Masahiko Kimura - Nhà ma thuật

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Khi lột nhiều vỏ thế, Master có cần dò thớ để khỏi die cây không nhỉ, nếu có, phải dò mấy mét thớ vỏ cho 1 cây chứ ko ít anh nhỉ?
Đúng là siêu ma thuật . Tác phẩm này tên gọi " Khóa Son " phải ko anh Đức .​
không thể tưởng tượng nổi họ làm như vậy bănghf cách nào
cảm ơn a đức nhiều
Xin phép bạn HUUDUC , chủ topic , cho mình được thêm vài hình ảnh
giải thích một vài phương pháp chính của ông Kimura trong việc
thực hiện những tác phẩm nổi tiếng được bạn đăng ở trên.
Với sự cho phép của bạn , hy vọng hình ảnh tiến trình thực hiện sẽ
giúp cá bạn yêu bonsai nắm được ít kỹ thuật tạo hình từ cây đào trong thiên nhiên,.
 

HUUDUC

Quản lý
Xin phép bạn HUUDUC , chủ topic , cho mình được thêm vài hình ảnh
giải thích một vài phương pháp chính của ông Kimura trong việc
thực hiện những tác phẩm nổi tiếng được bạn đăng ở trên.
Với sự cho phép của bạn , hy vọng hình ảnh tiến trình thực hiện sẽ
giúp cá bạn yêu bonsai nắm được ít kỹ thuật tạo hình từ cây đào trong thiên nhiên,.

Rất sẵn lòng ! Anh cứ thoải mái nhé Topic này là của chung để phục vụ ACE trên DĐ mà.

 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Rất tiêc là mình chỉ có chi tiết thực hiện vài tác phẩm nổi tiếng của
ông Kimura . Hy vọng cũng đủ để các bạn thấy được tài năng của
bậc Thày bonsai hiện đại .

Xin tạm tóm tắt một số kỹ thuật ông Kimura áp dụng cho những tác
phẩm trên.

1.kỹ thuật làm ngắn thân ở giống Juniper : chẻ tách phần sống và chết
của thân rời nhau .Cắt bỏ một phần của thân chết . Cuốn gọn phần thân
sống , dấu trong chậu . Bình thường , ông Kimura giảm được tới 1/2 chiều cao thân .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
2. Chẻ thân những cây thuộc giống Thông (Chủ yếu là Thông Trắng )
để làm nhẹ những thân nặng nề , bị đơ cứng thiếu mỹ thuật .

3 . Tạo rễ ở những cành Juniper bánh tẻ thật dễ dàng . Do đó ông ta có thể
lật ngược một cây phôi to đùng không rễ . Cành ngọn sẽ được tạo rễ để thành
gốc , phần gốc sẽ được cắt gọt thành ngọn .


Nếu để ý kỹ , các bạn sẽ thấy vài chuyện đặc biệt : tất cả những kỹ thuật ông
Kimura xử dụng ,thực sự đã từng được các bậc Thày bonsai xử dụng hạn chế
tại Nhật . Vì việc dùng áp lực quá cao để uốn thân không phải là điều được
cổ vũ ở Nhật.
Kế nữa , việc áp dụng các kỹ thuật uốn thân của các bậc Thày cổ điển tiến hành
rất chậm ,để cây có điều kiện thích ứng , và đồng thời chậm vì đa số họ không có
dụng cụ máy móc .
Ông Kimura đã tự vẽ vài loại dụng cụ đặc biệt , trong đó nổi tiếng với chiếc cưa
dĩa (dĩa có đường kính khoảng 6 cm ), từ mô-tơ đến dĩa là một sợi dây trân nhỏ .
Do đấy , việc xẻ thân rất chính xác ở độ sâu .

Sau này hãng Arbortech (của Úc )sản xuất loại cưa tương tự (nhiều loại lưỡi đặc biệt ,
có cả lưỡi cắt bê tông ). Hiện nay , khá nhiều hãng sản xuất loại cưa này .Tuy nhiên,
công suất động cơ vận hành và độ cứng của lưỡi cưa (cho những loại gỗ Tùng cứng
như Thép và có tinh dầu dễ gây cháy lưỡi ), chưa hãng nào qua mặt được Arbortech.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Đây là hình ảnh chiếc cưa dĩa cầm tay do ông Kimura vẽ kiểu
và đặt là . Sau này hãng Abbortech của Úc dựa theo đó chế ra
nhiều công dụng .







