lý thuyết bonsai cơ bản (trumphoi )

BVDung

Thành viên tích cực
hôm nay mở máy ra xem thấy bài viết của anh trumphoi được mình lưu lại trong máy .
bài viết của anh trum thì bị viurut tấn công nên em pop lại bài để anh em tham khảo

Lý Thuyết Bonsai Cơ Bản trùm phôi
________________________________________
Mình tham gia trên DD này cũng được một thời gian, và cùng nhiều DD khác. Để Các AE mới chập chững bước vào môn nghệ thuật này muốn tìm được một bài "Bonsai Cơ Bản" thật không đơn giản, nếu có thì cũng rời rạc không được đầy đủ đúng nghỉa 'abc'.
Nên mình mở Topic này chia sẻ đến các ACE xem, cũng là trang bị cho mình một ít kiến thức về Bonsai. Sẽ hạn chế được ít học phí, tương lai sẽ tạo ra những tác phẩm ......... đẹp hay xấu cũng không mắc những lỗi cơ bản. Mong các bạn hãy đón nhận.

Mời các bạn cùng ngắm tấm hình cũ này cho vui rồi từng bước chúng ta cùng bước vào "Lý Thuyết Cơ Bản".
==================================
BONSAI CƠ BẢN

KHÁI NIỆM
------------
Bonsai là một thuật ngữ diễn tả cái đẹp của một cây được thu nhỏ về mặt kích thước, nhưng lại có dáng vecua3 một cây cổ thụ cổ trong tự nhiên và được trồng trong chậu cạn. theo ngữ nghĩa của người Trung Quốc thì:
BON tức là "Bồn"có nghĩa là chậu can.

SAI tức là "Tài" có nghĩa là sự trồng trọt, cây trông.

Tuy nhiên nếu hiểu theo nghĩa đen như trên thì nội dung của BONSAI chưa thật đủ nghĩa,
chưa thể hiện hết được nội hàm mà nó mang.

Từ Bonsai còn mang ý nghĩa khác mà ngôn ngữ không có khả năng diễn đạt, đó chính là tính chất hàm ý biểu thị sự tương quan
giữa cây và chậu, giữa cái đẹp nghệ thuật và kỹ thuật của người làm vườn, giữa cây và con người. Hơn nữa nó còn phản ánh sự phối hợp giữa con người và thiên nhiên để cùng tạo dựng nên một tác phẩm nghệ thuật.

Chính vì điều nayma2 tác phẩm Bonsai khác xa với một cây kiểng trồng trong chậu bình thường. Như vậy Bonsai là một cây được thu nhỏ về mặt kích thước, được trồng trong chậu cạn, dù có kích thước thu nhỏ nhưng tính chất của nó không khác gì một cây cổ thụ có trong tự nhiên. Qua tác phẩm ta có thể thấy sự dụng công tinh tế của người tạo ra nó về mặt kỹ thuật cũng như nghệ thuật, gợi cho người xem những xúc cảm về tự nhiên, về cái đẹp và cũng thông qua đó có thể thấy cả tâm ý của người thực hiện.

NGHỆ THUẬT TRONG BONSAI
Trước hết phải khẳng định rằng Bonssai là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, vì chất liệu để tạo tác ra tác phẩm là một cơ thể sống, một chất liệu thường xanh khác hẳn với các loại chất liệu ở các loại hình nghệ thuật khác.

Thông qua tác phẩm Bonsai có thể tạo ra cho chúng ta cảm giác rất thực tiễn về thiên nhiên. Bởi vì theo thời gian dưới các tác động của tự nhiên, cây sẽ thay đổi , dù hình thể vốn có của nó vẫn được giữ gìn kỹ lưỡng và đặc biệt. Sự tăng trưởng của cây sẽ phá vỡ tính chất cũ, khiến cho người tạo ra nó phải thường xuyên theo dõi để uốn sửa, giữ gìn sự thay đổi của cây theo các mùa trong năm... cùng với sự thay đổi cách nhìn nhận của người tạo ra nó về kiểu thức và cái đẹp xảy ra theo thời gian, chính các điều này luôn tạo ra niềm hứng khởi cho người tạo ra nó.

Bonsai không chỉ là những phiên bản của cây có thật trong tự nhiên một cách đơn thuần. Khi thưởng ngoạn tác phẩm người xem cảm nhận được cái hồn của tác phẩm, thấy được sự sống tiềm tàng của thế giới tự nhiên.
 

BVDung

Thành viên tích cực
Cùng một tác phẩm mỗi người sẽ có một cảm nhận khác nhau tùy theo khả năng cảm thụ của tâm hồn. Dối với người này nó gợi lên một khung cảnh nào đó trong ký ức, nhưng đối với người kia có thể là cả một triết lý sống.

Bởi thế Bonsai rất thích hợp và làm say mê rất nhiều người.

Cái đẹp của Bon sai còn thể hiện rất ở chân lý đơn giản và vươn tới sự hoàn thiện một tác phẩm hoàn chỉnh không có chỗ cho sự rườm rà của các chi tiết. (Nó hoàn hảo đến mức, thêm vào một chi tết nhỏ là thừa mà bớt ra thì thiếu). Giới hạn của sự đơn giản này rất mong manh, nó chứng tỏ được tài hoa của người tạo ra nó. Ở đây người ta biết chắt lọc lấy cái đẹp có trong tự nhiên và loại bỏ đi các chi tiết rườm rà không đẹp qua lăng kính của nghệ thuật.

Và cũng rất đặc biệt khi nói rằng Bonsai là một nghệ thuật vĩnh viễn không hoàn thành cũng như chính thiên nhiên mãi sinh sôi và luôn biến đổi.

Bản thân Bonsai là cơ thể sống, cho nên người ta xem nó như một người bạn. Qua sự quan sát, sự đồng cảm sẽ tăng dần theo thời gian cùng với tác động của tự nhiên, cây sẽ thay đổi hình dáng; cấu trúc, người tạo ra nó sẽ cảm nhận được sự thay đổi đó và tác động thêm để tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh. Chính điều này luôn tạo ra sự hứng khởi và lòng say mê liên tục.

