Nước- cần cho sự sống!

bonhe

Quản lý viên
Chào các bạn, sau chủ đề về Đất trồng cho bonsai và Nắng, nay tôi muốn mở chủ đề về Nước, nhưng có sự đắn đo ở đây.
Lý do: tại VN mình có 6 tháng mưa mỗi năm, cho nên có thể tất cả các bạn đã dư biết tầm quan trọng của nước rồi, có thể tôi sẽ viết những điều thừa thải ở đây, và điều này sẽ làm mất thời giờ của các bạn, cũng như thời gian của tôi. Do đó, tôi muốn hỏi xem các bạn có muốn đọc về đề tài này hay không? Cám ơn. Bonhe
 

huynq.gl

Thành viên
Không có gì có ích mà thừa thãi đâu anh Bonhe ạ! Anh hãy cứ mạnh dạn viết những kinh nghiệm của mình để cho nhiều người chưa biết có cơ hội học tập, cũng có thể có người đã biết, nhưng nếu biết thì hộ có thể bổ sung thêm một số kinh nghiệm nào khác vào bài viết của ạnh thì càng tuyệt vời. Cảm ơn anh.
 

X.style

Thành viên tích cực
e rất hoan nghênh.:rolleyes:, diễn đàn cần có những người biết chia sẻ và cống hiến như anh, mong rằng anh sẽ chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình cho mọi người, hy vọng các bậc tiền bối sẽ đóng góp ý kiến sôi nổi và chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người.
xin cảm ơn!
 

Văn

Thành viên tích cực
Chào các bạn, sau chủ đề về Đất trồng cho bonsai và Nắng, nay tôi muốn mở chủ đề về Nước, nhưng có sự đắn đo ở đây.
Lý do: tại VN mình có 6 tháng mưa mỗi năm, cho nên có thể tất cả các bạn đã dư biết tầm quan trọng của nước rồi, có thể tôi sẽ viết những điều thừa thải ở đây, và điều này sẽ làm mất thời giờ của các bạn, cũng như thời gian của tôi. Do đó, tôi muốn hỏi xem các bạn có muốn đọc về đề tài này hay không? Cám ơn. Bonhe
Chào anh bonhe.
Tôi đã đọc những chủ đề của anh và rất tâm đắc,có những vấn đề tưởng chừng như rất bình thường nhưng để tìm hiểu sâu về nó quả không đơn giản.
Nước cần cho sự sống-Đúng,nhưng nước cũng lấy đi sự sống anh à.Vậy nên tôi cho rằng,những kinh nghiệm anh nêu ra là rất đáng trân trọng,mong anh tiếp tục chia xẻ kinh nghiệm với mọi người.
 

Thích Đủ Thứ

Thành viên tích cực
Chào các bạn, sau chủ đề về Đất trồng cho bonsai và Nắng, nay tôi muốn mở chủ đề về Nước, nhưng có sự đắn đo ở đây.
Lý do: tại VN mình có 6 tháng mưa mỗi năm, cho nên có thể tất cả các bạn đã dư biết tầm quan trọng của nước rồi, có thể tôi sẽ viết những điều thừa thải ở đây, và điều này sẽ làm mất thời giờ của các bạn, cũng như thời gian của tôi. Do đó, tôi muốn hỏi xem các bạn có muốn đọc về đề tài này hay không? Cám ơn. Bonhe
Bác ơi, các cụ nhà ta có câu: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Nếu nước không quan trọng thì còn gì quan trọng nữa hả bác? Bác bắt đầu luôn đi :D
 

dblongthanh

Thành viên Danh Dự
Đa số chúng ta đều dùng nước để tưới cây,chỉ khi nào cây trồng có vấn đề thì mới tìm hiểu nguồn nước,mong được đọc bài của bạn. Cảm ơn.
 

