền. Cả ba đều lấy hình thể non bộ làm chuẩn.

Theo nhận định của ba trường phái đó, trước hết, nhắm vào chủ thể (hòn chủ). Hòn chủ phải có hình thế nguy nga, đứng sừng sững như một vách đá khổng lồ đối với mọi vật chung quanh. Đó là “bích lập” tức là “bức tường đứng”.
Đá có nhiều thế khác nhau. Đỉnh núi có những tảng đá nhô ra như được treo giữa chừng giống mái nhà, gọi là “huyền nham”; có nhiều đỉnh nhọn gọi là “tung nham”, đỉnh đột khởi gọi là “kích nham”. Chú trọng đến vách núi. Vách không được nhẵn nhụi trơn tru như bức tường. Phải có những “gân” dọc nổi lên mới diễn tả được cái hùng vĩ của thiên nhiên. Phía dưới chân núi cũng phải cân nhắc. Mặt đất không phải trơn tru, nhẵn nhụi, bằng phẳng, trông giả tạo. Phải có chỗ lồi, chỗ lõm do đá núi đổ xuống mà thành. Đó là “lạc thạch”. Có lạc thạch, mới thấy được vẻ thương hải tang điền. Núi nào cũng có khe, có suối, có hang động, chẳng khác nào mạch máu của sinh vật, tạo sinh động.
Trên đây là đại cương về “thế”. Tuy nhiên những “thế” của non bộ được đề ra chỉ giúp cho nghệ nhân chú ý đến những điểm cơ bản trong nghệ thuật non bộ, vấn đề quan trọng nhất đối với họ vẫn là nghiên cứu thiên nhiên vô cùng phong phú, sinh động, để tạo ra những mẫu non bộ độc đáo, xuất sắc. Những đề tài cổ điển về lịch sử, về tôn giáo dùng làm nội dung xây dựng non bộ chung quy chỉ có được một số thể tài nhất định, còn những tác phẩm đầy sáng tạo của nghệ nhân mới có thể làm cho tác phẩm phong phú.

Cây và non bộ:
Cây trồng tạo cho non bộ gần với sự thật vì vậy cần chọn cây tương ứng với non bộ. Trong quá trình cấu tác non bộ được đẹp, độc đáo, điểm chủ yếu là trồng cây, cắt xén, gắn tượng. Tất cả tạo nên nội dung của đề tài.
Việc trang điểm này chẳng khác là khoác y phục cho con người. Bí quyết đầu tiên về cây trồng cho non bộ là thuật làm cho cây bé nhỏ, cân xứng với kích thước của non bộ. Một cây nhỏ trong non bộ biểu hiện cho cây cổ thụ trong thực tế. Giảm chiều cao để nở chiều rộng, để cho cây không quá trẻ trung, non dại quá. Phải biết kỹ thuật trồng sửa cây cảnh, chọn cây có lá nhỏ bé, dáng đẹp, thân uốn, sao cho thích hợp với toàn cảnh.
Những cây thường trong non bộ là: La hán tùng, bách xỉ tùng, trắc bá diệp, cây si, cây sung, bạch đầu ông, hổ nhĩ, thạch xương bồ, trân châu thảo, trường sinh, phượng vĩ, sa kê, dương liễu, ngự sử mai, trúc nhĩ, thủy tùng trúc, thiên vân, xương rồng, bông nổ, kê ốc, hồng tỷ muội, rong cẩm vân, xương cá, cây sến. Những cây này có hình dáng đẹp mà có thể sống dễ dàng trên khe đá. Những loại cây trồng trên non bộ thay đổi tùy theo phong thổ của từng vùng. Sự chọn lựa cây trồng non bộ cũng tùy thuộc vào sở thích của nghệ sĩ và nội dung của non bộ được đề ra, dựa theo hình dáng của đá.
Trong việc xây dựng non bộ, việc chọn cây trồng và cắt tỉa cây trồng phải lưu ý chọn loại cây thích hợp. Có những hòn non bộ do trồng một cây không thích hợp nên phải loại bỏ. Chẳng hạn trong hòn non bộ chiều cao độ năm sáu phân tây mà lại trồng những cây to lá, thân khoẻ, như cây đề, cây đa, thì chẳng những lá to đã không phù hợp với hình thế của non bộ, mà trong một thời gian không lâu, cây phát triển lên cao, rễ cây sẽ bao trùm cả hòn non bộ.

Tượng và non bộ
Gắn những tượng nhỏ bằng sành sứ cũng không thể thiếu trong một non bộ hoàn chỉnh.
Về phương diện nghệ thuật thì màu tươi sáng của những tượng này trên nền xanh thẫm của lá cây và rêu đá sẽ làm cho sắc thái non bộ thêm phong phú. Những pho tượng sành bé nhỏ trên bức tượng cũng như nhân vật trong một bức tranh phong cảnh, giúp cho tác phẩm thêm phần sinh động hơn. Trước đây những nghệ nhân chơi non bộ cũng như những người nghệ nhân tranh dân gian thường lấy những sự tích trong lịch sử hay huyền thoại Trung Quốc.
Nội dung những non bộ thường được chia ra làm hai loại: loại thứ nhất lấy sự tích phổ biến của lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc (Tam Quốc Chí, Đông Chu Liệt Quốc) hay những danh lam thắng cảnh Trung Quốc (Động Đình Hồ, núi Nga Mi, núi Phổ Đà…); loại thứ haicó tư tưởng Lão Giáo hay Phật Giáo lấy tên núi thần thoại đặt tên non bộ như Bồng Lai, Phương Trượng, Doanh Châu. Trong những núi thần thoại này có những hang động lấy tên theo truyện Tiên, truyện Phật như Tăng Tiên Động, Quan Âm miếu, Lôi Tổ…

Bồn nước và non bộ:
Đây cũng là phần không thể thiếu của non bộ. Người Trung Quốc gọi là bồn cảnh. Nước tạo thêm tính sinh động của non bộ. Quả núi ở non bộ theo quan niệm của người xưa, tượng trưng cho thế giới; bồn nước tượng trung cho bể cả vô tận; thành thử để tượng trưng cho cái vô tận của bể khơi, bồn nước thường có hình tròn. Một non bộ thiếu săn sóc một thời gian không lâu thì sẽ khô héo nếu gặp mùa hạn hán; còn săn sóc không đúng cách thì cây cối mọc lên um tùm, cảnh trí cũng sẽ biến dạng. Có những loại cây như cây si có thể bắt rễ đến chỗ đất tốt, phát triển khoẻ, sẽ làm hỏng cái hay đẹp của non bộ.
 

BoHaIT_love_bonsai

Thành viên tích cực
Trả lời: Sách hay: Giới thiệu về non bộ - Non bộ với lịch sử Việt Nam

