Những thắc mắc về mai Bình Định và mai Phú Yên.

toainguyen82

Thành viên
Ak cho cháu hỏi bắm xả phần dọc là như thế nào ạ?
Sáng sớm dậy mờ mắt, lo công việc nên đánh sai chử đó bạn, tôi có sửa lại trên bài viết rồi, chử "đọt" chứ không phải "dọc" nhé.

Hôm nay vui nên tôi bật mí kinh nghiệm cho các bạn nghe thử nhé.

Số là cách đây cũng hơn 7 năm về trước, khi mà cây mai Bình Định mới mon men vào sài gòn. Người ta cứ trầm trồ khen lạ, khen độc, khen tùm lum sao họ làm được như thế. Nhưng khi mua về chơi, họ phát hiện hoa mai không được đẹp như mai ghép trong này và còn có thêm nhược điểm là chăm mai như trong này sao cuối năm sao bông không trổ như ban đầu, chỉ thưa thớt. sau đó họ ghép và phát hiện chúng dể bỏ mối ghép.... cuối cùng cũng làm giới chơi mai miền nam nản và rất nhiều trong số những bật thầy mai miền nam kháo nhau rằng mai bình định không chăm sóc được ở sài gòn.

Sau một thời gian nghiên cứu, chăm sóc, học hỏi một cách chân thành, bái rất rất nhiều sư phụ (thật ra thầm bái thôi nhé, vì họ chẳng nhận tôi làm đệ tử đâu, nhưng cứ nghĩ học được một điều, họ chủ ý dạy xem như thầy mình vậy). cuối cùng tôi cũng ngộ ra vài điều căn bản. mà cái căn bản ấy chính là mấu chốt giúp tôi chăm sóc mai như dân chuyên nghiệp.

Bí mật từ đâu? làm sao để cây mai chăm ở sài gòn bông không thua kém chăm sóc tại Bình Định
(Thật lòng mà nói, mai chăm ở sài gòn mãi mãi không bao giờ nhiều nụ bằng bình định đâu nhé, chỉ 8/10 thôi, cái này để hôm nào vui vui tôi giải thích cho nghe).(với cùng kỷ thuật nhé)

Té ra nó bắt nguồn từ cây mai Bình định.

Các bạn biết đó, bản thân cây mai Bình định là cây mai nguyên thủy, không hề ghép. mà giải thích thêm điều này nữa các bạn mới hiểu nè: các bạn có để ý thấy rằng, đa phần các nhánh mọc thẳng bao giờ cũng ít nụ hơn nhánh nằm ngan? đó là quy luật sinh lý căn bản của cây trồng nhé. quy luật thứ hai là nhánh mẹ nuôi càng nhiều nhánh con thì nhánh đó càng cho nhiều nụ. cái này cũng căn bản luôn, khi nhánh phát triển quá mạnh, chúng ưu tiên cho việc sinh trưởng hơn sinh sản, chính vì thế mới có hiện tượng siếc nước nhằm làm giảm khả năng sinh trưởng của cây khi cây đó phát triển quá tốt mà chưa có nụ nhé.

Như vậy, chúng ta thấy, khi người miền nam mua mai Bình Định về chơi. với phong cách người miền nam là phóng khoán, đa phần ai cũng muốn cái gì của mình cũng to. cây mai cũng không ngoại lệ. họ cảm thấy chưa hài lòng, họ muốn cây mai của mình phải cao hơn, bộ tàng phải rộng hơn và để làm được việc đó họ không hề bắm xả mà nuôi một nhánh cho dài. để cái đọt cho cao để cây họ cao hơn. và với hai điều đó, họ vi phạm nguyên tắc cơ bản của cây mai Bình định.

