Kinh nghiệm ghép cây xương rồng

[c]ama[u]teur

Thành viên tích cực
Kinh nghiệm ghép cây xương rồng

- Phần gốc ghép: Chọn những giống xương rồng cảnh có thân hình lớn, vì hầu hết các giống xương rồng cảnh có thân hình nhỏ, nếu được ghép trên một gốc ghép khác thì cây mới phát triển nhanh, mạnh và có thể đẹp, vì thế muốn tạo xương rồng cảnh phải chuẩn bị cây làm gốc ghép. Về gốc ghép, thường dùng cây thanh long và cây xương rồng độc trụ (thân có hình bầu dục và nhiều múi giống như trái khế). Dùng nhánh của hai loại cây này nhân với số lượng nhiều trong vườn làm gốc ghép. Với cây thanh long, trồng bằng nhánh, khi nhánh cao khoảng 20-30cm là có thể ghép được. Với cây cương rồng độc trụ khi cây cao khoảng 10cm là có thể ghép được.

- Phần "cành ghép": "Cành ghép" là những giống xương rồng cảnh có hình dáng và màu sắc đẹp như Kim hoàn hoàn. Kim bạch cúc, Bạch kim, Hồng ngọc, Bắp vàng, Khế trắng, Khế vàng, Bạch đầu ông

- Thao tác ghép: Dùng loại dao nhỏ, nhọn mũi chuôi vàng của Thái Lan cắt bỏ khúc trên của nhánh thanh long (chừa lại đoạn gốc dài khoảng 10cm), hoặc khúc đỉnh đầu của cây xương rồng độc trụ (để lại phần gốc dài khoảng 7-8 cm) cắt gọt xung quanh chỗ vừa cắt tạo hơi tù một chút. Trên cây cần lấy giống cắt lấy một cành (thường là một hình trứng, hình cầu hay hình cầu hơi dẹp một chút...), cắt sửa lại cho bằng phẳng mặt cắt ở dưới đáy "cành ghép" này. Nhẹ nhàng đặt mặt vừa cắt của "cành ghép" chồng lên trên mặt cắt của gốc ghép (sao cho hai mặt cắt này tiếp xúc với nhau trên cùng một mặt phẳng), sau đó dùng chỉ giàng quấn chặt cành ghép vào gốc ghép. Đặt cây ghép vào chỗ mát, ngưng nước tưới khoảng năm, bẩy ngày, để nước không xâm nhập vào chỗ ghép, đây chính là bí quyết mà nhiều người chơi hoa "tài tử" không biết nên thường bị thất bị, vì sau khi ghép xong, chỗ ghép chưa dính nhau mà tưới nước ngay thì nước sẽ xâm nhập vào chỗ ghép làm cho chỗ ghép bị thối. Sau ghép khoảng một tuần lễ thì có thể tưới cho cây nhưng chỉ được tưới xuống gốc, khoảng hai tuần sau khi ghép có thể tưới theo kiểu phun mưa một cách bình thường.
(Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam, ngày 25/06, 2002, Số 113(1407), tr.11)
 
Top