non bộ trong lịch sử việt nam – phần 1



Chơi cây cảnh, chơi đá tảng, chơi non bộ, là môn chơi tao nhã, hấp dẫn, từ ngàn xưa của người Việt, kể cả các dân tộc phương đông và ngày nay thú chơi này đã lan rộng sang các nước phương tây.
Non bộ là núi nhân tạo, dùng đá, vữa hồ, đất… tạo cảnh thiên nhiên hùng vĩ với hang động, ghềnh thác, núi cao biển rộng của cảnh thật hay cảnh tưởng tượng, được bàn tay nghệ nhân khéo léo bầy xếp, gắn tạc, đục đẽo, để dàn trải trong vườn cảnh, hay trong hồ cá, hoặc ngay trong chậu cạn, đồng thời điểm xuyết, trang trí rêu cỏ, cây cối nhỏ bé có dáng vóc cổ thụ, một số hình tượng (như mục đồng, ngư ông, tiều phu, tiên ông, đạo sĩ…, chùa tháp, đền miếu, cầu đường, ghe thuyền, thác nước đổ, phun sương, phun khói, cù lao, muông thú bằng sành, bằng đất sét v.v…) hầu diễn tả một sự tích, một câu chuyện làm cho non bộ có nội dung và linh hoạt, gợi hình, gợi cảm cho người thưởng ngoạn.
Có non bộ cao lớn hàng chục, hàng trăm thước tây, ví dụ hòn “Vạn Tuế Sơn” của vua Lý Thái Tông chế tác năm Mậu Thìn 1028, và cũng có non bộ bé nhỏ bằng gang tay hay nhỏ hơn
Theo Lê Văn Siêu thì: không thể căn cứ vào lớn nhỏ mà luận về sự quí giá của non bộ. Nhiều khi nhỏ mà toàn thể là một cục long não, hoặc là một hình hết sức đẹp bầy trên án thư của nhà ẩn sĩ, để những khi nhà ẩn sĩ mở sách thánh hiền ra đọc và đốt một đỉnh hương trầm cho khói tỏa lên cây lên núi như những làn mây thì dẫu người trần mắt thịt đến đâu cũng phải thấy ngay m?t vẻ gì là tiên phong đạo cốt.
Người ta lại còn dùng núi đá ấy để làm nghiên mực nữa. Ta hãy tưởng tượng một cái bể nước con con với rêu, cỏ, cây, nhỏ lí tí trên một hòn non nhỏ bằng đá trắng, với những từng đá lăn tăn như dợn sóng, ôm lấy một mảng đá như một cái thung lũng để mài mực, và nhà nho cầm bút chấm vào nghiên mực ấy để viết những vần thơ, thì ta thấy rằng người Việt Nam xưa dẫu chẳng tiên thì cũng đã chẳng còn gì là tục nữa. (1)
Nghĩa ngữ
Non bộ là thuật ngữ cổ thuộc gốc Nam Á.
Từ Bộ có nghĩa là dáng vẻ, bắt chước, phỏng theo, nhái theo, kiểu cách, mô phỏng, ra vẻ… Ví dụ: giả bộ, làm bộ, điệu bộ, bộ dạng… Từ Non có nghĩa là núi.
ảnh mang tính minh họa
Cùng một nghĩa chỉ núi với các từ trong ngữ hệ Malayo-Polynesiene và Mon-Khmer thuộc văn minh Nam Á, chúng ta thấy từ Ph-num của người Miên, từ Phơnơm của người Mạ, từ Bơnơn của người Bà-na dọc Trường sơn, từ B-non của người Ê-đê nam Tây nguyên, từ Gu-nong hay phunông của người Mã-lai, từ Phu của người Thái, từ B-nam của cổ Phù-nam (2), v.v….
Khi xưa tiếng Hán đang còn đóng khung ở vùng phía bắc sông Hoàng-hà, sông Vị-hà thì nó chưa thể có nhiều những từ nêu lên tên gọi của những sản vật mà chỉ phương nam mới có, do đó có sự vay mượn, ảnh hưởng qua lại. Những danh từ chỉ thực vật như cảm lãm (trám), phù lưu (trầu) ba la mật (mít) v.v…. chắc chắn là những danh từ vay mượn các ngôn ngữ vùng nhiệt đới. Để chỉ sông, phía Bắc, người Hán gọi là Hà, nhưng từ sông Dương Tử trở về Nam lại gọi là Giang. Theo các nhà Địa danh học giang là một từ vay mượn, thanh phù công () đứng cạnh bộ chấm thuỷ ()trong chữ giang () rất dễ dàng gợi cho chúng ta nghĩ đến Kion (Miến), Kon (Katu), Karan (Mơ Nông), Krong (Chăm), Không (Mường), Hông (Khả), Krông (Bà Na), Khung (Thái), Sôngai (Mã Lai), cũng như nghĩ đến Sông trong tiếng Việt (3), (Việt Miên Lào có chung con sông là Mê-kông).
Có khi chiều ảnh hưởng chỉ đi theo một đường thẳng đơn giản, từ bên này sang bên kia, nhưng cũng nhiều khi mũi tên có thể đi đường vòng từ A sang B, rồi lại từ B quay trở về A. Ví dụ ở tiếng Nam Á có danh từ chỉ một thứ võ khí ta gọi là Ná (So sánh với Na của Mường, của Chức, nả của La-ha [Mường-la], Hna của Bà Na, của Ê-dê, Mnaá của Sơ Đăng, Sa-Na của Kơ-ho, S-Na của Miên, Snao của Raglai, Na của Mạ, Hnaá của Gia Rai, Sơ-Na của Srê, Sna của Chăm Phan Rang, Phan Rí, Nả của Thái hay Pnả của Mã Lai), có nhiều cơ sở để có thể khẳng định chính từ tên gọi này được nhập vào vốn từ vựng của người Trung Quốc, sản sinh ra tiếng Hán có cách đọc Hán Việt cổ là Nõ hay Hán Việt hiện nay là Nỗ ([ ] tổng hợp của thanh phù Nô [như nô bộc] đứng trên chữ Cung tượng hình [ ]) rồi lại quay trở về Việt Nam được đọc theo Nôm là Nỏ. Nỏ là một phát minh của người phương Nam.
Từ Non bộ hay Bơnơn Bouy là mô phỏng núi, dáng vẻ núi non, nhái theo núi non, hoặc còn gọi là núi giả, sau này được các nho sĩ, sử gia chuyển ngữ sang chữ Hán mà cách đọc Hán Việt là giả sơn. Nhưng thuật ngữ giả sơn lại không được thông dụng ở Trung quốc, kể cả Hoa Nam và Hoa Bắc. Người Trung quốc quen dùng thuật ngữ Bồn tài (p-en tsai – cây trong chậu) Bồn cảnh (p-en ching – cảnh trong chậu), mãi đến cuối thời Nguyên (1271-1368), thời Minh (1369-1643) mới xuất hiện danh từ chữ Hán hoàn chỉnh có cách đọc Hán Việt là Sơn Thủy Bồn Cảnh (shan shui p-en ching – cảnh sơn thuỷ trong chậu) (4), để chỉ lối chơi giống hệt như lối chơi non bộ ở Việt Nam.
Người Thái Lan có lối chơi Mai khèn (cây lùn) hay Mai dăt (cây uốn), người Nhật có lối chơi bonsai (bồn tài – cây trong khay, trong chậu), Bonseki (bồn thạch – đá trong khay, trong chậu). Theo tác giả Nguyễn Vọng thì: Người Nhật có nghệ thuật đặt đá trên khay để trưng, không có cây cỏ. Giả thử đá ấy có hình dáng một trái núi thu nhỏ ta cũng không nên coi đó là một non bộ (5).
Phan Quỳnh

Chú thích:
(1) Lê Văn Siêu, Văn Minh Việt Nam, Saigon, nxb Nam Chi Tùng Thư, 1964, trg 315-316.
(2) Bình-nguyên Lộc, Nguồn gốc Mã lai của dân tộc Việt nam, Saigon, Bách Bộc xb, 1971, trg 334 và 626.
(3) Nguyễn Tài Cẩn, Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Hà Nội, nxb KHXH, 1979, trg 26.
(4) Hồ Vận Hoa và những người khác, Trung quốc bồn cảnh -Giai tác thưởng thức nghệ thuật, An Huy Trung quốc, nxb Khoa Học Kỹ Thuật, 1986.
(5) Nguyễn Vọng, Nghệ thuật non bộ, tạp chí Làng Văn, Toronto Canada, số 112 ngày 15-12-93, trg 34.
 

BoHaIT_love_bonsai

Thành viên tích cực
Trả lời: Sách hay: Giới thiệu về non bộ - Non bộ với lịch sử Việt Nam