Nếu bạn bắt lỗi tôi rằng, dù có cao hơn chúng vẫn phải hình thành nụ, dù nhánh có dài hơn chúng vẫn phải có nụ. Xin thưa tôi xin trả lời rằng đúng là như thế, cây sẽ hình thành nụ, nhưng nụ bây giờ sẽ hình thành rất xa thân chính, tức là khi cây sinh trưởng đến chớn nào đó mà chúng không còn đủ lực để sinh trưởng nữa thì từ đó trở ra chúng sẽ hình thành nụ. đó là lý do vì sao mai Phú Yên chỉ có nụ bên ngoài trong khi bộ khung xương bên trong hoàn toàn không có nụ hình thành.

Với lý luận trên, các bạn đã biết làm sao cây mai Bình Định của mình có nhiều nụ rồi chứ?

chào các bạn

Nguyễn Toại Nguyện
 

chungto

Thành viên
Sáng sớm dậy mờ mắt, lo công việc nên đánh sai chử đó bạn, tôi có sửa lại trên bài viết rồi, chử "đọt" chứ không phải "dọc" nhé.

Hôm nay vui nên tôi bật mí kinh nghiệm cho các bạn nghe thử nhé.

Số là cách đây cũng hơn 7 năm về trước, khi mà cây mai Bình Định mới mon men vào sài gòn. Người ta cứ trầm trồ khen lạ, khen độc, khen tùm lum sao họ làm được như thế. Nhưng khi mua về chơi, họ phát hiện hoa mai không được đẹp như mai ghép trong này và còn có thêm nhược điểm là chăm mai như trong này sao cuối năm sao bông không trổ như ban đầu, chỉ thưa thớt. sau đó họ ghép và phát hiện chúng dể bỏ mối ghép.... cuối cùng cũng làm giới chơi mai miền nam nản và rất nhiều trong số những bật thầy mai miền nam kháo nhau rằng mai bình định không chăm sóc được ở sài gòn.

Sau một thời gian nghiên cứu, chăm sóc, học hỏi một cách chân thành, bái rất rất nhiều sư phụ (thật ra thầm bái thôi nhé, vì họ chẳng nhận tôi làm đệ tử đâu, nhưng cứ nghĩ học được một điều, họ chủ ý dạy xem như thầy mình vậy). cuối cùng tôi cũng ngộ ra vài điều căn bản. mà cái căn bản ấy chính là mấu chốt giúp tôi chăm sóc mai như dân chuyên nghiệp.

Bí mật từ đâu? làm sao để cây mai chăm ở sài gòn bông không thua kém chăm sóc tại Bình Định
(Thật lòng mà nói, mai chăm ở sài gòn mãi mãi không bao giờ nhiều nụ bằng bình định đâu nhé, chỉ 8/10 thôi, cái này để hôm nào vui vui tôi giải thích cho nghe).(với cùng kỷ thuật nhé)

Té ra nó bắt nguồn từ cây mai Bình định.

Các bạn biết đó, bản thân cây mai Bình định là cây mai nguyên thủy, không hề ghép. mà giải thích thêm điều này nữa các bạn mới hiểu nè: các bạn có để ý thấy rằng, đa phần các nhánh mọc thẳng bao giờ cũng ít nụ hơn nhánh nằm ngan? đó là quy luật sinh lý căn bản của cây trồng nhé. quy luật thứ hai là nhánh mẹ nuôi càng nhiều nhánh con thì nhánh đó càng cho nhiều nụ. cái này cũng căn bản luôn, khi nhánh phát triển quá mạnh, chúng ưu tiên cho việc sinh trưởng hơn sinh sản, chính vì thế mới có hiện tượng siếc nước nhằm làm giảm khả năng sinh trưởng của cây khi cây đó phát triển quá tốt mà chưa có nụ nhé.

Như vậy, chúng ta thấy, khi người miền nam mua mai Bình Định về chơi. với phong cách người miền nam là phóng khoán, đa phần ai cũng muốn cái gì của mình cũng to. cây mai cũng không ngoại lệ. họ cảm thấy chưa hài lòng, họ muốn cây mai của mình phải cao hơn, bộ tàng phải rộng hơn và để làm được việc đó họ không hề bắm xả mà nuôi một nhánh cho dài. để cái đọt cho cao để cây họ cao hơn. và với hai điều đó, họ vi phạm nguyên tắc cơ bản của cây mai Bình định.

