Phân hữu cơ, vai trò của phân hữu cơ

mai vu duy

Thành viên
1. Khái niệm về phân hữu cơ

Phân hữu cơ là tên gọi chung cho các loại phân được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ như các dư thừa thực vật, rơm rạ, phân gia súc, phân chuồng, phân rác và phân xanh được vùi trực tiếp vào đất hay ủ thành phân. Phân hữu cơ được đánh giá chủ yếu dựa vào hàm lượng chất hữu cơ (%), hoặc chất mùn có trong phân. Phân hữu cơ là nguồn phân quí, không những làm tăng năng suất cây trồng mà còn có khả năng làm tăng hiệu lực của phân hóa học, cải tạo và nâng cao độ phì của đất (Đỗ Thị Thanh Ren, 2004).
2. Vai trò của phân hữu cơ
2.1 Cung cấp dinh dưỡng và tạo năng suất cây trồng

Sử dụng phân hữu cơ để góp phần nâng cao năng suất cây trồng và giảm liều lượng phân hóa học là vấn đề đang được nhiều người nghiên cứu.
Theo Phạm Tiến Hoàng (2003), khi bón phân hữu cơ từ phân chuồng cho đất thì cung cấp đầy đủ các dạng dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng như N, P2O5, K2O…. và cả enzym kích thích sinh trưởng. ngoài ra phân hữu cơ còn có vai trò điều hòa dinh dưỡng trong đất khá rõ ở nhiều yếu tố nhưng rõ nét nhất là việc chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan cung cấp cho cây trồng. Theo kết quả điều tra trong 4 năm liền với tác động của lượng phân hữu cơ khác nhau cho thấy lân tổng số và lân dễ tiêu tăng lên rõ rệt.

Theo kết quả của Dương Minh Viễn và ctv (2005), thì việc bón phân hữu cơ giúp sinh khối của cây ngô rau tăng đáng kể so với nghiệm thức không bón phân hữu cơ và việc lưu tồn của phân hữu cơ này trong vụ sau cũng làm tăng đáng kể sinh khối của cây so với nghiệm thức không bón phân hữu cơ.

Sử dụng phân hữu cơ làm tăng sinh khối của cây ngô rau cũng được tìm thấy bởi Lê Thị Thanh Chi (2008), lượng bón 10 tấn phân hữu cơ kết hợp với 75% phân vô cơ thì sinh khối cây bắp đạt cao nhất và khác biệt có ý nghĩa so với nghiện thức bón phân 20 tấn phân hữu cơ và bón phân vô cơ. Trong đó lượng bón 20 tấn phân hữu cơ cũng cho sinh khối của cây bắp cao hơn so với chỉ bón phân vô cơ. Theo Phạm Thị Phương Thúy (2008) thì bón 5 tấn phân hữu cơ kết hợp 112,5N – 45P2O5 – 30K2O trên đất xám bạc màu thì năng suất của cây bắp có xu hướng cao hơn so với nghiệm thức chỉ bón 150N – 90P2O5 – 60K2O mặt dù chưa khác biệt thống kê.

2.2 Cải thiện hóa tính của đất

Trong quá trình phân giải phân hữu cơ có thể tăng khả năng hòa tan của các chất khó tan. Việc hình thành phức hữu cơ – Vô cơ cũng có thể làm giảm khả năng di động của một số nguyên tố khoáng, hạn chế khả năng đồng hóa kim loại nặng của cây, sản phẩm nông nghiệp trở nên sạch hơn. Việc hình thành phức hữu cơ – vô cơ làm tăng tính đệm của đất và ngăn chặn được việc rửa trôi (Phùng Quốc Tuấn và Ngô Thị Đào, 2001).

Ngô Ngọc Hưng và ctv (2004), phân hữu cơ làm tăng khả năng trao đổi cation và khả năng đệm của chất dinh dưỡng chủ yếu như là N, P và S, vì vậy làm tăng hiệu quả của phân hóa học vào đất. Cung cấp dinh dưỡng và năng lượng: cung cấp dinh dưỡng khoáng đặc biệt là đạm, lân, lưu huỳnh, các nguyên tố khác bao gồm cả nguyên tố vi lượng.

2.3 Cải thiện lý tính của đất

Các kết quả nghiên cứu của Monnier cho thấy việc trộn chất hữu cơ vào đất làm tăng độ ổn định kết cấu kết cấu của đất. Tác dụng ổn định cấu trúc đất phụ thuộc vào bản chất hữu cơ và mức độ mùn hóa. Chất hữu cơ sau khi vùi vào đất, thông qua hoạt động của vi sinh vật, chất hữu cơ phân hủy biến thành mùn. Mùn làm tăng sự dính kết các hạt đất để tạo thành đoàn lạp cho đất có cấu trúc tốt, thoáng khí, dễ cày bừa, làm cho nước thấm vào đất thuận lợi hơn, khả năng nước của đất cao hơn, việc bốc hơi mặt đất ít đi nhờ vậy mà tiết kiệm được nước tưới. Đất làm quá tơi nếu không được phủ bằng một lớp hữu cơ sau khi tưới hoặc sau khi mưa đất sẽ tạo thành một lớp váng ngăn cản việc thông khí, việc thâm nước hạn chế việc nảy mầm của hạt và dễ bị xói mòn (Vũ Hữu Yêm, 1995).