(Các bạn có thể vào : Arbortech power tools , Arbortech blades )
Tuy nhiên vấn đề chính , trước khi gởi tới các bạn hình ảnh những tiến trình tạo tác phẩm
của ông Kimura ,là chuyện : ông Kimura đã nhìn thấy trước được hình ảnh
tương lai tác phẩm .


Đó là chuyện quan trọng nhất của một bậc Thày như ông Kimura .
Ông Kimura đã cho quay phim , chụp hình , ra sách mọi diễn tiến ông thựa hiện tác phẩm .
Tất cả mọi kỹ thuật đều rất bình thường , cổ điển . Ai quan sát cũng thấy không
có gì quá khó trong kỹ thuật . Thế nhưng ,định hình được tác phẩm tương lai
để áp dụng những kỹ thuật bình thường này thì chưa thấy được ai như ông Kimura.


Mời các bạn theo dõi tiến trình vài tác phẩm dưới đây của ông .
==================================
Tác phẩm : The dragon ( bài số 3 )

 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
(Pictures from The Bonsai Art Of Kimura by Katsuhito Onishi , English translation
by Stone Lantern 1992 .
For training purpose only )



Hình ảnh đầu tiên của tác phẩm Dragon .

Cây được đào bên China từ năm 1974 . Tháng 6 năm 1984 .
cây được đưa tới, nhờ ông Kimura định hình .
Cây cao 170 cm .Chỉ có một dúm lá đáng 10% số lá nên có.

Sau một thời gian nghiên cứu , ông Kimura đưa ra nhận xét :
có hai con đường phải chọn một để biến cây thành một tác phẩm bonsai.






 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Sau khi nghiên cứu cây Chinese Juniper một thời gian , ông Kimura
đi đến quyết định cho việc định hình : Khu vực đẹp nhất của cây nằm
ngay giữa cây (vòng tròn ngang thắt lưng cậu đang giữ cây , hình dưới )



Đó là khu vực cây tự uốn mình rồi thả thân rũ xuống.
Nhưng nếu chú trọng điểm đó ở cây , thì gốc và rễ cây lại hổng lên trời. Bạn thấy bàu rễ
ngang đầu người giữ cây.

Từ đó ông Kimura đưa ra quyết định : phải tạo được rễ ở khu vựa ngang thắt lưng
cậu đang giữ cây.

Hai cách tạo rễ tại điểm này :

1. Bó chiết thân để có rễ tại điểm ước định .
2, chuyển gốc rễ đang có về điểm ước định.

Nếu bó thân chiết rễ , ông Kimura dự trù cần 2 năm mới đủ số rễ cần thiết.
Nếu uốn gốc cong về phía dưới thì không nổi : gốc quá lớn , gỗ quá ứng.
==================================
Sau khi xem xét rễ, gốc , thân , và so sánh với số lá đang có ,
ông Kimura đi đến quyết định : chuyển rễ về khu vực ước định.
Muốn làm được chuyện đó , ông sẽ phải chẻ thân ra khỏi phần gỗ chết.





Các bạn thấy phần thân sống (gỗ đỏ ) rất nhỏ so với thân chết to đùng.




Phần thân này được quấn raffia (lá dứa non ) giúp bào vệ tầng nhu mô dẫn nhựa luyện
đồng thời giữ ẩm .

 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự


Bàu rễ đưộc tháo ra tỉa bớt rễ .



Sau đó rễ lại được bao gọn lại để khi uốn thân , rễ đỡ bị rối và hư vì khô kiệt.




Thân bắt đầu được uốn (Giữa thân và lớp Raffia đã có kẹp theo vài cọng dây nhôm )







Cuối cùng , thân đã được quấn thành vòng tròn nằm gọn trong chậu.
Bầu rễ được xổ ra .
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Bầu rễ được xổ ra. Đất trồng (akadama và sạn nham thạch ) được đưa vào chậu.





Bạn thấy phần thân bên phải với cọng rễ bay phất phới là phần gốc cũ của cây
trước khi chuyển dạng .

