Những thắc mắc về mai Bình Định và mai Phú Yên.

toainguyen82

Thành viên
Những vấn đề về mai Bình Định cũng như mai Phú Yên tại miền Nam hiện vẫn gây nhiều tranh cãi và vướng mắc trong giới chơi mai cũng như nhà vườn. Tôi mở chuyên mục này nhằm cố gắng giải đáp những vướng mắc của anh em về hai loại mai trên. Với kiến thức nông cạn và ít ỏi của mình, tôi mong anh em sẽ ủng hộ và cùng hổ trợ để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về hai vùng trồng mai khá nổi tiếng của miền Trung chúng ta.

Nguyễn Toại Nguyện
 

toainguyen82

Thành viên
Tôi xin đặc ra trước một số câu hỏi để làm rõ hơn vấn đề:

Mai Bình định tại sao chất trồng lại toàn đất không vậy?

Mai Phú Yên họ trồng bằng chất gì mà toàn là cát không?

Tại sao có người bảo rằng mai Bình định trồng tại Sài gòn nếu thay chất trồng khác cây sẽ chết?

Lại có người nói rằng, Mai Bình định chỉ chơi lá thôi (lá rất tốt), nhưng hoa thì không nhiều?

Tại sao đa phần hoa của mai Bình định và Mai Phú Yên thường không đẹp, cánh mỏng, hoa nhỏ và mau rụng?

Ai là người đầu tiên sáng tạo dáng mai Bình Định?

Tại sao Mai Phú Yên bông lại thưa, ít nụ?

Tại sao khoảng cách giữa các mắt lá của mai Bình định và Phú Yên thường xa hơn mai Miền nam?

Và rất nhiều các câu hỏi khác mà tôi sẽ tiếp tục đề cập. rất mong anh em đóng góp câu trả lời cũng như câu hỏi để những vấn đề về khúc mắc về hai loại mai trên được sáng tỏ hơn.
(câu trả lời tôi sẽ tiếp tục trình bày sau)

Nguyễn Toại Nguyện
 

thucnho

Thành viên
Tôi xin đặc ra trước một số câu hỏi để làm rõ hơn vấn đề:

Mai Bình định tại sao chất trồng lại toàn đất không vậy?

Mai Phú Yên họ trồng bằng chất gì mà toàn là cát không?

Tại sao có người bảo rằng mai Bình định trồng tại Sài gòn nếu thay chất trồng khác cây sẽ chết?

Lại có người nói rằng, Mai Bình định chỉ chơi lá thôi (lá rất tốt), nhưng hoa thì không nhiều?

Tại sao đa phần hoa của mai Bình định và Mai Phú Yên thường không đẹp, cánh mỏng, hoa nhỏ và mau rụng?

Ai là người đầu tiên sáng tạo dáng mai Bình Định?

Tại sao Mai Phú Yên bông lại thưa, ít nụ?

Tại sao khoảng cách giữa các mắt lá của mai Bình định và Phú Yên thường xa hơn mai Miền nam?

Và rất nhiều các câu hỏi khác mà tôi sẽ tiếp tục đề cập. rất mong anh em đóng góp câu trả lời cũng như câu hỏi để những vấn đề về khúc mắc về hai loại mai trên được sáng tỏ hơn.
(câu trả lời tôi sẽ tiếp tục trình bày sau)

Nguyễn Toại Nguyện
xin lỗi bác chứ bảo rằng mai Bình Định ít bông, bác đã nhầm rồi
 

trương thủy

Thành viên
a cho tôi hỏi tai sao ra giêng những lá mai bđ và py non thường bi héo khi trời nang gắt.trong khi những giông khác thì k bị.? có phải mai bđ thế trực đươc phân táng trái,phải,sau,trước theo thứ tự dưới lên k?cảm ơn a
 

toainguyen82

Thành viên
Nói về Mai Phú Yên:

Dao này ngoài Trung rất nóng, từ tết giờ gần như rất ít mưa. đợt nắng nóng vừa rồi làm cho không ít cây mai miền trung phát triển rất chậm.