non bộ trong lịch sử việt nam – phần 2




Non bộ ở Việt Nam có từ bao giờ?
Chưa thấy có tài liệu nào trả lời dứt khoát câu hỏi này, nhưng rõ ràng cây và đá đã có sự liên hệ mật thiết lâu đời và đóng góp tích cực vào sinh hoạt vật chất và tinh thần của tổ tiên người Việt.
Ngay từ thời đại các vua Hùng dựng nước, ngót năm ngàn năm nay, chúng ta đã được biết hình ảnh mơ hồ của một non bộ: có đá, có cây, có mây nước, có đền miếu, v.v… gói trọn trong một tình tiết cảm động. Đó là truyện Trầu cau (xem Lĩnh Nam Chích Quái), một nguồn cảm hứng dồi dào cho các văn nhân nghệ sĩ sau này của các bộ môn thơ, văn, vũ, nhạc, họa, điêu khắc v.v….
Những tín ngưỡng tối cổ
1. Trở ngược thời gian về hàng chục ngàn năm trước Công nguyên, sau khi dời bỏ đời sống trong hang động và săn bắn hái lượm để xuống định cư tại đồng bằng sông Hồng, sông Mã, chuyển sang đời sống nông nghiệp lúa nước (lạc điền), người Việt cổ vẫn còn bảo lưu được những đồ trang sức, những dụng cụ và công cụ sản xuất xa xưa bằng đá được đẽo mài, khoan, tiện, chế tác rất xinh xắn, đều đặn, khéo léo như vòng tay, khuyên tai, nhạc khí (đàn đá), rìu đá, cuốc đá, mũi tên đá, v.v…. đồng thời họ còn giữ tục thờ đá, tục thờ cây, tín ngưỡng tối cổ của nhân loại mà nay vẫn còn tàn dư ở các nhóm dân tộc tại bán đảo Đông Dương và trải rộng đến các vùng hải đảo miền đông nam châu Á.
Trước 1945, tại một số làng thôn quê Bắc Việt, chúng ta vẫn còn thấy trước cổng mỗi nhà về phía trái dựng một hòn đá. Theo các cụ già xưa kể lại thì hòn đá này được gọi là con chó đá, đặt trước cổng để xua đuổi tà ma, quỉ mị, bảo vệ gia chủ, cho dù hòn đá không có vóc dáng của một con chó. Vua Lê Thánh Tông có bài thơ tả con chó đá này như một tướng quân chức quyền bao trùm một cõi, lòng son sắt thờ chúa, gìn giữ giang sơn.
Đọc Lĩnh Nam Chích Quái, đọc Việt Điện U Linh Tập, hoặc Quảng Châu kí, Giao Châu Ngoại Vực Kí, cho dù các sử liệu cổ xưa này đã bị các nho sĩ, sử gia xưa nhuận sắc, uốn sửa theo lăng kính Khổng giáo, chúng ta ngày nay vẫn nhìn thấy nhiều khe hở nói về tục thờ đá thờ cây xa xưa ở Việt Nam xuyên qua các từ ngữ như Ông Đống (pù đống trong tiếng Tày), Thạch Khanh,…, truyện tảng đá có vết chân to lớn của người anh hùng làng Dóng thời Hùng vương ở núi Sóc Sơn, Bắc Ninh, hoặc truyện Mộc tinh, hay truyện Đô Lỗ Thạch thần, vị thần bảo trợ cho Thục An Dương Vương tại thành Cổ Loa, truyện Man Nương với phép linh của phiến đá, nằm trong một gốc cổ thụ, tạc thành bốn tượng Vân, Vũ, Lôi, Điện tại chùa Dâu.
Tương tự ở các nhóm dân tộc Nam Á khác cũng có những nghi thức cầu nguyện hay thờ phụng thần cây thần đá. Ví dụ người Chăm Phan Rang, Phan Rí có tục thờ hòn đá tượng chưng cho Kút, thờ Linga, người Sê-đăng nam Tây nguyên có thần thoại thần đá, thần núi xuyên qua truyện Nữ thần hoa lan, người Lào có tục thờ Thitsana Hỉn, người Thái có tục Soat-non conhin, người Tagalog vùng đảo Luzon có tục Bato manalangin (thờ đá), tục Puno pananampalataya (thờ cây), người Visaya vùng đảo Palawan có tục Batu gui-ampo (thờ đá), người Ilocano vùng đảo Mindanao có tục Mula Icararag (6).
2. Ngoài tục thờ đá, thờ cây, một gợi ý nữa liên quan đến thú chơi non bộ ở Việt Nam là tín ngưỡng về hang động và Thần Tiên Bất Tử.
Trong những năm 1934-1939 trường Viễn Đông Bác Cổ ở Hà Nội đã khai quật một số cổ mộ của cư dân tỉnh Bắc Ninh, Bắc Việt, khoảng các thế kỷ trước và sau Công nguyên. Những mộ táng này được xây bằng gạch, đôi khi bằng đá, gắn nhau bởi một thứ hồ vữa đặc biệt rất dắn chắc để nhái theo hình thể hang động thiên nhiên, có nhiều động, nhiều phòng, mái vòm cong, thông nhau bởi những đường hầm địa đạo. Khảo cổ học đã xếp những mộ táng này vào giai đoạn văn minh Lạch Trường (7). Văn minh Lạch Trường mà mộ táng trải rộng ở các tỉnh Bắc Việt, bắc Trung Việt và lưa thưa ở một vài nơi phía nam Hoa Nam thuộc Trung Quốc, liên quan đến một tín ngưỡng dân gian người Việt thời thượng cổ: tín ngưỡng về Hang Động, còn gọi là Động Trời hay Động Thiên.
Theo tín ngưỡng này thì trong lòng một hòn núi lớn có những hang động rất linh thiêng mà cái vòm tượng trưng vòm trời, lòng đáy phù hợp với đất, cửa vào những hang ấy là biên giới giữa thế giới vật chất và thế giới siêu hình (8).
Từ xưa, sống lâu vẫn là mơ ước của con người, họ than thở về sự ngắn ngủi của đời sống trần gian và người Việt xưa nay thường tin tưởng và khao khát về một đời sống trường cửu nơi thế giới bên kia về sau bên bờ biển xa xăm hay siêu việt trên núi cao vút chín từng mây, hang động được coi rất thiêng liêng và là cung điện của các Thần Tiên bất tử.
Tín ngưỡng hang động với Thần Tiên bất tử có một dấu ấn đậm nét của triết lý phồn thực, đặc trưng của của các dân tộc ở Nam Á trước khi có ảnh hưởng văn hóa Hán Tạng tràn từ phương Bắc xuống. Do đó không lạ gì hòn non bộ thường được đặt vào những nơi thờ nữ thần ở Việt Nam mà Rolf A. Stein hay nói đến.
Ta thấy có những tục lệ đã nói lên được một ý thức tập thể về hang động hoặc thần thoại về Thần Tiên. Động Thẩm Lệ ở Yên Bái, Bắc Việt, được coi linh thiêng, hàng năm trai gái đến tụ tập hát giao duyên, khai xuân phát động nguồn sinh lực của tạo vật, thần thoại về Việt Tĩnh, thần thoại Giáng Tiên với hang Từ Thức, thần thoại Hồ Công động, Kim Sơn động, Chấn Linh động, Hương Tích động, v.v…., ngoài ra còn cả một nhóm thần thoại dòng Đạo Nội lấy Chử Đồng Tử làm Sáng tổ của đạo Thần Tiên bất tử (9).
Triết sử gia Hồ Thích nhận xét rằng từ khi Trung Quốc bắt đầu Ộkhai hóaỘ các dân tộc xung quanh, chủ yếu là các dân tộc phương Nam, thì đồng thời với việc các dân tộc này hấp thụ nền văn hóa phương Bắc, đạo Thần Tiên Bất Tử cùng với các chuyện thần thoại giàu chất trữ tình hấp dẫn của họ cũng được mang vào Trung Nguyên. Trong sách Trung Quốc Triết Học Sử, ông viết:
Các tân dân tộc hấp thụ nền văn hóa Trung-nguyên là điều rõ ràng, thiết tưởng không cần phải nói thêm. Nhưng cùng một lúc, các chuyện thần thoại giàu tính chất hấp dẫn của các quốc gia trên được mang vào đất Trung-nguyên.
Chúng ta thử xem các chuyện thần thoại trong các tác phẩm văn học của Khuất Nguyên (người Sở thuộc Bách Việt), Tống Ngọc, tất cả đều là những mẫu chuyện mà nền văn học phương Bắc không bao giờ có,… Có lẽ thuyết thần tiên cũng do đấy mang sáp nhập vào văn minh Trung quốc chăng? (10) Học giả Rolf A. Stein của trường
Viễn Đông Bác Cổ đã tổng kết: Từ địa linh và tiên cảnh, thế giới của Thần Tiên bất tử, đến quá trình ma thuật tiền hóa học, và đến sự trầm tư mặc tưởng thần bí, tất cả đều qui về một toàn bộ rất hệ thống mạch lạc những đề tài, hình ảnh, liên tưởng hệt như hệ thống cảnh hòn non bộ.

(From the holy place and paradisiacal site, the land of the Immortals, to alchemical processes and mystical meditation, everything leads to a strongly coherent assemblage of themes, images, associations – a complex identical to that accompanying miniature gardens)(11)
Rolf A. Stein còn cho biết tại các đền miếu chùa chiền và tư gia ở Việt Nam, dù giàu hay nghèo đều chơi non bộ.
(Two preliminary facts about Indochina should be presented right away: nui non bo (miniature rocks covered with dwarf plants and set incotainers of water) are commonly present in both pagodas and private homes, even in those of the poor (not often in Hanoi, but frequently in Hue); and the rocks placed in the courts of pagodas, thus forming part of the sacred enclosure, are almost always accompanied by parallel verses in Chinese.)(12)
 

BoHaIT_love_bonsai

Thành viên tích cực
Trả lời: Sách hay: Giới thiệu về non bộ - Non bộ với lịch sử Việt Nam