Nếu bạn bắt lỗi tôi rằng, dù có cao hơn chúng vẫn phải hình thành nụ, dù nhánh có dài hơn chúng vẫn phải có nụ. Xin thưa tôi xin trả lời rằng đúng là như thế, cây sẽ hình thành nụ, nhưng nụ bây giờ sẽ hình thành rất xa thân chính, tức là khi cây sinh trưởng đến chớn nào đó mà chúng không còn đủ lực để sinh trưởng nữa thì từ đó trở ra chúng sẽ hình thành nụ. đó là lý do vì sao mai Phú Yên chỉ có nụ bên ngoài trong khi bộ khung xương bên trong hoàn toàn không có nụ hình thành.

Với lý luận trên, các bạn đã biết làm sao cây mai Bình Định của mình có nhiều nụ rồi chứ?

chào các bạn

Nguyễn Toại Nguyện
Như vậy đối với mai bình định phải theo dõi để bấm đọt cho ngắn phải không anh?
 

lethanh1701

Thành viên
Em có xem 1 video chỉ cách bấm đọt. Lâu quá không nhớ rõ lắm và em làm như thế này: Khi đọt ra khoảng 5 lá và còn non thì em bấm. Nhưng em đọc một số bài thì nói mỗi mùa có cách bấm khác nhau nhưng không thấy chỉ mùa nào bấm như thế nào ? Nên em nhờ anh chia sẽ em cách bấm đọt với?Và cho em hỏi luôn tưới phân gốc mai thì tưới sáng hay chiều tốt hơn?
 

phamxuanlam

Thành viên
Em có xem 1 video chỉ cách bấm đọt. Lâu quá không nhớ rõ lắm và em làm như thế này: Khi đọt ra khoảng 5 lá và còn non thì em bấm. Nhưng em đọc một số bài thì nói mỗi mùa có cách bấm khác nhau nhưng không thấy chỉ mùa nào bấm như thế nào ? Nên em nhờ anh chia sẽ em cách bấm đọt với?Và cho em hỏi luôn tưới phân gốc mai thì tưới sáng hay chiều tốt hơn?
Tưới buổi sáng bác. Trước khi tưới nên để đất chậu hơi khô một chút.
 

tran dung1

Thành viên mới
Gửi anh Toại Nguyện cùng các ACE chỉ giúp !
Hôm tết em có mua 1 cây mai Bình Định, chơi tết xong em mang ra ngoài sân hôm mồng 10, có tỉa sơ, không thay chậu,
Các công việc đã thực hiện :
- Tưới kích rễ N3M + B1 : 3 lần
- Bón lần vi sinh sông Gianh ( một nắm tay )
- Tưới phân cá 2 lần
- Phân bón lá đã sử dụng : Growmore 30-10-10 và phân cá phun qua lá ( 7 ngày/lần , xen kẻ )
- Phun actara 10 ngày/lần , coc85 đã phun 2 lần.
Cách đây 1 tuần trên thân cây xuất hiện các đóm màu trắng bằng đầu ngón tay và trên lá ( khoảng chừng 8 - 10 lá ) xuất hiện các đóm màu vàng nhỏ bằng nửa đầu ngón tay.
Em không biết cây của em bị bịnh gì và dùng thuốc gì để diều trị chúng, mong anh Toại Nguyện và các ACE biết xin chỉ giúp !
Em Chân thành cảm ơn !
( Em mới đăng ký Thành viên nên không biết up hình bằng cách nào )
 