Chất trồng cùa mai Phú Yên gồm: cát ( từ 85% đến 95%), 5 % sơ dừa, 3 đến 5% phân bò ủ mục, phân lân vi sinh, và một số chất khác. Với chất trồng như thế Mai Phú Yên thoát nước rất nhanh.
nói về nguồn nước tưới: Mai Phú Yên đa phần tưới nước giếng (một số ít xây hồ lắng để trử nước khi cúp điện phải tưới tay). họ không tưới nước sông.

Quay lại vấn đề chất trồng. do chất trồng có đặt điểm thoát nước nhanh nhưng lại rất nghèo dinh dưỡng nên họ phải có chế độ phân thuốc rất đặt biệt và một số động tác nhỏ để giữ ẩm cho chất trồng. cụ thể:

Trên mặt chậu, họ thường đập nhỏ những mảnh gạch vụn, những miếng vỏ dừa khô, hay vải, ...... để bỏ trên mặt chậu giữ ẩm. một động tác nhỏ nhưng giải quyết được khá nhiều vấn đề về giữ ẩm.

Một ngày họ tưới nước 2 lần (thậm chí 3 lần (đợt nóng vừa qua)).
và một tháng 2 đến 3 lần xịt phân bón lá, 2 lần tưới gốc.

Tạo dáng:

Vẫn là dáng trực (dáng thẳng) là phổ biến. cách họ tạo dáng rất đơn giản:
Quấn một cọng kẻm loại cứng quanh thành chậu. dùng một cây trúc( tre,.....) để tạo ngọn. sau đó họ dùng dây để kéo và chỉnh sửa chi cành. một năm, ba lần tạo dáng.

Nguyễn Toại Nguyện
 

toainguyen82

Thành viên
a cho tôi hỏi tai sao ra giêng những lá mai bđ và py non thường bi héo khi trời nang gắt.trong khi những giông khác thì k bị.? có phải mai bđ thế trực đươc phân táng trái,phải,sau,trước theo thứ tự dưới lên k?cảm ơn a
cám ơn bạn đã đặt câu hỏi.

Trước hết mình nói thế này: Cây không đủ lượng nước, đất không đủ ẩm, rể không đủ mạnh, cây không đủ khỏe sẽ làm nên hiện tượng héo lá khi trời nắng. cơ chế héo lá là cơ chế tự vệ của cây, các khí khổng đóng lại để tránh hiện tượng mất nước. vì vậy, bạn phải chăm cây đó tốt hơn các cây còn lại thì việc nắng gắt sẽ bớt làm lá héo đi.
Mai Bình định thế trực họ tạo dáng không phải như bạn nói. bạn hãy hình dung như sao:

Bạn có một tam giác đều có ba đỉnh, mỗi đỉnh tượng trưng cho một chi. ( cành một, cành hai, cành 3, (hay nói cách khác: chi trái rồi đến chi phông, rồi chi phải). chi thứ 4,5,6 theo thứ tự vòng xoáy của chi 1,2,3 vẫn là tam giác đều nhưng nhỏ hơn và chi thứ 4 thì nằm giữa chi số 1 và 2 (nhìn từ trên xuống). tương tự cho chi số 5.

nếu cảm thấy khó hình dung thì tôi sẽ đưa hình ảnh lên cho bạn dể hình dung.

Nguyễn Toại Nguyện
==================================
xin lỗi bác chứ bảo rằng mai Bình Định ít bông, bác đã nhầm rồi
Chính xác, Mai Bình định thuộc dạng bông chùm, khi nở thì nghẹt cả cây, thấy bông không thấy nhánh, thế mới ghê.

Nhưng có người bảo thế, mai Bình Định khi chăm sóc tại Sài gòn thường thì lá phát triển rất tốt, lá to, nhiều, xanh nhưng khi đến tết lặt ra thì không thấy nụ đâu, rất ít. Theo bạn tại sao họ nói vậy? và nếu bạn lý giải tiếp được là làm sao để cây mai chăm tại Sài gòn này mà bông vẫn nhiều như tại Bình định thì tôi cám ơn bạn rất nhiều.