huongdongconoi

Thành viên tích cực
Chào các bạn, sau chủ đề về Đất trồng cho bonsai và Nắng, nay tôi muốn mở chủ đề về Nước, nhưng có sự đắn đo ở đây.
Lý do: tại VN mình có 6 tháng mưa mỗi năm, cho nên có thể tất cả các bạn đã dư biết tầm quan trọng của nước rồi, có thể tôi sẽ viết những điều thừa thải ở đây, và điều này sẽ làm mất thời giờ của các bạn, cũng như thời gian của tôi. Do đó, tôi muốn hỏi xem các bạn có muốn đọc về đề tài này hay không? Cám ơn. Bonhe
Chào anh bonhe!
Đọc qua các bài viết của anh. Trong những bài viết của anh, là một quá trình nghiên cứu, tích lũy biết bao kinh nghiệm quí*****Mỗi chủ đề anh đưa ra,không thể thiếu cho những ai chơi cây cảnh bonsai.... Những gì anh chia sẻ cho anh em. Thật đáng trân trọng biết bao.
Mong bài viết của anh !
Cám ơn.
 

bonhe

Quản lý viên
Cám ơn các bạn đã cho biết ý kiến. Tôi nghĩ là tôi sẽ khởi viết về đề tài này.

Nước cần cho sự sống-Đúng,nhưng nước cũng lấy đi sự sống anh à..
Chào bạn Văn, đúng như vậy!


Bác ơi, các cụ nhà ta có câu: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Nếu nước không quan trọng thì còn gì quan trọng nữa hả bác? Bác bắt đầu luôn đi :D
Chào TDT, tôi nghĩ còn thiếu nắng ở đây :)

Chào anh bonhe!
Đọc qua các bài viết của anh. Trong những bài viết của anh, là một quá trình nghiên cứu, tích lũy biết bao kinh nghiệm quí*****Mỗi chủ đề anh đưa ra,không thể thiếu cho những ai chơi cây cảnh bonsai.... Những gì anh chia sẻ cho anh em. Thật đáng trân trọng biết bao.
Mong bài viết của anh !
Cám ơn.
Chào Huongdongconoi, tôi cũng nhận được điều này, chính vì thế cho tới lúc này, tôi chỉ post những chủ đề mà những người yêu cây nhất định phải nắm vững để có thể nuôi trồng cây một cách tốt đẹp. Tôi luôn nghĩ như sau: tôi không cần biết anh này chị nọ làm cây đẹp hay không đẹp (ít nhất là trong giai đoạn đầu), nhưng tôi muốn biết xem anh/chị có được cây khỏe mạnh hay không? Cây có khỏe, thì nó mới chịu được những stress khi bị uốn vặn đúng không ạ ?
Bonhe
 

huongdongconoi

Thành viên tích cực
Cám ơn các bạn đã cho biết ý kiến. Tôi nghĩ là tôi sẽ khởi viết về đề tài này.


Chào bạn Văn, đúng như vậy!



Chào TDT, tôi nghĩ còn thiếu nắng ở đây :)


Chào Huongdongconoi, tôi cũng nhận được điều này, chính vì thế cho tới lúc này, tôi chỉ post những chủ đề mà những người yêu cây nhất định phải nắm vững để có thể nuôi trồng cây một cách tốt đẹp. Tôi luôn nghĩ như sau: tôi không cần biết anh này chị nọ làm cây đẹp hay không đẹp (ít nhất là trong giai đoạn đầu), nhưng tôi muốn biết xem anh/chị có được cây khỏe mạnh hay không? Cây có khỏe, thì nó mới chịu được những stress khi bị uốn vặn đúng không ạ ?
Bonhe
Rất đồng tình với anh về vấn đề nầy. Những kiến thức căn bản nhất định*****bắt buột người chơi cây phải cần hiểu rỏ...
Muốn có một tác phẩm đẹp. Thì chúng ta phải có một nền tảng căn bản phải không anh?
 

bonhe

Quản lý viên
Cũng như những bài viết trước của tôi trước đây, tôi sẽ đưa ra những sinh lý, cơ chế trước với mục đích là mọi người có thể hiểu được ngọn nguồn cho rõ ràng, vì chỉ khi hiểu được những điều này, thì chúng ta mới nhớ lâu và biết cách áp dụng vào thực tế nơi mình ở được.

