Masahiko Kimura - Nhà ma thuật

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Thấy hình ảnh đẹp,
Thấy luôn cả quá trình
Thấy cả nghĩa sâu xa của hai chữ "master"
Cảm ơn các tiền bối đã song kiếm hợp bích mở mang tầm mắt cho bọn tiểu bối.

Lúc đầu thấy con rồng cháu tưởng nhỏ,
ai ngờ nó to ơi là to @@
Xin các tiền bối cho biết làm sao để giữ 1 cái con rồng to và nặng, mất cân đối ấy đc yên trong chậu ạ?
Cháu nghe đồn 1 trong những tính năng của chất trồng vô cơ là nhẹ,
=> không thể nhờ đất trồng mà con rồng đứng vững rồi, lại còn cắt tỉa nhẹ cái đuôi rồng đối trọng nữa chứ...
Cháu cảm ơn ạ^^
Nếu ông Kimura không dùng loại chậu China nặng thiệt là nặng (Đất sét xấu, dầy cui )
để giữ cây khòi đổ , thì chắc bạn phải viết thư hỏi ông Kimura .
Nhưng cây Dragon đã được đưa về chủ nhân bên Tàu (?) không biết đã thế nào .

Để mình thu xếp gởi tới bạn tiến trình thực hiệnmột cây khác đang ở trong vườn của ông Kimura .
Để lỡ có thắc mắc thì mua vé sang bên đó coi kỹ lại được .

Chờ đó .
 

GioNui

Moderator
Xin các tiền bối cho biết làm sao để giữ 1 cái con rồng to và nặng, mất cân đối ấy đc yên trong chậu ạ?
Bạn đã thấy qua cây này chưa?



Nếu chưa thì đoán thử xem, làm sao nó có thể đứng vững như vậy được?
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Một trong những cây mang nặng tính " dấu ấn Kimura " , được dân bonsai thế giới
đánh giá cao nhất, là tác phẩm "Hồi sinh ".

Đó là một cây Chinese Juniper được đào về với vài cọng rễ bằng sợi tó ở phần gốc
và đúng một nhúm lá ở phần ngọn . Khi chờ mãi không thấy cây phát đọt , màu lá
bắt đầu ngả vàng , chủ nhân cây này chắc nghĩ cây sẽ chết nên biếu (hay bán ? )
cho ông Kimura .

Thế là một tuyệt tác bonsai bắt đầu hình thành .

Bạn nghĩ sao với cái gốc như thế này mà không có rễ ra hồn .



 

thanhtin143

Thành viên
Bạn đã thấy qua cây này chưa?



Nếu chưa thì đoán thử xem, làm sao nó có thể đứng vững như vậy được?
Em đoán thử nhé!Cái chậu được gia công đặc biệt nặng để giữ cây không bị ngã,và cũng có thể gắn chốt ở cạnh chậu và mặt nền để cố định!?hi:|
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Hai hình trên là mặt trước sau của cây phôi nguyên thủy .
Năm năm sau , cây như thế này :



Các bạn thử đoán xem ông Kimura đã thực hiện như thế nào trong 4 năm trời .
Mình sẽ thu xếp gửi toàn bộ quá trình thực hiện tới các bạn .
Quá trình này hơi dài , được chia làm 2 phần . Mỗi phần cách nhau 2 năm .

Vui lòng chờ chút để chụp lại hình trong sách.
 

mrkhongbiet

Thành viên tích cực

Thấy có cái con rắn ở phía phải dưới=> chắc là cũng xài chiêu cắt mạch sống rồi uốn lại.

Nhưng cây quá yếu thì phải làm sao?
Cái này thì thua, để "các tín đồ cây lá kim" trả lời,
mặc dù có đọc topic thông đen, có chọt chỗ này chỗ kia nhưng quả thực muốn một cây khoẻ đã khó,
cứu 1 cây yếu sống lại càng khó hơn @@

(Nói thế chứ qua bài chia sẻ đâu tiên của bác, cháu lờ mờ đoán ông í sẽ chiết cây để có nhiều rễ hơn
Còn làm sao thì mời bác ạ^^)


Nếu ông Kimura không dùng loại chậu China nặng thiệt là nặng (Đất sét xấu, dầy cui )
để giữ cây khòi đổ , thì chắc bạn phải viết thư hỏi ông Kimura.
Nhưng cây Dragon đã được đưa về chủ nhân bên Tàu (?) không biết đã thế nào .

Để mình thu xếp gởi tới bạn tiến trình thực hiệnmột cây khác đang ở trong vườn của ông Kimura.
Để lỡ có thắc mắc thì mua vé sang bên đó coi kỹ lại được .

Chờ đó .
Có tiền cháu mua vé tham quan suối dưỡng đường chớ ko vô nhà nghệ nhân thế giới bác ui
(tại tánh cháu thích cái j thân quen, quen lâu mới lộ, còn quen sơ sơ thì khó khó sao í^^)

@GioNUI đẹp trai, dễ thương: (đang nhờ vả nên nịnh^^)
Ngoài chiêu lấy dây ràng rễ, lấy đá tấn mặt chậu thì e ko bik sao để giữ cây ko bị đổ ạ,
Mà cây ko đổ nhưng nếu trọng tâm lệch quá+trọng lượng nặng thì cây và chậu cùng đổ
=> anh dễ thuơng bật mí e bik với^^
 

duong lieu

Thành viên Mua Bán
Theo cháu thì cây nầy ông KM bó thân
khi cây đã sống mạnh ông ta lật ngược cây lại
tiến hành làm lũa và tạo dáng theo ý tưởng ban đầu.