Non bộ trong lịch sử Việt Nam – Phần 3




Một non bộ cổ nhất ở Việt Nam vào thế kỷ thứ X và có lẽ cổ nhất trên thế giới hiện nay vẫn tồn tại và được bảo quản tại Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, Bắc Việt. Sách Địa Dư Các Tỉnh Bắc Kỳ, xuất bản năm 1930, ghi:
* Huyện Gia Viễn (Ninh Bình) thuộc xã Trường Yên có động Hoa Lư, xưa là kinh đô nhà Đinh và nhà Tiền Lê, hiện nay còn lăng và đền thờ vua Đinh và vua Lê.
* Bến đò lên, có một con đường hẹp lởm chởm những đá, đi độ nửa giờ thì đến làng An Hạ có đền thờ vua Lê. Mới đến có một cái sập đá rồi qua cửa tam quan thì một bên có một cái giếng, một bên có một cái núi non bộ bằng một tảng đá lớn (13).
Theo truyền thuyết vùng Ninh Bình thì ngay từ hồi vua Lê Đại Hành (980-1005) còn sinh tiền, tại kinh đô Hoa Lư, song song với việc xây dựng các cung điện như Bạch Bảo Thiên Tuế, điện Phong Lưu, điện Vinh Hoa, điện Bồng Lai, điện Cực Lạc, điện Trường Xuân v.v… thì hòn non bộ nói trên được chế tác để chúc thọ nhà vua.
Sử cũ đã ghi: Năm Ất Dậu, hiệu Thiên Phúc thứ 5 (985), mùa thu, tháng bảy, ngày Đinh Tị là ngày sinh của vua. Vua sai người đóng thuyền ở giữa sông dùng tre làm núi giả ở trên thuyền gọi là Nam Sơn (14).
Từ đấy, năm nào cũng giữ làm lệ thường (15).
Triều đại nhà Lý (1009-1225) là một trong những triều đại mở đầu cho việc xây dựng nền độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc, sau hơn nghìn năm sống trong màn đêm thống trị của phương Bắc. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, tiện nghi và rộng rãi hơn Hoa Lư, để xây dựng nên một trung tâm văn hóa tầm kích lớn cho Đại Việt, có ý muốn sánh ngang hàng với Đại Đường, Đại Tống phương bắc. Phật giáo và Lão giáo đã chiếm những chỗ đứng ưu thế trong đời sống tín ngưỡng dân gian, dần dần trở thành quốc giáo, chính vua Lý Thánh Tông đã lập ra phái Thảo Đường, bước đầu tạo sự phối hợp hài hòa giữa đạo và đời.
Kinh đô Thăng Long được các vua Lý mở mang ngày một lớn rộng. Các cung điện, lầu gác, đình tọa, chùa tháp, v.v…., được dựng lên và tu bổ liên tục, như điện Thiên An, điện Thiên Khánh, điện Trường Xuân, lầu Chính Dương, lầu Long Đồ để vua dạo ngắm hay điện Long Thụy, Long An để vua nghỉ ngơi, chắc hẳn những nơi ấy có vườn cảnh, cây cảnh, non bộ, để vua thưởng ngoạn.
Triều vua Lý Thái Tổ (1010-1028), Việt Sử Lược ghi: Năm Tân Dậu, hiệu Thuận Thiên thứ 12 (1021) Mùa xuân, tháng 2 ngày Mậu Tí lấy ngày sinh của vua làm tiết Thiên Thành, xây Vạn Tuế Nam Sơn ở ngoài cửa Quảng Phúc, làm nhiều hình chim bay, thú chạy, bày la liệt ở trên.(16)
Cùng sự việc này, sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư lại ghi: Lấy tre làm một ngọn núi gọi là Vạn Thọ Nam Sơn ở ngoài cửa Quảng Phúc, trên núi làm nhiều hình chim bay, thú chạy, muôn vẻ lạ kỳ. Lõi sai người bắt chước tiếng cầm thú làm vui để ban yến cho bày tôi.
Năm Nhâm Tuất (1022), mùa xuân, tháng 2, vua thấy tiết Thiên Thành làm núi giả khó nhọc cho dân, bãi đi, chỉ đặt yến lễ mà thôi (17).
Dưới triều vua Lý Thái Tông (1028-1054), sử cũ cho biết năm Mậu Thìn 1028: Tháng sáu, lấy ngày sinh vua làm tiết Thiên Khánh, xây Vạn Tuế Sơn ở Long Trì, có năm ngọn, ngọn ở giữa dựng bức tranh Trường Thọ Tiên, hai bên tả hữu đều có hạc trắng (18); trên núi làm những hình tiên bay, chim, thú ; lưng chừng núi lại có thần long vây quấn, cắm cờ, treo vàng ngọc, sai bọn phường tuồng (linh nhi) ở trên núi thổi sáo, ca múa làm vui (19).
Năm Kỷ Sửu (1049) Mùa thu, tháng 8, đào ngòi ngự ở phía ngoài Phượng thành; lại đào ao Kim minh vạn tuế. Khi mới đào, trong ao có tiếng kêu xoang xoảng, đào lên, được một khối vàng nặng 50 lạng, cho nên đặt tên đó. Lại đắp núi đá có ba ngọn ở trên ao, xây cầu Vũ-phượng (20).
Năm Tân Mão, hiệu Sung Hưng Đại Bảo năm thứ 3 (1051), đào ao Thụy Thanh, ao Ứng Minh ở vườn Thắng Cảnh (21).
Triều vua Lý Thánh Tông (1054-1072), sử cũ cũng nói về vườn cảnh và non bộ của nhà vua:
Năm Đinh Dậu (1057) Mùa hạ, tháng 4, ngày Giáp Ngọ rồng vàng từ vườn Quỳnh-lâm hiện ra ở phía trước điện Trường -xuân (22).
Năm Mậu Tuất, hiệu Long-thụy thái-bình năm thứ 5 (1058), xây điện Hồ-thiên bát giác ở ao Kim-minh.
Tháng 3, mở cửa Tường phù, xây lầu ở trên đó.
Tháng 6, xây điện Linh-quang, bên trái dựng điện Kiến-lễ, bên phải dựng điện Sùng-nghi. phía trước điện dựng lầu chuông, một cột, sáu cạnh hình hoa sen (độc trụ lục giác liên hoa chung lâu) (23).
Năm Ất Tị (1065), tháng 8, mở vườn Thượng-lâm (24).
Triều vua Lý Nhân Tông (1072-1127), năm Mậu Dần, hiệu Hội-phong năm thứ 7 (1098) mùa thu, tháng 8, lập núi Ngao-sơn trên đất (25). Sự kiện này, Hoàng Xuân Hãn có chi tiết hơn: Vua 35 tuổi, vẫn chưa có hoàng tử. Vua lập đàn, có xây núi Ngao Sơntrên đất cạn; dựng đài cao,, chung quanh treo đèn đủ sắc, đủ kiểu, ở trên có vũ nữ múa, nhạc công cử nhạc. (26)
Tháng 9 (1098), xây điện Xùng-uyên ở ao Phượng-liên, bên trái đặt điện Huy-dương, đình Lai-phượng, bên phải dựng điện Ảnh-thiềm, đình Át-vân, phía trước xây lầu Trường-minh, phía sau bắc cầu Ngoạn-hoa (27).
Tháng 9 Tân Hợi (1131, đời Lý Thần Nông) mở vườn Bảo Hoa (28).
Vua Lý Anh Tông (1138-1175) sai xây dựng nhà cửa lớn, làm điện Thụy Quang, đình Thưởng Hoa, ao Kim Liên, cầu Minh Nguyệt,… (29).
Những công trình tạo tác như vậy vẫn liên tục tới cuối thời Lý chưa ngưng nghỉ. Năm Quí Hợi 1203 vua Lý Cao Tông cho xây thêm nhiều cung điện lầu gác, trong đó có gác Thánh Thọ…. ao Dưỡng Ngư, trên ao xây đình Ngoạn Y. Ba mặt đình có trồng hoa thơm cỏ lạ, nước ao thông với sông, cách chạm trổ, trang sức khéo léo, công trình thổ mộc đẹp đẽ, xưa chưa từng có vậy (30).
Các chùa tháp thời Lý phần lớn do nhà vua, hoàng gia hay các quan lại giới quí tộc bỏ tiền ra xây dựng ở kinh đô Thăng Long, hay ở những nơi có cảnh đẹp núi sông, mà trong khuôn viên chùa chiền hay đền miếu thường có vườn cảnh, cây cảnh, non bộ. Năm 1077 Thái Sư Lý Thường Kiệt giúp nhà sư Đạo Dung trùng tu, sửa chữa chùa Hương Nghiêm (xây dựng đời Hậu Đường năm 923-937) ở Thanh Hóa, bia chùa Hương Nghiêm dựng năm Giáp Thìn 1124 ghi rõ
“Sư liền sai thợ sửa chữa. Tô tượng Phật ngồi trên Bàn Đá. Đào hồ, giữa hồ, xây bệ; đặt tượng Phật trên. Chùa cao, cửa rộng, mái ngói. Mé tả có lầu chuông, mé hữu dựng bia đá ghi công. Xung quanh đều xây tường. Vườn giồng hoa cỏ ” (31).
Thực ra nhiều cảnh chùa thời Lý, nhìn toàn bộ, rõ ràng là những vườn cảnh lớn. Ví dụ vua Lý Nhân Tông cho trùng tu chùa Diên Hựu (xây dựng năm 1049) ở phía tây Thăng Long cạnh núi Nùng sông Nhị, bia tháp Sùng Thiện Diên Linh ghi như sau:
Mở chùa Diên Hựu ở tại vườn Tây. Dấu vết theo qui mô thuở trước, lo toan do ý thánh ngày nay. Đào ao thơm Linh chiểu. Giữa ao trồi lên một cột đá. Trên cột có một đóa hoa sen nghìn cánh xòe ra. Trên hoa dựng ngôi đền đỏ sẫm. Trong đền đặt pho tượng sắc vàng. Ngoài ao có hành lang bao bọc. Ngoài hành lang lại đào ao Bích Trì, bắc cầu cong để đi lại. — sân trước cầu, hai bên tả hữu xây bảo tháp Lưu Ly… (32).
Không chỉ riêng kinh đô Thăng Long, các địa phương cũng cố gắng xây dựng lâu đài đền miếu, vườn tược. Bia Sùng Nghiêm Diên Thánh ghi rõ năm 1115, khi Chu Văn Thường đến thay thế lão tướng Lý Thường Kiệt, quản nhiệm quận Cửu Chân (Thanh Hóa): nhà vua xuống chiếu sai ông thống lĩnh dân chúng, sửa sang nhà thự ở quận, xây dựng điện đường cùng lang vũ chung quanh, vủng cố thành quách, chia đặt trạm dịch, khai đào sông ngòi, mở mang vườn tược (33).
Chơi vườn cảnh, cây cảnh, non bộ, không chỉ riêng vua quan giới quí tộc thời Lý, mà còn thấy ở nơi dân dã hay nơi các dân tộc ít người khác tại Việt Nam khoảng các thế kỷ XI, XII và XIII. Sách Lĩnh Nam Dật Sử của Ma Văn Cao viết bằng chữ Mường thời Lý, được danh tướng Trần Nhật Duật chuyển ngữ sang chữ Hán năm Đinh Dậu 1297, rồi Bùi Đàn dịch sang Việt văn, có đoạn nói về non bộ như sau:
Trở lại chuyện Quý Nhi tiến vào trong vườn, thấy một vườn hoa đắp dựa theo núi ; dưới núi có một tòa lầu nho nhỏ, xung quanh trồng toàn cây có hoa, bên tả là một hòn non bộ thiên nhiên, lóng lánh như ngọc. Dưới hòn non bộ, có suối chảy vào thành ao, nước trong suốt như gương. Cạnh hòn non bộ có một lối đi nhỏ quanh co hai bên trồng trúc đào… (34).
Về hình thức, để chế tác non bộ đẹp và gợi cảm cho khách thưởng ngoạn, ngoài những hoàn chỉnh về dáng, về không gian, về ngôi chủ khách, yếu tố thực hư, động tĩnh, về tương quan tỷ lệ, sáng tối, v.v…, phần điểm xuyết trang trí cũng quan trọng, kể cả các máy móc trang bị phụ thuộc như máy bơm nước hay bơm cát trắng giả làm thác đổ, ghềnh suối, máy phun khói giả làm mây, làm sương mờ cho núi v.v…. Nghệ nhân thời Lý đã phát minh được nhiều máy móc tự động trang trí cho hòn non. Đây là một phát kiến mới lạ đầu tiên cho môn chơi non bộ tại Việt Nam, cũng như trên thế giới ngay từ thế kỷ XI, XII. Bia Sùng Thiện Diên Linh ở núi Long Đội (Duy-tiên, Nam Hà), dựng năm 1121, do Lý Công Bật soạn, đã mô tả rõ một số những máy móc tự động được thực hiện dưới triều vua Lý Nhân Tông (1072-1127) như máy Kim ngao, máy quay đèn, người nộn chuyển động:
Máy Kim ngao: Ngày Trung thu và ngày Tết, Nhân Tông ngự ở điện Linh Quang trên bờ sông Lô… — giữa sông một con rùa vàng nổi, lưng đội ba hòn núi. Rùa lội rù rờ trên mặt nước, lộ vân trên vỏ và rè bốn chân. Chuyển mắt nhìn lên bờ, miệng thì phun nước lên bến. Quay đầu hướng tới ngai vua mà cúi đầu chào…. Các thần tiên xuất hiện, nét mặt nhuần nhị thanh tân,… Chim phượng có sừng họp nhau thành đội ra múa may, phô diễn. Hươu nai họp thành đàn đi lại, nhả nhót…
Đây là máy đèn quay và người nộn đánh chuông, y là lúc vua kén Hoàng Hậu. Nhân Tông đặt hội đèn Quảng Chiếu: dựng đài Quảng Chiếu ngoảnh ra cửa Đoan Môn. Giữa nêu một cái cột, ngoài đặt bảy từng, rồng cuốn mà đỡ tòa liên, rèm lồng mà che đèn sáng rực. Có máy dấu kín dưới đất, làm đài quay như bánh xe. Lại có hai tòa hoa lâu, treo quả chuông đồng, tạc chú tiểu mặc áo cà sa, vặn máy kín thì giơ dùi đánh. Nghe tiếng sáo, liền quay mặt lại. Thấy bóng vua lại biết cúi đầu, tựa hồ như có trí khôn, biết khi động khi tĩnh (35).
Phan Quỳnh
 