Nước khỏi phải nói, ai cũng biết là cần cho sự sống của muôn loài, động cũng như thực vật (mặc dù Nắng cũng cần thiết, nhưng tác dụng của nắng trên sự sống cần phải có thời gian lâu dài mới nhận ra được sự lợi ích của nắng). Khác với nắng, nước tác dụng lên sự sống thật là nhanh chóng (tính bằng giờ đối với một số cây, hoặc tính bằng ngày với một số loài động vật). Lấy thí dụ: con người nếu không hấp thụ nước vào cơ thể trong vài ngày, thì sẽ biết nhau ngay! (triệu chứng mất nước, choáng, v.v...); còn cây cối, trong mùa nắng nóng, mà không có nước, thì chỉ sau vài giờ, cây có thể một đi không trở lại!

Như vậy, nước có tác dụng ra sao lên cây cối? Nó tác động lên cây cối qua:
1. Ảnh hưởng đến độ toan/kiềm của đất trồng.
2. Ảnh hưởng đến áp lực săn chắc của các ống mạch của cây.
Bonhe
 

bonhe

Quản lý viên
Độ toan(acid)/kiềm (độ pH) của đất là do:
- Thành phần hóa chất của đá tạo thành đất.
- Sự phân hủy của cây cối

Hầu hết các cây cối phát triển tốt ở độ pH của đất từ 6.5-7.

Tại những vùng khí hậu ẩm ướt (như VN chẳng hạn), đất có khuynh hướng tăng độ acid. Lý do: nước trong đất hòa tan những chất mang tính kiềm như Calcium, sodium, magnesium, and potassium nhanh hơn là chất mang tính acid như carbon. Điều này sẽ làm cho những chất mang tính kiềm bị sói mòn nhanh hơn chất tính acid.

Ngược lại, tại những vùng khí hậu khô hạn (như vùng tôi ở; tại VN có thể là Phan Rang, Phan Thiết? bạn nào đang sống ở vùng này có thể cho tôi biết lượng mưa hàng năm được không? Vì nếu mấy vùng này giống như vùng tôi ở, thì tôi có thể giúp cho các bạn được nhiều hơn, vì giữ được cây bonsai sống khỏe ở vùng khô hạn, không phải là dễ dàng!) thì đất sẽ có khuynh hướng mang tính kiềm nhiều (lý do như giải thích ở trên - lượng mưa không có nhiều)

Thế tính toan hay kiềm thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe cây cối? Bonhe
 

bonhe

Quản lý viên
Nếu đất nhiều acid quá, vi khuẩn mà giúp sự phân hủy các chất hữu cơ không thể sống nỗi, đồng thời cây sẽ bị ngộ độc bởi Manganese và nhôm, trong khi những yếu tố vi lượng khác lại không được hấp thụ, sẽ dẫn đến chết cây! Ngược lại, khi đất nhiều kiềm quá, sẽ gây tích tụ nhiều muối dẫn đến nguy hiểm cho cây.

