Mới lên khay chia sẽ cùng ae

Đông Xuân

Thành viên tích cực
Chơi cây to hơn cũng được vì đá này dáng gềnh lũa núi thấp gần với tiểu cảnh hơn, không cần giữ tỷ lệ như non bộ giáng núi đâu.
 

lekhanh204

Thành viên tích cực
Chơi cây to hơn cũng được vì đá này dáng gềnh lũa núi thấp gần với tiểu cảnh hơn, không cần giữ tỷ lệ như non bộ giáng núi đâu.
Vậy nhờ anh có thể phác thảo dùm dáng cây cho hợp em tìm cây phối vào.Thank!
 

Đông Xuân

Thành viên tích cực
Trên là phong cách nghệ nhân Chen dùng cây bình thường. Hoặc nếu có cây dáng lùn sẵn tùy thuộc độ đẹp của cây nữa.



Không nên tìm tòi đi xa kiểu cách ban đầu quá, cứ tư duy theo cách riêng trước khi nào chín hơn chơi kiểu khác cũng không sao. Đi từng bước vẫn vững hơn.
 

lekhanh204

Thành viên tích cực
Cám ơn anh với 1 phối cảnh tuyệt đẹp,nhưng theo anh đây là tiểu cảnh hay non bộ?em vẫn còn lăn tăng cách phân biệt giữa tiểu cảnh và non bộ
 

Đông Xuân

Thành viên tích cực
Cám ơn anh với 1 phối cảnh tuyệt đẹp,nhưng theo anh đây là tiểu cảnh hay non bộ?em vẫn còn lăn tăng cách phân biệt giữa tiểu cảnh và non bộ
Trên là tiểu cảnh dưới đây là non bộ. Cây nhỏ đi nhiều,


Khi phối đồ chơi, cây cối từ những vật đó tương quan với đá nhỏ hơn, tạo ra các không gian ước lệ (tức là cảnh ta định tả) lớn hơn như ngọn núi, chân núi, bãi rộng ... thì sẽ ra non bộ. Còn khi phối tỷ lệ cây to hơn, tạo ra các không gian ước lệ nhỏ hơn như dưới tán cây, mỏm đá ... vv sẽ ra tiểu cảnh.
 

Đông Xuân

Thành viên tích cực
Bác lăn tăn giữa non bộ và tiểu cảnh là phải thôi.
Cách chơi Quốc tế có chuẩn hơn còn cách chơi Việt Nam mang tính dân dã thui.
Thuật ngữ chung quốc tế gọi chung là Penjing (tầu) hay là landscape grow, tức ta gọi là tả phong cảnh.

Khi xem triển lãm penjing Philipin đó họ cũng không ra hẳn non bộ hay tiểu cảnh, có khi tả một tòa lâu đài hay một khu vui chơi giải trí hay một con đường ngoằn nghèo lên núi ... vv họ cũng không phân biệt non nộ hay tiểu cảnh. Hay làm tiểu cảnh như Robert Steven, lấy cây xấu làm tiểu cảnh như hồi sang giao lưu đó vẫn gọi là penjing grow.

Riêng non bộ lại hơi thiên về đá. Để hiểu rõ hơn tạm nghiên cứu xem phong cách suiseki đó. Trong suiseki có hòn dáng núi, hòn dáng hang động, bình nguyên, nghềnh bãi ... nhưng cũng có hòn hình động vật, người hay có hẳn hòn sẵn hình cây bonsai. Chứ không có hòn suiseki hình tiểu cảnh, vì đơn giản là không có cây.

Nói chính xác hơn, Non Bộ là chủ đề tả núi. Tức là Núi có chân núi, đỉnh núi, sườn núi, vách núi, và quan trọng là dáng núi. Thậm chí là Sông núi, hay hồ núi vậy chủ đề đây là phong cảnh thiên nhiên núi đồi. Đôi khi núi bị mất chân hay ngọn nhưng vẫn còn dáng núi đó. Trên núi tất nhiên phần lớn có cây, ít nhiều to nhỏ là tự nhiên vẫn thế. Nhưng khi làm cảnh cho nhiều cây, hoặc cây to át núi đi làm cho chủ đề chính là núi nhạt đi thì người xem không thấy núi nữa.

Nhưng cái mắc mớ là đá vào bể vốn bé mà cây sẵn lại to. Vì thế đôi khi không có cây lại vẫn ra non bộ, hoặc chỉ phối rêu địa y ... vv.

Nhưng với lối chơi cũ của Việt Nam, các cụ có cái bể non bộ giữa sân mọc cái cây si to to vẫn gọi là non bộ. Vì các cụ ƯỚC LỆ ( liên tưởng để hình dung) đó là các cây trên núi tuy hơi phi tỷ lệ ... nhưng thua lệ làng. Nên vẫn gọi là Non Bộ, và nó thành một lối chơi rồi. Chứ nếu theo tạo hình tỷ lệ chuẩn chung theo thị giác hay theo quốc tế thì không phải, nhưng từ xưa các cụ đã chơi vậy và gọi là non bộ thì nó vẫn vậy thôi. Hoặc nói gọn là Non Bộ Làng.
Nhưng trong cuộc thi vì cân nhắc và chấm khả năng tạo hình nên giám khảo phải lấy chuẩn tạo hình chứ không thể lấy chuẩn đại khái được nên Non Bộ ở đây là non bộ theo phong cảnh thật diễn tả ra dù có cây, ít cây hay không có cây.

Và cũng chính vì mang tính khu vực nào đó mà Nhật Bản không hay chơi non bộ mà chơi suiseki, vườn đá nhiều hơn, hay miền Bắc hay chơi bể non bộ chứ không chơi khay. Bởi vì tính chính xác và trừu tượng của Nhật cao họ không chấp nhận đắp điếm đảo nhân tạo, còn tính liên tưởng và tưởng bở của dân ta cao (chém tý).
 
Top