Nước- cần cho sự sống!

bonhe

Quản lý viên
Nước thời có nhiều dạng
Kêt tinh băng đá phá tế bào
Cây nào mà sống, chắc là không?!
Nước mà nước cứng có hề chi
Cây cối trên rừng thường uống đó

Vẫn xanh tươi thành đại ngàn
Nước mà lọc qua bình hiện đại
Khử bớt i-on kim loại (nặng) rồi
Nước này giá thành chắc cao quá
Không tiện cho việc tưới cây
Nhanh, nhiều, tốt, rẻ, tiện sử dụng
Mới là phương án khả thi
!
Lần đầu tiên tôi thấy có người nói là nước cứng vẫn làm cây cối xanh tươi!!!? Đúng như Minh Xuân nói, nước trên rừng chủ yếu là nước mưa, cho nên không phải là nước cứng. Nói thêm cho rõ, nước cứng chứa rất nhiều CaCo3 và MgCO3 và nước cứng đặc biệt ảnh hưởng nặng đến cây trồng trong chậu. Lý do: cây trong chậu được tưới thường xuyên, cho nên sẽ dẫn đến độ pH của đất tăng đáng kể. Điều này sẽ dẫn đến triệu chứng thiếu sắt của cây trồng. Ngoài ra, với lượng Calcium đang kể trong đất sẽ dẫn đến sự kết tủa chung quanh hệ rễ của cây, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự hút nước của rễ cây (nó block hệ rễ), đó là chưa kể do áp lực thẩm thấu bên ngoài hệ rễ cao hơn bên trong hệ rễ, sẽ đưa đến tình trạng nước chảy ngược từ bộ rễ ra ngoài đất!!! ---> ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của cây. Nói chung, nước cứng không những ảnh hưởng xấu đến cây cối, mà còn ảnh hưởng không tốt đến con người nữa. Nếu bạn sống trong vùng có nguồn nước sinh hoạt là nước cứng, thì sẽ thấy điều tôi nói là đúng. Chất Calcium và Magnesium sẽ kích thích lên lớp da, lâu ngày, sẽ bị ngứa lung tung :), ngoài ra nước cứng sẽ làm cho đóng vôi trên các vòi nước --->nghẹt vòi!! (những chất trắng trong hình chính là vôi đấy).
 

bonhe

Quản lý viên
Do vậy, sự bốc hơi của nước qua mặt lá sẽ làm cho nước được hút lên cây từ lòng đất, điều này sẽ làm cho đất bị khô lại (do không còn đủ nước trong đất). Vì thế, nước phải được cung cấp lại cho đất mau chóng (rất quan trọng cho cây trong chậu)
Có thể hiểu tại sao khi trời nóng, gió khô, ta phải tưới nước nhiều hơn.
Bonhe
 