Nguyễn Toại Nguyện
 

trương thủy

Thành viên
cho tôi hỏi them về kỷ thuât thay đất cho mai bđ mua ở bđ(k phải mua ở sg)tôi thường dùng sơ dừa,tro trấu,trấu sống cho mai miền nam vậy tôi có thể dùng cho mai được k.?tỷ lệ thay như thế nào.?cảm ơn
 

toainguyen82

Thành viên
cho tôi hỏi them về kỷ thuât thay đất cho mai bđ mua ở bđ(k phải mua ở sg)tôi thường dùng sơ dừa,tro trấu,trấu sống cho mai miền nam vậy tôi có thể dùng cho mai được k.?tỷ lệ thay như thế nào.?cảm ơn
Tại Bình Định, có một người trồng mai Bình định nhưng hơi khác một chút so với những người xung quanh. anh ta trồng chất trồng gần như không có đất phù xa, chỉ toàn sơ dừa, trấu, phân bò và vỏ dậu xay. thế nhưng cây anh ta cực kỳ tốt.

Bạn thấy đấy, mai Phú Yên trồng toàn cát biển. thế nhưng nó vẫn phát triển và xanh tốt. điều quan trọng nhất không phải là chất trồng mà là quy trình và cách thức chúng ta chăm sóc mai. những việc đó mới quyết định phần lớn thành công trong nghề mai.

Nguyễn Toại Nguyện
 

trương thủy

Thành viên
Tại Bình Định, có một người trồng mai Bình định nhưng hơi khác một chút so với những người xung quanh. anh ta trồng chất trồng gần như không có đất phù xa, chỉ toàn sơ dừa, trấu, phân bò và vỏ dậu xay. thế nhưng cây anh ta cực kỳ tốt.

Bạn thấy đấy, mai Phú Yên trồng toàn cát biển. thế nhưng nó vẫn phát triển và xanh tốt. điều quan trọng nhất không phải là chất trồng mà là quy trình và cách thức chúng ta chăm sóc mai. những việc đó mới quyết định phần lớn thành công trong nghề mai.

Nguyễn Toại Nguyện
vậy quy trình và cách chăm sóc như thế nào vậy anh.?
đầu tiên xin a nói về phân bón.cám ơn anh
 

nguyench

Thành viên mới
Chào Anh Nguyện và các bạn!
Tại sao mai bình định có nhiều chi,cành rất đẹp họ bấm tược như thế nào để có dáng theo đặc trưng b định?
Anh co thể chỉ rõ hơn cho em về cách bấm tựơc được không?
Cám ơn Anh nhiều!
 

hocchoimai

Thành viên
Tôi xin đặc ra trước một số câu hỏi để làm rõ hơn vấn đề:

Mai Bình định tại sao chất trồng lại toàn đất không vậy?

Mai Phú Yên họ trồng bằng chất gì mà toàn là cát không?

Tại sao có người bảo rằng mai Bình định trồng tại Sài gòn nếu thay chất trồng khác cây sẽ chết?

Lại có người nói rằng, Mai Bình định chỉ chơi lá thôi (lá rất tốt), nhưng hoa thì không nhiều?

Tại sao đa phần hoa của mai Bình định và Mai Phú Yên thường không đẹp, cánh mỏng, hoa nhỏ và mau rụng?

Ai là người đầu tiên sáng tạo dáng mai Bình Định?

Tại sao Mai Phú Yên bông lại thưa, ít nụ?

Tại sao khoảng cách giữa các mắt lá của mai Bình định và Phú Yên thường xa hơn mai Miền nam?

