nghệ thuật thuần hóa và đào tạo cu gáy mồi.

centimet

Quản lý mới
Như một nhu cầu cần thiết để thỏa mản nghề chơi , hầu hết người chơi cu gáy đều muốn thử và chinh phục giai đoạn đào tạo cu gáy thành mồi.

Cu gáy mồi được biết có 2 loại cơ bản : mồi đất và mồi cây.

Mồi đất :
Là chú cu gáy chiến đấu với chim đồng - rừng ở dưới đất hay gọi là Bộ Binh.:))

Mồi cây : Là chú cu gáy chiến đấu với chim đồng - rừng trên cây hay còn gọi là Không binh...:))


Cu thủ thường thì hay dùng một cặp ( trên cây+ dưới đất ) trong quá trình đi bẩy của mình , gọi là song kiếm hợp bích ...có nhiều cách bắp cặp để có kiểu song đấu hiệu quả nhất...việc này xin được bàn thêm ở những phần sau:





Đào tạo mồi đất

Nói về chơi mồi đất , Cent em trộm nghĩ là một quá trình chơi cu gáy truyền thống xa xưa nhất. Vì thời xưa các cụ ít có điều kiện chế tạo lụp thép để cu gáy đấu - bẫy trên cây.


Thời đó việc chơi mồi đất khác hơn bây giờ nhiều , và cũng phải nói là công phu hơn nữa.

Khi các cụ đã chọn được con cu gáy ưng bụng , chăm sóc chu đáo trong lồng nuôi, khi cu gáy nổi mạnh thì bắt đầu tập luyện mồi đất.


Mồi đất thời đó còn được gọi là mồi dây , tức là cột một chân cu gáy vào nọc ( trụ cắm xuống ruộng ) , để cu gáy đứng trên một cục đất tổ mối mà mình mang theo , nếu lấy nọc làm vị trí trung tâm vòng tròn thì ngoài phạm vi ấy sẻ đặt bẩy: thường gọi là giò để cu gáy thiên nhiên bị vướng , khi chim thiên nhiên bị vướng cũng đồng nghĩa với việc bẩy được và châm dứt quá bẫy.

Việc đào tạo mồi đất gồm 2 công đoạn
: *chọn con chim để làm mồi và *huấn luyện thành mồi.


* Việc chọn chim mồi gồm 2 yếu tố
: nước tiền ( trước khi giáp mặt lâm trận chiến ) - nước hậu ( giáp mặt - đấu giọng và đánh lộn )

Nước tiền : đòi hỏi chim phải lẹ miệng , thính tai , giọng gáy phải may bổi .

--lẹ miệng và thính tai là khi cài bẫy xong , chủ chim trốn thật kín đủ xa để không làm chim thiên nhiên chạy hoảng lỡ khi phát ra tiếng động , đủ gần để can thiệp cần thiết khi có tai nạn như chó mèo , chồn rắn đến xơi thịt con mồi..... thì chim có nước tiền sẻ gáy gọi liền liền , hào hứng xung trận như thách đấu oánh lộn với bất cứ kẻ nào ngang qua hay sẻ sẳn sàng dê và cổm luôn cô vợ của tên gáy lãnh thổ này.

--Giọng gáy may bổi là giọng gáy thiên về cảm tính , cơ bản là khi gáy lên là chim thiên nhiên tìm đến ngay

...cái này liên tưởng đến con người là dạng ăn nói không có duyên , hoặc nặng nề hơn là lũ cặn bã....nói ra một câu là đã có người hăm đánh lộn , ở con người thì thế chứ cu gáy mà được vậy thì quý giá vô cùng.


Nói sâu hơn là có nhiều trường hợp , cu gáy của ta cứ gáy ầm ầm , mà con chim thiên nhiên chẳng thèm điếm xỉa , trả treo câu nào...sách đi đủ loại thổ nhưỡng , địa hình mà kết quả i như trên ...ta gáy mỏi miệng mà con bổi nó cứ lơ lơ , xụi xụi ...thì đó được cho là con có giọng gáy không may bổi.

