Lão khoa bonsai.

bonsaihainhon

Thành viên

5. y tá miệt vườn. (nurfarm)

Không nghệ nhân bonsai nào không ước ao gia tài bonsai vài trăm triệu cho đến vài tỉ đồng có nhiều cây đẹp, giá trị và càng lâu năm càng quý báu. Cũng vì vậy gia tài bonsai trong vườn càng nhiều càng quý thì càng đông đảo các lão ông tuổi tác cao hơn tuổi chủ nhân của vườn bonsai đó. Mà càng lão thì từ sinh vật đến động vật thường không đau chỗ nầy cũng bịnh chỗ nọ.

Già thì hay sanh bịnh không thôi cũng sanh tật, cổ nhân dạy chí phải. Những ông già tuy cả mấy mươi năm dãi dầu mưa nắng, đầu đội trời, chân bám rễ trong đất có quen, nhưng sức đề kháng sâu bệnh đã giảm nhiều so thời còn trẻ trung khỏe mạnh. Vì vậy chủ vườn không quan tâm điều dưỡng (nursery) với đề phòng ngăn chận sâu bịnh cho một loạt những ông lão nghệ nhân trên 90 trở lên sẽ có hậu quả khó lường với tuổi thọ của các bô lão phương phi đẹp lão ấy. Môn lão khoa cho tp bonsai có nhiều tuổi đến nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Thì dù lý luận nghệ thuật bonsai có thuyết phục, dù kỹ thuật uốn tỉa tạo tác bonsai có cao đến mấy, nếu để nửa đường gãy gánh, cành hư gốc mục nát thì mọi công lao phải bỏ.

Thực vật thân gỗ nói chung khi trồng làm bonsai thì vấn đề côn trùng sâu bệnh tấn công bên ngoài không đáng ngại. Nhưng các bệnh trong thân cây, bệnh luồn sâu và lưu dẫn theo các mao mạch, đường dẫn dinh dưỡng nuôi cây mới đáng ngại. Những giống cây lá thường xanh tức không thay lá theo mùa sẽ đón nhận các sát thủ từ sâu đến nấm bệnh như: Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrosis medinalis), Bọ trĩ (Baliothrips biformis), Rầy lưng trắng (Sogatella furcitera), bệnh Đạo ôn (Pyricularia orzae), bệnh thối gốc rễ, cổ rễ (Helminthosporium sigmoideum), Sâu đục thân (Ostrinia furmacalis), Nhện đỏ (Tetranychus sp – Panonychus citri), Rệp muội , Bồ hóng (Aphis maydis – Meliola commixta) thứ nầy làm lá có đốm đen đến nguyên cả lá bị đen như bám lọ nghẹ.. Tất cả đều nhìn thấy bằng mắt thường. Nhận ra sâu bệnh nói đúng tên khoa học sẽ có các thuốc bvtv dành trị được chúng.

Các chứng bệnh trong thân trong rễ do chất trồng nhiễm bệnh, do bộ rễ sinh nấm mốc vì chậu trồng bí bít lại bị ẩm nóng khiến toàn bộ rễ bị nấm mốc tấn công. Bệnh thối rễ do các nấm (Rhizoctonia solani), Thối rễ do Tuyến trùng (Pratylenchus, Meloidogyne), bệnh Thối gốc chảy keo nhựa mủ (Phytopthora palmivora).. Các loại nấm mốc tấn công vào bộ rễ cây đã bị tổn thương sẵn, sẽ lưu dẫn thành mạch nấm theo nước do cây luyện nhựa lan khắp nơi trong thân cây. Khiến các ông lão nổi u bướu làm nhiều người lầm tưởng, không nhận ra đâu là bướu bịnh lý, đâu là bướu sinh lý. Chứng bịnh bướu nầy giống như ung thư dạng độc hại (cancer) ở sinh vật máu nóng. Vì vậy nó là môi trường tốt để các bệnh hại và côn trùng cơ hội tấn công tàn sát mấy ông lão đẹp lão mà bộ đồ lòng rệu rả. Các chứng bướu hại nầy cần phải trong uống ngoài thoa, chiếu ultraviolettech định kỳ (hóa trị và xạ trị đúng nghĩa) mới trị dứt được. Đừng có dùng dao cắt ẩu, từ sợi meo nó nở thành quả thể thì dụ mối và sâu giòi tấn công lẹ thêm đó.

Các học viên của thầy,

Trò nào khi học cứ ngồi ngáp, đứng dựa chậu vẫn ngáp khiến thầy nghĩ, cần viết mấy bài đọc thêm nầy cho mấy em đây. Trò nào nhận thấy mình cần đọc vài lần mới hiểu hết ý thầy thì kiếm thẻ nhớ ghi lại. Mấy trò cũng nên hỏi thầy: Nghệ nhân Bonsai nước ngoài họ có làm như mình chăng ?. Cơ địa khác nhau thì các cách giải quyết có sai biệt, nước ta khí hậu nóng ẩm bịnh đau cũng khác với nơi ôn đới, hàn đới. Nhưng để bị bịnh rồi chết thì ở đâu cũng như nhau. Bởi vì trang của thầy khi hết hợp đồng, có thể không còn mạng nữa đâu. Riêng thằng nhóc B.Q.H là trò bị thầy la rầy, không tin tưởng chút nào vì con là đứa học trò nhỏ nhứt, lại ở xa nhứt của thầy. Con có rong chơi đâu thì cứ đi mà trải nghiệm thêm, thầy khuyến khích, nhưng nhớ ghi lại rồi từ từ nghiền ngẫm. Mai đây có gặp lại thầy, bị truy mà ú ớ là khó yên với thầy đó. Liệu thân mà rong chơi nghe.
Mr.Dọn Vườn





Một ông lão Mai chiếu thủy - tam cang ngũ thường 90 tuổi giá 150tr vừa qua đời vì bệnh bướu (Cancer). Lão để lại một người bạn giống lão đang cô đơn. THUA!

