Nhờ xác nhận cây Trinh nữ hoàng cung

IMVNam

Thành viên mới
Tôi có trồng 1 cây Trinh nữ hoàng cung tại nhà, các hộ lân cận hay xin lá để nấu uống. Nay tôi được biết cây Náng lá trắng rất giống cây này, nhưng lá có độc tố. Bro nào chuyên về cây thuốc thì cho mình hỏi xem, cây của mình đang trồng có đúng là cây Trinh nữ hoàng cung khọng? Để mình còn quyết định xem sẽ trảm thảo trừ căn không ?
 

IMVNam

Thành viên mới
Cảm ơn bạn MaiVàng.
Nếu có thể, Bro cho mình xin 1 ảnh của Náng Lá Trắng thì quý hóa vô cùng để mình được biết thêm.
 

maianhtuan81

Thành viên
Theo em được thấy thì cây trong nư hoàng cung nhỏ và khong có hoa còn cây của Bác trong ảnh khá to và lại kèm thêm một chùm hoa khá đẹp vì thế nếu chưa biết chính sác thì b
Bác nên để chơi cho đẹp thì tốt hơn.
 

IMVNam

Thành viên mới
Trả lời: Nhờ xác nhận cây Trinh nữ hoàng cung (TNHC)

Không đâu, bạn Tuấn.
Trinh nữ hoàng cung cũng cùng trong họ Náng có ở VN, nên nó sẽ có phải có hoa (cây đại diện cho họ này có cây Náng Đại tướng quân đấy, hoa cũng tương tự, nhưng cánh dày và nhỏ bản hơn).
Vấn đề ta cần biết là cánh hoa của TNHCung nhỏ hay to bản hơn Nánglá hoa trắng thôi. Tôi đang băn khoăn vấn đề này thì sẽ xác định được cây đang có là TNHC hay Náng hoa trắng ngay thôi.
 

tung_tanviet

Thành viên
Náng thì cánh hoa nó như tua rua chứ ko to như này..đây đúng là cây trinh nữ hoàng cung..chuyên chữa u nang u xơ tử cung :)
 

doihoasim

Thành viên
Tôi có trồng 1 cây Trinh nữ hoàng cung tại nhà, các hộ lân cận hay xin lá để nấu uống. Nay tôi được biết cây Náng lá trắng rất giống cây này, nhưng lá có độc tố. Bro nào chuyên về cây thuốc thì cho mình hỏi xem, cây của mình đang trồng có đúng là cây Trinh nữ hoàng cung khọng? Để mình còn quyết định xem sẽ trảm thảo trừ căn không ?
Đây chính xác là cây TNHC. Nhà tôi đã trồng nó từ cách đây hơn 10 năm. Loại này phát triển rất nhanh. Có 2 loại với hoa trắng và hồng nhạt.

Từ việc cần mua cây này để trị bệnh cho Thầy (Bố) tôi nên tôi đã mua nó về trồng (khi đó khá hiếm và đắt) , công dụng chữa bệnh viêm đường tiết niệu đối với nam giới và bệnh u xơ tử cung đối với phụ nữ. Tôi có người chị họ ở Lâm Đồng, 2 năm trước đi khám phát hiện chớm bị u xơ tử cung, nấu lá tươi của cây này uống gần 1 tháng sau là khỏi luôn đến giờ. Việc dùng lá này như thế nào cho đúng thì nghe mọi người nói có vẻ cầu kỳ lắm, các bạn tự tìm hiểu nhé nếu có nhu cầu.

Tôi vẫn thường cắt lá của nó phơi khô (có thời điểm nhiều cả gần chục kg lá tươi), gửi về quê cho Thầy tôi và cho nhiều bạn bè có người thân cần dùng nó, và gửi cả củ của nó về cho mọi người trồng.

Hoa của nó mỗi năm chỉ nở 1 lần theo mùa, khoảng 1 tuần là tàn.
Trồng bằng củ như củ hành tây, nó đẻ nhánh rất nhanh. Hiện giờ nhà tôi vẫn còn nhưng nhu cầu dùng nó không còn nên tôi đã đào củ lên thái nhỏ phơi khô, để lại một ít làm giống thôi.