Việc thu nhỏ kích thước của cây để trở thành cây cổ thụ thu nhỏ, trong quá trình tạo tác người ta loại bỏ phần dư thừa để cho cây phô bày hết vẻ đẹp của nó. Điều này đòi hỏi phải có một trình độ kỹ thuật cao để cho cây phát triển tốt trong điều kiện chật hẹp của chậu, như ở trong tự nhiên. Rõ ràng ở đây có sự phối hợp giữa óc sáng tạo, tính thẩm mỹ cùng với sự khéo léo của kỹ thuật, mới mong đạt được một tác phẩm sống nhỏ bé nhưng khỏe khoắn, có khả năng truyền lại cho sau. Nếu không biết kiên nhẫn chấp nhận sự thay đổi dù là chậm chạp, mà toan tính thực hiện theo ý đồ riêng của mình không nắm rõ qui luật sinh trưởng của cây, dễ làm cho cây chết hoặc phát triển không tốt. Bên cạnh đó nếu không biết rõ sự biến động của thiên nhiên ảnh hưởng lên cây như nắng, gió ... cũng đưa đến hậu quả trên.

Như vậy ở đây Bonsai minh chứng cho quá trình vận động của tự nhiên, tuy chậm chạp nhưng trường tồn, giúp cho con người xây dựng được đức tính kiên nhẫn, chấp nhận sự thay đổi của tạo hóa, chấp nhận lẽ hóa sinh. Thể hiện sự hòa điệu của con người và thiên nhiên.

Khi ngắm nhìn tác phẩm Bonsai thường đem lại cho chúng ta cảm giác thanh bình, u tịch của thế giới an bình tự tại. Qua tác phẩm Bonsai ta thấy được nghệ thuật ở đây là sự phối hợp của con người cùng với bàn tay nghệ thuật của tự nhiên.

Cây xanh là một chất liệu xanh và luôn thay đổi. Làm cho sống và phát triển tươi tốt trong chậu cạn là cả một quá trình hiểu biết về kỹ thuật - còn sự biến đổi, sửa chữa cho nó bộc lộ hết vẻ đẹp theo ý niệm đó là vấn đề nghệ thuất. Nghệ thuật ở đây là sự phối hợp giữa bàn tay thiên nhiên và con người, cái tài hoa của người tạo tác là làm tăng được cái đẹp mà tự thân nó có được.
==================================
Như vậy: BONSAI LÀ MỘT TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT SỐNG.

LƯỢC SỬ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN BONSAI.
Để ngắn gọn mình lướt qua phần "lược sử quá trình phát triển Bonsai" cần thiết chúng ta sẽ nhắc lại sau.
Tiếp theo.

CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG MỘT TÁC PHẨM BONSAI

* Quy ước thẩm mỹ (mang tính ước lệ) là phải được chắt lọc, phải có những quy tắc ước lệ để định hình.

Cái đẹp đã được thẩm định.

* Khẳng định trên một tác phẩm Bonsai tất cả các bộ phận như : rễ, thân, cành, lá, chậu, trình bày, bố cục đều có giá trị vì các yếu tố đó được tạo tác phối hợp nhịp nhàng để chora một tác phẩm muốn đạt được điều này cần phải có những cảm nhận về sự cân xứng (không phải là đối xứng) về đường nét, linh khối và sự phối
==================================
cảnh. Tất nhiên phải có những kiến thức về kỹ thuật làm vườn, sinh học và nông nghiệp).

Khi tiến hành xây dựng một tác phẩm cần chú ý các bước phối hợp như sa:

a - Xác định mặt trước: (nơi phô diễn, trình bày, thưởng ngoạn "trường nhìn")

Phải biết chọn cho nó một tư thế đắc địa nhất để thưởng thức vẻ đẹp của cây, đây là tiêu điểm của cái nhìn, vị trí này là nơi phô diễn hết vẻ đẹp của gốc, rễ, hướng lượn đẹp nhất của thân và cành nhánh ở đây phải có sự phối hợp giữa gốc, rễ, thân sao cho hài hòa, để từ đó xác định được dáng thế cơ bản của cây và cũng từ đó mà bố cục cành nhánh hợp lý, tạo nên dáng thế đặc trưng của cây sau này. Ở bước này nếu không cân nhắc phối hợp hài hòa giữa các yếu tố, thì các bước sau này như chọn cành, để nhánh sẽ không phù hợp với dáng thế của gốc, rễ, thân; (tác phẩm hình thành trong tương lai sẽ không thể hiện hết toàn bộ vẻ đẹp của nó cũng như tâm ý của người tạo ra nó.)

Những AE nào có cây phôi chụp đủ 4 mặt đưa lên để xem và cùng chọn sẽ hay và thực tế hơn.
__________________
==================================






==================================
b - Chọn gốc, rễ.

Gốc rễ là tiêu chuẩn đầu tiên và quan trọng nhất để đánh giá một cây Bonsai.

- Khi trình bày bộ rễ, phải chọn phía rễ có cấu trúc đẹp nhất.

- Bộ gốc nở đều ra hai bên.

- Cấu trúc rễ lan tỏa tự nhiên và bất kỳ, nhưng không nên có rễ thô hoặc sẹo xấu đâm về phía trường nhìn.

- Bộ rễ phải lộ căn (nghĩa là bộ rễ lộ một phần trên mặt đất.

- Hình ảnh của rễ thể hiện tính chất bám vững chắc vào mặt đất.

c - Chọn thân

- Thân phải thon dần từ gốc tới ngọn. (đầu voi đuôi chuột)

- Thân không được ưỡn bụng ra phía trước, mà nên phô bày phần lõm hay thẳng ra phía trước.

- d - Chọn cành.

- Cành thấp nhất phải là cành lớn nhất, có thể hướng về trái hay phải tùy theo hướng phô diễn của thân cây.

- Cành thứ 2 ở phía đối diện của cành thứ nhất, để tạo thế cân bằng ổn định và có thể hướng về phía trước 45 độ so với trường nhìn.

- Cành thứ 3 ở phía sau và trên cành thứ 2 (hoặc trên cành thứ nhất) tạo nên chiều sâu cho cây.

(Đó là 3 cành cơ bản trên cây Bonsai)
 

BVDung

Thành viên tích cực
một kiểu chon cành


==================================
(Đó là 3 cành cơ bản trên cây Bonsai)

* Còn lại các cành ở phía trên sắp xếp xen kẽ, luân phiên tạo nên một khối hình chóp (hoặc hình bầu tròn), càng lên đến ngọn các cành càng dày lại và nhỏ thanh mảnh dần.
(Nói chung các cành bố trí theo đường xoắn ốc, từ dưới lên ngọn và không che chắn nhau.)

