một số bài thuốc từ hoa lá cây cảnh (sưu tầm)

đệ có sưu tầm được một số vị thuốc nên post lên cho mọi người ai có bịnh thì vận dụng.chủ yếu là lo cho sức khoẻ các bác nếu bịnh thì thật là thiệt thòi cho môn phái cây cảnh bonsai.hihi

1.cúc vạn thọ (tageteserecta thuộc họ cúc ansteraceae.)
cúc vạn thọ có vị đắng,mùi thơm,tính mát: có tác dụng tiêu viêm,viêm hầu,viêm miệng,trị bệnh đường hô hấp,làm long đờm,trị ho.lá làm mát phổi,gan.giải nhiệt,đắp mụn nhọt,chữa viêm mủ da,viêm tai(có thể kết hợp với kim ngân hoa,lục bình)dùng đắp ngoài.toàn cây có tác dụng thanh tâm giáng hoả ,tiêu đờm ,trị ho.

2.hoa mào gà (celosiacritata thuộc họ rau dền amaranthaceae)
vị ngọt,tính mát,tiêu viêm,cầm máu.dùng hạt và hoa 15g sắc uống để cầm máu trong trường hợp lỵ ra máu,trĩ ra máu,rong kinh,chữa sốt trẻ em.hạt nhai nuốt nước lấy bã đắ trị rắn cắn,mụn nhọt.

3.hoa hướng dương (helianthus annus thuộc họ cúc)
có vị ngọt tính bình,cụm hoa dùng chữa huyết áp cao,dau dầu,choáng váng ù tai,đau răng,đau bụng kinh,đau gan.rễ và lõi cây dùng trị đau dường tiết niệu,sỏi .hạt trị chán ăn,mệt mỏi đau đầu liết lị ra máu ,sởi phát không đều.lá dùng trị phỏng,chữa sốt rét.đơn thuốc trị huyết áp cao:cụm hoa 60g,râu bắp 30g sắc uống như trà.

4. hao thục Quỳ.(althacarosea thuộc họ Bông Malvaceae)
được trồng làm cảnh,hoa có vị ngọt mặn tính hàn,có tác dụng chữa đại tiện không thông,hoạt huyết,điều kinh,tán ung thủng,giải độc ong,bò cạp đốt,bỏng lửa.hạt có vị ngọt tính hàn;chữa thủ thủng,lợi niệu,thông lâm,sỏi niệu đạo.rễ cây trị vết thương bỏng,kiết lị,viêm nhiệt,tiểu đỏ,viêm cổ tử cung,bạch đái.liều dùng hoa 100g/ngày;rễ,hạt 30g/ngày.

5. hoa loa kèn đỏ hay huệ đỏ(hippeastrum equestre họ thuỷ tiên amaryllidaceae)
gốc ở Nam Mỹ,được nhập trồng làm cảnh.người ta cũng lai tạo được giống màu trắng hay vàng
bộ phận dùng là thân hành(củ) có vị ngọt,tính ấm,có độc, tác dụng tán ứ tiêu thủng,thường dùng đắp dể cầm máu và trị đòn ngã tổn thương.

6.cây tắc (Quất) (Fortunella iaponica)
quả có vị chua,hơi ngọt tính bình.trái tắc dùng llàm mứt hay xirô.chữa các chứng ách nghịch,giúp sức tiêu hoá cho dạ dày công hiệu hơn vị thuốc Sa Nhân rượu tắc dùng chữa gan uất kết,đau cạnh sườn ,tỳ vị kém,tiêu chống ói.quả tắc chưng với đường phèn trị ho và viêm họng.



 

dragon114

Thành viên mới
một số bài thuốc từ hoa lá cây PHÈN ĐEN

Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ và lá. Vỏ thân cũng được dùng làm thuốc. Thuốc được thu hái vào mùa thu, đem rửa sạch, thái nhỏ phơi khô cất sử dụng dần; lá được thu hái vào mùa hè, phơi trong bóng râm (âm can), vỏ thu hoạch quanh năm.


Theo y học cổ truyền rễ phèn đen có vị chát, tính lạnh; có tác dụng tiêu viêm, thu liễm, chỉ tả. Lá phèn đen có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi tiểu….

Liều dùng cây phèn đen: Vỏ cây mỗi ngày dùng 20 – 40g, dạng thuốc sắc. Lá tươi nhai nát nuốt nước, bã đắp lên nơi rắn cắn, không kể liều lượng. Lá tán bột hoặc sắc đặc rửa vết thương, vết loét cho sạch mủ và chóng lên da non. Nhọt độc chưa có mủ dùng 40 – 50g lá giã nát đắp ngoài.