Các cụ có mách cho nhiều kiểu nghe , cảm nhận thế nào là con cu gáy may bổi ...nào là giọng gáy thảnh thơi , nhẹ nhàng nhưng bỏ cốt dứt khoát , hay phải ghì giọng nặng nề , cộc cằn....Cent cứ như đờn gãi tay trâu , nước đổ lá môn....

Em thì có một mẹo đơn giản hơn : là thử nghiệm.

Nếu nhà tiên sinh nào có khoảng 5 con thì việc tìm con có giọng may bổi dể dàng hơn , bằng không thì phải đi sang nhà bạn bè dợt thử.


trong 5 con ở nhà , con nào cũng gáy ....có con gáy đầu tiên , có con gáy sau cùng , có con gáy ở giửa giửa của đàn theo thứ tự .... nếu con nào mở miệng trước mà cả đàn đều hưng phấn mà gù - mà thúc...như muốn dập tắt đi cái tiếng gáy của tên đó ...thì ắt hắn là tên đó may bổi.

Cũng bởi vì lẻ đó mà con may bổi hóa ra lại chậm nổi hơn nhưng con khác....vì cứ mở miệng ra hát hò được một câu chưa sướng cái miệng , cái thèm ....thì cả đàn đã hè nhau đè bẹp , lật đật im ru....chờ tới ban đêm khi bầy kia ngủ say thì mở miệng gù liên mấy đạc....cù cù..cù cù ....cái này mọi người gọi là Gù trộm hay là gù lén...

Những con gù lén thì các tiên sinh hãy chuẩn bị một không gian riêng để em nó được tự do thể hiện cái bản năng ( nổi mạnh)


Nói dài quá , lại lang man..xong cơ bản lựa chim có nước tiền thì đến nước hậu


Nước hậu : là lúc chim giáp mặt bắt đầu quá trình thi nhau gù , hoặc dùng đầu cánh để làm đau đối thủ đánh ( thúc cù chỏ ) , đôi khi dùng đến chân để đá vào đối thủ như kiểu đá của gà.

Đây là phần rất hấp dẫn của trận đấu nếu được chứng kiến say sưa thì dù kiến càng có cắn người gác cu chẳng màng để ý hay nhảy nhổm lên như phản xạ của người bình thường vì sợ trận đấu gián đoạn. viêc phủ con kiến càng phải thiệt nhẹ nhàng mới buồn cười lắm thay ..hhi hii.


Để chọn con chim có nước hậu tốt : người chơi thường chọn con chim lớn xác , mình dài ...mà 2 điều này gộp lại thì thành con chim có mình như bắp chuối ...ngực thòng , nở- thon vót nhỏ đến phau câu , kết hợp với đuôi bó chặt thành một hình dáng tương tự như bắp chuối.

Đây là mẫu hình của những con chim bay xa , người nở nang , khí động học từ đó suy ra sức khỏe chim bền trong trận đấu về giọng gáy và thể lực oánh lộn.

nhìn vào đâu để biết con chim có máu tham oánh lộn cũng là một bí ẩn của nghề chơi , có người bảo chỉ dàm ( màu đen ở khóe miệng phải đậm , to , kéo dài ) , đầu cánh nhiều màu trắng , đôi mắt sâu không lộ , mỏ thẳng , nhọn ( mỏ đinh ) , chân có vãy như gà ( giao long) .... phần này cảm tính quá..hic hic. Có lẻ là tùy cơ duyên sở hửu và từng trải mới chiêm nghiệm được nghề chơi.