* Chú ý các lỗi của cành

- Các cành không nên mọc đối xứng qua trục thân như xương cá.
- Các cành thấp không được hướng về phía trước làm hạn chế trường nhìn.
- Các cành phía trước không cho khuất các cành phía sau, mới cảm nhận được chiều sâu của cây.
- Cành không để quá nhiều sẽ gây rườm rà che khuất vẻ đẹp của thân (nhưng không nên quá ít dễ gây ra cảm giác trơ trụi)
==================================
- Cành không được mượn mọc vòng qua thân.
- Cành không được mọc ở phần lõm của cây
==================================
Gốc rễ là tiêu chuẩn đầu tiên và quan trọng nhất để đánh giá một cây Bonsai.

Gốc không nở, rễ lôm côm (hoặc không thấy) thì có khác nào một khúc cây cắm vào chậu đất?







==================================
Đây cũng là chút hiểu biết của riêng anh, chắc chắn cũng chưa được đầy đủ nghĩa lắm.
Anh Vinh cũng đã từng tham gia chấm các giải, nên nắm rõ là điều chắc chắn mong được anh chia sẻ thêm để AE cùng học.
Cảm ơn anh.

- Thân không được ưỡn bụng ra phía trước, mà nên phô bày phần lõm hay thẳng ra phía trước.

Thường thì những cây phôi không phải cây nào cũng có co âm để cho chúng ta chọn, nên phải chọn mặt đứng thẳng.
(Như trước mắt chúng ta một người đứng ưỡn bụng hất mặt nhìn và một người đứng ngiêm trang ngay thẳng. Cảm giác chúng ta sẽ như thế nào nhỉ?)
Nếu còn nhiều điểm nào thiết xót mong là anh Vinh hãy bổ sung thêm cho. Rất cảm ơn anh.

* Trừ trường hợp tạo ra cây bể, nứt,khô theo kỹ thuật tạo Jin hay Shans nên tránh các sẹo lớn không đẹp ở mặt tiền
Nhắc lại về cách chọn cành. Các qui tắc trên chẳng những phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ mà hoàn toàn phù hợp với đặc tính sinh lý và sự phát triển của cây trong tự nhiên. Đó là âm luật tất yếu cho sự cân bằng của một chỉnh thể. Nếu không tuân thủ các nguyên tắc trên, không dám cắt bỏ những cành nhánh sai thì không bao giờ ta có một tác phẩm Bonsai đẹp.
 

BVDung

Thành viên tích cực
e - Chọn lá

- Nên ưu tiên cho loài cây có lá nhỏ.

- Bộ lá nhỏ phù hợp với tỷ lệ kích thước thu nhỏ của cây.

- Nếu là cây có lá lớn thì phải có khả năng tiểu hình hóa (thu lá nhỏ lại đươc).

- Hình dạng của lá. Hoa và trái ở Bonsai không được xem là quan trọng nhưng nó cũng làm tăng sự hấp dẫn cho cây.

- Một tác phẩm Bonsai cũng có thể trình diễn ở trạng thái rụng hết lá hoàn toàn.

*Sự bố trí tán lá phụ thuộc vào kiểu dáng của cây. Cây thẳng tán lá nằm ngang, cây nửa thác đổ tán lá nằm hướng lên trên. Cây thác d9o63tan1 lá có thể bố trí thành từng lớp (hướng nhìn nghiêng). Cây gió lùa tán lá được hướng về một phía để tạo cảm giác chuyển động của gió.

* Các khối tán lá hợp nhất lại, tạo ra tán cây có hình tam giác. Tạo nên bố cục chung của tàn cây theo nguyên tắc thiên, địa, nhân. Khối tam giác này thường là tam giác lệch để gây ra cảm giác sống động không cứng nhắc, tạo nên vẻ linh động của tác phâm







 

BVDung

Thành viên tích cực
- Chọn chậu.

- Chậu là một thành phần trong tổng thể của tác phẩm.

- Giữa cây và chậu có mối quan hệ hài hòa và chặt chẽ để tạo ra vẻ đẹp cho tác phẩm.

* Kích thước.

- Bề dày của chậu nên bằng hoặc hơi nhỏ hơn đường kính của gốc cây.

(Tỷ lệ cành 2 - 3 - 5 - 8 - 13 - 21 .....)

- Chiều dài của chậu bằng hoặc hơi ngắn hơn chiều cao của thân cây, nhưng đẹp nhất là chiều dài của chậu bằng 2/3 chiều cao của thân cây.

* Nếu chiều cao của cây thấp, tán cây rộng thì:
- Chiều dài chậu bằng hay nhỏ hơn tán cây là được.
- Bề sâu của chậu bằng khoảng 2/3 đường kính của gốc cây là quân bằng.

- Màu sắc của chậu không nên rực rỡ (không nóng) không lòe loẹt.

- Thường là màu tối (màu lành) màu gần với đất.

* Như màu vàng đất, màu tím đất v.v... những màu này thường hợp với nhiều loài cây, vì màu nó gần với tự nhiên. (nếu là màu sáng cũng nên sáng mờ).

* Hoa văn của chậu, họa tiết thường đơn giản nhẹ nhàng không nên quá rườm rà.

* Hoa văn họa tiết phức tạp sẽ lấn áp hình thể của cây.











==================================
g - Thuật trình bày.

- Vị trí của cây trên chậu được trình bày tốt tạo nên cảm giác quân bằng và ổn định cho tác phẩm.

- Nên xác định bố cục của tác phẩm cho thật hợp lý.

- Đối với chậu chữ nhật nên đặt cây lệch sang trái hoặc sang phải (điểm mạnh) tùy theo tán cây, dáng cây mà quyết định.

- Chậu ovan cũng thiết kế tương tự như chậu chữ nhật.

-Chậu tròn và chậu vuông nên đặt cây vào trung tâm giữa chậu.

* Đối với nhóm cây nên đặt nhóm ở điểm mạnh, từ đó phát triển ra các nhóm khác theo các hướng.

- Có thể sử dụng thêm: đá, rêu, tượng ... để trang trí thêm.