BoHaIT_love_bonsai

Thành viên tích cực
Trả lời: Sách hay: Giới thiệu về non bộ - Non bộ với lịch sử Việt Nam

Non bộ trong lịch sử Việt Nam – Phần 4



Đến thời Trần (1225-1413), đất nước tuy đã trải qua hơn một thế kỷ sạch bóng quân xâm lược, nhưng nền độc lập dân tộc vẫn bị ngoại xâm đe dọa. Do đó, ở thời này tinh thần tự cường tự chủ vẫn là cơ sở thôi thú toàn dân không ngừng vươn lên, xây dựng một đất nước giàu mạnh.

Nho giáo đã có một vị trí vững chắc, làm một chân kiềng cho tam giáo Khổng Lão Thích hòa đồng để tạo một nhân sinh quan vững mạnh cho hào khí Đông A, sức bật tất yếu cho ba cuộc chiến thắng Nguyên Mông về quân sự vào những năm 1257, 1285 và 1288, cũng như cho văn hóa dân tộc, ví dụ chú ý đến việc thi cử để đào tạo nhân tài, làm giường cột cho đất nước hoặc việc phổ biến chữ Nôm rộng rãi bên cạnh chữ Hán (36).

Trải qua ba lần xâm lược của giặc Nguyên Mông, kinh đô Thăng Long bị tàn phá nặng nề. Năm 1289, triều đình đã tổ chức xây dựng trùng tu lại các cung điện, lầu gác, vườn tược, bắt quân dân những ai hàng giặc phải chuyên chở gỗ, đá làm cung điện để chuộc tội (37).

Công việc tu sửa liên tục không ngưng nghỉ. Sử cũ ghi năm Quý Mão 1363 vua Trần Dụ Tông đã cho: đào hồ ở vườn ngự trong Hậu cung, trong hồ xếp đá làm núi, bốn mặt khai ngòi, chảy thông nhau, trên mặt hồ trồng cây tùng, cây trúc và các thứ hoa cỏ lạ, lại nuôi chim quý, thú lạ trong ấy. Phía tây hồ trồng hai cây quế, dựng điện Song Quế, lại gọi là điện Lạc Thanh. Hồ ấy gọi là hồ Lạc Thanh. Lại làm riêng hồ con, sai người ở Hải Đông chở nước mặm chứa vào, đem các thứ hải vật như đồi mồi, cá, thuồng luồng… nuôi ở đấy. Lại sai người ở châu Hóa chở cá sấu đến thả, lại có hồ Thanh Ngư thả cá thanh phụ (cá diếc) (38).
Song song với việc tu sửa ở Thăng Long, các vua Trần đã cho xây dưng tại quê hương mình ở Tức Mặc, phủ Thiên Trường, hàng loạt cung điện, lầu gác, nhà cửa, để làm nơi ở cho con cháu họ hàng thân thuộc và ngay cả bản thân mình sau khi nhường ngôi vua, lên chức Thái Thượng Hoàng. Những cung điện này chắc hẳn phải bề thế, đẹp đẽ. có vườn tược, cây cảnh, non bộ, nên trong bài thơ của Trần Nguyên Đán làm họa lại thơ của Thái Thượng Hoàng Nghệ Tông lúc về Tức Mặc, đã ví nó như cung điện ở
đất Phong, đất Bái nổi tiếng của nhà Hán bên Trung Quốc (39), hoặc bài thơ tả cung điện lầu gác ở phủ Thiên Trường của vua Trần Thánh Tông:

Cảnh thanh u vật diệc thanh u
Thập nhị tiên châu thứ nhất châu…

(Cảnh thanh u vật cũng thanh u.
Mười hai cõi tiên âu chốn này là một)
(Hạnh Thiên Trường Hành Cung)
Đặc điểm của thời Trần là chế độ phong ấp cho thân vương và quan lại đã kích thích phong trào chơi non bộ càng lan rộng hơn từ thế kỷ XIII, XIV, trở về sau.

Ngoài các cung điện của các vua Trần tại Thăng Long và phủ Thiên Trường, vườn tược, cây cảnh, non bộ còn được chế tác xây đắp trong các điền trang thái ấp của các hoàng-thân quốc-thích và của giới quý tộc với lầu son gác tía như các công trình xây dựng trang ấp của Chiêu Minh đại vương Thái sư Trần Quang Khải với khu vườn Phúc Hưng nổi tiếng vừa trồng cây cảnh vừa trồng cây thuốc ở thôn Độc Lập, xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam Hà ngày nay), của Trần Quang Điền ở Quặc Hương, của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp (nay là Kiếp Bạc thuộc Chí Linh Hải Hưng) với vườn cảnh An Lạc và vườn trồng thuốc nam rộng lớn cả một quả núi đến nay ở đó vẫn mang tên là Dược Sơn, của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư ở Vân Đồn hay của Phạm Ngũ Lão ở Phù œng, Nguyễn Khoái được phong tước hầu và được phong cấp cả một hương (tương đương quận hay huyện sau này) gọi là Khoái lộ (Khoái châu, Hải-hưng) để làm thang mộc ấp: Phạm Ngô giữ chức Tham tán nhung vụ cũng được cấp 80 mẫu ruộng. (các vương hầu có thể đem hàng trăm, hàng ngàn mẫu ruộng cúng vào nhà chùa v.v…
Trong tập thơ Lạc Đạo của Trần Quang Khải nguyên văn chữ Nho chép trong Lịch triều hiến chương loại chí: Văn tịch chí (q. 42-45) của Phan Huy Chú (1782-1840), có những câu thơ về cây cảnh mai, trúc… ở vườn Phúc Hưng như sau:
Phúc Hưng nhất khúc, thuỷ hồi hoàn,
Trung hữu bình viên sổ mẫu khoan.
Mai ổ tuyết tiêu châu bội lỗi.
Trúc đình vân quyển, bích lang can.
(Phúc Hưng ngòi nước chẩy quanh quanh
Vườn rộng phẳng phiu mấy mẫu lành
Tan tuyết, chòm mai hoa lấp lánh
Cuốn mây, bụi trúc ngọc biếc xanh.)
Ngay cả giới quan lại, nho sĩ đương thời cũng có những tư dinh ở địa phương làm nơi dậy học, dưỡng nhàn, cùng bạn bè lui tới ngâm vịnh. Ví dụ như nhà dậy học và ẩn cư của Chu Văn An ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh Hải Hưng), còn gọi là núi Lan Phụng, ở đấy có điện Tử Cực, điện Lưu Quang, chân núi có suối Miết Trì, lưng núi có chùa Lệ Kỳ, có hang động Huyền Vân, Chu Văn An có bài thơ ngâm vịnh cảnh đẹp ở đây:
Vạn điệp thanh sơn thốc hoạ hình
Tà dương đảo quải bán khê minh
Thúy la kinh lý vô nhân đáo
Sơn hạc đề yên thới nhất thanh
(Muôn lớp núi xanh bình phong vẽ
Bóng chiều chiếu xế sáng nửa khe
Lối xanh rì dây leo không ai đi đến Hạc núi trong mây thỉnh thoảng môt tiếng kêu)
Am Bích Động của nhà thơ Văn-huệ vương Trần Quang Triều ở chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều Quảng Ninh (40), hoặc Phúc Am của Trương Hán Siêu, ai trông thấy cũng mến chuộng với thắng cảnh sơn thuỷ núi Dục Thuý, v.v…. Trong số này phải kể đến công trình đẹp, có tiếng như động Thanh Hư của Trần Nguyên Đán ở Côn Sơn (Chí Linh Hải Hưng).
Sau khi cáo quan về Côn Sơn, Trần Nguyên Đán đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc giá trị, có vườn tược, có cây cảnh, có non bộ, đặt tên chung là động Thanh Hư. Ngoài nhà cửa lầu gác, ông còn cho làm chiếc cầu Thấu Ngọc, một công trình đặc sắc đã được sách Đại Thanh Nhất Thống Chí của Trung Quốc liệt vào một trong những kỳ công thời bấy giờ (41). Cảnh đẹp hùng vĩ của Côn Sơn đã được cháu ngoại Trần Nguyên Đán là Nguyễn Trãi cũng về trí-sĩ tại đây viết như sau:

Côn Sơn có suối nước trong,
Ta nghe suối chảy như cung đàn cầm.
Côn Sơn có đá tần-vần,
Mưa tuôn đá sạch ta ngồi ta chơi.
Côn Sơn thông tốt ngất trời,
Ngả nghiêng dưới bóng ta thời tự do.
Côn Sơn trúc mọc đầy gò,
Lá xanh bóng rợp tha hồ tiêu dao.

(Nuyễn Trọng Thuật diễn nôm, Nam Phong Tạp Chí, t. XXVI, số 148)
Viết về Trần Nguyên Đán, Rolf A. Stein lại cho chúng ta biết thêm mối liên hệ giữa non bộ và hang động tại VN:
Trần Nguyên Đán về ẩn ở động Thanh Hư. Tên hiệu là Băng Hồ không phải chỉ là một ngụ ý văn chương của một bài thơ danh tiếng. Từ ấy còn gợi nên tất cả giá trị nguyên thủy của nó. Chúng ta biết rằng những bầu Hồ có thể là những thế giới bầu trời hệt như một hang động là những tầng trời, thế giới Thiên đường, Động Thiên. Tên Thanh Hư được đặt cho tên động của ông chính là tên của cái đệ nhất Động Thiên ghi trong sách Vô Thượng Bí Yếu (của Đạo tạng). [Băng] Hồ là thế giới thanh khiết, cảnh giới thứ nhất của Thần Tiên bất tử.

Năm 1397, Hồ Quý Ly, người có quyền thế lớn nhất trong triều Trần được phong tước đại vương, cho xây dựng kinh đô mới, gọi là Tây-đô (nhân dân thường gọi thành nhà Hồ). Hoàng Xuân Hãn viết: Làng Đại Lại (Thanh Hóa) là quê của Hồ Quý Ly. Năm 1398, Quý Ly dựng cung Bảo Thanh ở dưới chân núi Đại Lại, để ép vua Trần Thuận Tông ở. Sau khi Quý Ly lên ngôi, thường hay về nghỉ mát ở đó. Dựng cung gọi là Ly Cung. Có bể tắm, xây đá, có chạm trổ rất đẹp. Bể tắm, thì lấy nước suối cho vào. Nay vết tích bể tắm còn (43).
Kinh thành Tây-đô nằm giữa vùng núi sông hiểm trở, nhìn từ cao xuống thấy giống như một hòn non bộ hùng vĩ. Tây-đô ở gần núi đá vôi An-tôn, phía bắc có có núi Voi, phía nam có núi Đốn-sơn, phía đông có núi Hắc-khuyển và sông Bái bao quanh, phía tây có sông Mã bao bọc. Thành xây toàn bằng đá khối chữ nhật rất lớn.
Sách Việt Sử Tiêu Án của Ngọ Phong Ngô Thời Sỹ (1726-1780) ghi một giai thoại về non bộ và cây tùng cảnh của Hồ Quý Ly.
Hồ Quý Ly muốn nhường ngôi cho con thứ là Hồ Hán Thương (Xương) bèn mượn hòn đá non bộ nhỏ dùng làm nghiên mực của mình để ra câu đối:
“Thử nhất quyền kỳ thạch, hữu thời vi vân vi vũ dĩ nhuận sinh-dân”
(Hòn đá kỳ lạ này có lúc làm mây mưa để ban ơn cho dân, tỏ khí độ một vị vua)
,bắt các con đối, để xem chí khí thế nào, người con lớn là Hồ Nguyên Trừng biết được ý cha mình, mới đối rằng:
“Giá tam thốn tiểu tùng tha nhật tác đống tác lương kham phò xã tắc”
(Cây thông nhỏ ba tấc gỗ này một ngày kia sẽ làm dường cột giúp xã tắc)
để tỏ ý mình chỉ đáng làm người giúp việc thôi.(44)
Phan Quỳnh
 

BoHaIT_love_bonsai

Thành viên tích cực
Trả lời: Sách hay: Giới thiệu về non bộ - Non bộ với lịch sử Việt Nam

non bộ trong lich sử việt nam – phần 5




Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua, mở đầu cho triều đại nhà Nguyễn, không dùng Thăng Long làm kinh đô mà là Huế.
Nhà Nguyễn củng cố nền thống trị bằng cách tăng cường chế độ chuyên chế. Các vua Nguyễn đã thâu tóm vào tay tất cả mọi quyền hành, không muốn ai chia sẻ hoặc lấn át quyền lực của mình, đặt ra lệ Ngũ bất:

* Bất lập hoàng hậu
* Bất lập thái tử
* Bất phong vương tước
* Bất cử trạng nguyên
* Bất thiết tể tướng (61).

Nguyễn triều đã đoạn tuyệt với những truyền thống và tư tưởng luật pháp trước đây, thủ tiêu những định chế tương đối tiến bộ của bộ luật Hồng đức. Hoàng triều luật lệ ban hành năm 1815 (thường gọi là bộ luật Gia Long) thực ra chỉ là bản sao chép gần như nguyên vẹn bộ luật nhà Mãn Thanh bên Trung Quốc.

Tư tưởng giáo điều Nho Giáo giải thích theo lối Tống Nho chủ trương tôn quân triệt để đã có cơ hội thuận tiện để phát triển trở lại, nhất là từ đời Minh Mạng trở đi, vì nhà vua này và những người kế vị ông là những người sùng tín Nho Giáo. Để phổ biến các giáo lý Nho Giáo thuận lợi cho việc củng cố ngai vàng, Minh Mạng đã ban 10 điều huấn dụ bắt nhân dân toàn quốc phải học tập, và đồng thời với tư tưởng vọng ngoại của nhà Nguyễn đã ảnh hưởng nặng nề đến mọi sinh hoạt chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa nghệ thuật và đời sống vật chất lẫn tinh thần mọi tầng lớp nhân dân suốt thế kỷ XIX cho đến nay.
Các vua Nguyễn cấm dân thường không được làm nhà kiểu chữ “công” (), chữ “môn” (), không được chọn hình long, ly, quy, phượng ; không được mặc đồ gấm vóc, dùng các màu vàng, tía ; không được dùng các loại gỗ quý… hoặc Huấn điều về việc làm nhà ở thành thị của Minh Mạng sau đây:
* Dân phường nhà giáp đường quan
* Không được làm gác trông ngang ra đường
* Có cần làm chỗ chứa hàng
* Chiều cao không được cao bằng kiệu quan !
Điều 156 bộ luật Gia Long quy định:
Tất cả nhà cửa, xe cộ, quần áo và tất cả mọi vật dụng của quan chức và thường-dân phải phân biệt rõ rệt. Ai dùng trái phép thì bị tội. Nhà cửa thường-dân không dựng trên một bệ đôi, lợp mái đôi và làm gác. Trong nhà không được sơn phết trang hoàng (62).
Nền văn hóa nghệ thuật đã nẩy bật hai khuynh hướng khác nhau cả về hình thức lẫn nội dung:
* Khuynh hướng cung đình
* Khuynh hướng dân gian

Khuynh hướng cung đình
Với ảnh hưởng sâu đậm rất lộ liễu nhà Mãn Thanh và phương Tây, đã đoạn tuyệt hẳn với truyền thống lâu đời của dân tộc. Ví dụ lối kiến trúc cung điện, lầu gác, vườn tược của vua quan và giới quí tộc triều Nguyễn hệt như cung điện, lầu gác, vườn tược bên Trung Quốc hay thành quách ở Huế chỉ là bản sao của thành Vauban bên Pháp. Mỗi lăng miếu của các vua Nguyễn đều là những vườn cảnh với cây, đá, mà bài trí rập khuôn của lối chơi ở các vua quan nhà Mãn Thanh. Hòn non bộ ở Tử Cấm thành, chỗ ăn chơi của vua, nơi chỉ có hoàng gia và các bậc đại thần mới được vào, rõ ràng là kiểu cách Sơn Thủy Bồn Cảnh của Trung quốc, dàn trải đá, cây, chênh vênh chen chúc như núi Kiếm Các, núi Nga Mi với những khoảng cách mà chim bay không lọt. (Những hình tượng trang trí trên non bộ cũng đều đặt mua từ bên Trung Quốc).