 

doquang2105

Thành viên tích cực
Cám ơn A Hai nhắc nhở " Vui xuân không quên nhiệm vụ". Nói nhỏ A Hai chứ e chăm cây hơn chăm vợ... A đứng méc nha.
 

thaivanthien

Thành Viên Danh Dự
Nghe đã ngán, thấy mẫu bệnh càng sợ hơn!
Làm sao bây giờ? Để thoát cái luật sinh diệt này có cách nào không bác 3 y tá!!!!

May mà em rữa tay gác kiếm từ lâu. Hì hì.....
 

le1quoc1huy1

Thành viên
Bài viết hay đặc biệt là phần bướu trên cây già lão. Chú làm tiêu bản giải phẫu bệnh rất chuyên nghiệp. Cảm ơn chú!
 

vuonkienganphuoc

Thành viên tích cực
Anh Điệp có thể giải thích rỏ về bệnh ung bướu trên những mãnh cắt lát(so sánh với gổ MCT ko bịnh)
Cây còn lại ít bướu ,nên thọ hơn?Thanks
 

bonsaihainhon

Thành viên
Anh Điệp có thể giải thích rỏ về bệnh ung bướu trên những mãnh cắt lát(so sánh với gổ MCT ko bịnh)
Cây còn lại ít bướu ,nên thọ hơn?Thanks
Các loại cây dễ có bướu như mct, kq, ct tự nó không chết vì bướu như ở người, vì cây không bị suy kiệt do tế bào ung thư phát tác gây tổn thương các bộ phận thiết yếu khác như tim, gan, tì, phế, não khiến các bộ phận nầy suy thoái chức năng chủ trì gây tai biến lan truyền đến có cơ phận khác của thân thể người. Nhưng cây bị bướu bệnh lý sẽ tạo môi trường cho các côn trùng sâu, mối có cơ hội tấn công để hủy hoại cây bị bướu. Hình chụp bướu cắt lát đánh số tôi ghi là toàn bộ một cái bướu được cắt ra cho những ai đã học với tôi về bệnh lý thực vật sẽ biết diễn biến bệnh trên toàn bộ cái bướu đó. Nó giống như cách học coi hình chụp ct hay x quang vậy anh. Tài liệu về bướu trên cây mai chiếu thủy, kq, ct tìm trên thế giới hầu như không có, có thể nói là khi quan tâm đến kiểng cổ nb tôi mới bỏ công truy cứu bệnh lý và cách phòng trị nó mà thôi.
 

bonsaihainhon

Thành viên
Nghe đã ngán, thấy mẫu bệnh càng sợ hơn!
Làm sao bây giờ? Để thoát cái luật sinh diệt này có cách nào không bác 3 y tá!!!!

May mà em rữa tay gác kiếm từ lâu. Hì hì.....
vẫn chỉ có 2 từ: học rồi hành hoài hoài khi ta còn thở thôi chú em. Em có rửa tay thật sạch thì bịnh nó tới cũng không rửa được nếu em không quan tâm đến bệnh lý, nguyên nhân, cách phòng trừ. Nhưng mà tuổi em với tuổi anh thì còn bi nhiêu chơi bi nhiêu, chừng 50 năm nữa rồi mình cũng chết thôi, khỏi sợ cho sầu đời. anh 3.
 

bonsaihainhon

Thành viên
Đúng là sinh lão bệnh tử.
Là nghề kỹ sư nông lâm của chú em mà, miễn hiểu rõ bệnh căn (Aetiology) thì ai hơn kỹ sư chuyên ngành Plant physiology của chú em nữa chứ. Em đồng hương quê nội với Mr.Dọn Vườn đó.
==================================
Bài viết hay đặc biệt là phần bướu trên cây già lão. Chú làm tiêu bản giải phẫu bệnh rất chuyên nghiệp. Cảm ơn chú!
Cám ơn cháu, thực ra chú muốn ghi tiểu đề là: "Điều dưỡng nông trang" nhưng nghe có vẻ văn hoa, nên đổi thành y tá. Ai dè cháu cũng làm ngành điều dưỡng hả.
 

duong lieu

Thành viên Mua Bán
Mong được chú bonsaihainhon chia sẽ thêm phần nầy được không chú?
Không biết sao ở trong Nam nhiều người chơi MCT mà ít thấy ai quan tâm bệnh nầy vậy chú?
Theo cháu đây là một căng bệnh giết cây thầm lặng.
Cháu thì có 1 cây phôi nho nhỏ thôi. Nếu chơi đến 20-30 năm tự nhiên nó chết mà không biết bệnh gì thì kiêu trời,đất cũng không giải quyết được gì hết.
Có người đã nghiên cứu và chỉ cho mình mà mình không chiu học thì ráng mà chiu.
Mong được học ở chú nhiều.
Cảm ơn chú rất nhiều.
 
Top