* Như vậy:

Một tác phẩm Bonsai hoàn hảo là một tác phẩm nghệ thuật.

* Vậy có thể gọi:

Bonsai là một tác phẩm nghệ thuật sống.
==================================
các dáng cơ bản của bonsai
-
* Có 5 dáng cơ bản.

1- Trực



2- Xiên ............ (hơi nghiêng nhỏ hơn 30 độ)
3- Nghiêng................ (dao động từ 30 - 60 độ)



4- Hoành ............ (nằm, bay, ngọa)



5- Đổ ................... (góc lớn hơn 90 độ).


 

BVDung

Thành viên tích cực
* Dáng trực

- Dáng trực có 2 loại: Trực thẳng và trực lắc (góc 0 độ).

* Bonsai được chia thành nhiều nhóm.
- Nhóm 1 thân.
- Nhóm nhiều thân khác gốc.
- Nhóm nhiều thân cùng gốc.
- Nhóm phong cảnh.

a- Nhóm 1 thân

- Thẳng đứng (trực) ........................... - Tàn chổi
-Xiên (hơi nghiêng) ............................. - Thân nứt (bể)
- Nghiêng .......................................... - Thân khô
- Bay (bán thác đổ) ............................ - Cân nôm
- Thác đổ .......................................... - Bám đá
- Thân xoắn ....................................... - Thân cuốn
- Văn nhân ........................................ - Rễ bạch tuột
- Gió lùa ............................................ - Rễ thòng

b- Nhóm nhiều thân khác gốc.

- Hai thân (song thụ)
- Ba thân, năm thân, bảy thân (quần thụ - rừng)

c- Nhóm nhiều thân cùng gốc

- Bè, rừng cây.

d- Nhóm phong cảnh (tiểu cảnh)

- Có sự phối hợp : Cây + đá + nước + tượng...... Mô phỏng cảnh thiên nhiên.
(Khi tạo tác cây là chính)

KỸ THUẬT CẮT TỈA VÀ TẠO DÁNG
KỸ THUẬT CẮT TỈA VÀ TẠO DÁNG

* Cắt tỉa

- Cắt tỉa là là một công việc quan trọng được duy trì trong suốt quá trình sống của cây.

- Hình dáng, kích thước, phong cách cây sẽ được hình thành qua việc cắt tỉa.

- Cắt tỉa đúng còn giúp cho cây trẻ hóa.

* Mục đích của việc cắt tỉa

- Tạo ra hình dáng cây theo dự định.

- Khống chế sự tăng trưởng của cây, tạo ra sự cân bằng ở các bộ phận; gốc, thân, cành, lá.

- Tạo ra sự cân bằng sinh học giữa; bộ lá và bộ rễ trong chậu can.
==================================
CẮT TỈA THÂN

- Trước khi cắt tỉa thân chính cần xác định trước.

* Kiểu dáng

- Chiều cao của cây trong tương lai khi hoàn thành.

- Xác định vị trí cắt trên thân cho phù hợp tính thẩm mỹ.

- Lưu ý đến hướng phát triển của cây về sau này.

- Chọn cành nhỏ hoặc một tược mới dựng lên để tạo ngọn mới.

- Nghiêng thân cây qua trái, (phải) đánh dấu những vị trí sắp cắt.
(Tạo dáng cây)

* Trên một cây nguyên liệu ta có thể tạo được nhiều dáng.)
CẮT TỈA CÀNH

- Cấu trúc bộ cành tạo ra phong cách cây.

- Trước khi cắt tỉa bộ cành cần xác định được:

- Nên cắt bỏ cành nào?
- Dài ngắn bao nhiêu?
- Hướng của cành?
- Không gian của cành?

* Mục đích của việc cắt tỉa cành

- Tạo ra bố cục cho cây, phù hợp với tiêu chuẩn thẩm mỹ Bonsai.

- Tạo ra sự đơn giản vừa đủ.

- Loại bỏ các cành không cần thiết, các cành này có sự cạnh tranh dinh dưỡng với cành chính.

* Chú ý các nguyên tắc khi cắt tỉa bộ cành

- Vị trí cành đầu tiên có thể ở khoảng 1/3 chiều cao của thân.
(tính từ trên xuống hay từ dưới lên đều được và đẹp)
- Cành bên dưới có kích thước lớn, càng lên cao càng nhỏ dần.

- Khoảng cách giữa các càng lên cao cũng càng nhỏ.

- Không gian của các tán lá và bộ cành tạo nên hình khối cho tán cây.

*Chú ý các lỗi của cành

- Các cành không nên mọc đối xứng qua trục thân như xương cá.
- Các cành thấp không được hướng về phía trước làm hạn chế trường nhìn.
- Các cành phía trước không cho khuất các cành phía sau, mới cảm nhận được chiều sâu của cây.
- Cành không để quá nhiều sẽ gây rườm rà che khuất vẻ đẹp của thân (nhưng không nên quá ít dễ gây ra cảm giác trơ trụi)
- Cành không được mượn mọc vòng qua thân.
- Cành không được mọc ở phần lõm của cây.
==================================










==================================
Cắt tỉa trục cành chính tạo sự phân nhánh, tạo mạng xương cành tương lai.
* Muốn tạo ra xương cành chi tiết thì phải cắt bỏ những chồi đỉnh.

CẮT TỈA RỄ
................
CẮT TỈA RỄ

- Việc cắt tỉa rễ cho cây có được cấu trúc rễ hợp lý trong chậu cạn, góp phần làm hạn chế chiều cao của cây.

* Mục đích

- Loại bỏ những rễ bị hư hại, rễ già giúp cây tạo ra tầng rễ mới.

- Khống chế những rễ cây phát triển mạnh.

- Kích thích cây, làm cho cây được trẻ hóa, phục tráng.
(Cắt tỉa rễ cho phù hợp với kích thước và kiểu dáng của cây.)

CẮT TỈA CHỒI

- Đây là công việc được thực hiện trong suốt quá trình sống của cây.

* Mục đích

- Khống chế sự tăng trưởng, phát triển của cây một cách có ý đồ.

- Kích thích các chồi ngủ có cơ hội hoạt động.

- Tao ra một bộ xương cành có chi tiết và cấu trúc đẹp mắt.

- Duy trì được tỷ lệ của; thân, cành, nhánh hài hòa.

