Kali - chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng

trungduart

Administrator
Kali là một chất dinh dưỡng mà cây trồng cần một lượng lớn để tăng trưởng và phát triển. Là một dưỡng chất lưu động trong đất. Kali tham gia hầu hết vào những quá trình sinh lý, sinh hóa của cây nhưng nó không trở thành một hợp phần của bất kỳ hợp chất hữu cơ nào. Để hiểu đúng về nó và áp dụng tốt trong quá trình trồng các lọai cây nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chúng tôi xin giới thiệu một số vai trò, chức năng của Kali trong đời sống cây trồng.

Tham gia trong quá trình quang hợp, ổn định năng suất:
Kali có vai trò then chốt trong quá trình họat hóa hơn 60 Enzim trong cây nhằm tăng cường thúc đẩy quá trình quang hợp. Kali có trong dịch tế bào. Do có tính di động cao Kali có thể di chuyển nhanh từ tế bào này sang tế bào khác, từ mô thực vật già đến mô thực vật non đang phát triển và các cơ quan dự trữ. Khi thiếu Kali các bộ phân của cây giảm sự tăng trưởng dẫn đến tình trạng cây dễ bị nhiễm bệnh, thân cành dễ gảy và rất mẫn cảm với các điều kiện ngọai cảnh khác.

Trong quá trình này ngòai nhiệm vụ họat hóa Enzim, Kali còn một nhiệm vụ quan trọng khác là điều tiết đóng mở khí khổng cùa lá. Khi cung cấp đủ Kali cho cây nó tham gia trong quá trình mở khí khổng để cho khí CO2 từ không khí đi vào lá nhiều hơn và cho khí O2 từ trong lá đi ra ngòai dễ dàng; từ đó, quá trình quang hợp xảy ra nhiều hơn.

Kali tham gia trong quá trình hình thành năng suất, và các yếu tố cấu thành năng suất. Thông thường các yếu tố cấu thành năng suất như ở cây lúa, bắp năng suất được quyết định bởi số hạt chắc, số hạt/trái, trọng lượng của hạt… Khi cung cấp đủ dinh dưỡng Kali các yếu tố này được nâng lên rõ rệt. Không những năng suất được nâng lên mà chất lượng cũng được cải thiện đáng kể. Sở dĩ có được kết quả đó nhờ chức năng khá quan trọng khác của Kali là làm tăng vận tốc các dòng chảy của nước và các sản phẩm quang hợp bên trong cây nhờ đó thúc đẩy sự tích lủy các sản phẩm quang hợp trong các cơ quan dự trữ. Có thể nói Kali không phải là chất dinh dưỡng làm tăng năng suất, nhưng nó là một dưỡng chất ổn định năng suất.

Tham gia làm gia tăng sức chịu đựng các điều kiện bất lợi:

Trong đời sống của cây trồng sự khắc nghiệt của khí hậu và đất đai không thuận lợi là những yếu tố chính ảnh hưởng đến đời sống của cây. Nếu cung cấp đủ Kali cho cây chúng ta có thể làm giảm tác hại.

Kali làm tăng hiệu quả sử dụng nước nhờ bộ rễ phát triển khỏe gia tăng kích thước, lan rộng trong đất tăng cường khả năng hấp thu độ ẩm của đất và tăng áp lực hút nước trong đất khi ẩm độ đất thấp. Kali đầy đủ sẽ giúp cho cây đóng mở khí khổng hợp lý giảm mức độ bốc thóat hơi nước qua lá. Kali còn giúp cho cây trồng tăng tốc độ tăng trưởng và chín nên rút ngắn được thời gian sinh trưởng của cây.

Ngòai ra, Kali còn là chất giúp cây trồng nâng cao chất lựơng sản phẩm thông qua các tác động như sau:
+ Giúp cây trồng sử dụng N tốt và gia tăng sự tạo thành các hợp chất Protein thông qua các tác động của các Enzim.
+ Gia tăng kích thước của hạt, củ, trái…
+ Gia tăng các chất rắn hòa tan (độ Brix) trong dịch quả.
+ Tăng hàm lượng dầu trong hạt.
+ Tăng hàm lượng Vitamin C trong trái.
+ Làm màu sắc hoa, quả đẹp hơn.
+ Tăng độ đồng đều, gia tăng độ chín của trái, rau…
+ Chống vết thâm trên trái, chống dập, gia tăng thời gian vận chuyển, tồn trữ.

Kali có vai trò rất quan trọng trong đời sống của cây. Do vậy, chúng ta phải cung cấp Kali cho cây trồng. Việc cung cấp Kali cho cây trồng cần dựa vào các yếu tố như khả năng cung cấp Kali dễ tiêu trong đất, nhu cầu của cây và các điều kiện mội trường nơi cây trồng sinh trưởng phát triển. Tùy theo lọai cây và năng suất cây trồng hấp thu một lượng Kali (K2O) từ 55 – 1000kg/ha. Các lọai cây có củ, rau quả, chuối, cam quýt, dứa, cỏ thức ăn gia súc, cò dầu hấp thu lượng Kali rất cao.
Trong đời sống cây, nhu cầu Kali trong giai đọan đầu khi cây còn nhỏ ít hơn giai đọan cây sinh trưởng sinh thực. Các lọai phân kali hiện đang được sử dụng rộng rãi: Clorua kali, Sulphate kali, Nitrate kali, Sulphate magiê kali.

KS. Hoàng Văn Ký
 

dovanlo

Thành viên Danh Dự
Làm nông dân chúng ta không nên đề cao hoặc xem nhẹ thành phần nào trong các chất đa trung vi lượng vì thực ra giửa các chất có mối quan hệ mật thiết. Thiếu hoặc thừa chất này có thể dẩn đến việc cây không thể hấp thu chất kia dù xung quanh hệ rể có sẵn
 

bigbabol

Moderator
anh Lô nói thật chính xác, cây củng như người vậy, muốn chuyển hóa được vitamin D thì phải cần ánh sáng, muốn hấp thu vitamin A thì cần cất béo, cái này tui nói đại thôi hên xui, mục đích là đưa bài này lên cho anh em đọc nha
 
Top