2.4 Cải thiện sinh lý đất

Khi sử dụng phân hữu có bã bùn mía xử lý cho đất vườn thì giúp gia tăng hoạt động của vi sinh vật đất (Võ Thi Gương và Ngô Thị Hồng Liên, 2007). Quần thể vi sinh vật trong đất sử dụng các chất hữu cơ có trong đất làm nguồn thức ăn chính. Vì vậy đất càng nhiều chất hữu cơ thì quần thể sinh vật có lợi càng phát triển mạnh và là yếu tố để chuyển hóa nguồn dinh dưỡng N, P, K cho cây trồng (Phạm Tiến Hoàng, 2003).
Sử dụng phân hữu cơ trên đất phèn trồng lúa ngoài tác dụng cung cấp carbon dễ phân hủy cho sinh vật còn có tác dụng gia tăng pH sau khi ngập, do đó có tác dụng tăng cường hoạt động của vi sinh vật trên đất phèn. Còn ở trên đất phèn lên liếp hoạt động của vi sinh vật thấp khi cung cấp chất hữu cơ dễ phân hủy đã làm tăng hoạt động của vi sinh vật (Nguyễn Mỹ Hoa và Trịnh Thị Thu trang, 2002).

3. Một số loại phân hữu cơ

3.1 Phân chuồng

Phân chuồng là hỗn hợp phân gia súc, gia cầm cới xác bã thực vật. Phân chứa đủ 3 dưỡng chất cơ bản là đạm, lân, kali cần thiết cho tất cả các loại cây trồng. Ngoài ra phân chuồng còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng như B, Cu, Mo, Mn… và những chất kích thích sinh trưởng như: auxin, heteroauxin, các loại vitamin như vitamin B, vitamin C… (Đỗ Thị Ren, 1998).*

Thành phần dinh dưỡng (%) của phân chuồng (Ngô Ngọc Hưng và ctv, 2004)

Heo (82,0 H2O; 0,80 N; 0,41 P2O5; 0,26 K2O; 0,09 CaO; 0,10 MgO); Trâu bò (83,1 H2O; 0,29N; 0,17 P2O5; 1,00K2O 0,35CaO; 0,13MgO)
; Ngựa (75,7H2O; 0,44N; 0,35 P2O5; 0,35K2O; 0,15CaO; 0,12MgO); Gà (56,0 H2O; 1,63N;1,54 P2O5; 0,85K2O; 2,40CaO; 0,74MgO); Vịt (56,0 H2O; 1,00N; 1,40 P2O5; 0,26K2O; 1,70CaO; 0,35MgO)

3.2 Phân xanh

Phân xanh là loại phân hữu cơ, sử dụng các loại bộ phận trên mặt đất của cây. Phân xanh được sử dụng như phân tươi, không qua quá trình ủ. Vì vậy, phân xanh chỉ có hiệu quả sau khi được phân hủy. Cho nên người ta thường dùng phân xanh để bón lót cho cây hàng năm “ ép xanh” (tủ gốc) cho cây lâu năm (Ngô Ngọc Hưng và ctv, 2004).

Đối với phân xanh không những làm tăng năng suất cây mà còn làm gia tăng phẩm chất gạo (Nguyễn Công Vinh, 2002). Theo (Ngô Ngọc Hưng và ctv, 2004), cho rằng các loại cây xanh có vai trò rất lớn trong việc gìn giữ, cải tạo đất và góp phần rất đắc lực làm gia tăng năng suất các loại cây trồng. Phân tích thành phân dinh dưỡng trong đất một số loại cây họ đậu được làm phân xanh thu được kết quả như sau:


còn tiếp
 

trungduart

Administrator
3. Một số loại phân hữu cơ

3.1 Phân chuồng

Bảng 1.3 Thành phần dinh dưỡng của phân chuồng (Ngô Ngọc Hưng và ctv, 2004)


Loại phân H2O N P2O5 K2O CaO MgO
Heo 82,0 0,80 0,41 0,26 0,09 0,10
Trâu bò 83,1 0,29 0,17 1,00 0,35 0,13
Ngựa 75,7 0,44 0,35 0,35 0,15 0,12
Gà 56,0 1,63 1,54 0,85 2,40 0,74
Vịt 56,0 1,00 1,40 0,26 1,70 0,35
Cho Dũng hỏi thêm, thành phần trên lấy từ việc nghiên cứu từ gia súc được nuôi theo dạng công nghiệp hay tự nhiên (như trâu, bò... ăn cỏ)
Với phân hưu cơ như kể trên khi dùng cho cây trồng nên để dạng nổi trên bề mặt hay trộn chung với đất trồng.
 

mai vu duy

Thành viên
Cho Dũng hỏi thêm, thành phần trên lấy từ việc nghiên cứu từ gia súc được nuôi theo dạng công nghiệp hay tự nhiên (như trâu, bò... ăn cỏ)
Với phân hưu cơ như kể trên khi dùng cho cây trồng nên để dạng nổi trên bề mặt hay trộn chung với đất trồng.
Chào anh Dũng, mấy ngày nay em công tác ở xa và không có thời gian, mới về Cần Thơ có vài ý cùng anh
- Em không nghiên cứu nhưng thường phân được nghiên cứu từ gia súc nuôi theo dạng công nghiệp. Tuy nhiên, dinh dưỡng từ phân giữa nuôi tự nhiên hay công nghiệp cũng dao động bấy nhiêu đó, chứ không khác nhiều lắm.

- Phân được trộn luôn sẽ có hiệu quả hơn là bón trên mặt đất.

p/s Em có trả lời câu hỏi của anh Dũng bên topic Một số hạn chế khi sử dụng phân bón lá
 
Top