- Hướng phát triển của chồi

- Phải biết bỏ chồi nào và giữ chồi nào có hướng phát triển đúng.
Để hướng phát triển cành sẽ đẹp hơn tự nhiên.

CẮT TỈA LÁ

- Là biện pháp cắt bỏ lá trên cây một phần hay hoàn toàn.

*Mục đích

- Làm thu nhỏ kích thước lá.
- Tạo ra một chu kỳ sinh trưởng mới.
- Kích thích sự sinh trưởng của chồi non mới.
- Làm giảm sự mất nước, giảm trạng thái sốc khi thay chậu cho cây.

* KỸ THUẬT QUẤN DÂY UỐN SỬA BONSAI.
* CHẤT TRỒNG
* PHÂN BÓN
* PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
* CHĂM SÓC BONSAI
* KỸ THUẬT THAY ĐẤT.
* KỸ THUẬT QUẤN DÂY UỐN SỬA BONSAI.
-



* Sau công việc cắt tỉa đầu tiên bước tiếp theo trong tạo dáng Bonsai là quấn dây, uốn sửa.
(Đây là thao tác bắt buộc cần thiết, đặc sắc nhất để tạo hình).

* Thân cành to dùng dây đồng, dây nhôm to hoặc dùng đến cảo.

* Cành nhánh nhỏ thì dùng day nhỏ. Kềm, kéo để cắt cành, tạo sẹo và cắt dây, tùy mục đích, hiện trạng mà dùng.

* Thao tác quấn dây để uốn sửa lại bộ phận cây Bonsai là uốn thân và uốn cành.

* Quấn uốn thân.

- Chọn dây đủ điều kiện để uốn, có thể dùng dây đôi uốn theo phương đã định.

- Neo đầu dây vào đất hoặc là gốc rồi quấn theo hình xoắn ốc hợp hướng 45 độ, rồi dùng tay hay cảo uốn theo hướng đã xác định.

* Quấn uốn cành.

- Chọn dây phù hợp có đủ độ lớn và độ cúng, neo một đầu vào thân, đầu còn lại quấn suốt chiều dài của cành với góc 45 độ.

- Kỹ thuật quấn dây chiếc và dây đôi một góc 45 độ. .

- Có thể dùng 2 dây để trợ lực chung, nhưng 2 dây phải được quấn cùng một hướng và sát nhau.

- Các vòng dây quấn quá gần nhau sẽ làm giảm khả năng giữ cành và hạn chế dòng chảy của nhựa cây.

- Còn các vòng dây quấn xa nhau thì lực giữ cành cũng rất yếu.
(Cách quấn dây đúng, các vòng dây quấn xiên một góc 45 độ là có khả năng giữ cành tốt nhất).

- Hai cành liền nhau có thể dùng một dây quấn uốn 2 cành (nơi gập đôi của nạng).

* Nếu ta quấn dây không đúng thì khi uốn sẽ xé (téc), gãy cành.

- Muốn uốn cành hướng xuống phía dưới nên quấn dây vòng lên phía trên gốc cành, để tránh làm xé cành khi ta uốn xuống dưới.
(Quấn tréo dây ngược chiều nhau sẽ không có tác dụng khi uốn cành).

* LƯU Ý:

- Uốn thân rồi cành, từ dưới thấp dần lên trên ngọn.

- Không quấn chặt quá sẽ gây sẹo.

- Quấn lỏng lẽo sẽ không đủ lực có thể gãy nhánh chỗ muốn uốn.

- Quấn xoắn ốc từ dưới lên, từ gốc nhánh ra ngọn nhánh, theo chiều sẽ uốn cong thì dây sẽ xiết vào. Còn quấn ngược khi uốn dây lỏng ra, có thể gãy. (Nhớ là luôn có chỗ tựa cho đầu dây).

- Không quấn uốn cho cây yếu, cây thay đất, thay chậu.

- Dây ở trên thân cây, cành cây từ 6 tháng đến 1 năm. (tùy theo chủng loại cây, thời gian tốt nhất tối đa là dây chỉ được hằn vào 1/4 cành).

* Thăm chỗ quấn dây thường xuyên, không nên để dây uốn mãi trên cành.
 

BVDung

Thành viên tích cực
- CHẤT TRỒNG

* Thành phần của đất.

* Hạt khoáng.

- Do tầng đá mẹ bị phong hóa, tạo thành các hạt nhỏ.
- Cấp độ hạt khác nhau, sẽ tạo ra cấu tượng đất khác nhau.

* Chất hữu cơ.

- Cung cấp đầy đủ các chất cho cây.
- Các xác bã hữu cơ sẽ tạo thành mùn trong đất, tạo ra độ phì của đất.
- Mùn còn thức ăn của sinh vật trong đất.

* Nước

- Nước tham gia vào quá trình hoạt động của đất, hòa tan các chất khoáng, tạo ra dung dịch đất.
- Ảnh hưởng đến các hoạt động của vi sinh vật và quá trình phân giải chất hữu cơ.

* Không khí.

- Không khí có mặt trong các mao quản của đất. (O2, CO2, N2)
- Càng xuống sâu thì lượng không khí càng giảm.
- Đất bị úng, bí lượng O2, H2S, CH2 cũng tăng lên làm đầu độc rễ.

* Sinh vật đất.

- Động vật đất (trùng, dế, ván đất)
- Biến chất hữu cơ thành mùn thông qua hoạt động sống.
- Làm tơi xốp và tăng độ phì của đất.

* Vi sinh vật.

- Dạng hiếu khí cần có oxy để lên men, phân giải chất hữu cơ thành mùn.
- Dãng yếm khí phân giải chất hữu cơ nhưng không cần oxy.

* Tính chất của đất.

- Tính chất vật lý

- Thành phần, tính chất hạt khác nhau, tạo ra những hạt đất khác nhau.
- Các hạt đất kết dính với nhau tạo ra kết cấu đất.
- Có 3 cấp độ hạt cơ bản.

* Hạt cát R = 1 - 0,05mm.
* Hạt bụi R = 0,05 - o.oo1mm.
* Hạt sét R < 0,001mm.

* Tính chất hóa học.

- Nước trong đất hòa tan chất khoáng tạo nên dung dịch đất.
- Dung dịch đất ảnh hướng d9e61ncac1 phản ứng lý, hóa, sinh học, ảnh hưởng quá trình trao đổi dinh dưỡng của rễ.

