phong cách cắm hoa của người nhật!

hoclamvuon

Thành viên
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Người Nhật Bản nổi tiếng về nghệ thuật cắm hoa trên thế giới. Trong khi tại nhiều quốc gia khác, mọi người ưa thích hình thể và màu sắc của các bông hoa thì đặc điểm của nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản là sự chú trọng vào đường nét.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Một cành hoa tuy tầm thường nhưng phải được xếp đặt thế nào để tạo nên một đường chảy xuôi phối hợp với tính tự nhiên, như vậy đòi hỏi sự hiểu biết của người cắm hoa về cách mọc tự nhiên của vật liệu hoa lá, cũng như tấm lòng yêu thiên nhiên của người đó trong mọi giai đoạn tăng trưởng của hoa lá cành.[/FONT]


[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Nghệ thuật cắm hoa bắt đầu từ thời Muromachi (1333-1568). Nghệ thuật này bắt nguồn từ việc trang trí hoa trước bàn thờ Phật. Do đó Ikebana được coi như biểu hiện một cái gì đó thiêng liêng hoặc biểu hiện sự hài hoà của vũ trụ. Nguyên tắc cơ bản của Ikebana là phía trên là trời, phía dưới là đất, ở giữa là con người và Ikebana phải thể hiện được sự hài hoà của 3 yếu tố đó. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, trào lưu Sougetsu dùng một số nguyên liệu không phải là hoa và dẫn đến sự hình thành một trường phái Ikebana thiên về nghệ thuật tạo hình. Hiện tại có khoảng 2000 trường phái về Ikebana. Có thể kể tên một số trường phái lớn như Ikenohou, Ohara, Sougetsu.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Khác với các nghệ thuật Thiền khác, nghệ thuật cắm hoa (trong tiếng Nhật là Ikebana) phát triển từ việc Phật tử Nhật dùng hoa để dâng cúng linh hồn người quá cố. Các nguyên lý và thực hành ban đầu của Ikebana được truyền lại từ nhóm những nhà truyền đạo gọi là Ikebono. Ảnh hưởng của tư tưởng Thiền tông sau đó được tìm thấy qua chứng cớ về sự thiết trí hoa bất đối xứng để mô tả sự biểu lộ có thể của thiên nhiên. Một kiểu (cắm hoa) gần gũi triết lý Thiền nhất được biết là chabana (hay nageive) rất đơn giản và không gò bó được tạo ra bởi trà sư Sen no Rikyu (1521-1591).[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Ảnh hưởng của Thiền ngày nay vẫn còn lại trong ý chỉ rằng cắm hoa là một ý nghĩa của sự thưởng thức, một sự thiền định trong mối quan hệ giữa bản ngã và thiên nhiên.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Cách trang trí nhà cửa của người Nhật thật là tinh tế. Rất kiệm về chi tiết nhưng rất đắt về cách xử lý màu sắc. Cách trang trí này không thể thiếu những lọ hoa cắm theo phong cách Ikebana và chiếu tatami.[/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Những bông hoa được sắp đặt một cách giản dị đến không ngờ. Như thể chúng tự nhiên đã mọc ra từ những cái lọ như vậy …[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Thời kỳ đầu, Ikebana được nghĩ ra để tượng trưng cho một số quan niệm triết học của Phật giáo tại Nhật Bản. Tuy nhiên, thời gian trôi dần qua, năng khiếu riêng của người Nhật đã làm cho nghệ thuật cắm hoa mất dần đi ý nghĩa tôn giáo ban đầu, và rồi đặc tính về thiên nhiên trong cách cắm hoa được nhấn mạnh[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Trong cách cắm hoa, cần tới sự hiểu biết về dòng thời gian và người nào có con mắt phân biệt có thể dễ nhận ra được điều này. Cắm hoa phải biểu hiện được thời gian, tháng, mùa, cũng như sự tăng trưởng liên tục của vật liệu sử dụng.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Thí dụ:[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Quá khứ: dùng hoa nở hết, trái cây khô hay lá cây khô.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Hiện tại: dùng hoa nở nửa chừng hay lá cây hoàn hảo.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Tương lai: dùng nụ hoa, nụ lá để hứa hẹn sự tăng trưởng sắp tới.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Sự cân nhắc về vật liệu sử dụng cũng cần phải đi đôi với cách xếp đặt, trình bày:[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Mùa Xuân: cách xếp đặt đầy sức sống với các đường cong biểu hiện sinh lực.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Mùa Hạ: cách xếp đặt tỏa ra và tràn đầy.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Mùa Thu: cách xếp đặt mỏng và thưa thớt.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Mùa Đông: cách xếp đặt đượm buồn và lắng nghỉ.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Phương pháp cắm hoa phải mang tính cách tượng trưng, mô tả, nhưng một số hình thể của hoa lá lại phải được phối hợp với phong tục, tập quán và văn hóa. Vào các ngày quốc lễ, lại có một số cách cắm hoa được ấn định trước và vào các dịp lễ hội, các nghi lễ gia đình có thể bị coi là thiếu đầy đủ nếu không theo cách cắm hoa thích hợp và không trưng bày thứ hoa thích hợp. Hoa cúc trắng là hoa của ngày Tết đầu năm, trong khi vào ngày Lễ Búp Bê (mồng 3 tháng 3), người Nhật thường dùng tới hoa đào, và hoa diên vĩ là thứ hoa của ngày Lễ Bé Trai (mồng 5 tháng 5).[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
[/FONT]