*Có cách nào để nhận biết được đất của mình thuộc loại gì?
Hồi xưa, những nhà nông đã nếm vị của đất! Nếu đất có vị chua ---> tính acid nhiều; nếu đất có vị đắng ---> tính kiềm nhiều. Nhưng nếu có vị ngọt ---> đất này là tốt cho cây trồng. Tôi khuyên các bạn không nên thử cách này.
Hiện tại, có thể xử dụng cách đơn giản sau: dùng giấy quì thử pH. Giấy quì màu xanh sẽ đổi thành màu hồng khi tiếp xúc với môi trường acid (ngay cả với acid yếu như là giấm ăn), và sẽ vẫn có màu xanh khi tiếp xúc với dung dịch tính kiềm (thí dụ nước vôi). Cách làm test: lấy 3-4 mẫu đất từ những vùng và từ các độ sâu khác nhau trong vườn; sau đó trộn lẫn các mẫu đất này với nhau trong một chậu sạch, rồi đổ nước mưa sạch vào để trộn thành bùn (hi vọng là các bạn không collect phải nước mưa toan!!) sau đó bỏ những miếng giấy quì vào bùn, đợi 10 giây, sau đó lấy ra một mẫu giấy quì, và nhúng nó vào nước sạch. Nếu giấy quì có màu hồng, đất thì tính acid nhiều (hồng càng nhiều càng tính acid). Còn nếu mẫu giấy quì đầu không có màu hồng, thì lấy mẫu giấy quì khác sau 5 phút, nếu có màu hồng, đất vẫn có acid, và cần điều trị. Nếu mẫu 2 không có máu hồng, thì lấy mẫu 3 sau 15 phút, nếu có hồng nhạt, hoặc không có màu hồng, thì đất không có tính toan. Test này chỉ là phỏng đoán tương đối thôi. Bonhe
 

bonhe

Quản lý viên
Đất nhiều kiềm tính sẽ làm giảm chất dinh dưỡng của đất, đồng thời đất cũng bị dính cứng lại.
Lý do:
-kiềm tính sẽ tạo nồng độ muối tăng cao trong đất, dẫn đến thiếu các dưỡng chất đặc biệt là phophorus, sắt và manganese.
-Sodium phá vỡ cấu trúc của humus (một chất được tạo ra từ sự phân hủy của thực vật trong đất- đây là một chất rất là quan trọng giúp cho cây cối phát triển khỏe mạnh- tôi sẽ nói ở bài viết kế tới) và đất sét (clay). Điều này làm cho đất bị mất cấu trúc tốt ban đầu, và tạo ra dính kết với nhau ---> nước không thể thấm tốt, rễ cây không thể phát triển dễ dàng trong loại đất này, đồng thời chuyển hóa hiếu khí (aerobic)bị đình trệ, nhường chỗ cho chuyển hóa yiếm khí (anaerobic), dẫn đến sự tạo ra các độc tố ---> các vi khuẩn có lợi cho cây sẽ bị chết. Lúc này đất không còn tốt cho cây nữa!

Nói chung, đất nhiều kiềm thường là do thiếu chất hữu cơ và nitrogen. (do sự hạn hán, dẫn đến nước không thấm đủ dưới đất).
Bonhe
 

bonhe

Quản lý viên
Tùy theo vùng địa lý, mà nước cũng sẽ có độ toan kiềm khác nhau. Nước mưa từ bầu khí quyển rơi xuống mặt đất, hầu hết sẽ không có khoáng chất, nhưng nếu nước mưa rơi qua những vùng với bầu khí quyển bị ô nhiễm, thì sẽ có nhiều khả năng mang tính acid do lượng sulfur hòa tan vào nước mưa. Chắc ai cũng biết là nước mưa là nguồn lý tưởng cho cây trồng, nhất là cây trong chậu. Nhưng như nói ở trên, nếu nguồn nước mưa bị nhiễm acid, thì lại là chuyện khác. Vùng tôi ở chỉ có mưa khoảng 2-4 lần mỗi năm! Do đó, không thể dùng nước mưa cho cây bonsai được. Ai muốn dùng nước mưa để tưới cây, nếu có điều kiện, thì nên thử pH của nước trước khi dùng. Còn với những người như tôi, thì phải dựa vào nguồn nước cung cấp bởi thành phố. Nước dùng trong sinh hoạt hàng ngày được lấy từ đâu? Nước mưa khi rơi xuống mặt đất, sẽ thấm vào lòng đất và khi được đưa tới người tiêu thụ, sẽ chứa những khoáng chất như calcium, magnesium, bicarbonate. Nếu nước chứa quá nhiều calcium, magnesium và bicarbonate,thì nó được gọi là nước cứng (hard water). Vùng của tôi ở, nước rất là cứng (xem hình dưới đây) Ngoài những chất này, công ty cung cấp nước ở đâu cũng vậy, còn bỏ chất chloride vào trong nước với mục đích là sát khuẩn (tùy theo vùng mà nước đi qua, công ty cung cấp nước sẽ kiểm tra số lượng vi khuẩn trong nước, và tùy theo lượng vi khuẩn, mà nồng độ chloride được cho vào nước sẽ thay đổi khác nhau). Chính chất chloride này là nguyên nhân làm cho cây suy yếu, và có thể làm chết cây (các bạn tưởng tượng là lấy nước hồ bơi mà tưới cây!!). Làm sao nhận biết được là nguồn nước của mình có chloride? Có thể ngửi mùi của nước (giống nước hồ bơi vậy), chính xác hơn, thì dùng giấy thử chloride.