* Keo đất

- Là những hạt có kích thước nhỏ.
- Các hạt keo sẽ giữ lại khoáng khi bón phân vào đất và nhả chậm cho cậy.
- Có các loại keo đất như sau: Vô cơ, hữu cơ, keo mùn và keo sét.

* Một vài loại đất

- Phân loại theo kích thước hạt.
- Đất cát, pha cát, thịt pha cát, thịt nhẹ, thịt trung bình, thịt nặng. Sét, sét nhẹ, sét pha cát, sét pha thịt, sét trung bình, sét nặng.

* Phân loại theo màu sắc

- Đất đỏ, đất xám, đất đen, đất bạc màu.
- Màu sắc của đất phản ánh lượng màu và khoáng có trong đất.
- Đất có thể bị thoái hóa, biến tính làm cho cây sinh trưởng kém.

* Nguyên nhân.

- Do bị rữa, trôi mùn.
- Bị ngập úng, bí; làm cho đất bị chua có hại cho hệ vi sinh vật.
- Do tưới nước không đúng, quá khô hay quá tràn.
- Bón phân không đúng, không đủ, bón mất cân đối.
- Hoặc bón thiếu phân hữu cơ.

* Tự tạo chất trồng

- Do cây Bonsai được trồng trong chậu cạn, điều kiện sinh thái của nó khác xa với cây trong tự nhiên.
- Bộ rễ cây bị phát triển giới hạn, do đó phải tạo ra hỗn hợp đất trồng phù hợp cho cây.
- Chất trồng phải thỏa mãn các yêu cầu tạo điều kiện cho hệ rễ phát triển tốt.
- Bảo đảm cho sự sinh trưởng và phát triển của cây bình thường.
- Giúp cho cây phát triển bền vững.

* Chất trồng gồm có các thành phần cơ bản như:

- Chất độn.
- Chất hữu cơ.
- Đất tự nhiên.

* Thành phần tỉ lệ và pha trộn phụ thuộc vào các yếu tố.

- Trạng thái sức khỏe của cây.
- Đặc điểm sinh lý loài.
- Điều kiện ngoại cảnh cụ thể.
- Trao đổi khoáng chất.

* Chất trồng phải bảo đảm các điều kiện cơ bản:

- Không khí.
- Giữ ẩm.
- Thoát nước tốt.
- Trao đổi khoáng tốt.
- PHÂN BÓN

* Bonsai được trồng trong chậu cạn, có khối lượng đất ít, điều kiện sinh trưởng, phát triển phải là lý tưởng.

- Quá trình rửa trôi diễn ra nhanh hơn trong đất tự nhiên.
Tính chất của chất trồng là riêng biệt cho từng trường hợp cây trồng cụ thể.
- Vì thể trạng của cây trong từng giai đoạn phát triển là khác nhau.
- Do đó cần phải bón phân cho cây một cách hợp lý.










 

BVDung

Thành viên tích cực
- Do đó cần phải bón phân cho cây một cách hợp lý.

* Phân bón có 2 loại
- Phân vô cơ (hóa học)
- Phân hữu cơ (Có từ sự sống - khi chết đi trả về sự sống).
- Cả hai nhóm đều cung cấp những chất khoáng cần thiết cho cây.

* PHÂN VÔ CƠ

- Là là những dạng chất khóang cung cấp cho cây ở dạng vô cơ, còn gọi là phân hóa học.
Nguồn cung cấp khoáng cho cây cũng có thể là từ đất.

* Phân hóa học

- Cây có thể tiếp thu trực tiếp dễ dàng và nhanh chóng.
- Có 2 nhóm cơ bản.

1/ - Nhóm đại lượng

a/ - Đạm (Nitơ) N.
- Đạm là thành phần quan trọng (thành phần chính) trong chất vô cơ, quyết định sự phát triển của tế bào giúp cây tăng trưởng. Cây ra cành mới, lá non, bộ rễ phát triển.

- Hiện tượng thiếu đạm; cây còi cọc, lá nhợt nhạt, bạc màu. Bộ lá thường vàng úa, trước khi rùng thường có màu nâu.

- Hiện tượng thừa đạm; cây bị vổng (vượt), bộ lá mỏng, thân cây thường bị yếu.

b/ - Lân (phốt pho) P
- Giúp cây hình thành rễ, tạo nụ, phân hóa mầm hoa, thân cứng cáp.
- Đủ lân bộ lá có màu xanh sậm, lá dày cứng.
- Thiếu lân bộ lá thường có màu nâu sậm trên cả lá già, một số trường hợp còn có màu nâu tím.
- Thiếu lân, thân cành bị ốm không tăng trưởng, bộ rễ phát triển kém.
- Bón đủ lân (P). Cây chống đỡ với điều kiện bất lợi của thời tiết tốt hơn nhiều.

c/ - Kali (K)
- Giúp cho cây dễ dàng ra hoa, kết trái. Cây chuyển giai đoạn già sinh lý dễ dàng.
- Đủ Kali phẩm chất của hoa trái sẽ tốt.
- Đủ Kali cấy chống đỡ được với điều kiện bất lợi của thời tiết.
- Cây thường thiếu Kali ở giai đoạn già.
- Thiếu Kali cây thường bị héo, lá dễ bị cháy, lúc đầu là đốm vàng màu nâu, sau đó là màu vàng cháy. Vết cháy bắt đầu từ rìa lá, sau đó lan dần vào trong.
* Khi xử dụng NPK nên xử dụng cân đối hợp lý. Bởi vì chất này sẽ hỗ trợ cho chất kia, giúp cho tế bào hoạt động hoàn hảo.

2/ - Nhóm trung lượng.

* Gồm có Canxi (ca), Lưu Huỳnh (S), Mangie (Mg).
- Trong đất trồng tự nhiên thường có nhiều ca, S, Mg cây ít bị thiếu.
- Do đó; chất trồng Bonsai có thành phần và tỷ lệ phải phù hợp với đặc điểm của cây và việc trồng cây trong chậu. Cho nên; cây trong chậu thường thiếu những chất này.
* Thiếu ca, S, Mg dẫn đến rối loạn về sinh lý của cây.
- Thiếu S cây có lá nhỏ lại, màu sắc lá nhạt, cây khó tạo được Protein.
- Thiếu Mg cây vàng úa, quang hợp kém quá trình hấp thụ lân (P) cũng bị ảnh hưởng.
- Thiếu Thiếu Ca quá trình phân chia tế bào bị ảnh hưởng, lá nhỏ không bằng phẳng, bị cuốn lá vào trong nhất là ở lá non.