- Chữa lỵ cấp tính: rễ phèn đen 20g, dây mơ lông 20g, rễ seo gà 20g, rễ cỏ tranh 20g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày uống 1 thang (Namdược thần hiệu).

Rễ phèn đen 20g, rễ seo gà 20g, vỏ rụt 10g. Tất cả sao đen, sắc đặc. Ngày uống 1 thang.

- Chữa lỵ, tiêu chảy: rễ phèn đen 20g, vỏ quả lựu 20g. Rễ phèn đen sao vàng hạ thổ, vỏ quả lựu sao vàng. Sắc chia uống 2 lần trong ngày. Thời gian điều trị 3 - 7 ngày.

- Chữa đòn đánh ứ máu: lá phèn đen tươi 40g, giã nát, thêm 1 chén rượu, ép vắt lấy nước cho uống.

- Chữa nhọt độc mới phát: lá phèn đen tươi, củ chuối tiêu; giã nát đắp chỗ đau.

- Chữa rắn độc cắn: lá phèn đen tươi nhai nuốt nước, bã đắp vào chỗ rắn cắn đã nặn bớt máu độc.

- Thuốc cầm máu dùng tại chỗ: lá phèn đen 300g, cành lá non cây sim 500g, ngũ bội tử 100g, xạ can 50g. Sắc với nước, cô thành cao đặc tỷ lệ 1:1. Làm thuốc cầm máu khi cắt amidan, đứt chân tay và các vết xước nhỏ có chảy máu. Nên đóng chai và hấp tiệt khuẩn trong 30 phút.

Cây phèn đen được người dân Lào, Campuchia dùng chữa đậu mùa, giang mai; ở Philippines dùng làm thuốc lợi tiểu, lọc máu, làm mát, chữa đau răng, nước sắc chữa lỵ và chữa hen; ở Malaysia dùng nước sắc trị viêm họng; ở Nam Phi dùng bột lá khô rắc lên vết thương giúp mau lành...

Cây phèn đen có tên khoa học là Phyllanthus reticulatus Poir., Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae hay dân gian còn gọi cây phèn đen với tên khác là Nỗ, Tạo phan diệp.

Đặc điểm thực vật, phân bố của cây phèn đen: Cây Phèn đen là cây bụi, cành gầy mảnh, màu đen nhạt, đôi khi hợp từng 2 – 3 cành trên cùng một đốt, dài 10 – 20cm. Lá Phèn đen có hình dạng thay đổi; hình trái xoan, hình bầu dục hay hình trứng ngược, nhọn hay tù ở mặt dưới. Phiến lá rất mỏng, mặt trên màu sẫm hơn mặt dưới. Cụm hoa hình chùm ở nách lá. Cây mọc phổ biến ở khắp nước ta.

Cách trồng cây phèn đen: Trồng Phèn đen bằng hạt.

Bộ phận dùng, chế biến của cây phèn đen: Dùng vỏ thân cây phèn đen tươi hay phơi khô; dùng lá cây phèn đen tươi hay khô.

Công dụng, chủ trị cây phèn đen: Vỏ thân cây phèn đen có vị chát, thường dùng chữa lên đầu và tiểu tiện khó khăn, có mủ. Lá dùng chữa rắn độc cắn.

Chú ý: * Tránh nhầm cây Phèn đen với cây Phèn trắng có lá màu hơi vàng, quả màu trắng.
* 0923 893 993 Neu bạn muốn có 1 cây
 

luuvietvu

Thành viên
cho em góp 3 cây nghe.
01 cây sống đời ( trị bỏng ) khi bị bỏng vì một lý do nào đó ( nước sôi, lữa, than ) để y vậy đừng cho vào nước, nhai một lá sống đời áp lên vùng bị bỏng, thời gian 1h không thì vài giờ cũng được, qua ngày hôm sau nó sẻ khô,( trở thành một vết trày da nhe nhe, không rát, không bọng nước) thế là hết
02 cây rau tần ( cầm máu ) cây này thì có nhiều tác dụng hơn, hạ sốt cho con nít, cầm máu nhanh ơi là nhanh, có điều rát tý, cũng nhai, cũng áp vào vùng chảy máu, 05phút sau không còn chảy nữa, có khi chưa tới 5 phút nữa
03 quả thơm ( trị mụt coc) bị mụt anh em hay gở gở ( ngứa tay ấy mà ) cái này cũng gở gở , nhưng gở ra sơ sơ rồi gọt một tý thơm, tý tẹo thôi, chỉ cần nước thơm thôi,áp vào nơi bị, làm ngày 3 lần , tránh nước, chỉ cần 5 ngày là nó rụng, không thấy vết luôn.
 
Top