sama

Thành viên mới
Gửi anh Toại Nguyện cùng các ACE chỉ giúp !
Hôm tết em có mua 1 cây mai Bình Định, chơi tết xong em mang ra ngoài sân hôm mồng 10, có tỉa sơ, không thay chậu,
Các công việc đã thực hiện :
- Tưới kích rễ N3M + B1 : 3 lần
- Bón lần vi sinh sông Gianh ( một nắm tay )
- Tưới phân cá 2 lần
- Phân bón lá đã sử dụng : Growmore 30-10-10 và phân cá phun qua lá ( 7 ngày/lần , xen kẻ )
- Phun actara 10 ngày/lần , coc85 đã phun 2 lần.
Cách đây 1 tuần trên thân cây xuất hiện các đóm màu trắng bằng đầu ngón tay và trên lá ( khoảng chừng 8 - 10 lá ) xuất hiện các đóm màu vàng nhỏ bằng nửa đầu ngón tay.
Em không biết cây của em bị bịnh gì và dùng thuốc gì để diều trị chúng, mong anh Toại Nguyện và các ACE biết xin chỉ giúp !
Em Chân thành cảm ơn !
( Em mới đăng ký Thành viên nên không biết up hình bằng cách nào )
Chụp cái hình pót lên cho mọi người xem đi bác.
 

philongesc

Thành viên







Cây này mình mua cách đây gần 3 năm, do không biết cách chăm sóc nên cây càng ngày càng suy.
Sau khi nhờ sự chỉ giúp của ace trên dđ, sau 4 tháng cây có sự phát triển tốt thế này.
Cảm ơn Nguyễn Toại Nguyện đã hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc cây. Mong nhận được sự chia sẽ thêm của bạn.
 

chungto

Thành viên




Cây mai Bình Định em mua chơi hôm tết, đến ngày 20 tháng giêng em cắt cành, thay đất ( phân bò hơi nhiều, đất dinh dưỡng 35 đ/bao, một ít sơ dừa, trấu mục); lúc đầu có kích rễ N3M; từ đó đến nay cứ định kỳ 10-15 ngày em tưới NPK 30-10-10; Agrostim, diệt bỏ trỉ ; đến nay đã cuối tháng 4 al rồi mà sao em thấy lá mai có màu xanh đậm nhưng cái lá thì mỏng lắm; các bác giúp cách bón phân loại nào và quy trình bón từ nay đến cuối năm để cây ra hoa nhiều; cảm ơn diễn đàn
 

bshoang50l

Thành viên mới




Cây mai Bình Định em mua chơi hôm tết, đến ngày 20 tháng giêng em cắt cành, thay đất ( phân bò hơi nhiều, đất dinh dưỡng 35 đ/bao, một ít sơ dừa, trấu mục); lúc đầu có kích rễ N3M; từ đó đến nay cứ định kỳ 10-15 ngày em tưới NPK 30-10-10; Agrostim, diệt bỏ trỉ ; đến nay đã cuối tháng 4 al rồi mà sao em thấy lá mai có màu xanh đậm nhưng cái lá thì mỏng lắm; các bác giúp cách bón phân loại nào và quy trình bón từ nay đến cuối năm để cây ra hoa nhiều; cảm ơn diễn đàn

Cây mai bạn chăm sóc quá tốt,muốn cho lá mai dầy và bóng mượt thì phải dùng phân hữu cơ chứ dùng phân vô cơ thì lá mai không bao giờ dầy được,nếu dùng phân vô cơ lá mai chỉ tồn tại khoảng 5 tháng thôi,nhưng dùng phân hữu cơ thì cò thể đến 9 tháng nó mới rung.qua tháng 5 âm lịch bạn đừng dùng agrostim nữa,hãy dùng phân dynamic là đủ rồi
 

chungto

Thành viên
Cảm ơn anh bshoang50l, vậy là từ tháng 5 al chỉ dùng phân dynamic bón gốc, vậy thời gian bón gốc 1 tháng/1 lần hả anh?có cần phun lên lá NPK 10-50-10 hay NPK 10-30-30 không vậy?
 

bshoang50l

Thành viên mới
Cảm ơn anh bshoang50l, vậy là từ tháng 5 al chỉ dùng phân dynamic bón gốc, vậy thời gian bón gốc 1 tháng/1 lần hả anh?có cần phun lên lá NPK 10-50-10 hay NPK 10-30-30 không vậy?