Chờ chú chỉ bảo.

Anh gionui ơi! chỉ em út biết với.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
(Pictures from The Bonsai Art Of Kimura by Katsuhito Onishi , English translation
by Stone Lantern 1992 .
For training purpose only )








Tháng 5 năm 1984 , ông Kimura nhận được cây phôi này chuyển đến từ vùng
Bắc Nhật Bản. Cây được trồng như một "cành giâm " trong chậu gỗ ,vì gốc được cưa
ngang.Chủ cây đã không đủ kiên nhẫn chờ đợi và thấy lá cây chuyển vàng . Do đấy
cây được chuyển tới ông Kimura xem còn cách gì cứ vớt.

Ông Kimura xem xét rất kỹ và tách thử chút vỏ ở phần thân sống . Thấy phần gỗ
chuyển nhựa nguyên thay vì màu trắng , đã chuyển thành màu nâu. Tức là đường
chuyển vận nhựa nguyên đã "đóng băng" .

Nhận thấy cây chỉ còn 5 % khả năng hồi sinh , ông Kimura nhanh chóng quyết định
cứu cành còn lại ở đỉnh bằng cách bó cho ra rễ tại chỗ tiếp giáp giữa cành với thân.
==================================










==================================














Cành được quấn lá dứa dại (Raffia ) để tránh bị khô .

 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự







Nếu để cây chổng ngược đầu : phần bó rễ làm gốc , chỉ cần một cục gạch kê
phía sau là cây đứng ngon lành.

Thế là ông Kimura tiến hành đặt chỗ bó rễ vào chậu.
Hễ cây phát rễ ở đuôi nhánh chiết, rễ sẽ chui vào đất trong chậu.
==================================





















Chỉ ba ngày sau ông Kimura đã thấy có chuyển biến ở chỗ chiết : đầu rễ nhú ra .
Thế là mừng !

(Tạm ngưng . Sẽ tiếp sau.
Chúc các bạn ngủ ngon .)
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Mời các bạn chiêm ngưỡng tiếp "mắt mỹ thuật " và đôi tay khéo léo
của bậc Thày bonsai Kimura trong việc chuyển những khu vực u nần
thành những chóp cành bị gió cát xâm thực khiến tác phẩm trở nên nhẹ
nhàng nhưng vẫn đượm nét trỗi vượt trước thiên nhiên.

Hẳn các bạn còn nhớ cây Juniper được bó chiết và bắt đầu ra rễ sau vài ngày.

Khi thấy cây bắt đầu có biểu hiện sự sống , ông Kimura tiến hành cắt gọt
để phần thân giảm bớt trọng lượng , đồng thời tỏ lộ được tính động của các
cành chết qua sức tàn phá của gió cát trên vùng cao.

Các bạn hẳn còm nhớ chiếc cưa dĩa cầm tay do chính ông Kimura vẽ kiểu đặt làm
riêng cho ông . Bây giờ là lúc ông ta cần xử dụng tới nó đây.

 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự





Chính diện .




Hậu diện





Hữu diện.

Những hình tiếp dưới đây sẽ được chụp ở nhiều góc cạnh để các bạn thấy được phần nào
những chi tiết trong việc tạo hình sao cho những "khúc củi " trở thành những cành
nhánh bị gió cát "ăn mòn " và ánh nắng làm trắng xương .
==================================















==================================
Tổng thể sau khi cắt gọt và bôi thuốc lưu huỳnh .




Năm năm sau , tác phẩm trở nên như thế nào .

Mời các bạn sửa soạn xem phần hai ở quyển sách khác .
 

GioNui

Moderator
Sao người ta chơi Tùng thấy dễ dàng giống như mình chơi Sanh vậy trời... :-S

Chú Hưng rảnh rỗi mà ngồi kể lại những chuyện hấp dẫn có trong cái kho tạp chí của chú thì tụi cháu tha hồ mà mở mang đầu óc.

Nhân đây chú cho cháu hỏi: Ở cây dragon, dùng lá dứa bó lại như hình và chôn trong chậu mà nước không thể thấm vào làm hư thân khi bị uốn hả chú?



@thanhtin143, mrkhongbiet, duong lieu: khi nào chú Hưng nói hết mấy cây của ông Kimura mình sẽ nhắc lại cây đó.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Sao người ta chơi Tùng thấy dễ dàng giống như mình chơi Sanh vậy trời... :-S

Chú Hưng rảnh rỗi mà ngồi kể lại những chuyện hấp dẫn có trong cái kho tạp chí của chú thì tụi cháu tha hồ mà mở mang đầu óc.

Nhân đây chú cho cháu hỏi: Ở cây dragon, dùng lá dứa bó lại như hình và chôn trong chậu mà nước không thể thấm vào làm hư thân khi bị uốn hả chú?

Một câu hỏi rất hay. Cảm ơn bạn .
Thỉnh thoảng tưới ở khu vựa gốc cũng không hề gì . Lá dứa dại giúp
thân được ẫm , dễ dẫn nhựa .
Việc tưới chạy rễ chủ yếu là tưới ở vùng bở chậu.

Lá dứ quấn dây sẽ tự động mục sau khoảng 2 năm (vùng lạnh ) .
Vùng nóng , thì khoảng 1 năm nó sẽ hư mục .
 
Top