Và rất nhiều các câu hỏi khác mà tôi sẽ tiếp tục đề cập. rất mong anh em đóng góp câu trả lời cũng như câu hỏi để những vấn đề về khúc mắc về hai loại mai trên được sáng tỏ hơn.
(câu trả lời tôi sẽ tiếp tục trình bày sau)

Nguyễn Toại Nguyện
Sau thực tế 8 năm thử nghiệm trên 6 cặp Mai Bình Định ( loại có 5 chi khi mới mua) và 5 cặp Mai Phú Yên ( loại thân trực uốn lượn nhẹ tầm cao 1m4) mình nhận thấy rằng:
1/ Việc thay chất trồng (do mình tự ủ sau 4 tháng gồm 2 phần phân bò, 1 phần tro trấu, 2 phần cát to, 3 phần xơ dừa, 1 phần đất mặt bùn ao, 1 phần trấu đã độn chuồng gà) không có gì ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ, thân, cành lá và hoa.
2/ Luôn bấm cành định dáng cho cây theo chu kỳ phát triển đọt nên cây Mai không bị phá thế hay mất dáng. Cho đến bây giờ dáng Bình Định được 7 và 9 chi, dáng Phú yên có cây thì như cây Thông, có cây chơi hình tam giác không đều.
3/ Hai loài Mai này lúc mua đã có 1 vài hoa nở nên mình chọn không bị hở kẻ giữa các cánh hoa, trong đó trúng được 2 cây Phú Yên 9 cánh.
4/ Về đóng nụ trên nách lá: nếu chăm sóc đúng thì khoảng cách lá khi sinh trưởng không bị phóng xa, có đôi khi 1 cuống hoa vẫn hình thành nụ đôi, nụ ba ( thừa nụ), khi nở hoàn toàn hoa che kín cả cành.
5/ Tỉ lệ nụ hình thành không thua Mai địa phương hay Gião, tuy nhiên đường kính của hoa không to bằng Gião. màu sắc của hoa thì tùy giống.
6/ Chĩ sau 1 năm làm quen thời tiết phía Nam là cây Mai Bình Định và Phú Yên đã cùng Mai gião ghép, Mai địa phương đua nhau đón Xuân ( năm đầu mới mang về chưa hiểu tánh nết cây nên hoa ít hơn các năm sau.
7/ Mai Phú yên nặng phân thúc hơn Mai Bình Định.
8/ Tốc độ bung vỏ trấu, chân nơm và xé bẹ chậm hơn Gião và địa phương 2 ngày sau khi cùng lặt lá.
Tóm Lại: Chăm sóc Mai phải hiểu được từng gốc Mai + May.#:-S#:-S#:-S
 

nguyendaikham

Thành viên mới
Chào anh Nguyện và anh em diễn đàn !
Cho mình hỏi một chút, mình có một cây không biết chắc là Mai Bình Định hay Phú Yên dáng và bộ rễ khá đẹp mang về năm trước 2010 tết Bông nhiều nhưng hơi nhỏ qua tết lá non ra nhiều nhưng hay bị héo ( sau này biết do lượng nước tưới chung với các cây giống khác nên không đủ ) tháng 2 AL mình thay chất trồng thì thấy 2/3 phía dưới là cát to, mình giữ lại khoảng 1/4 cát đó kết hợp với phân bò xơ dừa, tro trấu khoảng 3 tháng kế tiếp thì cây phát triển tạm không sung so với các cây khác tháng 9AL cây có triệu chứng chết rễ ( sử dụng kích rễ và urê loảng nhưng không đạt ) tháng 10AL cây ra khoảng 30 - 40% hoa, mình cắt đầu búp chừa lại cuống lại tưới một ít urê va kali, đến nay thì cây suy rất nhiều lá vàng chuẩn bị rụng khoảng 60% ( mình nghĩ cây sắp chết ) các anh em có kinh nghiệm xem còn cách nào chỉ dùm ( mình đang muốn thử xả tàn bỏ nhưng còn không biết có nên làm không ?). Cảm ơn nhiều
Chào trân trọng
Nguyễn Đại Khâm
 