NGUOITHUONGXUAN

Thành viên
Lần đầu tiên tôi thấy có người nói là nước cứng vẫn làm cây cối xanh tươi!!!? Đúng như Minh Xuân nói, nước trên rừng chủ yếu là nước mưa, cho nên không phải là nước cứng. Nói thêm cho rõ, nước cứng chứa rất nhiều CaCo3 và MgCO3 và nước cứng đặc biệt ảnh hưởng nặng đến cây trồng trong chậu. Lý do: cây trong chậu được tưới thường xuyên, cho nên sẽ dẫn đến độ pH của đất tăng đáng kể. Điều này sẽ dẫn đến triệu chứng thiếu sắt của cây trồng. Ngoài ra, với lượng Calcium đang kể trong đất sẽ dẫn đến sự kết tủa chung quanh hệ rễ của cây, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự hút nước của rễ cây (nó block hệ rễ), đó là chưa kể do áp lực thẩm thấu bên ngoài hệ rễ cao hơn bên trong hệ rễ, sẽ đưa đến tình trạng nước chảy ngược từ bộ rễ ra ngoài đất!!! ---> ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của cây. Nói chung, nước cứng không những ảnh hưởng xấu đến cây cối, mà còn ảnh hưởng không tốt đến con người nữa. Nếu bạn sống trong vùng có nguồn nước sinh hoạt là nước cứng, thì sẽ thấy điều tôi nói là đúng. Chất Calcium và Magnesium sẽ kích thích lên lớp da, lâu ngày, sẽ bị ngứa lung tung :), ngoài ra nước cứng sẽ làm cho đóng vôi trên các vòi nước --->nghẹt vòi!! (những chất trắng trong hình chính là vôi đấy).
Bác bonhe nói thế là có chỗ chưa chính xác!
Bác nói nước cứng chứ nhiều CaCO3 và MgCO3 là không đúng, hình như hai chất này không tan trong nước chứ bác nhỉ?!
Thưa bác, chỉ mùa mưa thì cây mới dùng được nước mưa chứ. Thảm lá mục và lớp mùn trong đất có tác dụng giữ nước cho đất rừng và có lẽ chỉ mùa mưa là có nước mưa thôi.
Nước cứng thì có gì độc hại đâu mà không tưới được cho cây?! Thành phần của nước cứng chỉ khác với nước không cứng ở chỗ nó có nhiều i on Ca++ và Mg++ mà thôi.
Đất mà chua còn phải bón vôi Ca(OH)2 để khử chua cho đất, sau khi khử chua xong, xin hỏi bác trong đất có còn Ca++ không vậy?
Đất nước ta có nhiều vùng núi đá vôi, nước chảy qua đó thì dễ thành nước cứng do đá vôi (tức là CaCO3):
CaCO3 + H2CO3 --> Ca (HCO3)2 + H2O thôi và như vậy từ dạng không tan (CaCO3) trở thành dạng hòa tan (Ca(HCO3)2) trong nước.
Quê tôi, (Thanh Hoá) toàn nước cứng bác à! bà con dùng nước ấy tưới hoa màu, rau, lúa, ngô,... cứ gọi là tốt bời bời chứ không cứ là tưới cho cây cảnh, mà từ ngàn đời nay rồi bác ơi!
Mà tôi cũng xin nói với bác là chất mà lắng đọng trong vòi nưới, kết tủa trong phích nước,... không phải là vôi mà là đá vôi ( thành phần chủ yếu là CaCO3 cùng với các tạp chất khác chứ không phải là vôi ( vôi là CaO, còn vôi tôi là Ca(OH)2)
Vì Ca (HCO3)2 trong nước cứng gặp CO2 ngoài không khí sẽ xảy ra phản ứng tạo ra CaCO3 kết tủa bác à!
Còn nữa! cây rừng vẫn dùng nước cứng đấy! Bác bonhe chắc giảng dạy trong trường ĐH mà qua bài viết của bác thì tôi đoán chắc bác cũng không lạ gì môn sinh lý thực vật phải không ạ! Bác lại nhầm rồi bác ơi!
Để hút được nước lên lá (có những cây cao hàng trăm mét chứ bác nhỉ) thì cây nhờ vào áp lực đẩy nước của rễ cây và sự hút nước lên tán lá nhờ sự bay hơi nước của tán lá, và chính nhờ sự mao dẫn của nước trong quản bào và cả trong các khe đất nữa chứ! và chính vì thế nên nước cây dùng cũng dùng nước ngầm trong lòng đất đấy, vì thế cây rừng cũng uống nước cứng một cách ngon lành bác à!
Thưa bác! người dân miền núi quê tôi cũng từ ngàn đời dùng nước cứng đấy bác ạ, nhưng chả thấy họ ngứa gì cả!
Hình như bác viết theo chủ quan của bác thôi mà không chú trọng tới vấn đề khoa học thì phải, thưa bác! Bác quên đi vài trò của Chọn lọc tự nhiên rồi. Suối nước nóng hàng 70 - 90 độ vẫn tìm thấy sinh vật sống đấy bác à!
Diễn đàn là nơi chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc trồng, tạo dáng, chăm sóc cây cảnh đúng không bác! Cảm ơn bác đã viết bài rất công phu để chia sẻ. Nhưng trình độ còi của tôi thì cũng thi thoảng đọc vài bài của bác nhưng thú thực với bác là tôi cũng luôn luôn lắng nghe nhưng phải lâu lâu mới hiểu bác à! Kính mong bác lượng thứ nhé!
Trân trọng!
 

bonhe

Quản lý viên
Bác bonhe nói thế là có chỗ chưa chính xác!
Bác nói nước cứng chứ nhiều CaCO3 và MgCO3 là không đúng, hình như hai chất này không tan trong nước chứ bác nhỉ?!

