Một năm nữa chắc sẽ có "Nấm"

supeo

Thành viên
rầu, có một e cổ dài nữa rầu. :)):)):))
e chọc anh cho zui, hihi, đại ca là chuyên gia demo mà, cây nào cũng đẹp, ông anh là tấm gương cho lớp trẻ tụi e học hỏi. e học cách anh xử lý chi cành trên phôi rồi mới hình dung được phải bắt đầu từ đâu cho nguyên đám phôi của e. bản nào của anh e cũng xem hết, nhờ vậy biết thêm chút xíu, chứ dân kinh tế ra thì e mù tịt nghệ thuật @-)@-). cảm ơn đại ca nhiều hi.
 

Thai tue

Thành viên tích cực
e chọc anh cho zui, hihi, đại ca là chuyên gia demo mà, cây nào cũng đẹp, ông anh là tấm gương cho lớp trẻ tụi e học hỏi. e học cách anh xử lý chi cành trên phôi rồi mới hình dung được phải bắt đầu từ đâu cho nguyên đám phôi của e. bản nào của anh e cũng xem hết, nhờ vậy biết thêm chút xíu, chứ dân kinh tế ra thì e mù tịt nghệ thuật @-)@-). cảm ơn đại ca nhiều hi.
Không sao đâu em, càng tốt mà. Anh cũng là dân kỹ thuật không biết tí gì về nghệ thuật, mới bập vào bonsai vài năm, tự học trên 4r là chính, cứ mầy mò rồi cũng biết sơ sơ chút thôi. Về vẽ thì hiện tại anh cũng vừa giúp mọi người vừa luyện cách xử lý một phôi bất kỳ. Khi mà được nhiều người khen có nghĩa là bước đầu mình có gặp hái được chút, ban đầu vẽ thì không chặt chẽ, rồi dần dần kiến thức, kinh nghiệm.. nó sẽ giúp mình.

Để làm được điều đó thì cũng chịu khó xem demo của họ trên các video clip, nếu em có thời gian xem video Kaizen Bonsai họ xử lý rất hay + nhìn nhiều hình bonsai rồi tìm cách vẽ thiết kế. Kiểu vẽ của anh có thiên hướng kiểu Tàu nhiều hơn. Ở các loại clip xử lý phôi thì thấy họ xử lý tùng juniper là hấp dẫn nhất rất biến hóa và sáng tạo, rồi tới thông. Nếu mình để ý sẽ biết nguyên tắc khi họ xử lý

Mấy cây nhỏ trên để luyện cách nuôi, làm chi trong thực tế, vì điều kiện có hạn nên cũng chỉ dừng lại ở mức cây mini để thực hành.
 

Proartree

Thành viên tích cực
Thấy mấy cây của bác Thái Tuế, không cắt giật phần thân chính để tạo ngọn.
Chủ yếu là uốn các cành, vì thế thấy phần thân tạo ngọn hơi thẳng đơ so với phần thân chính lắc lượn của đa số các cây này.
Do phần thân tạo ngọn thẳng, nên đặc điểm bẻ cành cấp 1 chỉ có 1 kiểu là uốn thẳng và ít uốn lượn các cành. Điều đó khiến tán cây phần thân gần ngọn sau này sẽ khó mà tự nhiên được.

 

Thai tue

Thành viên tích cực
Thấy mấy cây của bác Thái Tuế, không cắt giật phần thân chính để tạo ngọn.
Chủ yếu là uốn các cành, vì thế thấy phần thân tạo ngọn hơi đơ so với phần thân chính lắc lượng của đa số các cây này.
- Cây SN này nuôi được ngọn này mình cũng cắt nối ngọn phải 03 lần chứ chẳng ít
Tất cả mới chỉ là ở giai đoạn lấy đủ chi thôi, muốn cho đẹp thì thời gian sẽ trả lời vì nuôi to rồi cũng sẽ chuyển ngọn. Vì khi cốt cành lớn thì mình sẽ hạ cắt giật lại sau. Giống kiểu thu chi của cây Tùng Tuyết Nhung này, mình up hình để tham khảo

- Cũng còn một cây SN nữa nuôi trực thực hiện cắt giất cốt ngọn, hiện tại mới được một mẩu nhỏ
Bước 1

Bước 2 thu lần một đã vót chút

Tiếp

Cuối cùng đã tạo được côn rụt, chờ nuôi ra lá


Ở Sam núi này thì cũng sẽ làm phương pháp thu dần kiểu vậy. vừa chơi vừa thu
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Vấn đề đặt ra là cốt cành, phần nối ngọn càng to càng tốt, chứ không cần nó phải đo câm đối vì vậy sẽ thu dần theo thời gian
Tháng 2 năm 2015