3/ - Nhóm vi lượng.
- Các nguyên tố Fe, Cu, Zn... rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cây.
- Cây rất cần các chất khoáng vi lượng, nhưng ở liều lượng cực thấp.

PHÂN HỮU CƠ
- là những sản phẩm có nguồn gốc từ sự sống, từ trong tự nhiên.
- Chất hữu cơ giúp cho cây trồng phát triển bền vững.

* Các loại phân hữu cơ như:

- Phân chuồng
- Phân rác
- Phân xanh
- Phụ phẩm trong nông nghiệp

* Tác dụng

- Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để cho cây phát triển một cách bình thường.
- Phân giải chậm, giúp cho cây dễ dàng hấp thụ triệt để các chât khoáng.
- Tạo ra môi trường thuận lợi chi vi sinh vật hoạt động.
- Cải tạo đất theo hướng có lợi cho hoạt động sống của cây trồng.

*Chú ý

-Chỉ nên sử dụng khi phân đã hoai, mục.
- Phân hữu cơ nên bón lót là hiễu quả nhất, những phân cung cấp dinh dưỡng cho đất có thể bón hỗ trợ.
- Nên sát trùng trước khi xử dụng.

* Phân bón lá

- Lá cũng là một bộ phận có khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Chỉ sau vài giờ bón phân, lá có thể hấp thụ tốt.
- Tỷ lệ hấp thụ dinh dưỡng cao, vì ít bị ảnh hưởng bởi PH đất (PH là Axit chua).
- Bón phân qua lá có thể áp dụng ngay khi cây còn suy yếu, bộ rễ chưa mạnh, nhưng có dấu hiệu thiếu dinh dưỡng.
- Dễ dàng bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng cần thiết . Tuy nhiên việc bón phân qua lá cũng có nhiều bất lợi.

* Khi phun lên lá sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau như; hoa, trái.
* Bộ lá trên cây có nhiều độ tuổi cho nên quá trình hấp thu phân bón cũng rất khác nhau. Không có nồng độ phân bón nào phù hợp cho cả lá già và lá non.
(Nên pha loãng khi phun)

* Lưu ý

Sự hấp thu qua lá không thể thay thế sự hấp thu dinh dưỡng qua rễ.

PHÂN VI SINH
PHÂN VI SINH

- Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong việc duy trì và nâng cao độ phì của đất.
- Phân vi sinh là phân hữu cơ được trộn thêm các loài vi sinh vật có lợi, khi bón vào đất sẽ làm tăng cường hệ thống vi sinh vật có ích trong đất.

* Các loài phân vi sinh

- Vi sinh vật phân giải lâu
- Vi sinh vật đối kháng
- Vi sinh vật cố định đạm









 

BVDung

Thành viên tích cực
* Cách xử dụng phân bón

- Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây.
- Dựa vào đặc điểm sinh hóa của loại.
- Dựa vào sự phát triển của cây.
- Căn cứ vào tính chất của đất.
- Đất có kết cấu rời rạc, nên bón loãng và bón làm nhiều lần.
- Đất có kết cấu tốt, có bón đặc và bón ít lần hơn.
- Khi bón phân nên lưu ý thời tiết.
- Trời quá nắng nóng, cũng như mưa nhiều không nên bón phân.
- Nên bón phân vào lúc trời quang đãng, mát mẻ, để cho cây quay tổng hợp tốt nhất.
- Không nên bón quá liều lượng cho phép, làm cho cây bị cháy lá,sót rễ.
- Chỉ khi bón phân khi cây no nước.

* Nguyên tắc bón phân

- Đúng loại
- Đúng lượng
- Đúng lúc
- Đúng cách.

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
- Một số bệnh hại thường gặp.

- Trong tự nhiên sâu thường xuất hiện vào mùa nắng ấm, mùa cây tăng trường có nhiếu lộc non, là nguồn thức ăn cho sâu.
- Sâu thường tấn công vào bộ phận như lá, thân, cành, hoa, trái.
Sự phá hoại của sâu làm cho bộ lá cây bị hư hại và làm giảm diện tích quang hợp.
- Nên phát hiện sớm để tiêu diệt trứng hoặc là tiêu diệt khi sâu còn non là tốt nhất.
- Có thể bắt sâu bằng tay nếu số lượng cây ít và mật độ sâu thấp.
- Nếu phải xử dụng thuốc hóa học, cần tuân thủ cách xử dụng thuốc theo hướng da6n4tre6n nhãn thuốc.

* Một số sâu hại thường gặp.
-Sâu ăn lá ; (sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ...)

* Đặc điểm sinh học
- Là ấu trùng của bướm đêm hay bướm phượng. Sâu non cắn phá lá non, đôi khi cả lá bánh tẻ.

* Phòng trừ
- Nếu mật độ thấy ít nên tìm diệt trứng hoặc sâu non bằng tay.
- Có thể dùng thuốc hóa học. (Sherp - Cyperan - Pastac - Polytrin - Karace - Decis - Regent - Dragont)

* Sâu vẽ bùa - Đặc điểm sinh học

Là ấu trùng của loài bướm đêm, có kích thước nhỏ, khó phát hiện, sâu non đục dưới biểu bì lá, ăn lớp nhu mô tạo thành những đường ngoằn ngoèo màu ánh bạc.

* Phòng trừ

- Dùng các loại thuốc (Confidor - Vibamec - dầu khoáng DC Tronplus)

(Còn rất nhiều nhưng mình xin ngắn gọn nhen)

* Sâu đục thân
* Côn trùng chích hút
*Và một só loại thường gặp.
* Rầy phấn
* Rệp sáp
* Bọ trĩ
* Nhện đỏ, nhện trắng, nhện vàng.
* Và vô số côn trùng...

