"Năng khuông năng viên" hay "Ba phải"...?

Trong cuộc sống người biết sống theo kiểu "ở bầu thì tròn ,ở ống thì dài".Được cho là người biết sống ,biết thích nghi, biết... Và cũng có lúc được cho là người "ba phải" "người lăm cũng ừ , mười tư cũng gật"
.Kể ra cũng có khó mà sống được lòng thiên hạ các Bác nhỉ.Lóng rày ở Tây nguyên vào vụ ...nên cuốc cày vốn nghiệp "trên lưng" dẩu vậy có chút thời gian rảnh rổi lại vào D D...Không thể trao đổi ở những TP mang đậm tính chia sẻ "kỷ năng" nên mạo muội lập tp này cùng ACE chia sẻ thêm" vốn sống"8->và cũng để có chổ ACE thích "xả xì-trét" có đất "cấy cày":):):)
 

Kim Khánh

Thành viên tích cực
Tôi thì thấy nhảm nhất là mấy kẻ nửa trí thức nửa zở hơi, mới nứt mắt tưởng mình là ai mà đi khuyên răn người khác nên sống thế lọ, phải sống thế chai.
 

fanjun99

Thành viên
thiên hạ, chín người thì có mười một ý, có lẽ muốn sống dai , sống dài thì chọn cách sống Ba Phải, mà dạo này con thấy nó cũng được nâng cấp lên Bốn Phải luôn rồi chú Dũng ơi, kiểu chơi " tứ diện " luôn ấy
trời cuối Thu âm u, chú Dũng cũng nhiều ưu tư nhỉ
==================================
Tôi thì thấy nhảm nhất là mấy kẻ nửa trí thức nửa zở hơi, mới nứt mắt tưởng mình là ai mà đi khuyên răn người khác nên sống thế lọ, phải sống thế chai.
Topic hót hot chút xíu thì có mợ là sao ta,:D:D:D
 

Dst1079

Thành viên tích cực
Chắc em sống vầy là hơi tiêu cực, nhưng từ khi theo nó, em khỏe lắm anh ơi

Câu chuyện về 3 việc phải làm

Trên Đời Này Có 3 Việc:

- Việc của bản thân

- Việc của người khác

- Việc của ông Trời

Chúng Ta Thường Buồn Phiền là Do:

- Quên mất việc của bản thân

- Thích xen lấn vào việc của người khác

- Lo lắng về việc của ông Trời

Muốn Hạnh Phúc, Chỉ Cần:

- Làm tốt việc của bản thân

- Đừng xen vào việc của người khác

- Đừng nghĩ về việc của ông Trời
Sao bác Minh quê em suốt đời quên việc của bản thân, toàn đi lo việc của người khác, xen vào thậm chí xắn quần lội xuống ruộng cấy lúa mà vẫn cả thế giới kính nể thế bác?
Bác ở miền Nam, chứ bọn em ở miền Bắc mà không lo xem thời tiết(việc của ông trời) mà cứ mua phôi về thì đến tết cả làng nấu bánh chưng không hết
Đó là bác đang nói một người quá bình thường(về hưu chẳng hạn) chứ làm lãnh đạo mà không lo cho đời sống anh em(người khác), không xem xét cẩn thận anh em làm thế nào(xen vào) thì có mà loạn à bác?
 

lê đăng khoa

Thành viên mới
khuyết điểm lớn nhất của con người là '' ăn nhiều , nói nhiều và ngủ nhiều ''
ngừoi ta nói '' lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho lồi tiền ra '' ha ha
 

nguyenquanghung

Thành Viên Danh Dự
khuyết điểm lớn nhất của con người là '' ăn nhiều , nói nhiều và ngủ nhiều ''
ngừoi ta nói '' lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho lồi tiền ra '' ha ha
Đó là lời nói,hihi.....
Còn coment thì: Lựa lời mà viết cho lòi "Thank" ra.:))
 

soncm

Thành viên tích cực
Sống là phải biết :
- Có loại người nên chấp, cũng có loại người không nên chấp !
- Với một số người, tranh luận với họ là nâng cao vị thế bản thân mình
- Nhưng số khác, đôi co chỉ tốn thời gian và hạ thấp danh dự ngang bằng kẻ đó
- Đôi lúc, im lặng chính là đỉnh cao của sự khinh bỉ
- Sống cũng đừng quan tâm nhiều tới người khác nghĩ mình như thế nào...
- Bởi vì chỉ có mình mới biết mình thực sự cần gì và nên như thế nào...
Và...
- Giá trị cuộc sống không nằm ở việc ai giàu có hơn mà là ai được sống thật với con người của mình nhất... !
(st)
 