  • [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Ikebana với đời sống và thiên nhiên:[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Người ngoại quốc thường dùng các loại hoa với nhiều màu sắc, nhiều hình dạng vào việc trang trí, nhưng trong cách trang hoàng, người Nhật Bản còn dùng các lá cây, cành cây… Như vậy vật liệu dùng trong nghệ thuật cắm hoa không phải chỉ giới hạn vào màu sắc của bông hoa mà còn có vẻ đẹp nằm trong hình thể của lá và hoa, và trong sự tăng trưởng của hoa lá nơi thiên nhiên.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Hoa được ưa thích nhất là thứ đang mọc tự nhiên trong vườn hay nơi miền quê, vào lúc cắm hoa. Hoa lại được phối hợp với đám lá tự nhiên của thứ hoa đó, điểm thêm vào là một vài bụi cây con hay bụi hoa nhỏ mọc tự nhiên ở dưới nền.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Người Nhật Bản ít khi dùng loại lá hay loại hoa đã nở hết tầm cỡ, bởi vì các hoa lá được cắm vào lúc nở rộ nhất sẽ mau héo tàn, rủ xuống, diễn tả sự suy tàn hay chấm dứt. Các cành cây có lá lớn hay các bụi cây nhiều lá cũng không được dùng đến, mà nụ lá, nụ hoa được ưa thích hơn. Lý do của điều này là vì trong khi ở trạng thái nụ, vẻ đẹp của cành hoa không bị che khuất và trong khi dùng các nụ, người ngắm hoa có được niềm vui là ngắm nhìn chúng nở ra từ từ, chậm chạp… Như vậy nghệ thuật cắm hoa phải mang theo ý nghĩa phát triển liên tục trong đời sống và phải diễn tả sinh lực của cuộc sống.[/FONT]
 

hoclamvuon

Thành viên
  • [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Triết lý tiềm ẩn trong nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản:[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Nói một cách tổng quát, cách cắm hoa Nhật Bản gồm ba nhóm hoa hay cành lá xếp đặt theo hình tam giác. Nhóm chính ở giữa, thẳng đứng, nhóm thứ hai nghiêng về một bên so với nhóm chính và nhóm thứ ba ngược lại, nghiêng về phía đối so với nhóm thứ hai. Thêm vào đó, ba đường nét chính trong bình hoa hay lẵng hoa là thứ tượng trưng cho Trời–Đất–Người (Thiên, Địa, Nhân). Chính trong cấu trúc này mà cách cắm hoa được tạo nên.[/FONT]