Bạn nói đúng, nước cứng có nhiều Ca++ và Mg++, nhưng vì nó mang tính kiềm nhiều cho nên nó không còn ở dạng ion nữa mà bị két tủa thành CaCO3 lẫn MgCO3, và chính chất kết tủa này mà tạo ra nhiều vấn đề cho cây cối và con người. Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết, thì cứ việc google search, rất nhiều thông tin về vấn đề này.

Thưa bác, chỉ mùa mưa thì cây mới dùng được nước mưa chứ. Thảm lá mục và lớp mùn trong đất có tác dụng giữ nước cho đất rừng và có lẽ chỉ mùa mưa là có nước mưa thôi.

Chính vì thảm lá mục mà làm cho đất rừng không có tính kiềm, và chính vì tính toan mà các Ca++, Mg++ vẫn ở dạng ion, không kết tủa được.

Nước cứng thì có gì độc hại đâu mà không tưới được cho cây?! Thành phần của nước cứng chỉ khác với nước không cứng ở chỗ nó có nhiều i on Ca++ và Mg++ mà thôi.
Đất mà chua còn phải bón vôi Ca(OH)2 để khử chua cho đất, sau khi khử chua xong, xin hỏi bác trong đất có còn Ca++ không vậy?
Đất nước ta có nhiều vùng núi đá vôi, nước chảy qua đó thì dễ thành nước cứng do đá vôi (tức là CaCO3):
CaCO3 + H2CO3 --> Ca (HCO3)2 + H2O thôi và như vậy từ dạng không tan (CaCO3) trở thành dạng hòa tan (Ca(HCO3)2) trong nước.
Quê tôi, (Thanh Hoá) toàn nước cứng bác à! bà con dùng nước ấy tưới hoa màu, rau, lúa, ngô,... cứ gọi là tốt bời bời chứ không cứ là tưới cho cây cảnh, mà từ ngàn đời nay rồi bác ơi!


Thế bạn có thử xem pH của nước ở vùng bạn? Hầu hết tại những vùng khí hậu nhiệt đới mưa nhiều, sẽ có đất mang tính toan, chưa kể là những trận mưa acid!, và do đó như nói ở trên, không có sự kết tủa của Ca++, Mg++ ở đây.
Mà tôi cũng xin nói với bác là chất mà lắng đọng trong vòi nưới, kết tủa trong phích nước,... không phải là vôi mà là đá vôi ( thành phần chủ yếu là CaCO3 cùng với các tạp chất khác chứ không phải là vôi ( vôi là CaO, còn vôi tôi là Ca(OH)2)
Ca (HCO3)2 trong nước cứng gặp CO2 ngoài không khí sẽ xảy ra phản ứng tạo ra CaCO3 kết tủa bác à!

Nếu tôi nhớ không lầm, thì CO 2 trong không khí không có phản ứng trực tiếp với Ca(HCO3)2 được thì phải?

Bác bonhe chắc giảng dạy trong trường ĐH mà qua bài viết của bác thì tôi đoán chắc bác cũng không lạ gì môn sinh lý thực vật phải không ạ! Bác lại nhầm rồi bác ơi!

Bạn nhầm rồi, tôi không có chuyên về thực vật đâu. Tôi yêu thích cây cỏ, cho nên chịu khó tìm tòi học hỏi, biết được điều gì hay thì cho mọi người biết, thế thôi

Để hút được nước lên lá (có những cây cao hàng trăm mét chứ bác nhỉ) thì cây nhờ vào áp lực đẩy nước của rễ cây và sự hút nước lên tán lá nhờ sự bay hơi nước của tán lá, và chính nhờ sự mao dẫn của nước trong quản bào và cả trong các khe đất nữa chứ! và chính vì thế nên nước cây dùng cũng dùng nước ngầm trong lòng đất đấy, vì thế cây rừng cũng uống nước cứng một cách ngon lành bác à!
Diễn đàn là nơi chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc trồng, tạo dáng, chăm sóc cây cảnh đúng không bác! Cảm ơn bác đã viết bài rất công phu để chia sẻ. Nhưng trình độ còi của tôi thì cũng thi thoảng đọc vài bài của bác nhưng thú thực với bác là tôi cũng luôn luôn lắng nghe nhưng phải lâu lâu mới hiểu bác à! Kính mong bác lượng thứ nhé!
Tôi luôn mong mỏi những bài viết của mình mang lại điều gì mới cho các thành viên trong DĐ, nếu bạn thấy bài của tôi viết không hợp với bạn, thì việc gì phải nhọc công đọc và phiền não cho mất công bạn.
Bonhe
 

