Một số hạn chế khi sử dụng phân bón lá

mai vu duy

Thành viên
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2004) cung cấp dưỡng chất qua lá cho cây trồng là phương pháp cung cấp dinh dưỡng nhanh hơn so với phương pháp cung cấp qua rễ. Tuy nhiên, cung cấp dinh dưỡng khoáng qua lá mang tính chất nhất thời và còn một số hạn chế:
-Vận tốc hấp thu chậm, đặc biệt đối với những lá có lớp cutin dày như lúa, cam quýt…

- Dưỡng chất bị rửa trôi đi do mưa ở những lá không thấm nước.

- Dung dịch phun qua lá bị khô nhanh.

- Sự chuyển vị của một số nguyên tố bị hạn chế như Ca khi phun qua lá rất ít được di chuyển đến các vị trí khác của cây vì Ca là nguyên tố không chuyển vị.

- Lá bị tổn thương do phun với nồng độ không thích hợp.

- Khi cây trồng bị nấm bệnh tấn công thì không phun phân bón lá vì như thế sẽ làm cho nấm bệnh có cơ hội phát triển.

Vì vậy, theo Lê Văn Tri (2000) khi sử dụng phân bón lá cần chú ý:
- Tránh phun trước và sau khi trời mưa vì khi phun dung dịch dinh dưỡng sẽ bị rửa trôi hoặc làm giảm hiệu quả hấp thụ của cây vì cây đã no nước.

- Không phun khi trời nắng nóng hoặc nắng gắt vì khi đó các khí khẩu đã đóng lại nên ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của cây.

- Hạn chế sử dụng áp suất cao sẽ làm lá bị tổn thương.

- Không nên phun phân bón lá khi cây đang ra hoa, lúc trời nắng vì sẽ làm rụng hoa, giảm hiệu lực của dưỡng chất trong phân bón. Cũng như khi ẩm độ không khí thấp, đất bị hạn nặng thì không nên phun phân bón lá vì sẽ làm rụng lá.
 

trungduart

Administrator
Sự kết hợp cần thiết cho cây trồng khi kết hợp phân bón lá với 1 số thuốc bảo vệ thực vật được xem là phù hợp hay kông, có nhóm nào trong thuốc bảo vệ thực vật không kế hợp được hay kông.

VD: Phân bón lá 30-10-10 với nhóm Đồng hoặc Vôi hoặc 1 số hoạt chất như bám dính, hoá học.
 

mai vu duy

Thành viên
Sự kết hợp cần thiết cho cây trồng khi kết hợp phân bón lá với 1 số thuốc bảo vệ thực vật được xem là phù hợp hay kông, có nhóm nào trong thuốc bảo vệ thực vật không kế hợp được hay kông.

VD: Phân bón lá 30-10-10 với nhóm Đồng hoặc Vôi hoặc 1 số hoạt chất như bám dính, hoá học.
Em chào anh Dũng,

* Để sử dụng chung với thuốc bảo vệ thực vật hay không cũng tùy vào nhà sản xuất ra sản phẩm đó. Nhưng thôn thường để sử dụng với thuốc bảo vệ thực vật, trong phân bón lá có
- Hàm lượng ammonia và sulphate thấp
- Không chứ Clor

Hiện nay, hầu hết trên sản phẩm phân bón lá đều ghi cách sử dụng, nên các các cô chú anh chị yên tâm mà sử dụng theo nhà sản xuất.

* Phân 30-10-10 anh đã cho ví dụ thường thích hợp cho tưới gốc hơn là bón lá vì hàm lượng đa lượng cao. Anh có thể yên tâm sử dụng chung với đồng (CuSO4. 5H2O), Vôi (Ca(OH)2, CaO) hay bám dính.

Vài ý trao đổi cùng anh Dũng, chúc sức khỏe.
 

mai vu duy

Thành viên
Mình xin gửi thêm và để ké chủ đề này với chủ đề Những điều cần lưu ý khi dùng phân đạm vì thấy cần thiết cho những anh em trồng phôi

Đạm là yếu tố hàng đầu quyết định năng suất. Tiến bộ kĩ thuật trước hết phải làm tăng khả năng tiêu thụ phân đạm một cách có hiệu quả. Khi các điều kiện để cây sinh trưởng tốt được thỏa mãn (nước, kết cấu đất, khí hậu, dinh dưỡng khoáng khác,…) thì chính mức bón đạm cho phép khai thác đến mức tối đa tiềm năng năng suất (Gros, 2000). Theo Vũ Hữu Yêm (1995), nêu ra những điều cần lưu ý khi dùng phân đạm như sau:

 Mục tiêu năng suất và đặc điểm sinh lý của cây

Tiềm năng năng suất thể hiện khả năng chịu đạm của cây, thí nghiệm và thực tiễn sản xuất lúa ở đồng bằng Bắc Bộ cho thấy muốn đạt 5 tấn thóc/ha phải cung cấp cho lúa từ 90-120 kg N. Để cây có thể hấp thụ được lượng đạm bón thì phải căn cứ vào đặc điểm sinh lý của cây. Các loại cây trồng giai đoạn đầu đều cần được bón nhiều đạm để mở rộng diện tích quang hợp. Khi cây chuyển từ giai đoạn dinh dưỡng sang giai đoạn sinh thực thì nhu cầu đạm của cây ít hơn.

 Đặc tính của phân, thành phần hóa học của phân và sự chuyển hóa của phân khi bón vào đất


Đối với các loại phân đạm sinh lý chua, gây chua cho đất như (NH4)2SO4 hay NH4Cl nếu bón liên tục với số lượng lớn phải kiểm tra độ chua và bồi dưỡng vôi vào đất. Bón kết hợp với phân hữu cơ cũng làm giảm tác hại của các loại phân chua. Nếu bón liên tục phân đạm mà không bồi dưỡng chất hữu cơ cho đất bằng cách vùi trả lại tàn thể thực vật phân hữu cơ, nhất là loại phân đạm gây chua hay kiềm thì làm cho đất bị thoái hóa, bón đạm tiếp theo không có hiệu quả.

Bón đạm phải tính đến các ion, đi kèm ion phân đạm. Phân sulphat đạm có ion SO42- có hiệu lực cao hơn các loại phân khác ở đất thiếu lưu huỳnh và cần cho cây có nhu cầu lưu huỳnh cao. Phân sulphat đạm bón cho đất yếm khí, nghèo sắt lại dễ hình thành H2S độc cho cây. Phân clorua amôn có gốc Cl- lại không tốt đối với thuốc lá và khoai tây vì nó làm giảm chất lượng sản phẩm thu hoạch. Phân urea phải đợi chuyển hóa thành amôn cacbonat mới có tác dụng.

Trong quá trình sử dụng không nên trộn phân đạm có gốc amôn với vôi, tro hoặc các loại phân có phản ứng kiềm

Bón vôi xong không nên bón phân có gốc amôn ngay mà phải đợi cho vôi phản ứng đều với đất rồi mới bón. Hiệu suất phân đạm phụ thuộc vào giống cây trồng, đặc điểm kỹ thuật canh tác, việc phối hợp phù hợp với các loại phân khác (phân hữu cơ, lân, kali, phân vi lượng) và điều kiện môi trường. Nên khi đánh giá và quyết định biện pháp bón phân đạm phải cân nhắc đầy đủ các yếu tố đó mới bón đạm có hiệu quả cao.
 
Top