Bây giờ thì các bạn đã có thể chiêm ngưỡng phần đẹp nhất của cây
khi cây đã yên ổn trong chậu.






Như vậy các bạn đã thấy .
Hính dáng vặn vẹo của cây bạn ngắm đây vốn là bản thân giống cây
Juniper trên những khu vực nhiều gió tạo nên hình dạng như vậy , chứ ông
Kimura không tạo ra được những vặn vẹo tuyệt vời đó .
Tuy nhiên , nhìn ra được góc độ đẹp nhất của cây và chuyển được rễ về
đúng nơi chúng ta muốn thì không phải ai cũng dám làm ..


Kế nữa , sau khi thực hiện việc xác định tâm điểm của tác phẩm bằng
cách chuyển vị trí rễ, ông Kimura cần thực hiện thêm nhiệm vụ thứ hai:
phô ra được nét sống động (chuyển động )của thân dựa trên những khu
vực sống (mạch đỏ ) và khu vực chết (lũa trắng )của thân .

Chúng ta sẽ xem ông Kimura làm thế nào.
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Sau khi uốn thân đặt vào chậu với bộ rễ đã được tỉa sơ,
chiều cao của cây đã giảm từ 170cm xuống còn 144cm .

Phần mạch thân được xẻ ra chỉ dày 5mm và bề ngang 3cm !

Toàn bộ chậu cây được đặt vào "khu hồi sinh " với chế độ phun
sương lá mỗi ngày đêm .

Sau đúng 1 tháng , nhận thấy lá cây vẫn phát triển xanh tốt , ngày
7 tháng 7 năm 1984 , ông Kimura quyết định đem cây ra làm đẹp.

Nhìn từ mặt chính diện :



Sau khi cắt bỏ những phần u nần của gốc cũ
bôi lưu huỳnh cho gỗ chết và bôi dầu (Camellia ) cho phần sống (đỏ ).

Vòm lá được quấn dây tỏe rộng vòm .




nhìn từ bên trái .




Từ bên phài lúc đầu :



(Bạn để ý vị trí bất thường của cây trong chậu . Lý do: thân uốn trong chậu ).

Sau khi cắt gọt và bôi thuốc .






Phía hậu diện .



Kết quả sau khi bôi thuốc.





Và tổng thể cây 4 tháng sau , tháng 10 năm 1984.

 

duong lieu

Thành viên Mua Bán
Sau đây là một số tác phẩm tiêu biểu của " Nhà ma thuật" Masahiko Kimura :


Trước khi hoàn thành tác phẩm:




Sau khi hoàn thành tác phẩm:

Chú cho cháu hỏi tí?
Khi cây nầy hoàn thành xong, chiều cao tổng thể người ta vẫn tính phần đỉnh của lũa luôn hạ chú.
Chú và moị nười thông cảm, không biết nên hỏi lung.

Rất cảm ơn chú Hưng
 

hqvuhototbung

Thành Viên Danh Dự
Chú cho cháu hỏi tí?
Khi cây nầy hoàn thành xong, chiều cao tổng thể người ta vẫn tính phần đỉnh của lũa luôn hạ chú.
Chú và moị nười thông cảm, không biết nên hỏi lung.

Rất cảm ơn chú Hưng
Đúng vậy.
Lũa là phần của cây . Tính luôn.
Cảm ơn bạn đã hỏi.
 

mrkhongbiet

Thành viên tích cực
Thấy hình ảnh đẹp,
Thấy luôn cả quá trình
Thấy cả nghĩa sâu xa của hai chữ "master"
Cảm ơn các tiền bối đã song kiếm hợp bích mở mang tầm mắt cho bọn tiểu bối.

Lúc đầu thấy con rồng cháu tưởng nhỏ,
ai ngờ nó to ơi là to @@
Xin các tiền bối cho biết làm sao để giữ 1 cái con rồng to và nặng, mất cân đối ấy đc yên trong chậu ạ?
Cháu nghe đồn 1 trong những tính năng của chất trồng vô cơ là nhẹ,
=> không thể nhờ đất trồng mà con rồng đứng vững rồi, lại còn cắt tỉa nhẹ cái đuôi rồng đối trọng nữa chứ...
Cháu cảm ơn ạ^^
 
Top