Có thể nhiều người sẽ nhầm nó với 1 loại cây na ná như vậy (tôi không biết tên loại cây kia). TNHC có lá mềm hơn, bản lá to hơn.
 
bạn tìm trên google từ khóa " cây Đại Tướng Quân" là ra nha bạn.đúng là lá cây ĐTQ nhựa rất độc
 

bicachu

Thành viên Mua Bán
chào A theo E biết thì của A là cây trinh nử hoàng cung 100%. dưới đây là cây náng hoa trắng và công dụng.
Náng hoa trắng

Tên khác:
Lá náng.
Tên khoa học:
Crinum asiaticum L., họ Thuỷ tiên (Amaryllidaceae).
Cây mọc hoang ở nhiều nơi và được trồng để làm cảnh.
Bộ phận dùng:
Lá, thân hành.
Thành phần hoá học chính:
Alcaloid (chủ yếu là lycorin, crinamin…).
Công dụng, cách dùng:
Lá tươi giã, hơ nóng, đắp chữa sưng, tụ máu do ngã. Bó gãy xương, bong gân, sai khớp.
Thân hành giã, nướng đắp chữa thấp khớp, nhức mỏi.
Lá khô sắc chữa trĩ ngoại.
*nguồn google*
 

storm_snows2006

Thành viên tích cực
Tôi có trồng 1 cây Trinh nữ hoàng cung tại nhà, các hộ lân cận hay xin lá để nấu uống. Nay tôi được biết cây Náng lá trắng rất giống cây này, nhưng lá có độc tố. Bro nào chuyên về cây thuốc thì cho mình hỏi xem, cây của mình đang trồng có đúng là cây Trinh nữ hoàng cung khọng? Để mình còn quyết định xem sẽ trảm thảo trừ căn không ?
Nhìn cây của bác không giống cây trinh nữ lắm, cây và hoa nhà em đây ạ
Trinh nữ hoàng cung




Bác tham khảo thêm nhé
 

nguyenchihiep

Thành viên
trồng làm cảnh đầy rẫy ở phú mỹ hưng q7 tphcn
==================================

Trinh nữ hoàng cung nào chữa bệnh


Kể từ khi các công trình nghiên cứu khoa học về cây Trinh nữa hoàng cung được công bố, chứng minh được đây là loại dược liệu quý có khả năng chữa các bệnh về u bướu, đã có rất nhiều sản phẩm gắn với mác Trinh nữ hoàng cung ra đời khiến nhiều người bệnh lầm tưởng hễ cứ là Trinh nữ hoàng cung là chữa được bệnh. Trên thực tế kết quả nghiên cứu mới nhất đã cho thấy, Trinh nữ hoàng cung có cả một “tập đoàn” nhưng không phải cây nào cũng có tác dụng chữa bệnh.


Cây nào chữa bệnh ?

Theo TS.DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm - Người đã được nhận giải thưởng nhà nước năm 2010 với công trình nghiên cứu về cây Trinh nữ hoàng cung thì cây Trinh nữ hoàng cung Việt Nam (Crinum latifolium L) thuộc chi Náng hay Tỏi lơi (miền Nam) với nhiều loài khá quen biết. Một số loài dùng làm cảnh như náng hoa trắng, náng hoa đỏ và làm thuốc như Trinh nữ hoàng cung, dùng trị bệnh u bướu. Theo kinh nghiệm dân gian trước đây, người ta thường dùng lá trinh nữ hoàng cung phơi khô, sắc uống hằng ngày để chữa trị các bệnh u bướu như u vú, u xơ, u nang buồng trứng, u phổi... Tuy nhiên, do trinh nữ hoàng cung có cả một “tập đoàn” với 7 loại cây đều nằm trong họ náng, rất giống nhau về hình dáng thực vật mà nếu nhìn bằng mắt thường sẽ rất khó phân biệt nên nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm truyền miệng hay dùng lá từ những cây không rõ nguồn gốc không những không chữa được bệnh mà còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe như gây ngộ độc, vô sinh...

Vậy chính xác là loài Trinh nữ hoàng cung nào thể dùng làm thuốc chữa bệnh? làm thế nào để có thể phân biệt cây trinh nữ hoàng cung dùng làm thuốc với các loại náng khác? Kết quả nghiên cứu mới đây của TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm và GS. TSKH Trần Công Khánh vừa được công bố trên Tạp chí sinh học số 2, tập 34, tháng 6 năm 2012 cho thấy. Từ những năm 1990, qua công tác chọn giống cây Trinh nữ hoàng cung do TS. Trâm phát hiện và thu thập dựa trên cơ sở nghiên cứu đặc tính di truyền riêng biệt (ADN), đặc điểm hình thái thực vật và thành phần hóa học của loại cây này thì giống Trinh nữ hoàng cung có hoạt tính sinh học ngăn ngừa sự phát triển của tế bào khối u và kích thích hệ miễn dịch để làm nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh u bướu (hiện được dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc Crila, Crila Forte, TPCN Crilin và Trà Trinh nữ hoàng cung) là một thứ mới của loài Trinh nữ hoàng cung có ở Việt Nam với tên khoa học - “Trinh nữ crila” (Crinum latifolium L. var.crilae Tram & Khanh), họ Náng (Amaryllidaceae). Như vậy trong loài Trinh nữ hoàng cung của Việt Nam hiện nay, thì chỉ có cây “Trinh nữ Crila” – được phát hiện và xác định bởi TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm là cây có tác dụng chữa bệnh u bướu, được dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc. Nghiên cứu này của TS. Trâm cũng đã được Cục Bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận bản quyền.