Thế có cách nào để làm mất đi nguồn chloride trong nước trước khi tưới cây? Có vài cách sau:
1. Trữ nước vào trong một bồn chứa nào đó, rồi để qua đêm, sau đó có thể dùng nước để tưới cây (khi để nước tiếp xúc với không khí, chất chloride sẽ bốc hơi - do đó miệng bồn chứa phải mở rộng ra không khí - không được đóng kín)
2. trên thị trường có bán hệ thống lọc nước (không biết ở VN có không?). Hệ này gọi là Home filtration system. Nó xử dụng reverse osmosis nguyên tắc (dùng những thành phần charcoal nhỏ li ti để lấy đi những chloride, và những kim loại nặng, cũng như các vi khuẩn trong nước). Khi nước đi qua hệ thống này, sẽ là nước sạch và người có thể uống nước trực tiếp từ các vòi nước trong nhà.
Các bạn để ý thấy rất nhiều những vùng màu trắng trên các lá cây olive đang được training này (sở dĩ nói là đang được training vì các nhánh của nó còn đang lộn xộn, chưa có lớp lang gì cả). Đó là những khoáng chất (calcium) còn tụ lại trên lá cây sau khi nước đã bốc hơi (nước quá cứng). Cây này tại vì lá quá gần với gốc cây, cho nên khi tưới cây, một số nước đã chạm vào mặt lá. Nhân hình này, sẽ nói sơ qua về sự tai hại của tưới cây trên mặt lá. Đối với những cây lá dầy như si sanh đa, olive thì chấp nhận được, nhưng với những cây lá mỏng, mà tưới cây kiểu này, thì chết chắc:), vì sẽ làm cho lá bị quăn, khô. Xin nhớ tôi đang nói về tưới cây với nước cứng, chứ như ở một số vùng ở VN, có thể sẽ không bị vấn đề này. Bonhe
 

NGUOITHUONGXUAN

Thành viên
Nước thời có nhiều dạng
Kêt tinh băng đá phá tế bào
Cây nào mà sống, chắc là không?!
Nước mà nước cứng có hề chi
Cây cối trên rừng thường uống đó
Vẫn xanh tươi thành đại ngàn
Nước mà lọc qua bình hiện đại
Khử bớt i-on kim loại (nặng) rồi
Nước này giá thành chắc cao quá
Không tiện cho việc tưới cây
Nhanh, nhiều, tốt, rẻ, tiện sử dụng
Mới là phương án khả thi
Nước mà nhiễm độc kim loại nặng
Nước mà mang chất thải công nghiệp
Không dùng để tưới rau ăn
Nươc mà dùng để chư khoẻ
Nước mà mang cả lỗi chính tà
Cũng không nên dùng tưới cây
Có người nghe lõm chuyện các cu (các cụ)
Nhân lúc trà dư, sau hậu tưủ
Các cụ nhà ta có nói rằng:
Tưới Lan bằng nước thường không tốt
Mà dùng nước rửa mặt (của) người chăm
Tưới nước có khi không hẳn là tưới nữa
Mà tưới cái tình của người chơi.
Tình đất, tình người, tình cây trái
Gắn quyện vào nhau thành chuyện đời
He he he!
 