Văn

Thành viên tích cực
Chào anh bonhe và anh nguoithuongxuan.
Tôi có cảm giác là 2 anh rất am hiểu về khoa học,đây là một điều rất đáng mừng cho diễn đàn và đặc biệt là đối với những người nông dân làm vườn.
Như các anh biết đó,nông dân Việt Nam tuy rất cần cù,chịu thương,chịu khó.Thế nhưng vì hoàn cảnh kinh tế mà đại đa số nông dân ít có điều kiện tiếp xúc với khoa học,ít có điều kiện nghiên cứu,thực nghiệm về cây trồng.Chính vì vậy,họ đa số làm theo cảm tính và kinh nghiệm thực tế thu được từ đồng ruộng,do đó họ ít có khả năng ứng phó với những thay đổi bất thường trong sản xuất.
Các anh phổ biến kinh nghiệm,bàn bạc,phản biện là rất hay,nhưng cá nhân tôi mong rằng:các anh hãy cùng hợp tác,tìm tiếng nói chung để đưa ra một kinh nghiệm mang tính khoa học và khả thi cao,giúp mọi người bổ sung kiến thức trong sản xuất thì hay lắm.Bởi xin thưa cùng các anh,những người nông dân Việt Nam được ngồi trước màn hình máy tính có nối mạng thực tế chưa nhiều.Nhưng qua diễn đàn nầy,những kinh nghiệm của các anh chia xẻ có thể sẽ đến được với những người nông dân
Vài lời thật lòng cùng các anh.
Trân trọng.
Văn
 

NGUOITHUONGXUAN

Thành viên
Chào anh bonhe và anh nguoithuongxuan.
Tôi có cảm giác là 2 anh rất am hiểu về khoa học,đây là một điều rất đáng mừng cho diễn đàn và đặc biệt là đối với những người nông dân làm vườn.
Như các anh biết đó,nông dân Việt Nam tuy rất cần cù,chịu thương,chịu khó.Thế nhưng vì hoàn cảnh kinh tế mà đại đa số nông dân ít có điều kiện tiếp xúc với khoa học,ít có điều kiện nghiên cứu,thực nghiệm về cây trồng.Chính vì vậy,họ đa số làm theo cảm tính và kinh nghiệm thực tế thu được từ đồng ruộng,do đó họ ít có khả năng ứng phó với những thay đổi bất thường trong sản xuất.
Các anh phổ biến kinh nghiệm,bàn bạc,phản biện là rất hay,nhưng cá nhân tôi mong rằng:các anh hãy cùng hợp tác,tìm tiếng nói chung để đưa ra một kinh nghiệm mang tính khoa học và khả thi cao,giúp mọi người bổ sung kiến thức trong sản xuất thì hay lắm.Bởi xin thưa cùng các anh,những người nông dân Việt Nam được ngồi trước màn hình máy tính có nối mạng thực tế chưa nhiều.Nhưng qua diễn đàn nầy,những kinh nghiệm của các anh chia xẻ có thể sẽ đến được với những người nông dân
Vài lời thật lòng cùng các anh.
Trân trọng.
Văn
Tr*ước hết, xin lỗi bác bonhe vì tôi viết lộn: Đúng ra phải là Ca(HCO)3 gặp nhiệt độ cao bị phân tích thành CaCO3 kết tủa và CO2 +H2O. Cảm ơn bác đã phát hiện.
Bác Văn nói thế thì tôi cảm ơn bác và nhất trí 100% bác ơi! Tôi không có ý gì là mâu thuẫn hay chơi sốc bác Bonhe cả có điều tôi mong muốn là bài viết của các bác trong diễn đàn (như mong muốn của bác Văn) đã viết thì nên viết một cách khoa học thôi, mà đã khoa học thì phải là chính xác.
Tôi biết "Nhân vô thập toàn" ai cũng có lúc sai, nhưng khoa học thì không thể nói là sai được.
Bác Bonhe lại sai nữa rồi khi phát biểu: "Bạn nói đúng, nước cứng có nhiều Ca++ và Mg++, nhưng vì nó mang tính kiềm nhiều cho nên nó không còn ở dạng ion nữa mà bị két tủa thành CaCO3 lẫn MgCO3, và chính chất kết tủa này mà tạo ra nhiều vấn đề cho cây cối và con người. Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết, thì cứ việc google search, rất nhiều thông tin về vấn đề này."
Nếu bác cứ lãng tránh thế này thì tôi sẽ không tranh luận gì thêm!