Tháng 5 năm 2015 bắt đầu mới lấy được ngọn và chi 2 vì đã cắt cụt chi ban đầu do nó mọc không thuận

Mặt sau dựng ngọn từ cành lên, do nó mọc ngang chứ không mọc ở chóp, trước đây uốn cành ban đầu lớn quá gãy cụt tưởng không mọc được mầm ở đó


Xong việc lấy ngọn hơi khó khăn vì nó không mọc ở đỉnh mà mọc ở bên nên vin lên làm ngọn. Luôn ưu tiên cho nó phát triển nên nó cũng nhanh mập (do nhiều cành, lá hơn các chi, và hướng thiên làm ưu điểm)
Hình này rõ về ngọn bị lỗi đây


Hiện tại cành ngọn mình để rất nhiều cành (khoảng 4 cành gì đó), thậm chí còn để bung tiếp các cành ngọn thêm vừa tạo ấm ngọn vừa tạo vùng nhiều lá cho nuôi nối thân nhanh to, vì có nhiều nhựa nhất
Hình về ngọn rõ nhất trong một lần hạ cốt, từ nhỏ tí đã to được bằng chiếc đũa
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Từ ngày mua tới nay tròn một năm, vì vậy với tốc độ này khoảng năm nữa thì sẽ tạo kín tán đối với cây này. Hầu như SN chỉ phát triển mạnh trong mùa sinh trưởng
Đây là hình ảnh tháng 12/2014, mới mua


Các chi ban đầu, kể cả ngọn bị cắt trụi hết, chỉ giữ mỗi chi số 1, nhưng chi này cũng bị cắt ngắn để chuyển nhịp
 

Juniperus

Thành viên
1 năm nữa đừng có mơ khép xong bộ dăm dày cho nấm với kiểu làm này, em cá 10 ăn 1 đấy, kkkk
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Trả lời: Re: Một năm nữa chắc sẽ có "Nấm"

1 năm nữa đừng có mơ khép xong bộ dăm dày cho nấm với kiểu làm này, em cá 10 ăn 1 đấy, kkkk
khép chắc là xong. nhưng để cốt cành côn thì chưa. anh vừa sửa lại gọn tách tán cắt 1 chi phong phía sau. ko có hình lúc trứoc nó kín như nấm rồi. sam núi anh nghĩ sẽ làm dc
 

huongngoc

Thành viên tích cực
Em thấy cây sam núi anh ép chậu sớm quá, các chi cành khi chai rồi thì ko lớn nỗi đâu anh.
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Em thấy cây sam núi anh ép chậu sớm quá, các chi cành khi chai rồi thì ko lớn nỗi đâu anh.
biết là vậy. nhà mình ko có điều kiện nuôi kể cả chậu lớn. mình sẽ chơi tán lá là chính. cot cành thì lớn dc càng tốt
 

Juniperus

Thành viên
Lỡ rồi nói thêm để sư huynh tan mộng sớm đỡ mất công đây, em có 1 kinh nghiệm xương máu là không chơi Sam Núi loại bệ cột kèo liền thân ít rễ và huyệt lớn, bởi đa số đều mắc bệnh mại thân đặc biệt với những người non tay; sau rồi mới nhận ra 1 chuyện thường cây này mọc trong tự nhiên có sinh khối rất lớn, bóng nó trải rộng hơn hẳn các cây khác và như vậy khi cắt thu lấy cốt thì mất cân đối khá lớn đối với các mạch thân, và để ko bị sốc thì thường cần nuôi sổng ổn định khoảng 3 năm mới thu (trước thu thì phóng). Và kiểu gỗ rất mềm, da giấy cây Sam Núi rất dễ mại thân, đã mại thân là coi như hỏng.

Vậy với phôi anh cắt thì sao? bản chất nó đang dư thừa nhựa rất lớn nên khi nhìn lá cây anh thưa và mỏng, tích nước và có xu hướng võng, màu lá ko xanh đen và tròn, để ổn định và côn được tay và ổn định ko có chuyện lá nó rơi khỏi mặt cắt ngang và cuống lá yếu như ảnh anh chụp; và để giảm 1/3 kích thước gia tăng mật độ lá và xanh đen thì 2 năm nữa là nhẹ với điều kiện anh tạo ổn định sinh trưởng chứ không phải cắt nhảm như hiện nay.