toainguyen82

Thành viên
Chào anh Nguyện và anh em diễn đàn !
Cho mình hỏi một chút, mình có một cây không biết chắc là Mai Bình Định hay Phú Yên dáng và bộ rễ khá đẹp mang về năm trước 2010 tết Bông nhiều nhưng hơi nhỏ qua tết lá non ra nhiều nhưng hay bị héo ( sau này biết do lượng nước tưới chung với các cây giống khác nên không đủ ) tháng 2 AL mình thay chất trồng thì thấy 2/3 phía dưới là cát to, mình giữ lại khoảng 1/4 cát đó kết hợp với phân bò xơ dừa, tro trấu khoảng 3 tháng kế tiếp thì cây phát triển tạm không sung so với các cây khác tháng 9AL cây có triệu chứng chết rễ ( sử dụng kích rễ và urê loảng nhưng không đạt ) tháng 10AL cây ra khoảng 30 - 40% hoa, mình cắt đầu búp chừa lại cuống lại tưới một ít urê va kali, đến nay thì cây suy rất nhiều lá vàng chuẩn bị rụng khoảng 60% ( mình nghĩ cây sắp chết ) các anh em có kinh nghiệm xem còn cách nào chỉ dùm ( mình đang muốn thử xả tàn bỏ nhưng còn không biết có nên làm không ?). Cảm ơn nhiều
Chào trân trọng
Nguyễn Đại Khâm
tôi đọc đi đọc lại bài của bạn mấy lần nhưng tạm thời vẫn chưa hình dung được cả quy trình bạn chăm sóc từ năm 2010 đến nay. nhưng tạm thời mình tóm lại như sau nhe: bạn có mua một cây mai ( tạm thời xác định nó là Bình Định nhen, vì nếu là Phú Yên đa phần là 100% cát, nếu Bình định thì lớp cát biển hạt to chỉ nằm phía đáy chậu rất ít, chỉ tầm 3 chén cát (một xẻng)(nhưng 2/3 cát hạt to thì hơi lạ). từ năm 2010 đến tết 2011 cây phát triền bình thường? từ tết 2012 đến giờ: đầu năm bạn thay chất trồng, đầu tháng 10 ra hoa một phần, và bây giờ, giữa tháng 11 cây có dấy hiệu vàng lá? (nhưng nếu 60% lá vàng là quá nhiều đó nhen, có dấu hiệu không bình thường, nhưng phải xem lại cách đánh giá tỷ lệ, bạn nên đưa thêm hình).

nếu đúng như tóm tắt thì cây bình thường bạn ơi. bạn hỏi hết anh em diễn đàn coi ai không vào trường hợp đó? đầu tháng 10 vừa rồi anh em rùm ben cái vụ mai nở sớm, mấy hôm nay, thời tiết thay đổi và giờ, gần tết, sương sớm vào buổi sáng lá vàng là chuyện bình thường. cây mai vào thời điểm này rất khó chết, bạn cứ yên tâm mà chơi, để vậy, không cần làm gì và cũng chẳng sợ chết, qua tết, làm tổng thể luôn, bây giờ, bạn nên quan tâm việc canh bông nở có đúng tết không kìa.

Mình nói điều này thêm nhen: đa phần mai Bình định đem bán ở sài gòn, người chơi hên thì mua trúng cây tốt, về chơi , cứ để vậy là chơi tuyệt vời luôn, không cần làm gì. nhưng nếu xui, bạn đem về, chơi được một vài tháng thì cây suy từ từ. tại sao lại như thế?
lý do là: khi một số người bán (đôi khi là lái đôi khi là chủ vườn (người bình định) chở mai trực tiếp từ Bình định vào, đa phần họ không đủ cây và phải đi gom (tui cũng phải mua) vì cần đa dạng chủng loại. vì thế, một số người mua về, trước khi ra chợ, họ sang chậu, khi sang chậu, không biết vô tình hay cố ý, mà họ bỏ qua giai đoạn lớp cát đáy chậu. bạn biết đó, chất trồng Bình Định là đất, mà đất thoát nước rất chậm, khi không có lớp cát phía đáy, cây không thể thoát nước vì vậy................. lâu dần...... cây suy.

cách giải quyết: khi mua cây, bạn phải đề ý, nếu cây có dấu hiệu sang chậu (tui đa phần sang chậu, nhưng làm đúng kỉ thuật nhen) thì khi chơi tết xong, quý vị nên kiểm tra lại đáy chậy có kê mẻ, lót cát hay chưa, nếu chưa nên làm rồi rồi cứ yên tâm mà chơi..