Bác còn nói: "Chính vì thảm lá mục mà làm cho đất rừng không có tính kiềm, và chính vì tính toan mà các Ca++, Mg++ vẫn ở dạng ion, không kết tủa được.". THưa bác! khi các Ca++, Mg++ vẫn ở dạng ion, không kết tủa được thì nước ở rừng phải là nước cứng và cây rừng phải uống thường xuyên chứ nhỉ!

Bác nói: "Tôi luôn mong mỏi những bài viết của mình mang lại điều gì mới cho các thành viên trong DĐ, nếu bạn thấy bài của tôi viết không hợp với bạn, thì việc gì phải nhọc công đọc và phiền não cho mất công bạn.
Bonhe "

Thưa bác! trên tinh thần là thành viên diễn đàn, vấn đề không phải là thích hay không thích bài của bác. Trên tinh thần xây dựng diễn đàn tôi xin phép được tranh luận với bác về những bài viết của bác để tìm đến kết luận khoa học mà thôi. Thưa bác, nếu bác thấy trong một hồ tôi vôi có nước, bác sẽ thấy nó có một váng cứng nổi lên mặt mà tôi con nhớ, lúc còn nhỏ thường nghịch ngợm đưa tay vớt lên xem vì tò mò nó là CaCO3 đấy bác!
Bảo vệ luận văn còn phải có người phản biện, hơn nữa kiến thức mà bác (theo bác nói) là tìm hiểu trên mạng rồi chia sẻ với anh em thì phải xem lại vì nó là một "hệ mở" (nhiều khi cũng chưa hoàn toàn chính xác đâu vì còn phụ thuộc trình độ của người cung cấp thông tin nữa).
Nếu các bác cảm thấy khó chịu với bài viết tranh luận mang tính xây dựng của tôi, lập tức tôi sẽ không viết nữa!
Trân trọng!
 

bonhe

Quản lý viên
Bác Bonhe lại sai nữa rồi khi phát biểu: "Bạn nói đúng, nước cứng có nhiều Ca++ và Mg++, nhưng vì nó mang tính kiềm nhiều cho nên nó không còn ở dạng ion nữa mà bị két tủa thành CaCO3 lẫn MgCO3, và chính chất kết tủa này mà tạo ra nhiều vấn đề cho cây cối và con người. Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết, thì cứ việc google search, rất nhiều thông tin về vấn đề này."Nếu bác cứ lãng tránh thế này thì tôi sẽ không tranh luận gì thêm!
Tôi hoàn toàn không hề lảng tránh chuyện tranh luận. Tôi đang đưa ra lý luận khoa học đấy chứ. Nếu bạn phản biện lại thì cứ việc.
Bác còn nói: "Chính vì thảm lá mục mà làm cho đất rừng không có tính kiềm, và chính vì tính toan mà các Ca++, Mg++ vẫn ở dạng ion, không kết tủa được.". THưa bác! khi các Ca++, Mg++ vẫn ở dạng ion, không kết tủa được thì nước ở rừng phải là nước cứng và cây rừng phải uống thường xuyên chứ nhỉ!

Tôi viết như trên là có ý nói rằng nếu bạn cho nước trên rừng là nước cứng, thì không có sự kết tủa của Ca++, Mg++ được, do đó sẽ không có ảnh hưởng đến cây cối trên đó.