Và chắc chắn 100% 1 năm sau không thể tạo được 1 bộ dăm đúng nghĩa, còn cố mà kéo lá vào nhìn như bụi cỏ mỏng dính ken đặc đóng bánh toàn lá tốt như lúa bị lốp do thừa phân đạm thì không tính.

Nuôi cây cần quan sát và có cảm nhận tinh tế, nếu không thì cực kỳ có tiến bộ, anh có tiền đề về hình ảnh rồi thì cái phần sau đó là chăm nuôi, lạnh lùng ra tay đúng thời điểm cũng là 1 thách thức khác để đến thành công.
 

phong nguyen1

Thành viên tích cực
Cây SL trên là một trong các cây khi bắt đầu chơi vẫn sử dụng truyền thống 1,2,3 đễ diễn chi cành, nhưng cố gắng tạo ra 3D lắc và tách tán. Các cây này cũng chỉ mang tính chất giải trí thử nghiệm là chính .

Để làm được cây đẹp, trước tiên có lẽ phải có duyên đôi khi phải có cả tiền để sở hữu được phôi đẹp, rồi khi đó mới tính đến chuyện làm thế nào để ra cây đẹp các bác nhỉ?
Đúng vậy,Nấm cũng là 1 kiểu, thế dáng đẹp, ngoái này cũng thường gặp ở các cuộc triển lảm,trong vườn cũng cần có vài cây như vậy nhất là ở thể MiNI bonsai,trong vườn có đa dạng dáng thế, thì càng phong phú hơn.Miển là đừng lạm dụng một dáng thế nào đó nhiều quá dù đẹp, theo thời gian rồi cũng đâm ra chán.
 

caycanhphuongviet

Thành viên
hình tượng của việc lắc mông ưỡn bụng đây ạ
:))

:D lúc đầu nhìn thấy như vầy,thiệt là ko hiểu dc hình tượng này:
-rễ mạnh hướng phải.
-thân lắc đều đều từ gốc tới ngọn.
-chi 1 hình như nằm phía sau.
-chi 2 ngay phía trước.
-chi 3 phát mạnh hướng trái.
-ngọn ốm,cao.
:D Nhờ anh diễn giải mới hiểu :D
 

Thai tue

Thành viên tích cực
:D lúc đầu nhìn thấy như vầy,thiệt là ko hiểu dc hình tượng này:
-rễ mạnh hướng phải.
-thân lắc đều đều từ gốc tới ngọn.
-chi 1 hình như nằm phía sau.
-chi 2 ngay phía trước.
-chi 3 phát mạnh hướng trái.
-ngọn ốm,cao.
:D Nhờ anh diễn giải mới hiểu :D
Mình nghĩ quan điểm giờ cần gì theo bài đâu, mặt nào đẹp thì sử dụng làm mặt chính, miễn nhìn nó thuận đâu cứ phải Chi 1 trái, chi 2 phải, hay sau, chi ba sau hay phải... làm gì

Rễ hướng phải nên phải làm đối trọng cành trái cho nó cân bằng, chi cành trái làm tán hất lên như tay mời chào thường thấy trong cách mời kiểu võ thuật=)). Còn ngọn sau này nó sẽ to dần thôi. Cây này còn phải chuyển nhịp chi nhiều nữa. Hiện nay chỉ uốn sơ để thành hình, sau sẽ phải thu côn thêm. Thực ra cây này mục đích chơi đường thân của nó


Đúng vậy,Nấm cũng là 1 kiểu, thế dáng đẹp, ngoái này cũng thường gặp ở các cuộc triển lảm,trong vườn cũng cần có vài cây như vậy nhất là ở thể MiNI bonsai,trong vườn có đa dạng dáng thế, thì càng phong phú hơn.Miển là đừng lạm dụng một dáng thế nào đó nhiều quá dù đẹp, theo thời gian rồi cũng đâm ra chán.
Cảm ơn anh Phong, em cũng đang mê làm được một cây thông có chi kiểu Nấm như thế này, nhìn thấy anh nuôi thông thấy thích thật. Em có một cây thông nuôi khoảng 2 tháng từ ngày mua tới giờ vẫn là cái nến thông đó không thấy nhúc nhích một tí gì cả, chỉ thấy lá nó úa hơn khi mới mang về. Chắc phải nuôi tầm ít nhất 5 năm mới cảm nhận được về loài này. Còn mấy cây lá bản mini em nuôi cây cao nhất mới có 03 năm ở khí hậu Miền Nam Việt Nam đã hòm hòm tạo thành cây rồi

Cây Thông đen mini của một người ở Mỹ họ làm mà em thích sưu tầm trên mạng:
 