Đông Xuân

Thành viên tích cực
Hay quá chém gió lý sự đời (xả xì troét, bác chủ ghi rõ vấy nhé, nên tất cả phải ngầm hiểu ngược lại)
Phật có mấy câu -
Tượng Thích Ca sơ sinh một tay chỉ đất, một tay chỉ trời ý thượng thiên hạ, hạ thiên hạ duy ngã độc tôn ( trên trời dưới đất chỉ có ta là tôn kính hơn cả).
Câu hai - Ta là Phật đã thành, người là Phật sẽ thành (ghi trên vách đá Ngũ Hành Sơn).
Từ câu 1 suy ra Phật có chém gió tý nào không, chắc là không. Vậy theo câu 2 người là Phật sẽ thành vậy càng ít chém gió hay càng chém gió nhiều càng gần Phật.
Câu chuyện chém gió nhiều chỉ đơn giản là tư duy càng nhiều mà thôi, ngã có thể động hoặc có thể tĩnh tự nhiên như vạn vật, chỉ có những ai thích xếp hạng thì nó mới có hạng. Tụng kinh nhiều có khi cũng không đắc đạo, chợt ngộ ra chính là đạo đến gần.
 

Đông Xuân

Thành viên tích cực
Còn có có ai hỏi -đã ngộ sao còn chấp. Xin trả lời như sau.
Ngộ là ngộ và Chấp là chấp. Phật Bà Quan Âm tuy đã là Phật, tức là đã Ngộ. Nhưng vẫn không về phật giới vì đức cứu độ, nên ở lại dẫn dắt chúng sanh, tự hạ cấp nên mới chỉ ở cấp Bồ Tát, tức là vẫn chấp. Và người đời thường gọi là Quan thế âm bồ tát nhưng vẫn có tên khác là Phật bà Quan Âm.
 

RatThichBonsai

Thành viên Danh Dự
Trả lời: Re: "Năng khuông năng viên" hay "Ba phải"...?

Sống là phải biết :
- Có loại người nên chấp, cũng có loại người không nên chấp !
- Với một số người, tranh luận với họ là nâng cao vị thế bản thân mình
- Nhưng số khác, đôi co chỉ tốn thời gian và hạ thấp danh dự ngang bằng kẻ đó
- Đôi lúc, im lặng chính là đỉnh cao của sự khinh bỉ
- Sống cũng đừng quan tâm nhiều tới người khác nghĩ mình như thế nào...
- Bởi vì chỉ có mình mới biết mình thực sự cần gì và nên như thế nào...
Và...
- Giá trị cuộc sống không nằm ở việc ai giàu có hơn mà là ai được sống thật với con người của mình nhất... !
(st)
Cái này hay à nha.
 

Đông Xuân

Thành viên tích cực
Trả lời: Re: "Năng khuông năng viên" hay "Ba phải"...?

Sống là phải biết :
- Có loại người nên chấp, cũng có loại người không nên chấp !
- Với một số người, tranh luận với họ là nâng cao vị thế bản thân mình
- Nhưng số khác, đôi co chỉ tốn thời gian và hạ thấp danh dự ngang bằng kẻ đó
- Đôi lúc, im lặng chính là đỉnh cao của sự khinh bỉ
- Sống cũng đừng quan tâm nhiều tới người khác nghĩ mình như thế nào...
- Bởi vì chỉ có mình mới biết mình thực sự cần gì và nên như thế nào...
Và...
- Giá trị cuộc sống không nằm ở việc ai giàu có hơn mà là ai được sống thật với con người của mình nhất... !
(st)
Phật giáo Đại Thừa có ba môn phái.
Thiền Tông, Phật tức Tâm. Phật Hoàng Trần Nhân Tông lên núi Yên Tử đi về với bản ngã, nhưng phần đời làm vua không cần nói chuyện giàu sang mà cả việc gánh vác non sông 3 lần chiến thắng giặc Nguyên. Vậy lúc ông làm vua có nên quay ngay về với cái bản thân của ông quên đi giang san xã tắc không.
Tịnh Độ Tông, cầu nguyện chay độ công đức ... đối diện với cái tâm để luyện cái tâm theo bồ tát quan âm.
Mật Tông thần thông quảng đại, phật pháp vô biên căn cơ bản ngã vạn vật hòa vào tự nhiên để hóa giải nghiệp chướng.