Thưa bác! trên tinh thần là thành viên diễn đàn, vấn đề không phải là thích hay không thích bài của bác. Trên tinh thần xây dựng diễn đàn tôi xin phép được tranh luận với bác về những bài viết của bác để tìm đến kết luận khoa học mà thôi. Thưa bác, nếu bác thấy trong một hồ tôi vôi có nước, bác sẽ thấy nó có một váng cứng nổi lên mặt mà tôi con nhớ, lúc còn nhỏ thường nghịch ngợm đưa tay vớt lên xem vì tò mò nó là CaCO3 đấy bác!
Bảo vệ luận văn còn phải có người phản biện, hơn nữa kiến thức mà bác (theo bác nói) là tìm hiểu trên mạng rồi chia sẻ với anh em thì phải xem lại vì nó là một "hệ mở" (nhiều khi cũng chưa hoàn toàn chính xác đâu vì còn phụ thuộc trình độ của người cung cấp thông tin nữa).
Nếu các bác cảm thấy khó chịu với bài viết tranh luận mang tính xây dựng của tôi, lập tức tôi sẽ không viết nữa!


Tôi rất thích sự tranh luận, vì qua đó chúng ta sẽ hiểu được nhiều điều hơn, nhưng khi tranh luận thì nên giữ thái độ hòa nhả, tôn trọng người đối thoại. Tôi nói thật lòng có thể bạn sẽ không thích, nhưng tôi nghĩ nên nói ra một lần để cho những ai đang đọc bài này sẽ biết cách tranh luận hơn. Bài viết phản biện của bạn làm cho tôi có cảm giác mình bị thù hằn vì lý do gì đấy, làm tôi cảm thấy bị tổn thương ghê gớm. Như có lần tôi đã nói trước đây, tôi tham gia nhiều DĐ của ngoại quốc, nhưng rất rất rất ít khi thấy những lời viết làm tổn thương người khác như vậy. Có thể tôi quá là nhậy cảm chăng? Cuộc đời này rất là ngắn ngủi, mọi người nên đối xử với nhau tử tế thì hay biết mấy. Bonhe
 

Minh Xuân

Quản lý
Kính chào 2 bác,
Chẳng mấy khi có cuộc trao đổi chuyên môn sâu như thế này. Xin các bác tập trung vào chuyên môn, đừng để những phát biểu ngoài chủ đề ảnh hưởng đến diễn đàn.
Nước cứng đúng là một vấn đề chất lượng nước tưới cho cây. Thông thường người ta vẫn xác định nước cứng là nước có nhiều Ca và Mg (kim loại kiềm thổ). Tuy nhiên cụ thể hai chất này ở trong dung dịch nước dưới dạng nào phụ thuộc vào pH của nước và các muối hòa tan trong đó. Khi nước có độ a xít (pH thấp) thì hai I-on này khá động, không ảnh hưởng gì tới cây. Đây là trường hợp nước ở các khu núi đá vôi Việt Nam, mặc dù có nhiều Ca, Mg nhưng độ mùn (thảm mục) trên núi đá vôi cao, nên nước có pH thấp, tưới cây không ảnh hưởng gì. Đây là một "nghịch lý" của núi đá vôi (Thanh Hóa cũng nằm trong khu vực núi đá vôi).
Tuy nhiên phần lớn ở nhiều nơi (đá mẹ không là đá vôi) khi nước có nhiều ion Ca và Mg thì đồng nghĩa với độ pH cao. Bản thân Ca và Mg thì chẳng có gì độc đối với cây cả. Cây không "ăn" Ca cũng như Mg. Vấn đề chính là ở độ pH. Khi pH cao thì tất cả những chất dinh dưỡng khác rất khó tan, khó hấp thụ. Vấn đề khác là nếu tưới cây bằng nước có Ca và Mg thì khi nước bốc hơi muối của 2 kim loại này sẽ đọng lại, ảnh hưởng tới lá. Nếu tưới thường xuyên làm trôi (tan) muối đi thì ảnh hưởng của nước cứng cũng không lớn. Nhưng nếu lâu lâu mới tưới sẽ thấy những vệt muối trắng trên lá, làm lá khó thở và làm bề mặt lá có tính kiềm.
Nước mưa bản chất ban đầu là nước cất, tức là không hề có muối bên trong. Tuy nhiên khi mưa nước rơi xuống có thể hòa tan một số chất tạo ra trong không khí (do ảnh hưởng điện của sét) nên nước mưa có tính axit đáng kể. Vì thế tưới cây bằng nước mưa rất tốt, giúp rửa sạch lá, hòa tan các chất dinh dưỡng.
Tôi có kinh nghiệm là khi muốn rửa lá bị đọng muối có thể pha nước với một ít axit chanh, loại vẫn bán dùng trong thực phẩm để tưới. Nước có tính axit nhẹ có tác dụng rửa muối và làm tươi lá rất tốt. Axit chanh cũng có thể dùng hòa vào nước cứng, hạn chế ảnh hưởng xấu của nước cứng. Vì thế lọc nước qua bình lọc không phải là cách duy nhất đắt tiền để xứ lý nước cứng.
Vấn đề nữa là loài cây. Có những loài chịu được nước cứng, thậm chí thích mọc ở nơi có pH cao. Cây thân gỗ lá rộng nói chung chịu được nước cứng ở một độ nhất định. Nhưng có những loài rất nhạy cảm. Ví dụ phong lan hay một số loài cây thân thảo khác. Nước tưới lan vì thế cần cẩn thận hơn. Các loài thông, kể cả thông trên núi đá vôi nói chung đều không ưa nước cứng.
Hy vọng hai bác tiếp tục trao đổi trên tinh thần học hỏi lẫn nhau. Việt Nam là một đất nước "kỳ quái", rất đa dạng về điều kiện tự nhiên, thực vật và cả con người nữa. Nếu không có trao đổi thông tin thì rất dễ thành "thầy bói xem voi", không hiểu nhau được.
 