Juniperus

Thành viên
Sư huynh có ý tưởng về dựng mạch nét, và đã thể hiện rất mạch lạc về chuyển động của dáng; ở thời kỳ đầu của thiền đó là lấy vũ điệu làm ưu tiên, sau rồi sẽ thấy cần tiết chế vũ điệu của dáng để đổi lấy cái trầm mặc tĩnh tại từ cái nhìn đầu tiên . Những người chơi thô lậu vô hồn thì sẽ ko thể có đc cái cảm nhận trầm - kỳ vì họ ko có suy tư, họ bị cái ánh trăng lừa dối cụ dị, của lãng mạn vật chất chi phối kiểu lên sàn, rượu và khói thuốc mờ ảo hay lô đề cầu may...

Như vậy, trong cái vũ điệu Lĩnh Nam lại cần tiết chế mới là việc khó; còn một vấn đề rất quan trọng đó là kỹ thuật làm mạnh mạch dáng bằng mạch tay>>chi>>dăm>>bông ; sư huynh đã làm hỏng bước tay>>chi và đang vẽ bông ảo giác; ko có thực mà nếu co cũng khi ngắm chi tiết sẽ vỡ mạch trong bóng; ko tin sư huynh xếp thử các nét dựng tay>>chi>>dăm với 1 cây phôi đang dựng của ông Trần Thắng rồi nhìn nét vẽ từ dáng vào đến lớp 2 sẽ thấy hổng về mỹ và kỹ thuật .

Sư huynh rất hiếu học và tiến bộ ghê lắm lại là mệnh Cơ Nguyệt Đồng Lương nên em mới góp ý chân tình, khai thông đc sự làm mịn và suôn sẻ này thì cây đẹp ngay trong tầm tay thôi.
 

phong nguyen1

Thành viên tích cực
Mình nghĩ quan điểm giờ cần gì theo bài đâu, mặt nào đẹp thì sử dụng làm mặt chính, miễn nhìn nó thuận đâu cứ phải Chi 1 trái, chi 2 phải, hay sau, chi ba sau hay phải... làm gì

Rễ hướng phải nên phải làm đối trọng cành trái cho nó cân bằng, chi cành trái làm tán hất lên như tay mời chào thường thấy trong cách mời kiểu võ thuật=)). Còn ngọn sau này nó sẽ to dần thôi. Cây này còn phải chuyển nhịp chi nhiều nữa. Hiện nay chỉ uốn sơ để thành hình, sau sẽ phải thu côn thêm. Thực ra cây này mục đích chơi đường thân của nó




Cảm ơn anh Phong, em cũng đang mê làm được một cây thông có chi kiểu Nấm như thế này, nhìn thấy anh nuôi thông thấy thích thật. Em có một cây thông nuôi khoảng 2 tháng từ ngày mua tới giờ vẫn là cái nến thông đó không thấy nhúc nhích một tí gì cả, chỉ thấy lá nó úa hơn khi mới mang về. Chắc phải nuôi tầm ít nhất 5 năm mới cảm nhận được về loài này. Còn mấy cây lá bản mini em nuôi cây cao nhất mới có 03 năm ở khí hậu Miền Nam Việt Nam đã hòm hòm tạo thành cây rồi

Cây Thông đen mini của một người ở Mỹ họ làm mà em thích sưu tầm trên mạng:
có lẻ còn bị shock chưa ổn đinh nên cây bị đứng,rể còn yếu,tạm thời để nơi mát chút ( dưới lưới lan ) chờ khi phát mạnh hảy cho ra nắng.
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Trả lời: Re: Một năm nữa chắc sẽ có "Nấm"

Sư huynh có ý tưởng về dựng mạch nét, và đã thể hiện rất mạch lạc về chuyển động của dáng; ở thời kỳ đầu của thiền đó là lấy vũ điệu làm ưu tiên, sau rồi sẽ thấy cần tiết chế vũ điệu của dáng để đổi lấy cái trầm mặc tĩnh tại từ cái nhìn đầu tiên . Những người chơi thô lậu vô hồn thì sẽ ko thể có đc cái cảm nhận trầm - kỳ vì họ ko có suy tư, họ bị cái ánh trăng lừa dối cụ dị, của lãng mạn vật chất chi phối kiểu lên sàn, rượu và khói thuốc mờ ảo hay lô đề cầu may...