Hiệu quả điều trị của thuốc thảo dược từ cây “Trinh nữ Crila” với các bệnh u bướu

Kết quả nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Ngọc Trâm và các cộng sự tại Viện Hàn lâm Khoa học Bungari cho thấy, trong lá cây “Trinh nữ Crila” có chứa các hoạt tính sinh học kháng u, có tác dụng gây độc với các tế bào ung thư phổi, ung thư gan...Kết quả nghiên cứu này chính là cơ sở để sản xuất các sản phẩm dùng trong điều trị, hỗ trợ điều trị các bệnh về u bướu. Trong đó đáng chú ý là thuốc, Crila, Crila Forte dùng trong điều trị u phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới và u xơ tử cung ở nữ giới. Thuốc Crila đã được thử nghiệm lâm sàng tại các Bệnh viện với 2 tác dụng điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt và u xơ tử cung. Theo kết quả nghiên cứu, hiệu quả điều trị của thuốc CRILA và CRILA FORTE với bệnh u xơ tử cung đạt 79,5% -đề tài do PGS.TS. Vương Tiến Hòa, Bệnh viện phụ sản trung ương làm chủ nhiệm, đã được Hội đồng Khoa học Bộ Y tế nghiệm thu. Với bệnh u phì đại lành tính tuyến tiền liệt, đề tài khoa học cấp bộ “Đánh giá tác dụng điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng viên nang trinh nữ hoàng cung ”do GS.TS. Trần Đức Thọ làm chủ nhiệm, thực hiện tại Viện Y học Cổ truyền Quốc gia, Viện Y học Cổ truyền Tp. Hồ chí Minh, Viện Lão khoa Hà Nội đã báo cáo hiệu quả điều trị thuốc Crila và Crila Forte đạt 89.18%. Từ kết quả này, thuốc CRILA và CRILA FORTE đã được Cục quản lý dược- Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc.

Hiện nay, Cây “Trinh nữ Crila” đang được TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm tiếp tục được nghiên cứu, chứng minh là tác dụng hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân ung thư, hỗ trợ điều trị kích thích hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ức chế sự phân chia tế bào, kích thích sự sinh sản và gây hoạt hoá các tế bào bạch huyết có chức năng miễn dịch, những tác dụng này góp phần kìm hãm sự phát triển của ung thư, chống lại sự sản sinh của tế bào ung thư và di căn sau khi phẫu thuật.

Cẩn trọng với Trinh nữ hoàng cung không rõ nguồn gốc

Mặc dù các nghiên cứu về cây Trinh nữ hoàng cung có tên khoa học (Crinum latifolium L. var.crilae Tram & Khanh) được định danh là “Trinh nữ Crila”, dùng làm nguyên liệu sản xuất dược phẩm của TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm đã được cấp chứng nhận bản quyền tác giả song trong thời gian qua, nhiều đơn vị sản xuất dược phẩm đã tự ý trích dẫn các kết quả nghiên cứu, từ đó sản xuất các sản phẩm gắn với trinh nữ hoàng cung trong khi nguồn dược liệu này không phải do TS. Trâm nghiên cứu hay chuyển giao kết quả nghiên cứu. Việc trích dẫn này khiến người dùng rất dễ bị nhầm lẫn và không biết đâu là sản phẩm có tác dụng thực sự, đã được nghiên cứu, thử nghiệm rõ ràng. Trên thực tế đa số bệnh nhân thường không nghiên cứu kỹ nên khi thấy quảng cáo bất kỳ sản phẩm nào được sản xuất từ trinh nữ hoàng cung đều có suy nghĩ chung là sản phẩm nào cũng có tác dụng sinh học như trong kết quả nghiên cứu được công bố của TS. Trâm. “Theo tôi được biết, hiện nay, đã có hàng chục loại sản phẩm (chủ yếu là thực phẩm chức năng) đang lưu hành trên thị trường đều ghi trên nhãn sản phẩm có nguồn gốc từ cây Trinh nữ hoàng cung, nhiều sản phẩm còn được đặt tên gần giống với tên thuốc mà tôi đã nghiên cứu, trong khi không thấy công bố các nghiên cứu, bằng chứng khoa học liên quan như là loại Trinh nữ hoàng cung nào? vùng trồng nguyên liệu ra sao, có qua các thử nghiệm lâm sàng hay không ?...vì thế, không thể khẳng định cứ hễ nói Trinh nữ hoàng cung là có khả năng chữa bệnh. Người bệnh cần hết sức cẩn trọng, lưu ý khi dùng, tránh những nhầm lẫn đáng tiếc.” TS. Trâm cho biết.