bonhe

Quản lý viên
Cám ơn bác Minh Xuân đã bổ xung những thông tin củng cố lại những gì mà tôi đã học và đang áp dụng trên thực tế của mình.

Qua đây cũng xin tóm lại là việc kiểm tra độ pH của đất trồng cũng như là nước để tưới cây thật là quan trọng, vì nó sẽ quyết định là nước cứng ảnh hưởng như thế nào đến cây cối, và từ đó, mình có hướng xử lý thích hợp.

Bên đây, thì tôi dùng dấm ăn để pha vào nước tưới cây cho những cây không chịu được pH kiềm, với tỉ lệ như sau: một muỗng (thìa) canh dấm vào trong 4 lít nước (nước vùng tôi pH ~ 8 ). Còn những cây có thể chịu được kiềm thì không pha dấm vào nước làm gì. Ngoài ra, tôi cũng đang thử nghiệm dùng humic acid loại hạt (granule humic acid) pha vào đất trồng để xem có làm cho cây cối tốt hơn không. Humic acid chẳng qua là chất mà tạo ra từ lá cây, gỗ cây bị mục rửa mà thôi. Ở VN, những vùng mà đất hoặc nước đã mang tính toan rồi, thì chắc là không nên dùng thêm humic acid làm gì. Đã thử nghiệm được khoảng 7 tháng nay, so sánh với lô cây không có humic acid, thì chưa thấy gì khác biệt. Chắc phải đợi đủ 1 -2 năm xem sao. Hình dưới đây cho thấy: bên tay phải là nước dùng trong sinh hoạt hàng ngày với pH ~ 8, bên tay trái là nước sau khi đã được bỏ thêm hạt humic acid vào, pH ~ 6. Bonhe
 

vohungdung

Thành viên
Chào các Anh ,
Các anh làm em rối hết rồi nè,
thôi đối với em nước để tưới cây tốt nhất là nước mưa đọng lại ở ao
hay nước giếng qua hệ thống xử lý.
Chứ đâu có thời gian đâu mà ngâm cứu, xử lý nầy nọ, độ "Ph" "acid"
 

bonhe

Quản lý viên
Chào các Anh ,
Các anh làm em rối hết rồi nè,
thôi đối với em nước để tưới cây tốt nhất là nước mưa đọng lại ở ao
hay nước giếng qua hệ thống xử lý.
Chứ đâu có thời gian đâu mà ngâm cứu, xử lý nầy nọ, độ "Ph" "acid"
Đúng rồi, nếu bạn thấy cách dùng nước của bạn mà tốt trong trường hợp của bạn, thì tiếp tục dùng như vậy thôi, không cần phải để ý gì khác. Bonhe
 