Bạn hài lòng không?

(ghi thêm: Không biết bạn có phải là dân trong nghề không, nhưng tôi khuyên, không nên lạm dụng Ure quá nhiều)

Nguyễn Toại nguyện
 

vuonkienganphuoc

Thành viên tích cực
Rất là thích thú khi đọc những bài viết như vầy ,của bạn TOẠI NGUYỆN,đọc đi đọc lại 2-3 lần.Vì chổ tôi bán chậu cho ae nhà vườn THỦ ĐỨC ,có nhiều thứ cần so sánh ,làm sáng tỏ thì mình hỏi,kể cả mai BĐ, PY và họ làm mai truyền thống,xuất đi HANOI .Xin cảm ơn bạn Toại nguyện đã chia sẽ.
 

nguyendaikham

Thành viên mới
Cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của anh Nguyện. Mình sẽ trình bày rỏ hơn, chụp hình và post lên trong ngày mai ( mình làm việc một nơi, mai đễ một nơi) đễ anh xem và cho lời khuyên hợp lý. Chào trân trọng
Nguyễn Đại Khâm
 

nguyendaikham

Thành viên mới
Chào anh Nguyện !
Nói đến mai vàng mình là dân amateur đang trong quá trình học hỏi, post 2 ảnh lên anh xem dùm, ảnh 1 hiện trạng cây mai bị suy, ảnh 2 so sánh với những giống mai khác chung trong sân mai. Theo nhận xét của anh thì mình nghỉ đây đúng là mai Bình Định vì 1/3 phía trên là đất pha sét, 2/3 phía dưới là cát hạt to. Quy trình chăm sóc mình học và tuân thủ gần đúng các thông tin trên diễn đàn và một số kinh nghiệm bên ngoài của anh em khác. từ mùng 8 - rằm lặt hoa xã tàn cây yếu để trong nhà chuyễn sang nơi mát trước khi mang ra nắng. Riêng ure ( nói chung là các chất hóa học ) mình dùng loãng và định lượng thấp ( các loại khác cũng vậy xem biểu hiện của cây mới quyết định tiếp ) tưới nhiều lần sau khi xã tàn. từ tháng 2 - 3al sang chậu test độ rút nước của chậu> Phân bón tuân thủ giai đoạn đầu Đạm nhiều, khoảng giữa lân nhiều, cuối kali nhiều ( định kỳ cả trong quá trình chăm sóc thêm root kích lá + vmax 333 + thuốc phòng trừ sâu bệnh), tưới mùa nắng mổi ngày 1 hay 2 lần tùy theo kiểm tra độ ẩm của đất. vấn đề mình còn thiếu nhiều ở đây là kinh nghiệm nhìn phân tích và xử lý các tình huống (mình nghĩ học cả đời). Nói chung là nghe ( nói ) thì dễ nhưng làm rất khó, bị sự cố mới biết. khi đi offline ở Thủ Đức khi vườn mai HQ nở sớm nhưng của mình đến nay mới bị ( nhưng có vẽ nhiều hơn ) dùng kích lá đễ giữ bộ lá xem ra ko còn kết quả mấy. Mình mới chơi mai từ cuối 2010 nên rất chịu học hỏi nên cảm ơn rất nhiều những hướng dẫn đầy tâm huyết của anh và các bậc tiền bối trong diễn đàn.
Chào trân trọng
Nguyễn Đại Khâm
 