Trớ trêu thay con cu được nước tiền thì thiếu nước hậu , mà được hậu thì thiếu nước tiền...rất ít con toàn mỹ

đa số con có đấu pháp linh hoạt , tráo trở tiếng gáy đủ kiểu thì khi xáp trận thi nhau gù lại thường yếu hơi và không chiến nỗi bao lâu với bổi ( được tiền thiếu hậu )

Số khác lại ít khi chiêu tiếng gáy gọi , hay có đấu pháp linh hoạt....thế như lỡ như con bổi xáp trận nó gù như điên , như dại...nó gù như chưa bao giờ được gù...(hé hé vụ này được gọi là được hậu thiếu tiền )




Có một điều đáng quan tâm nữa đó là màu sắc :
cu gáy ở mỗi vùng miền có dạng màu sắc khác nhau để thích nghi với môi trường , cu gáy miền tây khác với miền trung về sự thích nghi chịu được độ nóng của thời tiết , hay con gáy ở Đảo Phú Quốc khác với Đà Lạt về sự thích nghi của cái nóng và cái lạnh...

tùy theo khả năng suy luận và vùng chọn đánh chim để chọn con mồi có thể chịu được sức nóng , nắng , lạnh ở vị trí đánh.

Vì là mồi đất phải tác chiến ở cảnh đồng không nhà trống , quang đảng....việc cột hoặc ụp con gáy ở vị trí đó trong vài chục phút hay vài tiếng sẻ rất say nắng , khát nước...


Cũng xin thêm ý ở đây là trong quá trình tác chiến với chim thiên nhiên , việc gáy , gù và đánh lộn diễn ra khá lâu , người chơi cũng nên cung cấp nước cho con mồi ...để nguy trang chổ cung cấp nước cho cu mồi , người chơi hay dùng một con ốc chết , đổ nước đầy vào đó và chôn xuống đất , cu mồi khát thì tự uống nước trong vỏ ốc mà ta trang bị để bảo toàn sức khỏe của cu mồi.


Cũng là kinh nghiệm cá nhân , cũng xin nêu lên thêm về việc chọn thể lực chim , thường thì cu gáy có mặt ở hầu hết mọi miền tổ quốc , có con người là có cu gáy...có trồng lúa là có cu gáy sinh sôi.

VN chia là 3 vùng miền chính là nam , trung , bắc ( miền bắc có giáp trung quốc nên có luôn cả cu gáy trung quốc ) ....thường thì ở đâu cũng có cu hay cu dở ,


....xét về môi trường thì miền tây ruộng lúa , ngũ cốc phì nhiêu , đất thịt nhiều khoáng , con trùng vô số , nước ngọt bốn mùa.... từ đó cu gáy phát triển vô cùng ...việc hình thành bầy đàn nhanh , tách đàn lớn để bắp cặp khá dể dàng trong khuôn viên ruộng vườn gần với nguồn lương thực ... cạnh tranh dinh dưỡng cũng như giao phối không khốc liệt là mấy , từ đó sinh ra con cu gáy khá hiền lành , mập mạp .. việc gáy dường như chỉ là bản năng tô điểm cho giống loài này


Miền trung đất khô cằn sỏi đá , bên vách núi , bên vực thẳm , biển thì động liên hồi , người làm nông trồng lúa không nhiều , cu gáy phải đi ăn xa ,cu gáy non thiếu côn trùng , cạnh tranh thức ăn và sinh tồn cao từ đó bản lĩnh đấu đá cũng như thể lực cu gáy miền trung được công nhận là rất tốt.

Lần trước có chơi ở Gia Lai , vào núi hái lan mà con thổ nó cứ ầm ầm vang vọng núi đồi mới hiểu cái nội lực của cu gáy vùng này.