[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Đường nét quan trọng nhất là cành hoa tượng trưng cho “Trời” (shin). Đây là đường trung tâm của toàn thể bình hoa, lẵng hoa, vì thế người ta đã chọn cành hoa nào mạnh nhất làm công việc này. Tiếp theo cành chính là cành thứ (soe), đại diện cho con người (Nhân). Cành này phải được xếp đặt thế nào để diễn tả rõ đường hướng phát triển, bung ra từ đường trung tâm. Chiều cao của cành thứ bằng 2/3 chiều cao của cành chính, lại có phần hơi nghiêng về cành chính.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Cành thứ ba (hikae) tượng trưng cho “Đất” (Địa), là phần ngắn nhất, được đặt xoay về phía trước hay hơi đối nghịch với phía gốc của hai cành kia. Tất cả ba phần lại được cột chặt vào một bộ phận giữ và lại phải diễn tả cho thấy sự xuất phát từ một nguồn cội. Sau đó, các bông hoa khác được thêm vào mỗi phần nhưng cách bố cục khéo léo của ba phần chính kể trên được coi là quan trọng nhất.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Trong khi cắm hoa, người ta đặt chiếc khay đựng tất cả các hoa, lá, cành… về phía bên phải và bình hoa hay đĩa cắm hoa cách 60 phân trước mặt người cắm hoa. Nếu đặt đĩa cắm hoa gần hơn thì dễ cắm hơn, nhưng để có thể dễ nhận ra cách bố cục thì nên đặt bình hoa xa hơn một chút. Bình hoa cũng nên được đặt hơi cao hơn là hơi thấp, bởi vì nếu đặt thấp, người ta sẽ quen với cách nhìn xuống và ảnh hưởng mang lại sẽ khác khi bình hoa sau này lại được bày trên cao.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]

  • [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Nghệ thuật bảo dưỡng hoa khi trưng bày:[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Hình dạng và cỡ lớn của bình hoa hay đĩa cắm hoa rất quan trọng bởi vì cách bố cục cũng tùy thuộc vào cỡ lớn, chiều rộng và chiều sâu của dụng cụ cắm hoa.[/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Sau khi các vật liệu cắm hoa đã được chọn lựa, bước kế tới là tỉa bớt. Các cành hay các hoa, dù cho đã mọc gọn gàng và thứ tự tới đâu, cũng có các phần dư thừa, đặc biệt là khi được dùng vào công việc sắp xếp một cách nghệ thuật. Vì thế chúng cần được tỉa bớt trước khi và trong khi các cành được tập hợp lại với nhau.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Để giữ cho hoa tươi mát, người ta dùng tới các phương thức vật lý và hóa học. Cách dễ nhất và đơn giản nhất là cắt cuống hoa trong nước (mizukiri). Phương thức này tránh cho cành hoa không bị cắt ngoài không khí làm kém đi sự hút nước. Về phương thức hóa học, một dung dịch loãng hydrochloric acid hay sulphuric acid sẽ làm sống lại hay làm tươi mát các bông hoa. Việc chà xát một chút muối vào đầu cuống hay cành hoa cũng mang lại kết quả tốt.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Các bông hoa và cành lá cần được xếp đặt chắc chắn, vững vàng và thăng bằng, bằng cách uốn cành dựa chắc vào phần bên trong của bình hoa hay đĩa cắm hoa. Việc uốn cành cây này cần phải làm rất chậm chạp và cẩn thận, làm bằng hai tay, tránh sao cành hoa không bị bẻ gẫy.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Sự phát triển lịch sử của nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản đã đi qua các thể cơ bản là thể Cổ Điển Rikka, thể Tự Nhiên Nageire và thể Cận Kim Moribana. Ngày nay tại Nhật Bản có nhiều trường phái cắm hoa. Các quy luật đặt ra bởi các trường phái này có thể khác nhau về quan niệm, về ý tưởng, về phương pháp… nhưng đều tựu trung lại một điểm là tình yêu thiên nhiên đã được nâng lên thành nghệ thuật-đó là IKEBANA![/FONT]
 