toainguyen82

Thành viên
Chào anh Nguyện !
Nói đến mai vàng mình là dân amateur đang trong quá trình học hỏi, post 2 ảnh lên anh xem dùm, ảnh 1 hiện trạng cây mai bị suy, ảnh 2 so sánh với những giống mai khác chung trong sân mai. Theo nhận xét của anh thì mình nghỉ đây đúng là mai Bình Định vì 1/3 phía trên là đất pha sét, 2/3 phía dưới là cát hạt to. Quy trình chăm sóc mình học và tuân thủ gần đúng các thông tin trên diễn đàn và một số kinh nghiệm bên ngoài của anh em khác. từ mùng 8 - rằm lặt hoa xã tàn cây yếu để trong nhà chuyễn sang nơi mát trước khi mang ra nắng. Riêng ure ( nói chung là các chất hóa học ) mình dùng loãng và định lượng thấp ( các loại khác cũng vậy xem biểu hiện của cây mới quyết định tiếp ) tưới nhiều lần sau khi xã tàn. từ tháng 2 - 3al sang chậu test độ rút nước của chậu> Phân bón tuân thủ giai đoạn đầu Đạm nhiều, khoảng giữa lân nhiều, cuối kali nhiều ( định kỳ cả trong quá trình chăm sóc thêm root kích lá + vmax 333 + thuốc phòng trừ sâu bệnh), tưới mùa nắng mổi ngày 1 hay 2 lần tùy theo kiểm tra độ ẩm của đất. vấn đề mình còn thiếu nhiều ở đây là kinh nghiệm nhìn phân tích và xử lý các tình huống (mình nghĩ học cả đời). Nói chung là nghe ( nói ) thì dễ nhưng làm rất khó, bị sự cố mới biết. khi đi offline ở Thủ Đức khi vườn mai HQ nở sớm nhưng của mình đến nay mới bị ( nhưng có vẽ nhiều hơn ) dùng kích lá đễ giữ bộ lá xem ra ko còn kết quả mấy. Mình mới chơi mai từ cuối 2010 nên rất chịu học hỏi nên cảm ơn rất nhiều những hướng dẫn đầy tâm huyết của anh và các bậc tiền bối trong diễn đàn.
Chào trân trọng
Nguyễn Đại Khâm
Do mấy hôm nay công việc cũng bận nên chưa gửi thông tin phản hồi cho bạn, nhưng hôm trước tôi có gọi điện để giải thích lý do lá bị vàng. hôm nay, tôi xin trình bày chung cho mọi người nhận xét.

Trước hết, khi nhìn thấy tấm hình tôi cũng có chút giật mình. giật mình vì đó là cây mai của tôi trồng, giật mình vì tại sao cây lại tệ đến thế.

sở dĩ tôi nhận ra câ của mình vì cái chậu đó là do đích thân tôi chọn mẫu, cho kích thước ( dài 39cm + rộng 39cm + cao 39cm) mục đích là phát tài ấy mà. tôi nhận ra vì trước đó tôi từng bán cho thương láii đi dầu tiếng hai cây, một cây bay, một cây đỗ.

vào vấn đề chính. như tôi đã nói, cây của bạn hiện không thể chết được, nhưng việc canh bông nở đến tết là rất khó khăn vì vài ngày nữa cây sẽ rụng gần như toàn bộ số lá. nguyên do là rễ bị tổn thương nặng. còn nguyên do tại sao rễ bị tổn thương có thể nói là hai lý do: do úng nước hoặc do tồn dọng lượng phân bón quá lờn trong chất trồng làm rễ suy yếu.