15 ngày cho nó một nắm phân dynamic,khoảng nữa chén ăn cơm đó,phân bón lá phải dùng thường xuyên một tuần 1 lần,10.30.20 của phân bón lá bình điền,mình xài loại này thấy hiệu quả
 

chungto

Thành viên
15 ngày cho nó một nắm phân dynamic,khoảng nữa chén ăn cơm đó,phân bón lá phải dùng thường xuyên một tuần 1 lần,10.30.20 của phân bón lá bình điền,mình xài loại này thấy hiệu quả
cảm ơn anh nhiều
 

phanvinhbd

Thành viên mới
Kính gởi bác Bình Minh, anh Toại Nguyện và các ae.
Tôi được một Bác (lớn tuổi rồi) quê miền Trung nhượng lại cho 1 cặp mai trồng trong chậu đá mài, cây rất gìa, hoành thân lớn uốn lượn rất cổ kính đặc trưng của mai miền Trung. Bác nói đó là mai BĐ mang vô từ lâu lắm rồi. Tôi tin Bác. Nhưng nhân tiện đây các Bác các anh cho tôi hỏi, về hình dáng cây mai BĐ khác cây mai Phú Yên như thế nào. Xin cám ơn.
 

hocchoimai

Thành viên
Kính gởi bác Bình Minh, anh Toại Nguyện và các ae.
Tôi được một Bác (lớn tuổi rồi) quê miền Trung nhượng lại cho 1 cặp mai trồng trong chậu đá mài, cây rất gìa, hoành thân lớn uốn lượn rất cổ kính đặc trưng của mai miền Trung. Bác nói đó là mai BĐ mang vô từ lâu lắm rồi. Tôi tin Bác. Nhưng nhân tiện đây các Bác các anh cho tôi hỏi, về hình dáng cây mai BĐ khác cây mai Phú Yên như thế nào. Xin cám ơn.
Bạn thân mến, về cách tạo dáng nơi cây Mai Bình Định đa phần theo thế Long Giáng, cơ bàn thân chính bẻ co uốn lượn hình xoắn trôn ốc thuận và nghịch theo chiều kim đồng hồ, các góc bẻ thân chính đa phần có góc 90 độ. Các chi phân bố theo hình tam giác không trùng nhau nên các tán lá đều nhận đủ ánh sáng.Hình dáng khi nhìn ngang giống hình tam giác cân, chi phía trên nhỏ hơn chi dưới, số chi là 5,7,9,v.v... Còn Mai Phú Yên thì thân chính nhìn hao hao như cái lò xo, một số thì dáng trực và lượn nhẹ chứ không 90 độ như Mai Bình Định, chi cành ít thứ tự hơn. Có nghĩa là Mai Bình Định đa phần là khuôn khổ, còn Phú Yên thì phóng khoáng hơn. Tạm suy nghĩ hạn hẹp nên hiểu tới đâu nói tới đó có gì sai sót mong các nghệ nhân Bình Định và Phú Yên lượng thứ và bổ sung giúp với.
 

nguyenhoa142

Thành viên mới
A cho e hơi cách chăm sóc mai bình dịnh sau tết gồm những bước chăm sóc sao
Xin chan thành cảm ỏn
 

chungto

Thành viên
chuyên mục này có 10 trang, bạn đọc 1 lượt thì sẽ nắm được những vấn đề cơ bản trong quá trình chăm mai bđ.đến giai đoạn nào vướng mắc thì đưa hình ảnh cây mai len thì sẽ có cao nhân giúp liền.
 

NoName21

Thành viên
Chú Nguyện ơi!!!Cho Con hỏi:Chi thứ 5 6 7 8 Của mai BĐ nằm ở giữa những chi nào chú?? VD:chi 4.nằm giữa 1 vs 2....
Sẵn Chú cho con hỏi:mai BĐ thường ở góc có cái co..con uốn theo chú hướng dẫn sao này nó có cái co giống vậy không chú???xin cảm ơn chú nhìu ạk...................
 
Top