Khuynh hướng dân gian
Trong khi khuynh hướng cung đình chỉ tập trung tại kinh đô Huế hay các tỉnh thành thì khuynh hướng dân gian vẫn tiếp tục bảo lưu nơi thôn làng. Riêng về lãnh vực non bộ, khuynh hướng dân gian có hai kiểu cách chế tác
Kiểu cách thứ nhất: tạo dựng lại những danh lam thắng cảnh, núi, sông, hang động, thác ghềnh nổi tiếng ở Việt Nam, như vịnh Hạ Long, Hòn Gà Chọi, Hòn Chồng, Hồ Ba Bể, Bích Động, núi chùa Non Nước, Hòn Vọng Phu, Tô Thị, v.v…
Kiểu cách thứ hai: sáng tạo các dạng lạ của phong cảnh theo trí tưởng tượng hoặc theo thần thoại, các sự tích tôn giáo, các hình thể mỹ thuật theo qui ước cổ điển, các dạng linh vật như Thiềm thử quá hái, Mãnh hổ khai địa, Phượng hoàng đảo dực, Sư tử hí cầu, Hoàng hạc hạ sơn (một sơn thể), Long phụng giao đầu, Lưỡng long tranh châu, Phụ tử tình thâm, Mẫu tử tình thâm, Đồng tử bái Quan Âm (hai sơn thể), Thiên dịa nhân, Tam Cương (ba sơn thể), Tứ quí (bốn sơn thể), Ngũ hành, Ngũ thường, Ngũ nhạc (năm sơn thể), Thất hiền (bảy sơn thể), Bát tiên (tám sơn thể), Quần lập (nhiều sơn thể), v.v….
Lối chơi cây cảnh trong dân gian dưới triều Nguyễn cũng bị hạn chế:
* Hoàng đế được quyền chơi cây thông
* Tước Vương được phép chơi cây trắc bá
* Bậc Đại thần được phép chơi cây loan dương, cây bồ hòn.
* Nho sĩ trí thức được phép chơi cây keo, cây du, cây si
* Dân dã được phép chơi cây dương liễu, hoặc các cây sim, me, tràm, chổi ; ngọn cây phải uốn chúc xuống, gọi là hồi đầu, cây cảnh không được để ngọn chĩa thẳng lên trời, sợ phạm thượng.
Chế tác non bộ phải tuân hành theo luật Năm không:

* Không xuyên tâm
* Không xẻ đầu
* Không phản chủ
* Không triệt bộ
* Không vô lý




Không xuyên tâm
Điều cấm kỵ là để một lỗ xuyên từ bên này qua bên kia thân hòn non bộ, không ai dám tạo ra, nếu có sẵn trong tự nhiên cũng không được đụng đến giống như người có biệt tài song lại có tật.

Không phản chủ
Là phải có hòn chủ to cao, dứt khoát, giữ vai trò sinh mệnh của hòn non bộ – phân biệt rõ chủ khách…

Không cắt đầu
Là hòn núi chính, phải có phong thức là cao phong, không bị cắt bằng ngang đầu nhưng cũng không nên để tiêm đầu là đầu nhọn quắc không đẹp làm sao cho ngọn núi phải nhấp nhô, không nhọn, không bằng, tự nhiên mới đẹp.

Không triệt bộ
Là phải có đường nhỏ để đi – hợp tình hợp lý chớ không bị dẫn đến đường cùng không có lối thoát…

Không vô lý
Là gắn nhà cửa, người, thú phải đúng tỷ lệ, không để mục đồng chăn trâu và ngư ông ngồi câu cá trên đỉnh núi, không để con dê, con trừu kế bên con beo, con hổ…
Tóm lại phải thực tế, giống khung cảnh của thiên nhiên, trái ngược lại quy luật tự nhiên là không đẹp (63).
Các thể núi chính gồm: Thế cao phong, thế huyền nham, thế bích lập, thế viễn sơn, v.v…

Thế cao phong
Ngọn cao vút, đầu núi hơn tròn để tránh vẻ khiêm tốn và thể hiện một hòn núi già cổ kính. Thân núi hơi phình to, tròn có ít hang hốc, cây cỏ lưa thưa và nên có một cây nhỏ thế huyền hay hoành ở gần dỉnh hay ngang lưng. Chân núi hơi thót vào, dưới chân núi có nhà, đình, tháp, người và vật, cây cối. Núi thường dược đặt cao tầm mặt người xem tạo cho hòn non bộ càng có vẻ cao vút len mà vẫn rất vững chãi.

Thế huyền nham
Thế này cũng có một ngọn trông cao vút, chân vững vàng nhưng thế núi như treo, trong thế đổ gục. Trên ngọn có thể đặt đình tạ và một cây có thế huyền hay hoành để như ấn thêm ngọn núi xuống.

Thế bích lập
Thế núi có một mặt phẳng đứng như tường vách, cũng chỉ cần một ngọn, chân núi vững chắc có thể thót vào ở một phía. Cây cối, bể cạn, vị trí đặt bể gần giống như thế cao phong.

Thế viễn sơn
Gồm nhiều hòn núi xếp lô xô cao thấp, thoải dần từ tâm ra xa, có làn nước uốn lượn giữa các chân núi. Núi đặt dưới thấp hơn tầm mắt để khi nhìn dễ cảm thấy như một vùng trời nước bao la.
Ngày xưa, các cụ thường chơi thế núi Viễn sơn, cho thế Cao phong là ngạo mạn, thiếu khiêm tốn. Nó chỉ được tạo ra bởi những người có chí ngang tàng, bất khuất. Thế núi huyền nham thường bị kiêng bởi sợ vận vào chủ của nó sự đổ bể không hay.
Phan Quỳnh
 

BoHaIT_love_bonsai

Thành viên tích cực
Trả lời: Sách hay: Giới thiệu về non bộ - Non bộ với lịch sử Việt Nam

Non bộ trong lịch sử Việt Nam – Phần 6



Bước sang giai đoạn phân tranh Nam Bắc triều (1527-1802), từ khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, xuyên qua thời kỳ Trịnh-Nguyễn cho đến khi Gia Long lên ngôi, giai đoạn mở đầu thời kỳ phân liệt và bước vào giai đoạn suy thoái của chế độ phong kiến Việt Nam sau già nửa thiên niên kỷ tồn tại. Nền kinh tế, xã hội có những biến động lớn làm thay đổi diện mạo của nền văn hóa nghệ thuật vốn rất mỹ lệ dưới thời Lý Trần, nghiêm lạnh dưới thời Lê sơ. Đây là những thế kỷ chấn hưng của Phật giáo sau hàng trăm năm bị ức chế bở chủ trương dương Nho ức Phật của nhà nước Lê sơ. Cùng với Đạo giáo, Phật giáo buột khỏi tay các vương hầu quí tộc tràn về các làng quê. Nho giáo không còn địa vị độc tôn. Cả ba tôn gíáo đã hòa đồng trong tâm thức dân gian, dưới ảnh huởng to lớn của Phật giáo. Thời Mạc, nhiều đình, chùa, quán, đền, miếu, được tu sửa, xây dựng thêm tại nông thôn mà khuôn viên hẳn có cây cảnh, non bộ.

Theo gót các triều vua thời Trần và Lê sơ xây dựng kinh đô thứ hai ở quê nhà như Thiên Trường hay Lam kinh, các vua Mạc đã cho xây dựng ở vùng Hải Dương, quê hương của mình, nhiều cung điện, lầu gác cùng với vườn cảnh, cây cảnh, non bộ, và được gọi là Dương kinh. Dương kinh có những cung điện nổi danh như điện Phúc Huy, điện Hưng Quốc. Ngoài ra, Mạc Đăng Dung còn cho xây điện Sùng Đức ngay trên nền nhà cũ của Mạc Đĩnh Chi, ông tổ của mình, ở xã Lũng Động, Chí Linh, nhằm nêu cao truyền thống dòng họ Mạc (49).