sở dĩ tôi nói thế là vì: đúng là đa phần mai Bình định tỷ lệ cát rất thấp, riêng cái chậu của bạn tôi cho cát rất nhiều (2/3 chậu) vì do đặc thù của chậu, nên tôi làm thế, thậm chí, có chậu tôi kê hẳng 4 viên gạch ống dựng thẳng dứng trong chậu nhằm tạo điều kiện thoát nước. Bạn đem cây về chơi, năm 2010 hoa nở nhiều, năm 2011, bạn để thế, cây vẫn nhiều nụ và nở nhiều, cây bình thường. năm 2012, bạn thay chất trồng và ....................... cây bắt đầu vàng lá, ít nụ. Nguyên do là vì: trên bề mặt chậu, bạn nhận thấy lớp chất trồng thoát nước tốt, khô. tuy nhiên do chậu hẹp bề rộng mà có độ cao, và do bạn cho lớp cát quá ít dưới dáy mà chủ yếu là lớp chất trồng mới. khoảng giữa đáy của bầu đất cũ sau khi san chậu và phía trên lớp cát là hổn hợp giữ nước và hổn hợp này chứa nhiều phân mà bạn bón vào cây không hấp thu hết mà đào thải cũng không kịp. chính vì thế hệ rễ cây của bạn sẽ suy dần. đa phần, cây vàng và rụng lá vào dịp cuối năm này khi mà bộ lá đã trải qua một quá trình chịu đựng cộng với việc không chỉ nuôi thân như giai đoạn đầu mà bộ lá bây giờ còn đảm nhận cả vai trò cung cấp dinh dưỡng cho nụ hình thành và phát triển. chính vì vậy. khi rễ yếu, cây không thể cung cấp đủ chất để cho lá tổng hợp chất dinh dưởng để nuôi nụ và cây nên lá phải già nhanh hơn ............... và như vậy cây vàng lá rất nhanh. thậm chí, có cây, trong vài ngày có thể vàng cả cây.

Nhìn tổng thể, cây bạn chăm sóc thế là tệ. tuy nhiên, cây vẫn có nụ, có điều, nó sẽ nở vào thời gian sắp tới, khi bộ lá rụng gần như sạch. bạn có thể để thế và cầu mong thời tiết thuận lợi để cây phát triển chậm lại, hoặc bạn cứ cho cây nở, xem đợt hoa này, sao đó sử lý toàn bộ cây.

Cách xử lý:

nhổ cây lên, xịt rửa, loại bỏ toàn bộ chất trồng củ (trước đó, cây không còn hoa, nụ, lá, bấm tỉa gọn lại). ( nên thao tác trong mát). cắt tỉa hoàn toàn rể hư, đen. dùng chất kích rể pha gấp đôi tỷ lệ quy định ngâm rể cây vào khoảng 2 đến 4 phút. ( trước đó đã cắt tỉa rể, giũ sạch đất, để ráo cây và rễ). rồi đem trồng lại ( không pha chất trồng củ đã loại bỏ vào hổn hợp chất trồng mới). chất trồng thì bạn tìm hiểu thêm trên diễn đàn nhe (miền nam hay trung cũng được). nên thay chậu khác để cây sung hơn, khi cây phát triển tốt trở lại rồi hãy đem trồng vào chậu mà bạn cho là phù hợp với dáng thế.

Hết rồi đó.

Nguyễn Toại Nguyện

(Cầu chúc cho Anh Em Chú Bác trên diễn đàn năm mới phát tài, sức khỏe, vui vẻ, yêu đời, may mắn.................)
 

tuyetgiangphutu_gl

Thành viên
Cảm ơn Bác Nguyện đã chia sẻ và cố vấn cho anh em những thông tin về Mai Bình Đinh & Phú Yên. Và hôm nay em có 2 câu hỏi mong bác trả lời.
Thứ nhất, là cách uốn cây mai Bình Định, chủ yếu là dáng, và cách uốn như thế nào từ cây con cho tới thành phẩm, phải cắm cây như thế nào, nếu có hình , Bác có thể minh họa cho anh em tham khảo.
Thứ hai là, tết này bác có bán Mai hay không, nếu có thì có thể cho em địa chỉ, và em có thể tới tham quan, em ở trên Gia Lai, mong muốn được tham quan nhiều Mai của anh em. Nếu có thể Bác có thể cho địa chỉ ở HCM, để có thể em tới tham quan,
Cảm ơn Bác và chú Bác sức khỏe.
 
Top