hoclamvuon

Thành viên
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]IKEBANA[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]IKEBANA - TÔN VINH VẺ ĐẸP CỦA HOA[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Ikebana là một nghệ thuật cắm hoa truyền thống của Nhật Bản có từ hơn 13 thế kỷ nay. Nước Nhật thừa hưởng nghệ thuật này từ Trung Hoa vào đầu thế kỷ thứ 7. Lúc ấy triều đại nhà Đường đang hưng thịnh trên khắp phương Đông, và cùng với đạo Phật, các đại sứ Nhật mang về nước tập quán cúng bái bằng hoa. Có một cái tên nổi bật, đó là đại sứ Ono No Imoko, sau này là nhà tu Senmu và là người đầu tiên điển chế nghệ thuật cắm hoa. Ông gạt bỏ sự phong phú, thừa thãi của Khổng Tử để chọn nét đơn sơ của Phật giáo và tính chặt chẽ cổ điển của nguyên tắc tam thể. Ông nhấn mạnh hoa dâng cúng lên Đức Phật phải gồm 3 đóa hoa, 1 cao và 2 thấp. Ở đây chúng ta gặp lại khởi nguồn của cụm hoa thẳng đứng tatebana, sau này sẽ cho ra rikkashôka. Tuy nhiên, Senmu cũng sắp xếp hoa theo cách khác, bằng cách chồng chất chúng trong một cái giỏ hay đĩa. Đây là khởi thủy của kiểu moribana.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Từ thế kỷ 12, các nghi lễ Phật giáo cũng được cử hành tại tư gia, và các chùm hoa được chuyển từ đền miếu vào nhà rồi lan rộng ra cả những lễ hội. Việc điển chế được tiếp tục và phát triển thêm. Bản văn cổ nhất về lĩnh vực này là Sendenshô, hướng dẫn 53 cách cắm hoa cho mọi tình huống trong cuộc đời (dịp hôn lễ, con đến tuổi trưởng thành, người chiến sĩ lên đường ra trận...)[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Nhiều bản văn khác cũng đề ra các quy tắc. Qua mọi kỹ thuật, có một tinh thần hiện lên. Đó có thể là shin: truyền thống, chặt chẽ, cân đối; so: nhẹ nhàng, ngẫu hứng, bất đối xứng, bất ngờ; và gyô nằm ở giữa shinso. Lịch sử của Ikebana được đánh dấu bằng sự dao động thường xuyên giữa 2 thái cực đó: cổ điển hình thức (shin) và tự do (so). Chùm hoa bắt nguồn từ một tâm trạng và muốn gợi ra tâm trạng đó ở người thưởng ngoạn. Ở đây xuất hiện một khái niệm: đó là furyu, bao hàm sự giản dị, kín đáo và tình yêu vẻ đẹp tự nhiên, không phô trương. Furyu chối bỏ sự khoe khoang và thể hiện chất tĩnh tại. Thiền đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển tinh thần đó. [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Đến cuối thế kỷ 16, lãnh chúa nghệ nhân Hideyoshi ban cho các bậc thầy cắm hoa dưới quyền những phương tiện để trổ tài. Và trong dịp lễ Nara, các chùm hoa trưng bày có chiều cao đến 13m. Nghệ nhân Sen No Rikyu phản ứng lại bằng cách tạo ra kỹ thuật chabana (hoa của trà), cách cắm hoa đơn giản mà sinh động bằng một tinh thần mà người Nhật gọi là wabi. Đó là sự tinh tế trong giản dị, nét tao nhã mộc mạc, tính thanh cao không sắc sảo, vẽ đẹp được giảm thiểu hay được trả về sự giản đơn của chủ yếu. Một đóa hoa đơn sơ được xếp một cách hoàn hảo trong lọ để biểu lộ tinh thần đó.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Người ta cũng cho rằng chính Sen No Rikyu đã tạo ra kiểu nageire. Một hôm ông và Hideyoshi đang nằm nghỉ trong vườn, lãnh chúa yêu cầu ông trình bày một chùm hoa. Nghệ nhân liền dùng con dao cắt vài đóa hoa diên vĩ, cột chúng vào con dao rồi ném tất cả vào một cái chậu. Những người có mặt đều trầm trồ. Thế là kiểu nageire ra đời.