Con người ở trong những không chỉ không gian mà cả thời gian, cái ta ngày hôm nay và ta ngày mai và cái ta trong tự nhiên có đi tìm đi tìm và đi tìm hoặc không tìm mà không thấy hay nó vẫn đấy mà lại vẫn tìm.
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Hay quá chém gió lý sự đời (xả xì troét, bác chủ ghi rõ vấy nhé, nên tất cả phải ngầm hiểu ngược lại)
Phật có mấy câu -
Tượng Thích Ca sơ sinh một tay chỉ đất, một tay chỉ trời ý thượng thiên hạ, hạ thiên hạ duy ngã độc tôn ( trên trời dưới đất chỉ có ta là tôn kính hơn cả).
Câu hai - Ta là Phật đã thành, người là Phật sẽ thành (ghi trên vách đá Ngũ Hành Sơn).
Từ câu 1 suy ra Phật có chém gió tý nào không, chắc là không. Vậy theo câu 2 người là Phật sẽ thành vậy càng ít chém gió hay càng chém gió nhiều càng gần Phật.
Câu chuyện chém gió nhiều chỉ đơn giản là tư duy càng nhiều mà thôi, ngã có thể động hoặc có thể tĩnh tự nhiên như vạn vật, chỉ có những ai thích xếp hạng thì nó mới có hạng. Tụng kinh nhiều có khi cũng không đắc đạo, chợt ngộ ra chính là đạo đến gần.
Phật giáo Đại Thừa có ba môn phái.
Thiền Tông, Phật tức Tâm. Phật Hoàng Trần Nhân Tông lên núi Yên Tử đi về với bản ngã, nhưng phần đời làm vua không cần nói chuyện giàu sang mà cả việc gánh vác non sông 3 lần chiến thắng giặc Nguyên. Vậy lúc ông làm vua có nên quay ngay về với cái bản thân của ông quên đi giang san xã tắc không.
Tịnh Độ Tông, cầu nguyện chay độ công đức ... đối diện với cái tâm để luyện cái tâm theo bồ tát quan âm.
Mật Tông thần thông quảng đại, phật pháp vô biên căn cơ bản ngã vạn vật hòa vào tự nhiên để hóa giải nghiệp chướng.

Con người ở trong những không chỉ không gian mà cả thời gian, cái ta ngày hôm nay và ta ngày mai và cái ta trong tự nhiên có đi tìm đi tìm và đi tìm hoặc không tìm mà không thấy hay nó vẫn đấy mà lại vẫn tìm.
Còn có có ai hỏi -đã ngộ sao còn chấp. Xin trả lời như sau.
Ngộ là ngộ và Chấp là chấp. Phật Bà Quan Âm tuy đã là Phật, tức là đã Ngộ. Nhưng vẫn không về phật giới vì đức cứu độ, nên ở lại dẫn dắt chúng sanh, tự hạ cấp nên mới chỉ ở cấp Bồ Tát, tức là vẫn chấp. Và người đời thường gọi là Quan thế âm bồ tát nhưng vẫn có tên khác là Phật bà Quan Âm.
Cảm ơn vì đã có dịp nghe những điều hay mà bạn mang lại,
Mình chỉ nhớ mang máng Bồ tát Quan âm ở lại do Hạnh nguyện của mình.

gặp con diều hâu bắt con gà để ăn, Nếu ngộ thì sẽ giúp ra sao? Và sẽ làm gì?
(Chỉ là một trong số các câu chuyện ngụ ngôn nhà phật, mình thì không có đạo nào hết!)
 
Mấy hôm nay trong người "không khỏe" nên không thể hồi đáp những thịnh tình của ACE vào đọc tp này được...Chân thành mong được lượng thứ và xin cám ơn nhiều.
-Càng chấp càng dể bị "mê"...Phải không anh Đông Xuân?;;)
-@TMT: Chúng ta ai cũng có "đạo làm người" chứ anh?:-B
 

tmt_arc

Thành viên tích cực
Mấy hôm nay trong người "không khỏe" nên không thể hồi đáp những thịnh tình của ACE vào đọc tp này được...Chân thành mong được lượng thứ và xin cám ơn nhiều.
-Càng chấp càng dể bị "mê"...Phải không anh Đông Xuân?;;)
-@TMT: Chúng ta ai cũng có "đạo làm người" chứ anh?:-B
Dạ, có chứ chú, nhưng đạo cho riêng bản thân thì con biết chứ không đem ra bàn, vì sợ nhiều khi ý chí bị lung lay như cây tróc gốc đâm mất hay chú ơi,
Quan trọng hơn hết là đạo nào củng là đạo,
Nhưng thực tế thì nhiều khi chỉ dụng được mỗi chổ này thôi chú ơi: Tin đạo chứ không tin người có đạo.
 
Top