Cu miền trung khi nhốt lồng thường có biểu hiện giãy đạch đạch trong lồng lúc khuya trời gần sáng , gọi là giãy đêm...có thể lý giải là vì đi ăn xa nên chúng thường dậy sớm , giấc ngủ khác với cu miền tây.


xong phần cơ bản về chọn con mồi làm đất , bước tiếp theo là huấn luyện.



cung kính
Centimet
 

centimet

Quản lý mới

HUấn luyện mồi đất
:


HUấn luyện chim cu gáy thành mồi là điều vô cùng khó , người ta hay nói : con cu gáy dể nuôi mà khó chơi là vậy

nói thêm như vầy để các tiên sinh nhập môn cảm nhận dể hơn , có những cu thủ danh tiếng được biết đến với nhiều sự kính trọng cũng có một vài người thổ lộ : tui chưa huấn luyện được con mồi nào , dù mỗi mùa đánh cu bẫy được vài chục con , nuôi vài năm vẫn là chim bổi , thậm chí cứ tới mùa lại đi tìm thêm cu mồi về chơi cho thỏa vì nhiều năm lắm mới đào tạo được một mồi hay , mà con mồi lỡ như tai nạn thì trong vài giây tích tắc.

Như thế nên thị trường luôn khan hiếm mồi , mà cu thủ là người có việc làm ổn định thôi ... đại khái là có làm ra được tiền , công nhân hay thợ hồ nhỡ như may mắn hay tài năng mà tạo nên con mồi hay rồi thì họ cũng chẳng bán vì tiền là thế.

cũng thường hay nghe nói : con cu ưng ý , chừng nào mới làm được một con như vậy , chừng nào mới mua được một con mồi như vậy để chơi...bán đi là mất. nên có chuyện bán phải ràng buộc giao kèo... chết bỏ , chừng nào chán gởi lại tui.


trở lại việc huấn luyện chia thành nhiều gia đoạn:

Khi con chim đã nổi mạnh có nghĩa là nó ít khi chiêu giọng , gáy gọi...nó sẻ thúc nhiều , gù thường thì cu thủ sẻ hoán chuyển vị trí để làm quen với việc thích nghi.

coi vậy chứ , ở chổ này nó gáy , nó gù ....xích ra một tý nó im re vài tuần đến hơn một tháng là bình thường như cơm bửa....khi nào đến chổ mới mà gáy gù như chổ củ thì lại chuyển đổi...nó lại im re thì cu thủ lại chờ....đến khi nào ở nhà mình chổ nào cũng như nhau , gáy , gù ngon lành thì đến bước tiếp theo là sách cu gáy ra khỏi nhà.


Có khi đi bộ vài bước treo lên cái cây nó oki gáy ngon lành , nhưng chở bằng xe 2 bánh , 4 bánh thì nó im re...có con hoảng sợ thở phò phò nhìn mà đau lòng , có con thất kinh hồn vía , lỡ thọt cái chân xuống sàn lồng chẳng dám rút lên như cái xác ko hồn.


Ấy là những con bình thường , nhiều con tung nhảy lột da đầu , tróc mỏ , chảy máu ở cánh do đập vô lồng....máu me bê bết , mắt trắng dã ra thì xót dại bội phần , mà cái công nuôi nấng đã gần 2-3 năm tự nhiên đâm nản.


Việc huấn luyện khá đơn giản , đến nơi mình chọn có văng vẵng tiếng cu gáy ngoài thiên nhiên , dọn bãi cho phẳng bắt đầu cột chân chim vào cọc , hay up bằng một cái bội....nếu chim đấu nó sẻ tổ tài...bằng không nó im re cứ mặc nó....mỗi tuần làm một vài lần .... từ từ khi nó cảm thấy ổn , sung thì nó sẻ phát triển khả năng chiến đấu , càng dợt nhiều chim càng có đấu pháp linh hoạt , nhu cương tùy lúc thích hợp....

Dần dâu con cu gáy của mình sẻ ham muốn , nó sẻ nghiện được đi đây đi đó ...được gáy trổ tài với đồng loại...khi đó , cu thủ không cần lùa nó qua cái bội nhốt nó đâu...nó sẻ vui vẻ nhảy sang chổ đó để được sướng....lúc đó nó được gọi là MỒi Lỡ...ý là muốn nói nó vừa thoát khỏi cái tên cu bổi , mà gọi là mồi thì cũng chưa đạt...nên người xứ Cent gọi thế để dể hình dung.