* Lưu ý

- Xác định đúng đối tượng gây hại, để chọn thuốc bảo vệ cho phù hợp.
- Luân phiên thay đổi gốc hóa học của thuốc để tránh lờn thuốc.
- Kỹ thuật nuôi trồng phải đúng.
- Đừng tạo thuận lợi (môi trường) cho đối tượng gây hại phát triển.
- Bón phân đúng (hợp lý) để hạn chế sự phát triển của sâu bệnh.

* Thông thường bệnh cây do chăm sóc không đúng mức, môi trường không được tốt, cần kiểm tra lại các yếu tố này.

- Khô lá, nâu đen, vàng lá -------------> Bennomyl - Rhidomil - Topsin...
- Thối rễ, đen gốc -----------------------> Bavistin - Captan...
- Thối đọt non, nhũn lá -----------------> Aliette - Tile ....

* Đúng lúc
* Đúng liều lượng
* Đúng Thuốc
* Đúng cách.
CHĂM SÓC BONSAI

* Thay đất thay chậu
* Lý do:

- Theo thời gian bộ rễ phát triển kín trong chậu làm nén chặt đất trồng.
- Chất dinh dưỡng bị cạn kiệt.
- Bổ sung dinh dưỡng cho cây.
- Một số rễ bị hư hại - sâu bệnh.
- Chất trồng bị thái hóa biến tính.
- Đây cũng là biện pháp giúp cho cây trẻ hóa hoành tráng.
- Việc thay đất cùng kết hợp với cắt tỉa lại bộ rễ, sẽ giúp cho việc hình thành được bộ rễ non trẻ mới.
- Kiểm tra lại bộ rễ phát triển như thế nào? Dể điều khiển và hiệu chỉnh lại.
- Thông thường sau 1 đến 2 năm sẽ thay đất cho cây.
- Điều này còn phụ thuộc vào loài và tốc độ phát triển của cây.

KỸ THUẬT THAY ĐẤT

* Lấy cây ra khỏi chậu
- Dùng que tre, móc sắt, móc bớt đất xung quanh và lấy cây ra nhẹ nhàng.
- Loại bỏ bớt từ 30% đến 70% dất cũ.

*Tỉa rễ
- Kiểm tra xem xét bộ rễ, cắt bỏ bớt bộ rễ bị hư hại, rễ già.
- Có thể hiệu chỉnh lại cấu trúc rễ.
- Hạn chế làm bầm dập rễ, dễ gây thối rễ.

* Vào chậu mới
- Chọn chậu mới phù hợp với cây. (thuộc tính tương đồng).
- Che lỗ thoát nước bằng lưới.
- cho một lớp sỏi, cát bụi lớn vào đáy chậu cho dễ thoát nước.
- Cho một lớp đất trồng vào chậu.
- Đặt cây vào đúng vị trí, định vị chắc chắn.
- cho chất trồng lấp đầy xung quanh đầu rễ.
* Chậu dày đất 40% còn lại hợp chất.
* Chậu mỏng đất 50%.............
* Cuối cùng phủ lớp rêu trang trí trên mặt.

* Dấu hiệu cần thay đất
- Màu sắc lá bị nhạt đi, lá bị mất màu.
- Những lá ở các cành thấp, phía dưới thường bị khô rụng.
- Lá không tươi nhuận, buồn bã, đỉnh ngọn bị khô, lá nhỏ lại.
- Lá bị rụng bất ngờ.
- Một số nhánh dăm nhỏ bị khô sau đó là cành lớn, cành chính.
- Một số cành bị chết nhát, thường là những cành bên dưới.
- Mặt đất trở lên sần súi.
- Đất bị chai cứng, chậm hút nước.

* Lưu ý

- Cây mới thay chậu nên để nơi êm, mát mát từ 2 đến 3 tuần cho ổn định.
- Chỉ tưới nước vừa đủ ẩm. Sau đó đưa ra nơi nắng nhẹ từ từ.

* Chú ý
* KHông nên bón phân vào giai đoạn này.

* Những nhân tố ảnh hưởng
* Ánh sáng

- Cây Bonsai là cây chịu nắng trực tiếp (trực xạ)
- Thông thường thời lượng chịu sáng của cây khoảng từ 5 đến 7 giờ mỗi ngày.
- Thiếu sáng cây phát triển sinh trưởng kém. -
- Cây có hoa, trái nhu cầu ánh sáng trực tiếp rất cao.

* Lưu ý
- Thường xuyên thay đổi hướng cây sau một thời gian.

* Nhiệt độ
- Nhiệt độ môi trường quá cao, hoạt động quang tổng hợp của cây sẽ bị ảnh hưởng.
- Nhiệt độ thấp, cây rơi vào trạng thái nghỉ.

* Gió
- Không nên để cây ở vị trí gió lùa nhiều, cây dễ bị xơ xác.
- Gió còn làm cây mất nước nhanh.

* Tưới nước
-Nguồn nước phải bảo đảm không được ô nhiễm, nước không được chứa các kim loại nặng.
- PH của nước là trung bình.
- Lượng nước tưới phụ thuộc vào
* Chủng loại
* Thời tiết
* Tình trạng sức khỏe cây.
* Kết cấu đất.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết trong thời gian vừa qua.

Chúc các bạn thành công.

hết bài của chùm phôi mong rằng anh em mới chơi học được chút kinh nghiệm









 

PhanQB

Thành viên
Đọc và hiểu hết lý thuyết cơ bản, đồng thời thực hành được như nội dung bài viết... thì quả thật đã là bậc thầy của bonsai rồi đó.
Cảm ơn bạn đã lưu giữ và chia sẻ tư liệu quý cùng mọi người !
 

BVDung

Thành viên tích cực
Rất bổ ít ...thanks thật nhiều.......
Đọc và hiểu hết lý thuyết cơ bản, đồng thời thực hành được như nội dung bài viết... thì quả thật đã là bậc thầy của bonsai rồi đó.
Cảm ơn bạn đã lưu giữ và chia sẻ tư liệu quý cùng mọi người !
cứ đọc và hiểu dần dần bạn ạ
 

dungvan

Moderator
Hay lắm. Bằng những việc như thế này, kho kiến thức của D Đ sẽ dần được bổ sung trở lại.
Những anh em nào đã lưu được những topic đã bị mất, nguyên vẹn hoặc một phần cũng được, thì đăng trở lại để cùng chia sẻ.
Cảm ơn bạn BVDung.
 

soncm

Thành viên tích cực
Top