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Vào thế kỷ 17, một chuyển biến chính trị đã ảnh hưởng đến sự tiến triển của Ikebana. Dòng họ sứ quân Tokuqawa đưa Không giáo thay thế cho thiền và xem đó như là nền tảng triết lý cho quyền lực của họ. Nghệ thuật cắm hoa bước vào cuộc chơi của các tranh chấp và mưu mô rồi được đặt tên chính thức là Ikebana. Đầu tiên nghệ thuật này được sứ quân giao cho một dòng họ duy nhất là Ikenobô, nhưng chẳng bao lâu nhiều trường phái khác ra đời.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]"Chẳng có bậc thầy vĩ đại nào, quá nhiều quy tắc, sự đua đòi của một tầng lớp quý tộc nhàn nhã tìm cách nổi bật trong những cuộc triễn lãm vô bổ", đó là lời phê phán nghiêm khắc về Ikebana vào thế kỷ 17. Tuy nhiên, một tầng lớp thương buôn mới xuất hiện, bắt đầu quan tâm đến nghệ thuật cắm hoa, và từ đó nhen nhúm một sự phổ quát hóa nghệ thuật đó. Sự phổ quát này diễn ra vào thế kỷ 18 liên quan đến các tầng lớp xã hội và cả giới phái. Cho đến lúc đó, nghệ thuật cắm hoa chỉ dành riêng cho đàn ông, giờ được cả phụ nữ học theo cùng với âm nhạc và nghi thức pha trà. Tình trạng này dẫn đến sự mềm dẻo trong các quy tắc rikka, kỹ thuật nageire tái hưng thịnh, và xuất hiện một phong cách mới phổ thông hơn, pha trộn hay kiểu kia: đó là shôka. phong cách đơn giản với 3 cành hoa bất đối xứng được sắp xếp theo bố cục tam thể. [/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Vào thế kỷ 18, số lượng học viên Ikebana tăng lên đáng kể, nổi lên vô số trường dạy. Hoa xâm lăng vào tư gia, điểm tô cho áo kimono và những bức bình phong hơn bao giờ hết. Chống lại sự đua đòi của giới quý tộc và sự dễ dãi của tầng lớp giàu mới, một nhóm nhà sáng tạo cố tìm kiếm và đã mang lại cho nghệ thuật Ikebana một hơi thở mới. Họ là những nhà tri thức rất nhạy cảm với các kiểu mẫu mà Nhật Bản thừa hưởng từ Trung Hoa. Họ đưa ra phong cách bunjin ike, đoạn tuyệt với các điển chế thái quá, tìm lại ngẫu hứng, tự nhiên, tinh tế của nghệ thuật Trung Hoa.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Năm 1854, thuyền trưỡng Mỹ Perry phá vỡ gọng kiềm cô lập đã giam hãm nước Nhật, mở cửa cho thương mại và văn hóa phương Tây. Với Ikebana, sự du nhập các loài hoa mới đã gợi hứng cho một bậc thầy là Unshin Ohara lập ra trường phái riêng. Nhiều nhà sáng tạo khác như Nishikawa lại muốn củng cố tính tự do và tìm lại tinh thần wabi.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Đến năm 1920, một làn gió mới và một phong cách mới xuất hiện: kiểu dạng hình tự do jiyubana. Chối từ âm hưởng Phật giáo nguyên thủy và các điển chế truyền thống, năm 1930 những nghệ nhân cách mạng trẻ như Nakayama, Okubô, Shigemori... đưa ra mộ "Tuyên ngôn" phong cách cắm hoa mới. Từ đó ra đời trường phái Sôgetsu do Sofu Teshigahara sáng lập. Tiếp theo đó là nhiều trường phái khác. Năm 1966, Hiệp hội Ikebana Nhật Bản quy tụ hơn 130 trường phái. Nhưng từ năm 1930, chỉ có 3 trường phái lớn ngự trị: Ikennobô, Ohara và Sôgetsu.[/FONT]
 