Ngoài những công trình của triều đình và các vua chúa, nhiều tầng lớp thống trị và trí thức khác cũng tổ chức xây dựng cho mình những dinh thự, những am quán. Truyện Lý tướng quân trong tác phẩm Truyền Kỳ Mạn Lục viết bằng chữ nho của Nguyễn Dữ (đầu thế kỷ 16) là một thí dụ, truyện kể ông tướng tham bạo Lý Hữu Chi “tậu ruộng vườn, dựng nhiều nhà cửa, khai đào đồng nội để làm ao, dồn đuổi xóm giềng cho rộng đất, đi kiếm những hoa kỳ đá lạ từ bên huyện khác đem về” (50).
Những công trình mang tính chất sinh hoạt của cá nhân này xuất hiện rải rác trong mọi miền mà tiếng tăm và quen thuộc với chúng ta nhất là am Bạch Vân và quán Trung Tân (Hải Dương) của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) hoặc trại Bùi Phong (Thanh Hóa), nơi ẩn cư của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (1723-1801), trong bài ký Hạnh Am, Phu Tử viết:
“Sau lúc bỏ học khoa cử, núi sông miền Nam Châu, dấu chân có gần khắp. Thường hay chơi núi Thiên Nhận ở Nam Hà. Phía Đông có núi Lạp Đính, phía Tây có núi Bạch Tượng, khoảng giữa thấy một núi con, tên gọi Bùi Phong. Có ghềnh suối ẩn kín, không hổ báo quấy nhiễu. Núi trồng cây được, khe đánh cá đươc, đất hoang dễ cày, cỏ tốt dễ giữ. Ta mừng thay “.(51).
Chán nản trước những rối ren của xã hội, Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi làm quan cho nhà Mạc được tám năm thì rút lui khỏi chính trường trở về quê. Ông đã cho xây dựng ở đây am Bạch Vân và quán Trung Tân để làm nơi dưỡng nhàn, dậy học, và cũng là nơi làm thơ cùng giao tiếp với bạn bè. Tuy những công trình kiến trúc này nhỏ bé vừa phải, không mang tính chất phô trương sự giàu có sang trọng vốn là đặc điểm của kiến trúc cung đình, nhưng câu chuyện về Nguyễn Bỉnh Khiêm cho chúng ta một giai thoại về thú chơi non bộ ở thế kỷ XVI, đồng thời hé mở cho chúng ta biết thêm về một trong những sở thích của sĩ phu đương thời.
Ôn Đình Hầu Vũ Khâm Lân, trong bài tựa viết cho tập gia phả của dòng họ Trạng Trình, đã nói đến thú vui của Nguyễn Bỉnh Khiêm như sau:

Ngoài ra, Tiên sinh còn tu bổ chùa chiền, tiên sinh thường cùng các lão tăng đàm luận, và thường khi thả thuyền dạo chơi Kim-hải hay Úc-hải để xem người đánh cá. Các chỗ danh lam thắng cảnh như An Tử, Ngọa Vân, Kinh Chủ, Đồ Sơn ; nơi nào tiên sinh cũng chống gậy trèo lên, thừa hứng ngâm vịnh, có khi quên cả sớm chiều. Mỗi khi ngắm cảnh non cao chót vót, rừng rậm xanh rờn, gió động rì rào, chim ca thánh thót, tiên sinh lại hớn hở tự đắc, phiêu phiêu như một vị lục địa thần tiên (thần tiên ở thế gian) (52).
Một chuyện khác về non bộ:
Nguyễn Hoàng, con trai thứ của Nguyễn Kim, ở trong tình thế nguy ngập sợ không thoát khỏi tay Trịnh Kiểm sát hại, bèn cho sứ giả bí mật về am Bạch Vân nhờ Trạng Trình chỉ giúp một lối sống. Sứ giả cố năn nỉ hỏi, tiên sinh không đáp, chỉ nhìn hòn non bộ trước sân, rồi ngâm lớn:

“Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân.”
(Một giải Hoành Sơn có thể dung thân muôn đời).
Sứ giả về thuật lại, Nguyễn Hoàng hiểu ý, nghĩ ra kế xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa vào năm Mậu Ngọ 1558 (53) và kiêm trấn thủ Quảng Nam (năm 1570) để xây dựng lực lượng cát cứ. Vùng Thuận-Quảng từ đó trở thành giang sơn riêng của tập đoàn phong kiến họ Nguyễn. Sau đó, sông Gianh được qui định làm giới tuyến: Bắc-hà (Đàng ngoài) và Nam-hà (Đàng-trong).
Lê Quí Đôn đã tả sự giàu sang, nhà cửa ruộng vườn của giới quan lại ở đàng trong: Từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ, tường xây bằng gạch đá, trướng vóc màn the, đồ dùng toàn bằng đồng, bằng sứ, bàn ghế bằng gỗ đàn, gỗ trắc, ấm chén bằng sứ, yên ngựa dây cương đều nạm vàng nạm bạc, áo quần là lượt, nệm hoa, chiếu mây, lấy phú quí phong lưu để khoe khoang lẫn nhau… họ coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, hoang phí vô cùng. (54)
Đàng ngoài, sách Tang Thương Ngẫu Lục có ghi một chuyện liên quan đến một trong những non bộ trong Vương phủ chúa Trịnh như sau:

Đúng hôm rằm (Trung thu), Chúa ngự ra chơi Bắc cung. Cung này có cái ao gọi là Long Trì, rộng độ nửa dặm, giồng nhiều hoa: hoa sen, hoa súng, v.v… Bên bờ ao đắp đất, chồng đá làm núi, chỗ cao chỗ thấp, dàn đặt mặt trước mặt sau, trông đường nào cũng có thế đẹp… Trên bờ ao có giồng mấy trăm gốc phù dung, (55).
Trong một tác phẩm khác, tác giả Phạm Đình Hổ (1768-1829) đã ghi lại thú chơi non bộ của chúa Trịnh đến độ say mê:
Khi ấy phàm bao nhiêu những loài trân-cầm, dị thú, cổ mộc, quái thạch và chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian đều sức thu lấy không thiếu một thứ gì… Trong phủ tùy chỗ điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non-bộ trông như bến bể đầu non. Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, (56)
Năm 1782, Thượng Hải Lãn Ông Lê Hữu Trác được chúa Trịnh Sâm (1767-1782) triệu ra kinh đô để chữa bệnh cho con là Trịnh Cán ở lầu Tử-các. Ông ghi lại cho chúng ta biết thêm một tài liệu về non bộ nơi Hoàng cung như sau:
Đi được độ vài trăm bước, qua mấy lần cửa ngăn mới đến cái điếm Hậu-mã quân túc-trực, điếm làm ở bên một cái hồ lớn, có những thứ cây lạ lùng và những đá non bộ kỳ-quái, kiểu điếm thì cột với bao-lơn lượn ra ngoắt vào xem có một cách kỳ-xảo (57).
Đọc Đoạn Trường Tân Thanh, chúng ta thấy ít nhất ba lần Nguyễn Du đã đề cập đến vườn cảnh, cây cảnh, non bộ ; đây có thể tiêu biểu tính phổ quát, phản ánh tính phát triển rộng lớn thú chơi non bộ nơi các tầng lớp từ vua chúa, quan lại giới quí tộc, thượng lưu đến thứ dân tầm thường thời hậu bán thế kỷ XVIII và tiền bán thế kỷ XIX:
Lần thứ nhất: Trong vườn nơi Kim Trọng trọ học phía sau nhà Thúy Kiều:

Lấy điều du học hỏi thuê.
Túi đàn, cặp sách, đề huề dọn sang
Có cây, có đá, sẵn sàng.
Có hiên Lãm Thúy, nét vàng chua phai. (58)
Lần thứ hai: Trong vườn nhà Thúy Kiều, để sang nhà Kim Trọng, Thúy Kiều phải đi vòng theo hòn non bộ này:
Lần theo núi giả đi vòng,
Cuối tường dường có nẻo thông mới rào;
Xắn tay mở khóa động đào,
Rẽ mây trong tỏ lối vào Thiên Thai. (59)
Lần thứ ba: Trong vườn nhà Hoạn Thư, khi nàng cho Thúy Kiều ra tu tại Quan Âm các:
Sẵn Quan Âm các vườn ta,
Có cây trăm thước, có hoa bốn mùa,
Có cổ thụ, có sơn hồ,
Cho nàng ra đó, giữ chùa tụng kinh. (60).



Sưu tầm Internet!
 

nguyenha59

Thành viên
Trả lời: Sách hay: Giới thiệu về non bộ - Non bộ với lịch sử Việt Nam

cám ơn bạn! Hay quá
 

longduyen

Thành viên tích cực
Trả lời: Sách hay: Giới thiệu về non bộ - Non bộ với lịch sử Việt Nam

Cảm ơn bác đã nhiệt tình chia sẻ.
Mong bác tiếp tục.
 

thang_8492

Thành viên
Trả lời: Sách hay: Giới thiệu về non bộ - Non bộ với lịch sử Việt Nam

cảm ơn bác nhiều nhiều, thật tuyệt
 

storm_snows2006

Thành viên tích cực
Trả lời: Sách hay: Giới thiệu về non bộ - Non bộ với lịch sử Việt Nam

Cảm ơn bạn bài viết rất hay và chi tiết:)
 

Bonsainghiepdu

Thành viên tích cực
Re: Trả lời: Sách hay: Giới thiệu về non bộ - Non bộ với lịch sử Việt Nam

Hết chưa bạn. Tiếp đi bạn.

thanks
 
Trả lời: Sách hay: Giới thiệu về non bộ - Non bộ với lịch sử Việt Nam

Cám ơn bạn đã chia xẻ, bài hay quá !Có đọc mới * hiểu * rõ về vấn đề * chơi non bộ *:):)tiếp đi bạn ơi !
 

thoaphumobile

Quản lý mới
Trả lời: Sách hay: Giới thiệu về non bộ - Non bộ với lịch sử Việt Nam

Cảm ơn bạn bài viết rất hay,đáng để học hỏi...
 

Vanquynhbn

Thành viên mới
Trả lời: Sách hay: Giới thiệu về non bộ - Non bộ với lịch sử Việt Nam

Cảm on bác nhiều. Em đọc xong thấy mình hiểu hơn nhiều điều
 
Top