Với các bệnh nhân u bướu khi chọn các sản phẩm từ cây trinh nữ hoàng cung, tốt nhất nên lựa chọn các sản phẩm đã được nghiên cứu rõ ràng về nguồn gốc, chất lượng dược liệu,có căn cứ khoa học về cơ chế tác dụng của sản phẩm. Không nên tự ý sử dụng lá trinh nữ hoàng cung mà không rõ nguồn gốc hoặc sử dụng các sản phẩm trôi nổi trên thị trường. Bởi lẽ, chỉ có các nhà khoa học mới xác định được chính xác cây Trinh nữ hoàng cung dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu về gen, chứ người thường không thể phân biệt được dựa trên hình thái thực vật. Vì thế, nếu sử dụng các sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chưa được kiểm soát chất lượng, không những không có tác dụng chữa bệnh, mà rất có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngay cả khi đã chọn đúng loại cây Trinh nữ hoàng cung mà vùng trồng không đạt yêu cầu về thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước, quá trình chăm sóc, thời gian thu hái, chế biến thì dược liệu đó cũng không đảm bảo hàm lượng hoạt chất sinh học để làm thuốc.

Chia sẻ với An ninh Thủ đô, TS. Trâm khẳng định, toàn bộ kết quả nghiên cứu về cây Trinh nữ hoàng cung, được định danh “Trinh nữ Crila” chỉ được chuyển giao cho một đơn vị duy nhất để sản xuất các sản phẩm thuốc Crila, Crila Forte, thực phẩm chức năng viên năng Crilin và Trà túi lọc Trinh nữ hoàng cung là công ty TNHH Thiên Dược. Các sản phẩm này được Công ty TNHH Thiên Dược sản xuất từ nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn GACP – WHO (thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc), nhà máy của đã được Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP-WHO (Thực hành tốt sản xuất thuốc), GLP (Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc), GSP (Thực hành tốt bảo quản thuốc. Do đó sản phẩm của Công ty Thiên Dược có sự khác biệt so với các sản phẩm có thành phần từ trinh nữ hoàng cung hiện đang có trên thị trường

TRẦN THẮNG
 

nguyenchihiep

Thành viên
Chọn đúng sản phẩm Trinh nữ hoàng cung

Từ ngàn xưa các ngự y trong cung đình đã sử dụng cây Trinh Nữ Hoàng Cung mà ngày nay có tên khoa học là (Crinum latifolium L.) để chữa bệnh khối u cho các cung tần mỹ nữ và quan thái giám.


Từ năm 2005 đến nay Bộ Y Tế đã cho phép thuốc Crila được lưu hành toàn quốc để điều trị bệnh u xơ tuyến tiền liệt ( phì đại lành tính tuyến tiền liệt) và u xơ tử cung. Dựa trên kết quả thử nghiệm lâm sàng trên hàng ngàn bệnh nhân qua ba giai đoạn tại các bệnh viện: Bệnh viện phụ sản TƯ, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, Viện Lão khoa, Bệnh viện Y Học Cổ Truyền TƯ, Bệnh viện Y Học Cổ truyền TP.HCM, theo quy chế 371 của Bộ Y Tế. Sản phẩm viên nang Crila đã được nhân dân tin dùng vì hiệu quả điều trị cao và giá thành hợp lý. Nhưng gần đây cũng có một số người đã tự tìm cây Trinh Nữ Hoàng Cung để tự chữa bệnh nhưng không đúng là cây Trinh Nữ Hoàng Cung nên không có hiệu quả điều trị. Để giúp cho người bệnh nhận biết được sự khác biệt của cây Trinh Nữ Hoàng Cung với những cây náng khác nằm trong chi Crinum, chúng tôi muốn cung cấp tới người bệnh những thông tin như sau:

NHẬN BIẾT

Trinh Nữ Hoàng Cung (Crinum latifolium L.) thuộc họ thủy tiên (Amaryllidaceae), thuộc loài cây thân thảo, gần giống cây náng hoa trắng, thân hành, đường kính 10 – 16 cm, bẹ lá úp vào nhau thành thân giả dài khoảng 8 – 15 cm, có màu đỏ tía của sắc tố antocyan. Lá mỏng hình dải, mép lá nguyên, hơi uốn lượn, dài 70 – 120 cm, rộng từ 3 – 9 cm, gân lá song song. Khác với lá náng hoa trắng là mặt dưới, giữa sống lá có một gờ sắc nhỏ chạy dọc theo lá. Cán hoa dài 20 – 50 cm, trên đầu mang 10 – 20 hoa hợp thành tán, có bẹ hình tam giác màu xanh ve, dài từ 5 – 7 cm, cuống hoa ngắn. Hoa dài từ 10 – 20 cm, đài và cánh hoa như nhau, màu trắng, phớt hồng, ở giữa có vệt màu tím nhạt tạo thành ống dài 7 -10 cm cong, nhị ngã, dài 5 – 7 cm. Bao phấn hình sợi dài 20 – 25 cm , dính lưng. Bầu hình ống chỉ, vòi nhị mảnh, vượt lên trên nhị.

Tuy nhiên những thông tin trên đây chỉ giúp phần nào cho những người bệnh tránh được sự nhầm lẫn cây Trinh Nữ Hoàng Cung với các cây náng khác giống cây Trinh Nữ Hoàng Cung vì hiện nay ở Việt Nam có 12 cây giống cây Trinh Nữ Hoàng Cung do đó rất dễ nhầm lẫn, nếu sử dụng không đúng là cây Trinh Nữ Hoàng Cung sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

CRILA TÁC DỤNG RA SAO?

Để chọn đúng cây Trinh Nữ Hoàng Cung TS.Nguyễn Thị Ngọc Trâm chọn giống cây Trinh Nữ Hoàng Cung dựa trên gen ( ADN) và dựa trên sự khác biệt về thành phần hoá học của các cây thuộc loại dòng náng và tạo ra sản phẩm Crila. Thông qua công trình nghiên cứu về thử nghiệm lâm sàng tại các Bệnh viện đã cho thấy kết quả điều trị của u xơ tử cung là 79,5% và u xơ tuyến tiền liệt ( phì đại lành tính tuyến tiền liệt) đạt hiệu quả 89,18%. Do đó, tốt nhất người bệnh nên sử dụng những sản phẩm đã được nghiên cứu và được Bộ Y Tế cho phép lưu hành, sản phẩm viên nang Crila được chỉ định để điều trị u xơ tử cung và u tuyến tiền liệt (Phì đại lành tính tuyến tiền liệt). Hiện TS.Trâm đã nghiên cứu và sản xuất thêm 02 sản phẩm Thực Phẩm Chức Năng là viên nang Crilin và trà túi lọc Trinh Nữ Hoàng Cung giúp cho người tiêu dùng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh khối u.

Hiện TS.Nguyễn Thị Ngọc Trâm và cộng sự đang tiếp tục nghiên cứu việc kết hợp cây Trinh Nữ Hoàng Cung với các cây thuốc khác để có nhiều loại thuốc tốt giúp hỗ trợ điều trị ung thư. Công trình nghiên cứu này đã tạo được viên thuốc CRILA đặc trị chữa bệnh khối u.
==================================

Originally Posted by IMVNam View Post



Tôi có trồng 1 cây Trinh nữ hoàng cung tại nhà, các hộ lân cận hay xin lá để nấu uống. Nay tôi được biết cây Náng lá trắng rất giống cây này, nhưng lá có độc tố. Bro nào chuyên về cây thuốc thì cho mình hỏi xem, cây của mình đang trồng có đúng là cây Trinh nữ hoàng cung khọng? Để mình còn quyết định xem sẽ trảm thảo trừ căn không ?
cây của bác là cây thuốc đấy nhé
 

IMVNam

Thành viên mới
Qua các góp ý và có cả hình ảnh minh họa, như vậy tôi đã có thể an tâm cây của mình đúng là TNHC rồi.
Rất cảm ơn tất cả các bro và xin được đóng topic lại :emoticon-handshake: .
Ai có góp ý thêm, vui lòng SMS cho mình qua acc: IMVNam@gmail.com :emoticon-clapping:
 
Top