hoclamvuon

Thành viên
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]1.Rikka:[/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
[/FONT]


[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
[/FONT]


[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]2. Seika:[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
[/FONT]


[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
[/FONT]


[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
[/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]3. Djyuka:[/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
[/FONT]


[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
[/FONT]


[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
[/FONT]


[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]4. Shinseika:[/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
[/FONT]


[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
[/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]kebana có 3 dòng: Ikenobo, Ohara và Sogetsu. Ikenobo là dòng cổ nhất và cũng là truyền thống nhất. Các tác phẩm Ohara là sự thể hiện tình cảm, cảm xúc của nghệ nhân. Moribana là cách cắm hoa theo dòng Ohara trong bình thấp, phẳng, là một phá cách cho Ikebana theo xu hướng hiện đại hơn. Những nghệ nhân thuộc dòng Ohara thường có 4 cách cắm hoa, bao gồm: thiết kế theo màu sắc, đường nét, hiệu quả tổng hợp và thiết kế trừu tượng. Các tác phẩm thuộc dòng Ohara được chia ra làm 5 thể loại khác nhau. Dòng cuối cùng là Sogetsu. Khía cạnh được chú ý nhiều nhất của Sogetsu là màu sắc và đường nét. Cũng giống như các dòng khác, mục đích của Sogetsu là khai mở cái đẹp độc nhất của mỗi cành hoa. Nhìn chung, sự tỉ mỉ, cầu kỳ của nghệ nhân Ikebana và cách sắp xếp các cành hoa đã làm nên nét đẹp độc đáo cho môn nghệ thuật này.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Tương phản với nghệ thuật cắm hoa mà mục đích chỉ là trang trí phổ biến ở phương Tây, nghệ thuật Ikebana Nhật Bản lại hướng tới sự hài hòa trong đường nét, màu sắc và sự nhịp nhàng. Trong khi người châu Âu có khuynh hướng nhấn mạnh số lượng và màu sắc cua hoa và tập trung chủ yếu sự chú ý đến vẻ đẹp của chúng thì người Nhật lại thiên về cách cắm hoa và nâng lên thành nghệ thuật. Đó là sự kết hợp hài hòa bình cắm với thân lá, cũng như với những bông hoa. Toàn bộ cấu trúc cắm hoa Nhật Bản dựa trên ba yếu tố tượng trung cho Trời, Đất và Con Người.[/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Nguồn gốc Ikebana có thể bắt nguồn từ các nghi lễ dâng hoa trong các đền Phật Giáo từ thế kỉ thứ VI. Sự chuẩn bị này hết sức thô sơ, cả hoa và cành tạo ra chỉ để biểu thị lòng trung thành với Trời - Đất.[/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Một phong cách cắm hoa tinh vi hơn Ikebana và Rikka ( cắm hoa đứng) có từ thế kỉ XV. Phong cách Rikka luôn nhằm phản ánh vẻ đẹp lộng lẫy của tự nhiên, hoa được cắm để tượng trưng cho núi Sumeru, ngọn núi thiêng liêng của vũ trụ Phật Giáo và là biểu tượng của muôn loài. Phong cách này gắn liền với chủ nghĩa tượng trưng.[/FONT]
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]ví dụ: Cành cây tượng trưng cho đá sỏi, hoa cúc trắng cho dòng sông hay con suối nhỏ. Phong cách Rikka đạt đến cực thịnh vào thế kỉ XVII. Ngày nay nó được xem như một phong cách cắm hoa cổ xưa. Cái thời được coi như là một nghi thức khắt khe trong các dịp lễ hội đã mất đi và nó ngày càng ít được xuất hiện.[/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Những thay đổi có ý nghĩa nhất trong lịch sử Ikebana diễn ra vào thế kỷ thứ XV khi tướng quân vùng Muromachi là Yoshimasa Ashikaga (1436-1490) cai trị nước Nhật. Nhiều dinh thự lớn và nhiều ngôi nhà nhỏ được Yoshimasa xây dựng đã thể hiện tình yêu của ông với sự giản dị. Những ngôi nhà nhỏ bai h cũnng có tokonoma, gọi là nơi hóng mát, nơi người ta thường bày các tác phẩm nghệ thuật hoặc cắm hoa. Trong thời gian này, nghi thức cắm hoa kiển Ikebana được đơn giản hóa, vì vậy tất cả tầng lớp nhân dân có thẻ được thưởng thức loại nghệ thuật này.[/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Sự phát triển quan trọng khác diễn ra vào cuối thế kỉ XVI khi phong cách cắm hoa đơn gian và mộc mạc hơn được gọi là Nageire ( có nghĩa là liệng vào hoặc quăng vào) xuất hiện như một phần không thể thiếu được trong Trà Đạo. Trong phong cách này, hoa có thể được cắm trong lọ càng giống tự nhiên càng tốt, chất liệu của bình cắm không còn là vấn đề quan trọng nữa.[/FONT]

[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Ikebana ngày nay chịu ơn lớn của thời kì hiện đại hóa và Âu hóa diễn ra ở Nhật vào những năm 1890, ngay sau khi Minh Trị Duy Tân. Vào thời gian đó, một phong cách mới được phát triển từ Ikebana gọi là Moribana ( cắm chồng hoa). Phong cách này xuất hiện một phần do ảnh hưởng của lối cắm hoa phương Tây và phần khác do lối sống Âu hóa của người Nhật. Phong cách Moribana là sự mở đầu cho kiểu cắm hoa tự do tìm đến sự đơn giản hóa về hình thức, cách thể hiện phong cách hay cảnh quan trong vườn.Phong cách này được trình bày ở bất cứ nơi nào,được chấp nhận trong điều kiện chính thức và không chính thức![/FONT]
(sưu tầm)
 
Top