Như vậy, trong cái vũ điệu Lĩnh Nam lại cần tiết chế mới là việc khó; còn một vấn đề rất quan trọng đó là kỹ thuật làm mạnh mạch dáng bằng mạch tay>>chi>>dăm>>bông ; sư huynh đã làm hỏng bước tay>>chi và đang vẽ bông ảo giác; ko có thực mà nếu co cũng khi ngắm chi tiết sẽ vỡ mạch trong bóng; ko tin sư huynh xếp thử các nét dựng tay>>chi>>dăm với 1 cây phôi đang dựng của ông Trần Thắng rồi nhìn nét vẽ từ dáng vào đến lớp 2 sẽ thấy hổng về mỹ và kỹ thuật .

Sư huynh rất hiếu học và tiến bộ ghê lắm lại là mệnh Cơ Nguyệt Đồng Lương nên em mới góp ý chân tình, khai thông đc sự làm mịn và suôn sẻ này thì cây đẹp ngay trong tầm tay thôi.
Cảm ơn bố cháu nhiều. 03 năm hiện giờ vẫn đang miệt mài học và trải nghiệm. hy vọng sẽ cải thiện tốt hơn nữa
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Hình mới nhất
Nấm






==================================
Em này đổi dáng và làm theo kiểu cắt giật cho các tay cành.




Hiện tại, sau khi có thuốc kích mầm, hạ ngọn đợi mầm. Không biết tác dụng thuốc ra sao. Hy vọng thành công
Cytokimin



 

Tên-Này-Quen-Quen

Thành viên
Trả lời: Re: Một năm nữa chắc sẽ có "Nấm"

Lỡ rồi nói thêm để sư huynh tan mộng sớm đỡ mất công đây, em có 1 kinh nghiệm xương máu là không chơi Sam Núi loại bệ cột kèo liền thân ít rễ và huyệt lớn, bởi đa số đều mắc bệnh mại thân đặc biệt với những người non tay; sau rồi mới nhận ra 1 chuyện thường cây này mọc trong tự nhiên có sinh khối rất lớn, bóng nó trải rộng hơn hẳn các cây khác và như vậy khi cắt thu lấy cốt thì mất cân đối khá lớn đối với các mạch thân, và để ko bị sốc thì thường cần nuôi sổng ổn định khoảng 3 năm mới thu (trước thu thì phóng). Và kiểu gỗ rất mềm, da giấy cây Sam Núi rất dễ mại thân, đã mại thân là coi như hỏng.

Vậy với phôi anh cắt thì sao? bản chất nó đang dư thừa nhựa rất lớn nên khi nhìn lá cây anh thưa và mỏng, tích nước và có xu hướng võng, màu lá ko xanh đen và tròn, để ổn định và côn được tay và ổn định ko có chuyện lá nó rơi khỏi mặt cắt ngang và cuống lá yếu như ảnh anh chụp; và để giảm 1/3 kích thước gia tăng mật độ lá và xanh đen thì 2 năm nữa là nhẹ với điều kiện anh tạo ổn định sinh trưởng chứ không phải cắt nhảm như hiện nay.

Và chắc chắn 100% 1 năm sau không thể tạo được 1 bộ dăm đúng nghĩa, còn cố mà kéo lá vào nhìn như bụi cỏ mỏng dính ken đặc đóng bánh toàn lá tốt như lúa bị lốp do thừa phân đạm thì không tính.

Nuôi cây cần quan sát và có cảm nhận tinh tế, nếu không thì cực kỳ có tiến bộ, anh có tiền đề về hình ảnh rồi thì cái phần sau đó là chăm nuôi, lạnh lùng ra tay đúng thời điểm cũng là 1 thách thức khác để đến thành công.

Cái đầu em không biết là ngu dốt hay do mới chơi nên ko hiểu hết ý các tiền bối nói. Mong anh ju chỉ rõ một số từ cho em được thông não với ạ. Ví dụ như : mại thân, trong câu này Sam Núi loại bệ cột kèo liền thân ít rễ và huyệt lớn, bởi đa số đều mắc bệnh mại thân đặc biệt với những người non tay
 

Thai tue

Thành viên tích cực
Trả lời: Re: Một năm nữa chắc sẽ có "Nấm"

Cái đầu em không biết là ngu dốt hay do mới chơi nên ko hiểu hết ý các tiền bối nói. Mong anh ju chỉ rõ một số từ cho em được thông não với ạ. Ví dụ như : mại thân, trong câu này Sam Núi loại bệ cột kèo liền thân ít rễ và huyệt lớn, bởi đa số đều mắc bệnh mại thân đặc biệt với những người non tay
Từ "mại thân" có nghĩa là hư thân đó em, chẳng hạn: không thể liền sẹo làm thân bị mục em
 
Top