Khi nó đã thạo với việc đi dợt , đi bẫy thì người chơi không cần huấn luyện thêm nữa...chỉ chăm sóc bình thường ...treo ở đó , khi nào hứng thì sách cu đi thôi...

Khi đánh bẫy dính vài chục con bổi thì nó chính thức gọi là mồi .




cung kính
Centimet
 

lamxekeo

Thành viên
Cám ơn anh centi đã viết bài rất hay.Biết được vụ lấy vỏ ốc chết cho mồi đất uống nước.....vì em đi bẩy ở khu vực căn cứ 4-6 ở đây đất cát chim hốc lắm, hổm giờ định gắn thêm cái hủ nhỏ vào lống úp nhưng thấy nó lộ quá....Cám ơn anh đã chia sẽ.Lúc này anh có sưu tập được cái lồng xưa nào nữa không ? À anh có file cu gáy sát bổi không cho em xin với ...hehe..không có tạp âm đó.....Cám ơn anh trước nhé...Lúc này mê cu lắm rồi anh ơi..............:-$:-$
 

centimet

Quản lý mới
Cám ơn anh centi đã viết bài rất hay.Biết được vụ lấy vỏ ốc chết cho mồi đất uống nước.....vì em đi bẩy ở khu vực căn cứ 4-6 ở đây đất cát chim hốc lắm, hổm giờ định gắn thêm cái hủ nhỏ vào lống úp nhưng thấy nó lộ quá....Cám ơn anh đã chia sẽ.Lúc này anh có sưu tập được cái lồng xưa nào nữa không ? À anh có file cu gáy sát bổi không cho em xin với ...hehe..không có tạp âm đó.....Cám ơn anh trước nhé...Lúc này mê cu lắm rồi anh ơi..............:-$:-$

coi cái vỏ ốc vậy chứ lợi hại lắm á....:))

Lồng hết rồi tiên sanh ới , Cent ko dùng mp3 nên cũng không rành vụ này...cũng có 1 chuyện mới mới là lấy em mồi đất khá khá , đặc biệt 10 móng chân , gốc chim campuchia ..ưng bụng ...:)):)):))

có dịp lên tiên sanh chinh chiến một phen.
@};-@};-@};-
cung kính
Centimet
 

Đậu Phụ

Thành viên tích cực
coi cái vỏ ốc vậy chứ lợi hại lắm á....:))

Lồng hết rồi tiên sanh ới , Cent ko dùng mp3 nên cũng không rành vụ này...cũng có 1 chuyện mới mới là lấy em mồi đất khá khá , đặc biệt 10 móng chân , gốc chim campuchia ..ưng bụng ...:)):)):))

có dịp lên tiên sanh chinh chiến một phen.
@};-@};-@};-
cung kính
Centimet
góc campuchia thì em nghĩ là chủ cũ đánh ở tây ninh đúng ko tiên sinh 8-> có thể còn đánh ở bên đó luôn rồi mang về ấy chứ . tiên sinh làm mấy hình của em nó đi @};-
 

centimet

Quản lý mới
góc campuchia thì em nghĩ là chủ cũ đánh ở tây ninh đúng ko tiên sinh 8-> có thể còn đánh ở bên đó luôn rồi mang về ấy chứ . tiên sinh làm mấy hình của em nó đi @};-


hihi...em này là của người Cam luôn tiên sinh , những năm gần đây khang hiếm mồi hay , dân thành phố sang Cam nhiều để tầm chim hay vì bên đó dù gì cũng còn nhiều hơn bên mình , bên đó họ tính giá bằng usd..làm ăn cũng chuyên nghiệp đàng hoàng...nếu mua mồi thì họ tả sơ bộ , chịu giá rồi... thì đi vô rừng thử chim với họ ...bắt được bổi mà có đấu pháp hay như họ tả thì ...oki thì bắt về.




em này bên topic của Cent á.

@};-@};-@};-
cung kính
Centimet


 
Top