Minh Xuân

Quản lý
Bác Người Thường Xuân có tài dùng "thi pháp" thơ không vần. Sợ mọi người không hiểu, xin được "chuyển thể" cho có vần, tuy thơ có hơi "Bút Tre" một chút:D.

Nước - cần cho sự sống

Lặng lặng mà nghe nước với non
Chọn nước tưới cây chuyện sống còn
Nước tưới thời rằng dăm bảy dạng
Kết đá, phá bào, hỏi cây сòn?!

Nước cứng là nước lắm can-xi
Dùng để tưới cây có hề chi?
Cây cối trên rừng thường uống đó
Xanh tươi là bởi tại nước gì?
(Bác Người Thường Xuân sai rồi. Cây rừng uống nước... mưa nên không là nước cứng chảy trong đất:))

Nước mà lọc qua hiện đại bình
Khử bớt i-on, đỡ linh tinh
Nước này có giá thành cao quá
Dùng tưới, chị em chắc thất... kinh :D.

Nhanh, nhiều, tốt, rẻ, lại dễ dùng
Mới là phương án khả thi chung
Chớ dùng tưới rau nước nhiễm độc
Kẻo mà có lúc mọc lên ... “ung” (ung thư:)).

Nước tưới phải đâu thứ vôn hồn
Chính tà trong nước chọn cho khôn
Cùng một nguồn nước nhưng có khác
Tốt cây là bởi ở “chuyên môn”.

Có khi nghe lỏm chuyện các cu (các cụ)
Nhân lúc hậu tửu với trà dư
Rằng: "Lan tưới nước thường không tốt
Phải dùng nước rửa chính từ chu" (chủ, không phải tru-trâu như tiếng Thanh Nghệ:D).

Tưới nước nhiều lúc không phải tươi (tưới):D
Mà tưới cái tình của kẻ chơi
Tình người, tình đất, tình cây trái
Gắn quyện vào nhau thành chuyện đời.

He he he!

 

NGUOITHUONGXUAN

Thành viên
He he!
Viết như bác Minh Xuân mới là viết ạ!
Xin bái phục! bái phục bác!
Kính mong có dịp được hầu chuyện bác!
Chúc bác sức khỏe và ngày càng có thêm nhiều bài viết vừa có tâm, vừa có tầm để em được học tập!
Kính!
 

Thích Đủ Thứ

Thành viên tích cực
Cám ơn các bạn đã cho biết ý kiến. Tôi nghĩ là tôi sẽ khởi viết về đề tài này.

Chào bạn Văn, đúng như vậy!

Chào TDT, tôi nghĩ còn thiếu nắng ở đây :)

Chào Huongdongconoi, tôi cũng nhận được điều này, chính vì thế cho tới lúc này, tôi chỉ post những chủ đề mà những người yêu cây nhất định phải nắm vững để có thể nuôi trồng cây một cách tốt đẹp. Tôi luôn nghĩ như sau: tôi không cần biết anh này chị nọ làm cây đẹp hay không đẹp (ít nhất là trong giai đoạn đầu), nhưng tôi muốn biết xem anh/chị có được cây khỏe mạnh hay không? Cây có khỏe, thì nó mới chịu được những stress khi bị uốn vặn đúng không ạ ?
Bonhe
Bác ơi, thuở xưa đất rộng người thưa, VN thuộc vào vùng khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, chỉ lo thừa chứ ko lo thiếu nắng :D
 

bonhe

Quản lý viên
Bác ơi, thuở xưa đất rộng người thưa, VN thuộc vào vùng khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, chỉ lo thừa chứ ko lo thiếu nắng :D
Bạn hiểu sai ý tôi rồi. Ý tôi nói là trong câu các cụ, cũng nên có xếp loại nắng vào trong đó! Vì nếu không, thì cũng không nên cho nước vào hạng nhất, vì tại VN đâu có sợ thiếu nước đâu, đúng không bạn? Bonhe
 
Top