bonhe

Quản lý viên
Không biết tại VN có các nơi chuyên trồng rau trái mà không cần đất không? Chỉ dùng có nước nuôi sống cây thôi. Bên này, có những nơi chuyên trồng rau với phương pháp gọi là Hydroponics. Tôi có tham quan các cửa hàng này, cây cối rất xanh tươi bắt mắt. Đây là một hệ thống mà các cây được treo trong một mương nước, với hệ rễ của chúng hoàn toàn chìm trong biển nước. Nói đúng ra, phải gọi là dung dịch dinh dưỡng mới đúng, vì các phân hóa học lỏng và các khoáng chất cần thiết cho cây được pha chế với một tỉ lệ nào đó tùy từng loại cây. Có bạn sẽ thắc mắc là nếu rễ cây ngập trong nước như vậy thì tại sao không bị thúi rễ. Xin thưa: họ dùng oxygen để bơm vào dung dịch dinh dưỡng này, chính vì có oxygen mà rể cây thở được, không bị thúi rễ. Điều này cho thấy là đất trồng phải thoát nước tốt thì oxygen mới có thể cung cấp đầy đủ cho hệ rễ, còn nếu đọng nước, thì sẽ dẫn đến thúi rễ. Bonhe
 

bonhe

Quản lý viên
Tưới nước cho bonsai tưởng dễ nhưng không dễ! Lý do: bonsai có chậu nhỏ và đất thì ít, do đó nếu không chú ý khi tưới nước, có thể làm cho cây bị thiếu hoặc thừa nước, hoặc là đất bị mất dần đi.

Trước tiên, nói về dụng cụ cần thiết để tưới bonsai. Tưới nước cho bonsai cần phải nhẹ nhàng để cho đất không bị bắn tung tóe ra khỏi chậu. Do vậy, không phải cứ dùng bất cứ gì có thể được để tưới. Đây là những vật mà tôi dùng thường ngày cho bonsai.

Đây là bình tưới cây làm từ thiếc với cái đầu tưới có thể thay đổi, chú ý là mặt của đầu tưới phải ngửa lên trời (vì nếu mặt tưới úp xuống đất, áp lực của các tia nước sẽ mạnh hơn là khi mặt đầu tưới được ngửa lên trời, sẽ làm cho đất bị văng ra khỏi chậu). Mặt tưới có rất nhiều lỗ nhỏ li ti. Bình này có thể chứa được 4 lít nước



Đầu tưới lắp không đúng cách

Đầu tưới đã được tháo ra để thay đầu khác

Đầu tưới khác đã được lắp vào

Hình dưới cho thấy đầu tưới lắp không đúng

Còn đây là cây tưới (được nhắc đến trong bài viết của Yae). Cây này được nối trực tiếp vào vòi nước sinh hoạt, do đó tạo ra áp lực mạnh đáng kể để xài cho bonsai. Do đó, tôi chỉ xử dụng nó để tưới cho những cây còn nằm trong chậu nhựa thôi (prebonsai stocks), chứ nếu dùng nó cho bonsai, thì chẳng mấy chốc, cây sẽ chốc gốc hết :)


Đây là đầu tưới của nó

Đây là bình xịt mà tôi có nhắc ở trên. Bình này chỉ được dùng để phun lên hệ lá của những cây mới được sang chậu (và tôi chỉ dùng nước uống trong chai cho nhiệm vụ này thôi - vì pH của nước uống trong chai là 7 và không phải là nước cứng)

Bonhe
 

bonhe

Quản lý viên
Khi đã có vật dụng cần thiết để tưới cây rồi, kế đến là cần phải biết:
- khi nào cây cần được tưới
- và tưới bao nhiêu là đủ.

Làm sao biết được khi nào cây cần tưới? Nhìn mặt đất.
-Nhìn: nếu đất ướt thì có lẽ cây không cần thêm nước nữa đâu, còn nếu đất khô, thì chắc chắn phải tưới rồi.

Tưới bao nhiêu thì đủ? Đây là vấn đề phải hết sức thận trọng, vì có thể xảy ra tình huống: tưởng rằng cây đã nhận đủ hoặc dư nước, nhưng thật ra, cây vẫn còn thiếu nước :confused: . Tại sao lại có trường hợp như vậy? Bonhe
 

dblongthanh

Thành viên Danh Dự
Cảm ơn Bonhe đã chia sẻ những kinh nghiệm trên,chỉ có niềm đam mê mới có được những cảm nhận trên.
 
Top